6 nghị quyết lần 8 tháng 5 năm 1941

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6, Nghị quyết lần 8 tháng 5/1941. (Hoàn cảnh lịch sử? Nội dung? Ý nghĩa?)

a. Hoàn cảnh lịch sử

* Thế giới:

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ 3 và ngày càng gay go, quyết liệt.

- Ở châu Âu: sau khi chiếm hàng loạt các nước châu Âu, phát xít Đức ráo riết chuẩn bị xâm lược Liên Xô.

- Ở châu Á: Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến công xuống phía Nam, chuẩn bị chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương.

=> Việc Đức tấn công LX làm cho thế giới hình thành 2 trận tuyến: 1 bên là phe pháp xít 1 bên là lực lượng hòa bình dân chủ do LX đứng đầu.=> Làm cho tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi về căn bản: từ chiến tranh đế quốc sang chiến tranh chính nghãi bảo vệ tổ quốc của LX & nhân dân tiến bộ trên thế giới.

=> Đảng dự báo nhất định pháp xít sẽ thất bại, trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương xúc tiến chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ khởi nghĩa.

* Trong nước:

- Tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật, áp bức bóc lột nhân dân. Nhân dân các dân tộc ở Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với Pháp - Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. => Yêu cầu giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

- Nhân dân các dân tộc ở Đông Dương ngày càng cách mạng hóa. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương.

- 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Cao Bằng, thí điểm xây dựng khối đoàn kết dân tộc để cứu nứơc, mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ.

Phong trào cách mạng ở căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai được duy trì và phát triển. Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

b. Nội dung

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (1941) gồm 3 nội dung chính.

- Một là: Hội nghị khẳng định tính chất của CM:

+Cuộc CM Đông Dương lúc này không phải là CM tư sản dân quyền; không phải là cuộc CM giải quyết đồng thời 2 nhiệm vụ: (chống đế quốc và chống phong kiến) mà là cuộc CM tập trung giải quyết một nhiệm vụ cần kíp trước mắt: chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Nên cuộc CM Đông Dương lúc này là CM dân tộc giải phóng.

CM dân tộc dân chủ nhân dân - CM dân chủ tư sản kiểu mới (Pháp, Mỹ) do tư sản lãnh đạo xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến => TBCN.

- Diễn ra ở thuộc địa

=> Khẳng định nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của CM Đông Dương lúc này là chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.

"Trong lúc này, nếu như không giành được độc lập, tự do cho toàn thể QG, dân tộc thì chẳng những toàn thể QG, dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của các bộ phận, giai cấp đến vạn năm cuãng không thể đòi lại được".

- Hai là: Hội nghị bàn về vấn đề dân tộc ở mỗi nước Đông Dương, có 2 luận điểm quan trọng như sau:

+ Hội nghị chủ trương sau khi giành độc lập, các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương muốn đứng chung trong một liên bang hay đứng riêng trong một QG thì tùy ý còn VN sẽ thành lập nước VN dân chủ cộng hòa.

+ Xuất phát từ điều kiện riêng mỗi nước, hội nghị chủ trương tách mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thành mặt trận riêng cho mỗi nước.

*Việt Nam độc lập đồng minh.

*Ailao độc lập đồng minh.

*Cao Miên độc lập đồng minh.

- Ba là: Hội nghị bàn về khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân lúc này. Đồng thời cũng dự kiến con đường khởi nghĩa vũ trang ở VN hiện nay đi từ khởi nghĩa từng phần, giành khởi nghĩa ở từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

=> Xuất phát từ tương quan lực lượng: Thời cơ xuất hiện ở các địa bàn hoàn toàn trùng khớp.

=> Xuất phát từ địa hình VN: Thích hợp với chiến tranh du kích.

=> Xuất phát từ chính sách chia để trị của thực dân Pháp.

c. Ý nghĩa

- Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng đề ra từ hội nghị VI.

- Giải quyết xuất sắc vấn đề giải phóng dân tộc, đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên làm nhiệm vụ hàng đầu của CM VN, giải quyết đúng đắn vấn đề của CM VN với CM Lào, Campuchia qua đó góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh tự giải phóng, phát huy sức mạnh của mọi dân tộc Đông Dương.

- Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thành công của CM tháng 8 ở VN & ghi nhận công lao đóng góp của NAQ trong buổi đầu về nước trực tiếp lãnh đạo CM.

- Nghị quyết tháng 5/1941 đã chuẩn bị mọi mặt cho sự chớp thời cơ giành chính quyền. Nếu Hội nghị tháng 11/1939 mở đầu và nêu những vấn đề cơ bản nhất của thay đổi đường lối; Hội nghị tháng 11/1940 là sự tiếp tục, khẳng định Hội nghị tháng 11/1939; thì Hội nghị Trung ương lần 8 là sự khẳng định đường lối của Đảng giai đoạn 1939 - 1945. Đến đây, lần đầu tiên lí luận về chủ trương chiến lược về một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã được đề ra và hoàn chỉnh. Điều này đã tác động trực tiếp tới thành quả của cách mạng tháng Tám/ 1945.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro