66. Trình bày nguyên công Dập vuốt dùng trung dập tấm?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dập vuốt hay còn gọi là dập sâu là quá trình biến phôi phẳng thành một chi tiết rỗng có hình dạng bất kỳ (hoặc tiếp tục thay đổi các kích thước của chi tiết ấy) và được tiến hàn trên các khuôn dập vuốt.

Có 2 pp dập vuốt:

-          Dập vuốt ko mỏng thành, tức là ko làm thay đổi chiều dày thành của chi tiết so với chiều dày phôi ban đầu; khe hở giữa chày và cối khuôn dập lớn hơn chiều dày phôi. Trong quá trình dập phần phôi (D – d) biến thành phần hình trụ có đường kính d và chiều cao h1. Vì rằng thể tích KL khi dập là ko đổi nên chiều cao của sản phẩm h1 lớn hơn chiều rộng h của phần phôi (D – d). Khi biến dạng KL dịch chuyển theo chiều cao rất mạnh. Phần KL đc biểu diễn có tính chất quy ước bằng những tam giác vạch kẻ trên phôi là phần KL “thừa” sẽ bị dồn ép khi dập làm tăng chiều cao của sản phẩm đc chế tạo. Chính thể tích dịch chuyển “thừa” này là nguyên nhân tạo nên các nếp nhăn và có thể gây nên phế phẩm. Để tránh nếp nhăn ng ta dùng một vòng ép ép chặt phôi lên mặt khuôn bằng những cơ cấu đặc biệt hoặc bằng các con trượt bên của máy ép tác dụng kép

-          Phôi càng dày, hiệu số giữa đường kính phôi và đường kính sản phẩm càng nhỏ thì càng giảm bớt đc nguyên công dập ko đc quá lớn vì rằng khi tăng chiều sâu dập thì lực tác dụng sẽ tăng lên rất lớn có thể phá hủy vật liệu ở những phần chịu kéo. Vì thế tùy thuộc vào tỷ lệ giữa chiều cao với đường kính của chi tiết đc dập và chiều dày của phôi mà thực hiện dập một số lần.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro