TRÌNH BÀY CÁC NGUYÊN TẮC TRONG DẪN ĐỘ TỘI PHẠM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU 49: TRÌNH BÀY CÁC NGUYÊN TẮC TRONG DẪN ĐỘ TỘI PHẠM

là hành vi pháp lý của QG nhằm chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ QG mình cho QG khác trên cơ sở yêu cầu của QG đó để tiến hành việc xét xử hoặc chấp hành hình phạt

Các nguyên tắc:

+ Ngtắc có đi có lại: ND của nguyên tắc này ghi nhận qgia đc yêu cầu dẫn độ chỉ t/hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhận đc bảo đảm từ phía qgia yêu cầu dẫn độ rằng trong t/hợp tương tự, qgia này chắc chắn sẽ t/hiện dẫn độ TP cho qgia đối tác hữu quan. Nguyên nhân cơ bản của việc xuất hiện nguyên tắc này là sự cần thiết phải tôn trọng quyền bình đẳng giữa các qgia, tôn trọng chủ quyền của các qgia, đồng thời k đc cản trở qgia trong việc tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và t/hiện dẫn độ TP trong t/hợp k có các đk loại bỏ việc dẫn độ này. Trong t/hợp ngược lại, qgia có thể dựa trên cơ sở giải thích của mình về chủ quyền, cho phép TP HS cư trú trên lãnh thổ nước mình.

Bao gồm có đi có lại tích cực và có đi có lại tiêu cực trong quan hệ pháp lý QT về dẫn độ TP.

VD:

_ A dẫn độ TP cho B nếu B dẫn độ cho A ở tương lai -> tích cực, thúc đẩy hạn chế TP, bảo vệ hb và an ninh QT

_ A k dẫn độ cho b nếu B k dẫn độ cho A trong tương lai -> tiêu cực, căng thẳng quan hệ QT, giảm hiệu quả trong việc bảo vệ hb và an ninh QT.

+ Ngtắc định danh kép TP:

Ngtắc này qđ dẫn độ TP chỉ đc t/hiện nếu theo luật của cả 2 qgia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị dẫn độ là hành vi TP HS và mức hình phạt cần là hình thức tù giam, vs thời hạn đc xác định. Thời hạn tù giam theo ý chí của các bên đc thể chế hóa trong luật nước mình hoặc đc các bên thỏa thuận và ghi nhận trong ĐƯQT có liên quan.

Ngtắc này còn thể hiện ở việc hành vi phạm rội sẽ phải chịu sự trừng phạt của cả 2 qgia.

VD: Ba Lan: Chỉ dẫn độ khi là TP, phải ít nhất 1 năm tù giam theo LHS Ba Lan.

+ Ngtắc không dẫn độ công dân nước mình:

Qgia đc yêu cầu dđ có quyền từ chối việc dẫn độ TP nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình. Qđ này đc ghi nhận trong LQT cũng như trong LQG (Hiến pháp và đạo luật về quốc tịch của qgia). Tuy nhiên, nguyên tắc này có ngoại lệ với đk có đi có lại. Cụ thể, tại HN QT lần t3 về thống nhất hóa LQT đã đạt đc thỏa thuận nhất trí nt k dđ CD nước mình cho ước khác k đc áp dụng đối với cá nhân t/h TP QT.

VD: Áo, Ấn Độ, Israel, Mỹ... cho phép khả năng dđ CD nước mình cho nước khác xét xử nếu nước kia cũng dđ CD cho họ xét xử.

Trong t/hợp dđ CD nước t3, LQT k bắt buộc các qgia phải có nghĩa vụ dđ. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào PL của qgia có liên quan.

+ Nguyên tắc không dẫn độ TP chính trị: Theo ng/tắc, việc xác định tính chất chính trị của TP đc t/h trong quán trình xét xử tại TA và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của qgia nơi đang có ng bị dđ lẩn trốn. - dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ QG khác.

Bên cạnh những nguyên tắc chuyên biệt nêu trên của chế định pháp lý QT về dđ TP, còn tồn tại và có hiệu lực các quy tắc đc công nhận chung của LQT về quá trình dđ TP. Trc hết, phải đề cập đến quy tắc chỉ dđ đối vs TP t/h đc công nhận là cơ sở để tiến hành dđ. Như vậy, qgia yêu cầu dđ phải có nghĩa vụ k đc tiến hành truy cứu TNHS đối vs các TP k phải là cơ sở pháp lý để t/h dđ. Việc truy cứu TNHS k đúng vs TP bị dđ là cơ sở để qgia dđ t/h hvi phản đối. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khắc phục đc sự lạm dụng của các qgia đối vs chế định dđ nhằm mục đích riêng của mình. Qgia dđ có thể thỏa thuận rằng họ chỉ đồng ý dđ đối vs 1 nhóm loại TP xác định. VD: CƯ Châu Âu 1957 về dđ TP qđ điều khoản như vậy.

Trong thực tiễn quan hệ QT còn xuất hiện t/hợp cùng 1 lúc có nhiều qgia yêu cầu dđ TP (VD như TP đc t/h trên lãnh thổ của nhiều qgia). Trong t/hợp như vậy, qgia đc yêu cầu có toàn quyền quyết định theo đánh giá của mình sẽ dđ cho qgia nào trong số các qgia có yêu cầu. Trong quan hệ QT về dđ đã xuất hiện quy tắc thẩm quyền ưu thế hơn. KN thẩm quyền này đc hiểu là qgia dđ sẽ chuyển giao TP cho qgia có thẩm quyền ưu thế hơn trong số các nước yêu cầu dđ TP. Như vậy, việc xác định nội dung thẩm quyền ưu thế hơn, hoàn toàn do qgia dđ tự quyết định. Trong thực tế, thẩm quyền ưu thế hơn sẽ thuộc về qgia nơi hvi TP nghiêm trọng nhất đc t/h hoặc qgia đầu tiên gửi yêu cầu dđ TP.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG DẪN ĐỘ:

+ Người bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình tại quốc gia yêu cầu dẫn độ,

+ Người bị dẫn độ sẽ bị xét xử với tội danh khác với tội danh được ghi nhận dẫn độ,

+Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Người bị dẫn độ đã bị kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của QG được yêu cầu.

+Hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính hay dân sự. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro