5s va kazen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.7.1. Phương pháp 5S

            Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi hoạt động, từ sản xuất tới dịch vụ, văn phòng. Đây là một phương pháp hết sức đơn giản nhưng rất có tác dụng để nâng cao hiệu quả và chất lượng. Nội dung bao gồm:

1.      SEIRI – Sàng lọc: Loại bỏ những cái không cần thiết ra khỏi cái cần thiết

2.      SEITON - Sắp xếp: Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trật tự, đánh số để dễ tìm, dễ thấy, dễ tra cứu.

3.      SEISO - Sạch sẽ: Vệ sinh nơi làm việc và luôn giữ nó sạch sẽ.

4.      SEIKETSU – Săn sóc: Xây dựng tiêu chuẩn cao về ngăn nắp, sạch sẽ  tại nơi làm việc

5.      SHITSUKE - Sẵn sàng (sốt sắng): Đào tạo để mọi người thực hiện các tiêu chuẩn, tạo thành thói quen.

            Các bước áp dụng 5S

            1. Seiri - Sàng lọc

            + quan sát kỹ nơi làm việc cùng với các đồng nghiệp phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc. Sau đó huỷ bỏ những thứ không cần thiết

            + nếu không quyết định ngay được thì đánh dấu sẽ huỷ, để riêng một nơi để theo dõi trong một thời gian

            + sau một thời gian, kiểm tra lại nếu không ai sử dụng thì huỷ. Nếu không tự quyết định được thì tham khảo các ý kiến và để thêm một thời gian nữa

            2. Seiton - Sắp xếp

            + khẳng định mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ. Việc còn lại là suy nghĩ để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc, đồng thời bảo đảm tính mỹ thuật và an toàn

            + trao đổi với đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận lợi cho thao tác. Một nguyên tắc cần lưu ý là cái gì thưuờng xuyên sử dụng thì đặt gần người sử dụng, phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp và sau đó thực hiện

            + làm sao cho các đồng nghiệp biết được là cái gì, để chỗ nào để họ tự sử dụng mà không phải hỏi lại. Nên có danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ.

            + áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hoả và các chỉ dẫn khác cần thiết

            3. Seiso - Sạch sẽ

            + đừng đợi lúc dơ bẩn mới làm vệ sinh

            + dành thời gian thích đáng để thực hiện Seiso

            + không vứt bỏ, khạc nhổ bừa bãi

            + quá trình làm vệ sinh cũng là một hành động kiểm tra

            4. Seiketsu - Săn sóc

            + tạo ra một hệ thống duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ ở nơi làm việc. Cần nêu rõ nội dung, người chịu trách nhiệm săn sóc

            + kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động của tổ đội cá nhân thực hiện săn sóc

            + tạo phong trào lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia. Phương châm là đừng tìm chỗ xấu, chỗ kém để phê bình mà tìm chỗ hay chỗ tốt để động viên khen thưởng

            5. Shítsuke - Sẵn sàng

            Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác như một thói quen.

            Không có cách thức nào thúc ép thực hiện 5S mà thường xuyên thực hành nó cho đến khi mọi người đều yêu 5S

3.7.2. Kaizen

            Theo ý kiến của các chuyên gia Nhật, chiến lược Kaizen là phương pháp quan trọng trong quản lý của Nhật Bản, là chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh của Nhật.

            Kaizen có nghĩa là cải tiến liên tục, "không ngày nào không có một cải tiến nào đó được thực hiện trong công ty", huy động, khuyến khích và thừa nhận nỗ lực của con người trong quá trình làm việc để thực hiện cải tiến. Chiến lược Kaizen đòi hởi các nhà quản lý phải tìm cách thoả mãn khách hàng, phục vụ các nhu cầu của khách hàng.

            Với quan niệm rằng cải tiến thường là một quá trình diễn ra dần dần và cần có thời gian mới có hiệu quả.

            Kaizen cũng quan tâm đến đổi mới công nghệ là cần thiết, nhưng sản phẩm có được từ công nghệ mới lúc đầu thường đắt và chất lượng chưa đảm bảo. Bởi vậy họ cho rằng tiếp sau công nghệ mới là phải hướng nỗ lực vào việc giảm chi phí, cải tiến chất lượng và cách thức phát triển chủ yếu của công nghệ ngày nay đang chuyển từ nhảy vọt sang từng bước nhỏ. Sức mạnh công nghệ của Nhật là sự liên kết chặt chẽ giữa triển khai, thiết kế và sản xuất. Chính yếu tố này đã khiến việc triển khai sản xuất hàng loạt được nhanh chóng hơn ở phương Tây và ít gặp vấp váp hơn.

            Kaizen cũng không phủ nhận đổi mới, nó không thay thế hay loại trừ đổi mới mà bổ sung cho nhau. Khi Kaizen đã gần cạn, không phát huy mạnh mẽ thì cần có đổi mới, và ngay sau khi có đổi mới cần thực hiện Kaizen. Kaizen và đổi mới là hai thành phần không tách rời nhau trong tiến trình phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro