ĐIỀU ƯỚC CÓ HIỆU LỰC VỚI BÊN THỨ 3.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU 13: PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU ƯỚC CÓ HIỆU LỰC VỚI BÊN THỨ 3.

- Trường hợp DUQT xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba, nếu bên thứ 3 đồng ý. Đối với điều ước quy định nghĩa vụ thì sự đồng ý phải được thẻ hiện bằng văn bản

VD: Điều 35 Hiến chương LHQ quy định: bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể thông báo cho HDBA hoặc DHD về bất kì vụ tranh chấp nào mà họ là đương sự.

- Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan. Mặc dù không phải thành viên của Điều ước nhưng quốc gia vẫn phải tuân thủ những quy định.

Vd: Hiệp ước Nam Cực năm 1959 có quy định không một quốc gia nào được xác lập chủ quyền đối với Nam Cực; KÊNH ĐÀO, EO BIỂN,...

- ĐƯQT được quốc gia viện dẫn như một tập quán quốc tế.

VD: quy định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

- ĐƯQT có điều khoản tối huệ quốc MFN. điều khoản đối xử ưu đãi nhất mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và thương mại, chủ yếu trong các lĩnh vực thuế quan, trao đổi hàng hoá, vận chuyển hàng hoá, quyền lợi của pháp nhân và thể nhân của nước này trên lãnh thổ nước kia. Theo luật pháp quốc tế, khi một nước dành cho một nước khác ĐKTHQ thì phải dành cho nước đó những ưu đãi đã hoặc sẽ dành cho một nước thứ ba. Chế độ này thường được quy định trong các hiệp định thương mại kí giữa các nước. Gồm hai loại hình: 1) Không có điều kiện, tức là dành cho các bên được hưởng bất kì quyền lợi nào mà một bên đã hoặc sẽ dành cho nước thứ ba một cách mặc nhiên, vô điều kiện. 2) Có điều kiện, tức là khi một bên dành cho một nước thứ ba chế độ ưu đãi với điều kiện ưu đãi nào đó; muốn được hưởng những ưu đãi đó, bên kia cũng phải đáp ứng các điều kiện như đối với nước thứ ba. Ở Việt Nam, năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc

Câu 14: TRÌNH bày VẤN ĐỀ BẢO LƯU ĐƯQT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro