6 tat nhien va ngau nhien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên  

3.1. Khái niệm  

  -  Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật 

chất quyết định và trong những điều kiện quyết định phải xảy ra đúng như thế chứ 

không thể khác.  

  -  Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các 

nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định; 

do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, 

cũng có thể xuất hiện như thế khác.  

   Cần chú ý phạm trù  tất nhiên có quan hệ với phạm trù “cái chung” tính 

nhân quả và tính quy luật.  

   Phạm trù tất nhiên không đồng nhất với pham trù cái chung cho dù cả cái tất 

nhiên và cái chung đều được quyết định bởi bản chất nội tại, bởi quy luật bên trong 

của sự vật nhưng vẫn có sự khác biệt. Vì chỉ có phần lớn cái chung là được quyết 

định bởi bản chất nội tại, bởi quy luật bên trong của sự vật nhưng vẫn có những cái 

chung chỉ là những thuộc tính được lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật riêng lẻ nên có cái 

chung là tất nhiên nhưng cũng có cái chung là ngẫu nhiên.  

  Với tính nhân quả, cần loại bỏ quan niệm chỉ có tất nhiên mới có nguyên 

nhân. Bất kỳ hiện tượng nào cũng có nguyên nhân. Vì vậy, cả tất nhiên và ngẫu 

nhiên đều có nguyên nhân. Sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ cái tất nhiên gắn liền 

với nguyên nhân cơ bản, nội tại của sự vật, còn ngẫu nhiên là kết quả tác động của 

một số nguyên nhân bên ngoài. Như vậy, bất kỳ hiện tượng ngẫu nhiên nào cũng có 

  22

nguyên nhân của nó và mối liên hệ của nó với nguyên nhân bao giờ cũng là tất yếu. 

Nhưng sở dĩ nó được coi là hiện tượng ngẫu nhiên là vì những nguyên nhân gây ra 

nó là những nguyên nhân ngẫu nhiên.  

      Không thể khẳng định chỉ có tất nhiên là gắn với tính quy luật mà phải thấy rằng 

cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật. Sự khác biệt giữa chúng là: tất 

nhiên tuân theo các quy luật động lực còn ngẫu nhiên tuân theo các quy luật thống 

kê.  

   Trong lịch sử triết học trước Mác có nhiều quan điểm khác nhau về tất 

nhiên và ngẫu nhiên.  

      Trong tự nhiên chỉ có ngẫu nhiên, không có tất nhiên. Lịch sử xã hội loài 

người là một đống hỗn tạp những ngẫu nhiên. Đây là quan niệm sai lầm của các nhà 

duy tâm và xã hội học trước Mác.   

   Các nhà duy vật trước Mác lại chỉ thừa nhận tồn tại khách quan của tất 

nhiên mà phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên vì cho rằng mỗi hiện 

tượng đều có nguyên nhân nên ngẫu nhiên là kết quả hiểu biết không đầy đủ về 

nguyên nhân của nó mà thôi. Việc phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên 

sẽ dẫn đến những kết luận nguy hại cho hoạt động thực tiễn, nhận thức của con 

người và dẫn tới chủ nghĩa định mệnh vì tất cả những mối liên hệ đều như nhau thì 

trong hoạt động thực tiễn con người có thể dựa vào bất cứ mối liên hệ nào cũng 

được, trong khi để hoạt động thực tiễn có kết quả con người phải biết rõ quy luật 

xuất hiện của các hiện tượng và mức độ chắc chắn của sự xuất hiện đó. Hơn thế 

nữa, phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên là phủ nhận tác dụng tích cực 

của con người đối với tiến trình lịch sử dẫn con người tới chỗ chỉ biết cam chịu tuân 

theo cái tất nhiên đang thống trị. 

3.2.  Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 

3.2.1 . Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, ở bên ngoài, độc lập 

với ý thức của loài người và đều có vai trò với sự phát triển của sự vật.  

   Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ cái tất nhiên mà cả cái 

ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng của nó. Vai trò của tất nhiên là chi phối sự 

phát triển của sự vật. Vai trò của ngẫu nhiên là ảnh hưởng, làm cho việc phát triển 

có thể diễn ra nhanh hoặc chậm. 

3.2.2 . Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau 

nên không có tất nhiên hoặc ngẫu nhiên thuần túy.  

  Sự thống nhất hữu cơ thể hiện ở chỗ cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường 

đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu 

hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên. Điều này có nghĩa 

là cái tất nhiên là khuynh hướng của sự phát triển mà sự phát triển bao giờ cũng 

phải bộc lộ dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung. Nói 

cách khác, cái tất nhiên là cái được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên. Vì thế, những 

gì ta gọi là ngẫu nhiên trong hiện thực không thể là ngẫu nhiên thuần túy mà là ngẫu 

nhiên đang che giấu cái tất nhiên, ngẫu nhiên bao hàm cái tất nhiên. 

3.2.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Tất nhiên và 

ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, 

phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên 

biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.  

  Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét 

trong mối quan hệ này,  thông qua mặt này thì sự  vật hiện tượng đó là  cái ngẫu 

  23

nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật 

hiện tượng đó là tất nhiên. Điều này cho thấy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên 

chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy, không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật hiện 

tượng.  

3. 3. Những ý nghĩa phương pháp luận              

3.3.1. Cái tất nhiên là cái trong những điều kiện nhất định dứt khoát phải xảy 

ra và xảy ra đúng như thế này chứ không thể khác được, còn ngẫu nhiên có thể xảy 

ra, cũng có thể không xảy ra, có thể xảy ra thế này, cũng có thể xảy ra thế khác. Cho 

nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái 

ngẫu nhiên. Nhưng cái ngẫu nhiên có sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sự 

vật hiện tượng cho nên không thể bỏ qua cái ngẫu nhiên. Vì vậy, trong hoạt động 

thực tiễn cần có các phương án hành động dự phòng cho trường hợp các sự biến 

ngẫu nhiên bất ngờ xuất hiện để không rơi vào lúng túng bị động trong hoạt động.  

  Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nói riêng là phải nhận thức 

cái tất nhiên ẩn giấu đằng sau những cái ngẫu nhiên, đồng thời giúp con người ngăn 

ngừa sự tác động của những ngẫu nhiên không có lợi và sử dụng những ngẫu nhiên 

có lợi cho con người.  

3.3.2 . Để nhận thức cái tất nhiên thì phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên vì cái tất 

nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy mà biểu hiện thông qua vô số cái ngẫu 

nhiên. Thực tế này đã chỉ rõ để vạch ra được tất nhiên thì phải nghiên cứu từ rất 

nhiều cái ngẫu nhiên. Nhưng vì không có ngẫu nhiên thuần túy, ngẫu nhiên là hình 

thức biểu hiện của tất nhiên nên trong hoạt động nhận thức vẫn phải thường xuyên 

quan tâm đến cái ngẫu nhiên để nhận thức ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về tự 

nhiên và xã hội.  

3.3.3 . Không phải cái chung nào cũng đồng thời là cái tất nhiên cho nên vạch 

ra được cái chung chưa có nghĩa là đã vạch ra được cái tất nhiên mà phải xem đó 

chỉ là một bước trên con đường vạch ra cái tất nhiên.  

3.3.4 . Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái 

ngẫu nhiên và ngược lại. Cho nên, cần chú ý tạo những điều kiện cần thiết hoặc để 

ngăn trở, hoặc để sự chuyển hóa đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực 

tiễn. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro