BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ NGOẠ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU 20: TRÌNH BÀY NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC QUỐC GIA VÀ NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC.

Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của QG. Nguyên tắc này được hình thành từ thời La Mã cổ đại (Par is parem non habet prostatem).

Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc.

Nội dung

- Các quốc gia bình đẳng về địa vị pháp lý;

- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đẩy đủ.

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng của các chủ thể khác;

- Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm....

- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình...

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.

Ngoại lệ

(- 5 quốc gia là Ủy viên thường trực HĐBA có quyền phủ quyết mà các quốc gia khác không có.

- Trong các định chế tài chính như quỹ tiền tệ thế giới ÌMF, Ngân hàng thế giới WB: Số lượng phiếu của các quốc gia thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp )

- Các quốc gia bị hạn chế quyền (1 phần hoặc tất cả): áp dụng với các quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi trên .

VD: Sau sự kiện vùng vịnh 1990 – 1991, LHQ đã cấm vận Irac với nội dung: không được khai thác dầu với mục đích thương mại mà chỉ được khai thác và đưa ra thị trường quốc tế để đổi lại lương thực

- Các quốc gia tự hạn chế chủ quyền:

+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho một chủ thể khác thay mặt mình trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của quốc gia.

VD: Monaco trao quyền cho Pháp đại diện cho mình.

+ Tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách tuyên bố trung lập. Có hai loại quốc gia trung lập: quốc gia trung lập tạm thời (tuyên bố trung lập trước các cuộc chiến tranh) và quốc gia trung lập vĩnh viễn (đứng ngoài các tranh chấp quốc tế; không tham gia các tổ chức chính trị quốc tế, không tham gia các hoạt động quân sự quốc tế...)

VD: Thụy Sĩ, Áo là các quốc gia trung lập không tham gia vào liên minh quân sự.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro