6 7 tư tưởng hcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Quan điểm của HCM về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân

 

1.      Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân

 

vNhà nước của dân

 

-   Xác lập quyền lực của nhân dân trong hệ thống quyền lực.

 

-   Các hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng.

 

-   Các hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh trong việc bầu cử quốc hội.

 

v  Nhà nước do dân

 

-   Nhân dân lập ra quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

 

-   Quan niệm về chức vụ cán bộ nhà nước là bởi dân ủy thác cho.

 

-   Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.

 

v  Nhà nước vì dân

 

-   Mục tiêu hoạt động của nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

 

-   Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân.

 

2.      Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

 

v  Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước

 

-   Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

 

-   Biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

 

-   Biểu hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập trung dân chủ.

 

v  Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước

 

-   Cơ sở khách quan

 

-   Biểu hiện cụ thể

 

v  Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước

 

“Liên minh công nông là nền tảng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà”

 

( Hồ Chí Minh toàn tập, t9, tr 586)

 

+ Do Đảng của giai caáp coâng nhaân lãnh đạo.

 

+ Định hướng đưa đất nước quá độ lên CNXH.

 

+ Cùng chung lợi ích vì đất nước, vì nhân dân.

 

+ Kết quả đấu tranh của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

+ Tổ chức hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

 

+ Thể hiện khối đoàn kết của cả dân tộc.

 

3.      Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

 

v  Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến

 

v  Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp và pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

 

-   Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội

 

-   Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật

 

v  Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài

 

-   Vị trí, vài trò của cán bộ, công chức

 

-   Tiêu chuẩn cán bộ, công chức

 

v  TT HCM về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

 

-                      Nhà nước hợp hiến.

 

-   Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

 

-   Đào tạo cán bộ, viên chức nhà nước.

 

4.      Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả

 

v  Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp

 

v  Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước

 

- Các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước

 

- Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục.

 

v  Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng

 

- Tăng cường giáo dục pháp luật

 

- Tăng cường giáo đục đạo đức

 

- Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh.

 

Câu 7: Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa

 

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

 

 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

 

Tháng 8 – 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa:

 

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày vể mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn:.

 

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr. 431)

 

2.      Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

 

vMột là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng:

 

+ Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

 

+ Trong quan hệ với kinh tế: Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.

 

Hai là, Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ  trị, và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

 

Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như 1 động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị.

 

Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị: Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

 

Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi.

 

3.      Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới:

 

Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng HCM bao hàm 3 tính chất:

 

vTính dân tộc: nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác.

 

Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

 

vTính khoa học: Thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Tính khoa học đòi hỏi chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

 

vTính đại chúng: nền văn hóa phải có mục đích phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.

 

4.      Quan điểm về chức năng của văn hóa

 

vMột là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp:

 

Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người, nêu cao được tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân.

 

Lý tưởng lớn đối với nhân dân Việt Nam là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

 

Tình cảm lớn là lòng yêu nước thương dân, thương yêu con người, trung thực, chân thành, thủy chung; ghét thói hư, tật xấu, sa đọa….

 

Văn hóa góp phần xây dựng niềm tin cho con người, tin vào bản thân, tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng.

 

Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

 

Dân trí là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân.

 

Nâng cao dân trí là để người dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng Đảng “… biến 1 nước dốt nát, cực khổ thành 1 nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”

 

Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

 

Văn hóa giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để hoàn thiện bản thân. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro