6. hoàn cảnh ls & nd cơ bản đườg lối kh chiến chốg th dân P xâm lược của Đ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

Hoàn cảnh lịch sử:

 Tháng 11/1946 P tấn công vào Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, Đà Nẳng, gay nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta.

Sau khi tìm cách thương lượng không thành, thực dân P còn gửi tối hậu thư đòi tước bỏ khí giới của tự vệ Hà Nội. TW Đ đã họp hội nghị ở Vạn Phúc ( Hà Đông) dưới sự chủ trì của chủ tịch HCM, hạ quyết tâm phát động kháng chiến trog cả nước,và chủ động đánh P trước.

Ngày 20/12/1946 lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM được phát đi.

 b. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.

 Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch HCM đã vạch ra đườg lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kh chiến của quân và dân ta. 

 +Đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây:

- Văn kiện "Toàn dân kháng chiến" của Ban thường vụ trung ương Đảng (12/12/1946). 

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).

- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh 1947. 

Từ những văn kiên ấy dần dần hình thành đường lối kháng chiến của ta. Đường

 lối đó là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh sinh. Đường lối này đã thể hiện tính chất của cuộc kháng chiến của nhân ta là:

- Cuộc kháng của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa, chống lại một cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích: Giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.

- Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam do đó còn là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, vì dân chủ hòa bình.

 * Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành

 * Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không những kháng chiến chống P trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. Đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

 * Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

 * Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro