6 XãHH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Tại sao nói cơ cấu xã hội giai cấp phản ánh rõ nét nhất các xung đột xã hội?

- Khái niệm cơ cấu xã hội: là tổng thể các phần tử cấu thành xã hội trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau là một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ và nhỏ dần đến đơn vị cơ bản là con người, những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc xã hội là vị thế vai trò chức năng xã hội của các phần tử.

- nêu khái niệm cơ cấu xã hội giai cấp : là một phân hệ của cơ cấu xã hội

Người ta thường hiểu giai cấp là một nhóm xã hội có vị thế kinh tế chinhtrij xã hội giống nhau nhưng không được quy định chính thức, không được thể chế hóa, mà do sự nhận biết theo những chuẩn mực xa hội nhất định: có tài sản - không có tài sản, giàu - nghèo, chủ - làm thuê, thống trị - bị trị....

- Cơ cấu xã hội giai cấp là sự phân chia cộng đồng dân cư thành các giai cấp trên cơ sở địa vị xã hội, chiếm hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thu nhập để thấy được các xung đột cơ bản trong xã hội

- các giai cấp tồn tạ trong một hệ thống cơ cấu xã hội - giai cấp , có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, chế ngự lẫn nhau song vẫn có xung đột với nhau, tạo ra các xung đột xã hội. trong các xã hội, phân công lao động dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì mâu thuẫn giữa cacxs giai cấp đối kháng sẽ tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, tất yếu dẫn đến thay đổi cơ cấu xã hội giai cấp. trong thực tế các giai cấp có lợi thế về vật chất và quyền lực luôn tìm mọi cách chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội . do vậy trong vận động xã hội các giai cấp luôn có các xung đột với nhau biểu hiện dưới dạng sau:

+xung đột về lợi ích....

+ xung đột về địa vị xã hội ....

+ xung đột về tâm lí xã hội ....

Xung đột:

- Xung đột về lợi ích: các giai cấp luôn tìm mọi cách chiếm lấy lợi ích lớn để củng cố sức mạng vật chất cho giai cấp của mình. Sự chiếm đoạt đó chủ yếu bằng cách là: tước đoạt trực tiếp bằng bạo lực thông qua các cuộc cách mạng, bóc lột sức lao động qua các hợp đồng lao động và sử dụng thương mại bất bình đẳng.

- Xung đột về địa vị xã hội: các giai cấp luôn tìm mọi cách để chiếm lấy quyền lực xã hội để tăng cường sức mạnh cho giai cấp mình. Do vậy quyền lực xã hội là mục tiêu tranh dành của các giai cấp đã dẫn đến xung đột mạnh trong xã hội.

- Xung đột về tâm lý xã hội: các giai cấp có đời sống xã hội khác nhau, có quan điểm, thái độ và cách sống khác nhau. Trong thực tế, các giai cấp đã khai thác nhau, lợi dụng nhau, coi thường khinh rẻ nhau thậm trí tiếm quyền công dân lẫn nhau. Từ đó đã dẫn đến xung đột mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày.

Nghiên cứu xã hội giai cấp cho ta thấy được các xung đột cơ bản trong xã hội và vị thế, vai trò, chức năng của các giai cấp trong đời sống xã hội. từ đó chúng ta có thể tìm ra được các phương thức để giải quyết các xung đột giai cấp phù hợp với quy luật vận động biến đổi và phát triển của xã hội .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoa