1. Các đặc trưng cơ bản của luật quốc tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 1: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

LQT là hệ thống (không phải một ngành luật - khác với tư pháp quốc tế) các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa các chủ thể này với nhau (các quốc gia có vị trí hoàn toàn bình đẳng với nhau do sự bình đẳng này được quyết định bởi thuộc tính chính trị pháp lí vốn có của quốc gia là thuộc tính chủ quyền)

Đặc điểm: đối tượng điều chỉnh, chủ thể, hình thành, đảm bảo thi hành

- Đối tượng điều chỉnh của LQT: là các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của LQT với nhau.

- Chủ thể của LQT: tất cả chủ thể tham gia vào quan hệ quốc tế điều chỉnh và có quyền năng chủ thể.

quyền năng chủ thể: bằng ý chí của mình,tự nguyện tham gia, độc lập - đây là quyền năng gốc, tự nhiên vốn có, đầy đủ.

+ Quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT: Hình thành trên cơ sở: lãnh thổ, dân cư cư trú thường xuyên, chính phủ quản lí, có khả năng tham gia vào quan hệ quốc tế - ĐIỀU 1 công ước Montevideo

Đây là chủ thể có quyền năng đầy đủ khi tham gia vào quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh.

+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập trên cơ sở ĐƯQT phù hợp với luật quốc tế hiện tại. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái sinh, hạn chế của LQT. Quá trình hình thành cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau sẽ có những phạm vi quyền năng chủ thể quốc tế khác nhau.

vd: liên hợp quốc; tổ chức tmqt wto; liên minh châu âu;...

+ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: đang trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia độc lập, chủ quyền; đang đấu tranh đòi li khai. vd kinh điển: palestin- bị irasel chiếm đóng. chú ý đấu tranh trong nội bộ một quốc gia không được coi là chủ thể của luật quốc tế.

Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của LQT, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là một chủ thể của LQT.

+ Chủ thể khác: (Tòa thánh Vanticang; Hồng Kong, Đài Loan...)

- Quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế: Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của LQT. do không có cơ quan nào đứng trên quốc gia, các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí.

Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây:

+ Thỏa thuận rõ ràng, minh bạch : Thông qua ký kết ĐƯQT hoặc

+ Thỏa thuận ngầm: thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung.

- Biện pháp bảo đảm thi hành của LQT: cơ chế "tự cưỡng chế"

+ LQT không có bộ máy cưỡng chế thi hành

Trong trường hợp có sự vi phạm, thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành sẽ do chính các chủ thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chính:

+ Cưỡng chế riêng lẻ: Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện, tiến hành bởi chủ thể bị vi phạm đối với chủ thể thực hiện hv vi phạm

VD: Khi bị quốc gia khác xâm lược, quốc gia sở tại có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân sự của mình để đáp trả.

+ Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện đối với chủ thể thực hiện hvvp.

VD: cấm vận; cắt đứt qh ngoại giao, cưỡng chế trong lĩnh vực kt,tm;...

- Biện pháp cưỡng chế: ngoại giao (cắt đứt qhng); kinh tế (phong tỏa, cấm vận, viện trợ,..); quân sự (đánh trả xâm lược, thực hiện tự vệ hợp pháp...); dư luận tiến bộ trên thế giới.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro