Phần 4: Búp bê Cánh Đỏ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng





*Phần đầu của chương này sẽ được kể theo ngôi thứ ba- TG.

Sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng súng liên thanh nổ từng tràng vọng về từ xa xa đã đánh thức Thiếu tá Ngọc. Cô lờ mờ mò chiếc đồng hồ đeo tay. Mới có 5 giờ sáng, còn hơn nửa tiếng nữa mới báo thức. Thiếu tá Ngọc áp chiếc gối mỏng dính sát vào tai và nhắm mắt lại, cố tìm cho mình những phút cuối của giấc ngủ. Nhưng tiếng súng đã làm cô không tài nào ngủ được. Thiếu tá Ngọc lồm cồm ngồi dậy và nhìn quanh căn phòng cô đang nằm. Trên những chiếc giường tầng kê thành hai dãy dọc theo hai bức tường, những người đồng đội của cô đang say ngủ sau những ngày dài chiến đấu mệt mỏi. Có người ngủ say tới mức đạp tung cả chăn gối ra hay nói mớ. Cô ngồi yên lắng nghe và mỉm cười. Những lời nói mớ vu vơ nhưng khi nghe kĩ nó thật là dễ thương. Có người thì kéo chăn lên sát mặt rồi ngáy thật vang. Mọi người đều đang cố tìm cho mình những hớp cuối cùng của giấc ngủ, trừ Thiếu tá Ngọc. Cô đang ngồi trên giường, ôm chiếc gối vào lòng chờ tiếng kèn báo thức. Ngoài kia, tiếng súng vẫn vang lên đều đều, từng loạt ba viên một như một bản nhạc không bao giờ dứt vậy...

Kèn báo thức vang lên từng loạt, kèm theo đó là tiếng còi thúc giục của các vị chỉ huy gọi lính của mình dậy. Thiếu tá Ngọc lặng lẽ đứng dậy đánh thức những người đồng đội của mình, vì nếu để họ ngủ quá giờ thì cô sẽ bị đám kiểm soát quân sự, một loại cảnh sát quân đội, tóm lại và khiển trách. Cô vốn dĩ không ưa đám này, chúng khá là kiêu ngạo và hống hách. Cuối cùng thì tất cả trong phòng đều đã dậy và vệ sinh cá nhân xong xuôi. Họ mặc những bộ đồ bay bằng vải dù màu xanh oliu vào và lên đạn súng ngắn rôm rốp. Những con người này, kể cả Thiếu tá Ngọc đây, là những người đang giữ cho cuộc chiến chống lại lũ xác sống trên toàn cõi Việt Nam này tiếp diễn. Họ là những phi công thuộc phi đội 1 của tiểu đoàn 91 "Cánh Đỏ", tiểu đoàn trực thăng được thành lập với những chiếc trực thăng lượm lặt được từ mọi miền đất nước, còn phi công và kĩ thuật viên được tuyển từ những người tình nguyện và dĩ nhiên là cả những phi công đang phục vụ trong quân ngũ. Hằng ngày, họ bay vào thành phố, tuần tra những khu vực được đánh dấu trên bản đồ, dò tìm những dấu hiệu sống để báo cho đội cứu hộ hay tấn công một mục tiêu nào đó. Một công việc thú vị, nhưng cũng đầy rẫy nguy hiểm...

Một chiếc xe vận tải nhỏ đỗ lại trước cổng khu doanh trại. Những phi công lặng lẽ bước đi khỏi doanh trại và lên xe, theo sau họ là những nhân viên kĩ thuật mặc bộ đồ áo liền quần màu xanh nhạt. Cửa xe đóng lại và chiếc xe lăn bánh về hướng sân đậu trực thăng. Thiếu tá Ngọc nhìn ra ngoài cửa. Những khung cảnh không bao giờ thay đồi của căn cứ như một cuốn phim phát đi phát lại qua mắt cô. Những chiến sĩ hối hả chạy, tay xách những khẩu súng máy và trên lưng là ba lô đựng quân trang. Những chiếc xe thiết giáp phủ đầy lá ngụy trang đậu im lìm ven đường, kíp lái giấu mình dưới lớp ngụy trang, cùng nhau chia sẻ những khẩu phần ăn ít ỏi bên chiếc bếp dã chiến. Những chiếc xe vận tải chở hàng ra vào nườm nượp. Cái khung cảnh nửa tấp nập, nửa u buồn là cảnh thường ở khu căn cứ này. Chiếc xe chạy qua hai ba con đường rồi đỗ lại ở sân đỗ trực thăng. Rời chiếc xe vận tải và bước vào một trong những nhà chứa máy bay to lớn, Thiếu tá Ngọc và đồng đội hướng đến góc căn nhà, nơi một viên sĩ quan đứng tuồi đang đứng bên một chiếc bàn lớn. Trên bàn là những tấm bản đồ của thành phố. Đợi mọi người ổn định và đủ mặt, viên sĩ quan nói bằng chất giọng Quảng Ngãi đặc sệt:

"Hôm nay chúng ta sẽ bay chính cả ngày. Số 8 của Phi và Nam sẽ bay theo cung Thủ Đức-Bình Thạnh và ngược lại. Số 5 của Nguyên và Khanh sẽ bay tuần tra khu Nam Sài Gòn và trở về căn cứ...."

Thiếu tá Ngọc lắng nghe viên chỉ huy phân công nhiệm vụ mà lòng không một chút mảy may lo sợ. Hơn chục năm chinh chiến với binh chủng trực thăng đã cho cô rất nhiều kinh nghiệm với đủ loại môi trường và thời tiết. Nhưng sao hôm nay thật lạ, mãi mà kíp lái của cô vẫn chưa được gọi tên phân công. Trên kia, người chỉ huy đã kết thúc phần phân công. Vậy có nghĩa là kíp lái của cô, cùng với một kíp nữa mà cô nhận ra đó là của Sơn, một phi công cừ khôi trong những nhiệm vụ cứu hộ. Thật là khó hiểu. Hai kíp lái tốt nhất của phi đội bị giữ lại, có thể họ sẽ phải bay dự bị hoặc chán hơn hết là phải trực đơn vị, một công việc mà Thiếu tá Ngọc từng nói với phụ lái của mình là "Thà bắn tao hoặc cho tao làm xạ thủ súng máy cửa cũng được, chứ đừng cho tao trực đơn vị, nó chán tới nỗi nhiều khi con ruồi còn bay lọt mồm tao." Nhưng không phải vậy, viên sĩ quan đợi cho các kíp lái lên nhận nhiệm vụ xong thì nói lớn:

"Số 12 của Sơn và Minh, số 17 của Ngọc và Trâm sẽ bay cùng tôi trong một phi vụ đặc biệt..."

Nghe tới đây mặt Thiếu tá Ngọc dãn ra và một nụ cười mỉm xuất hiện trên gương mặt khả ái của cô. Thiếu tá thích nhất là những nhiệm vụ kiểu này, khi mà cô có thể nhấn cò thoải mái và bay lượn theo ý mình chứ không theo một cung quỹ đạo nào cả. Viên chỉ huy nói tiếp:

"Các bạn sẽ phải hỗ trợ một đơn vị bộ binh độc lập ở khu vực Nhà thờ Đức Bà. Theo tin báo về thì họ đang bị tấn công bời một lực lượng đối lập không rõ và đang bị bao vây trong Nhà thờ. Các bạn sẽ cung cấp cho họ một ít hỏa pháo trợ lực và di tản những người bị thương ra khỏi phạm vi Nhà thờ. Hãy cẩn thận hỏa lực mặt đất nhé. Chúc may mắn."

Viên chỉ huy nói rồi tiến về hướng chiếc trực thăng của ông ta. Thiếu tá Ngọc cùng với Đại úy Sơn, người bay cặp với cô hôm nay, bắt tay thật chặt rồi ai về máy bay của người ấy.

Trực thăng chiến đấu/vận tải Mil Mi-171 "Hip" của Không quân Nhân dân Việt Nam. Chiếc máy bay trong hình tương tự như chiếc của Thiếu tá Ngọc trong truyện- TG.

Chiếctrực thăng của thiếu tá Ngọc là một chiếc trực thăng kiểu Mi-171 của Nga mang sốhiệu 8356. Chiếc trực thăng được sơn vàng, với một đường sơn xanh chạy dọc theothân máy bay. Bốn ông phóng tên lửa và hai khẩu đại liên được gắn vào thân máybay trên một giá treo. Trên cánh cửa ra vào, một khẩu súng máy hạng nặng thò ravà khi Thiếu tá Ngọc bước lên máy bay, một cậu trai trẻ tuổi đứng bên khẩu súngmáy mỉm cười chào cô. Thiếu tá Ngọc vỗ vai cậu ta rồi ngồi xuống ghế lái phíabên phải. Bên cạnh cô là Hạ sĩ Trâm, một cô gái có dáng người mập mạp trong cặpkính râm đang nhìn cô cười. Trâm nói:

"Hệ thống đã kiểm tra, chúng ta sẵn sàng bay."

Thiếu tá Ngọc gật đầu hài lòng. Cô gạt công tắc kiểm tra các hệ thống dẫn đường và hệ thống bay. Thêm một cái gặt công tắc nữa, hai động cơ chiếc trực thăng bắt đầu nổ và cánh quạt bắt đầu chém vào không khí phành phạch. Bên ngoài, những người lính kĩ thuật bắt đầu kéo những máy phát và thùng xăng ra ngoài; Người đánh tín hiệu cầm hai chiếc que dạ quang đỏ ra hiệu tăng tốc. Động cơ rồ lên và tiếng cánh quạt chém không khí nghe mạnh hơn. Thiếu tá Ngọc quan sát hai bên xem có vật chướng ngại hay không rồi bóp công tắc trên chiếc mũ bay có sơn hình đôi mắt cọp, một bức vẽ mà cô chép lại từ một bức tranh tường mà cô thấy trong một chuyến đi học ở Thái Lan với trường đại học cũ của mình, rồi nói:

"Cánh Đỏ 17 gọi Hương Giang, xin phép cất cánh."

Bức vẽ tương tự như trên mũ bay của Thiếu tá Ngọc-TG.

Sautín hiệu đồng ý của đài chỉ huy, Thiếu tá Ngọc giơ tay báo hiệu cho phép vớingười đánh tín hiệu. Chiếc que dạ quang được vẫy lên, người đánh tín hiệu vẫytay chào ba chiếc trực thăng đang chuyển mình bốc lên không trung.

Ba chiếc trực thăng, hai chiếc sơn vàng và một chiếc sơn trắng đang bay theo hình bậc thang trên bầu trời xám ngoét của Sài Gòn buổi sớm đầu năm. Gió lạnh thốc qua cánh cửa sổ làm tê bàn tay đang nắm lấy chiếc cần lái của Thiếu tá Ngọc. Họ đang bay vào trung tâm thành phố nơi có những tòa nhà cao tầng đầy rẫy nguy hiểm và những góc ngoặt đáng sợ. Tiếng chỉ huy vang lên trong ống nghe:

"Cánh Đỏ 10 gọi phi đội. Chuẩn bị vào khu vực hành động, vũ khí sẵn sàng, điện đài về chế độ nội bộ. Nhận đủ, trả lời?"

Sau tiếng của chỉ huy là giọng nói ồm ồm của Đại úy Sơn: "12 nhận đủ". Thiếu tá Ngọc bóp công tắc phát và trả lời "17 nhận đủ" rồi nhìn qua Trâm. Cô ta hiểu ý bèn bật nút cò súng trên cần lái. Thiếu tá Ngọc sau đó quay ra sau nói lớn:

"Kiên, mày nhớ tìm thằng nào cầm súng lớn mà bắn nhé. Nhớ vạch dấu lại, về chị khao!"

Tiếng cậu xạ thủ vọng lại qua tiếng gầm của động cơ:

"Dạ vâng ạ. Chị cứ để chú em đây lo!"

Thiếu tá Ngọc quay lại nhìn phía trước. Hai chiếc trực thăng còn lại đã hạ độ cao và biến mất sau bóng một tòa nhà cao tầng. Thiếu tá Ngọc gạt nhẹ cần lái về phía mình, chiếc trực thăng dần dần hạ xuống. Cô nhẹ nhàng điều khiển chiếc máy bay nặng cả chục tấn này qua những con đường hoang vắng của Sài Gòn, ở một độ cao mà chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể làm máy bay đâm vào những tòa nhà bên đường. Trong ống nghe, giọng phi đội trưởng vẫn liên tục đếm ngược thời gian tới khu vực tác chiến: "Ba phút......Hai phút......".

Đột nhiên Thiếu tá Ngọc nghe tiếng của Kiên nói, giọng cậu ta run run vẻ sợ hãi:

"Chị Ngọc.... Chị Trâm.... nhìn kìa, phía trái."

Thiếu tá Ngọc và Trâm nhìn qua phía mà cậu xạ thủ nói và không khỏi giật mình. Tuy chỉ thoáng qua nhưng cái hình ảnh ấy thật kinh sợ làm sao. Phía sau những tấm kính đầy những dấu tay và những vệt máu khô của một tòa nhà họ bay qua, giữa những đống bàn ghế đổ xiêu vẹo, những tên xác sống đang nhìn họ bằng ánh mắt vô hồn. Những cái miệng đầy dãi nhớt, những hàm răng nhọn hoắt cùng những bộ đồ rách rưới và đẫm máu, chúng đập tay vào tấm kính và gào lên một cách ghê rợn. Một thoáng rất nhanh Thiếu tá Ngọc nghe tiếng gạt quy lát "roách" của khẩu 12 ly 7. Cô quay lại rất nhanh và hét lớn át tiếng động cơ:

"Kiên! Không được bắn!"

Cậu xạ thủ buông cây súng máy. Nét mặt cậu ta vẫn còn xanh lét vì sợ. Thiếu tá Ngọc quay lại nhìn về trước rồi tăng tốc. Chiếc trực thăng chúc về phía trước rồi bay vọt đi. Cô biết nếu Kiên bắn, kính sẽ vỡ và lũ xác sống sẽ nhảy lên và bám vào chiếc trực thăng và kéo nó xuống. Đến lúc ấy sẽ không còn mống nào thoát nạn, không chết vì vụ nổ sau khi máy bay rơi thì cũng chết dưới tay lũ xác sống khát máu kia....

"Cánh Đỏ 10 gọi phi đội, vũ khí sẵn sàng, thiết lập đội hình bậc thang. Nhận đủ trả lời."

Giọng chỉ huy vang lên báo hiệu họ đã đến khu vực hành động. Thiếu tá Ngọc quan sát chung quanh. Họ đang ở trên những tán cây cao của một công viên. Phía phải là Dinh Độc Lập, phần cánh trái đã bị phá hủy do một chiếc máy bay chở khách đâm vào. Phần đuôi của chiếc máy bay ấy vẫn còn chúc ra ngoài và từ đó, một vệt khói cùng một vật sáng chói đang hướng về phía cô...

"Coi chừng tên lửa!"- Hạ sĩ Trâm nói lớn.

Thiếu tá Ngọc đã nhìn thấy quả tên lửa. Cô cho máy bay hạ độ cao thật nhanh và bẻ quặt nó sang phía quả tên lửa được phóng đi. Trên điện đài, chỉ huy đã ra lệnh tấn công. Kiên lên nòng khẩu súng máy và rê nó quanh cánh cửa. Chốc chốc cậu ta lại bắn đi một loạt đạn xuống dưới. Phía dưới cánh bay, Thiếu tá Ngọc nhìn thấy những đồng đội của mình đang co cụm lại phía trước nhà thờ Đức Bà, chỗ bức tượng Maria bị đạn phạt cụt mất đầu. Những kẻ tấn công đang đổ về từ phía bờ song, phía sau những cây cổ thụ của những con đường trung tâm thành phố. Chiếc trực thăng của Thiếu tá Ngọc giảm độ cao và lơ lửng bên trên những chiến sĩ bị mắc kẹt. Thiếu tá Ngọc nhìn đám quân địch với ánh mắt sắc lẻm rồi nhấn cò. Lập tức chiếc máy bay rung lên vì sức giật của hai khẩu pháo 23ly và hàng chùm tên lửa được phóng ra. Loạt đạn đầu vừa bắn xong, Thiếu tá Ngọc cho máy bay bay vòng trên khuôn viên nhà thờ, xả đạn xuống đầu quân địch. Không ai có thể để ý thấy nụ cười mỉm trên môi Thiếu tá Ngọc khi cô nhìn những tay súng ngã gục, giật nảy hay từng nhóm co cụm lại để rồi bị hất tung lên bởi những quả rốc két. Bọn địch tung ra những tên xác sống- những tên xác sống này được thuần hóa để phục vụ bọn chúng-về phía những chiến sĩ. Phi đội trưởng đã bị tên lửa bắn hạ. Máy bay của ông ta rơi xuống ở công viên sau lưng nhà thờ. Đại úy Sơn liên lạc qua ống nói yêu cầu hỗ trợ để anh ta hạ cánh. Thiếu tá Ngọc đã bắn hết đạn, chỉ còn lại khẩu súng máy ở cửa của Kiên. Cậu ta vẫn đang bắn hang say, các tút nóng hổi rơi loảng xoảng xuống sàn máy bay. Chiếc trực thăng màu trắng của Đại úy Sơn đã đáp xuống vòng tròn làm từ những chiếc xe tăng hỏng mà những người lính ở đây dung làm công sự. Thiếu tá Ngọc cảm thấy yên tâm vì anh ta đã an toàn, dù gì thì đây cũng là một trận chiến ác liệt đối với họ, ngay cả chính cô cũng đã suýt chết một lần rồi còn gì.

Phía dưới, những người bị thương đang được chuyển vào máy bay của Đại úy Sơn. Thiếu tá Ngọc vẫn cho máy bay bay vòng quanh nhà thờ đề phòng quân địch, nhưng dường như chúng đã rút lui xa rồi. Tiếng Đại úy Sơn nhẹ nhàng cất lên:

"Cánh Đỏ 17, Cánh Đỏ 12 đây. Chúng tôi đã di tản xong phía dưới. Cô chăn hậu, chúng ta quay về thôi."

Từ xa một đám bụi bốc lên và chiếc trực thăng màu trắng bay lên từ từ. Nhưng bỗng từ đâu đó, một quả tên lửa phóng trúng thân máy bay. Chiếc trực thăng nổ tung thành nhiều mảnh. Từ trong buồng lái của mình, Thiếu tá Ngọc sững sờ. Hạ sĩ Trâm thì quay mặt hướng khác và khẽ lấy tay áo quệt một giọt nước mắt rơi nhanh. Chiếc trực thăng của Đại úy Sơn tan tành, những mảnh vỡ rơi xuống như sao sa trước mắt toàn bộ tổ lái của Thiếu tá Ngọc. Trong một thoáng cô nhìn ra sau và thấy xạ thủ súng máy của mình nằm gục trên nòng súng. Vai và đầu cậu ta nát bấy ra bầy nhầy thịt và máu. Thiếu tá Ngọc lại im lặng quay lên và bóp công tắc phát. Cô nói giọng run run:

"Hương Giang, đây là Cánh Đỏ 17. Chúng tôi thương vong quá nhiều, nhiệm vụ thất bại. Xin chỉ thị."

Một lát sau tiếng của đài chỉ huy vang lên:

"Cánh Đỏ 17 triệt thoái nhanh về căn cứ. Cô đang ở trong vùng nguy hiểm của bọn đối lập đấy. Nghe rõ."

Thiếu tá Ngọc đáp lời rồi cho chiếc máy bay lên thật cao rồi hướng về phía căn cứ. Nhưng trong một tích tắc cô nghe một tiếng vút rất nhanh và cao. Và cô nhắm mắt lại.............

"Cánh Đỏ 17 gọi Hương Giang. Chúng tôi đang rơi. CẤP CỨU! CẤP CỨU!".

...

Thiếu tá Ngọc từ từ mở mắt. Toàn thân cô ê ẩm vì đau. Những hình ảnh lờ mờ đầu tiên mà cô nhìn thấy là một khuôn mặt đeo mặt nạ phòng độc mặc một thứ quân phục mà cô chưa từng thấy bao giờ có một phù hiệu chữ thập giá trên vai áo phải. Giọng nói phát ra từ chiếc mặt nạ ấy nói với một người khác:

"Bắn nó không mày? Đức cha nói rằng không giữ tù binh"

"Thôi"-Giọng người kia gạt phắt đi- "Để nó đó ken cờ (quelque- tiếng Pháp nghĩa là làm gì đó-TG) cái đã, bắn làm c. gì phí đạn."

Không một người nào nói gì, và tức thì ngay sau đó một báng súng AK gỗ đánh vào đầu Thiếu tá Ngọc đau điếng. Cô ngất đi....

Hai tên lính nọ không kéo cô đi xa. Chúng làm tại chỗ. Một tên vội vàng đến long ngóng cởi xanh tuya đạn ra sau đó kéo tuột chiếc quần khaki xuống trong khi tên còn lại giữ chặt Thiếu tá Ngọc, hắn lột bộ quần áo bay của cô. Nhưng hắn cũng vụng về như đồng đội hắn và những tiếng loang choang xột xoạt ấy đã đánh thức Thiếu tá Ngọc. Một cú đá và tên lính đang kéo quần vội vàng ôm hạ bộ và la bai bải: "Đ.má, nhỏ dữ quá mày." Nhưng chẳng ai có thể trả lời hắn vì một đường lia nhẹ của con dao gắm trong túi quần bay, Thiếu tá Ngọc đã cắt lìa cổ họng tên kia. Thiếu tá Ngọc vụt chạy thật nhanh trước khi tên kia lấy lại được bình tĩnh và xả súng vào cô. Cô chạy qua xác chiếc trực thăng, bây giờ chỉ còn là một đống sắt cháy đen. Hạ sĩ Trâm đã hi sinh, đầu cô gục trên bảng đồng hồ. Một tên lính đi qua rút dao chém soạt. Và lũ lính cười rú lên...

Thiếu tá Ngọc cắm đầu chạy. Những giọt nước mắt rơi vội làm đôi má cô trở nên lành lạnh. Trong cả cuộc đời mình, cô chưa từng thấy cảnh nào ghê rợn như lúc nãy, một con người bị chém phăng đầu. Đạn của bọn lính lạ mặt bắn chíu chíu theo cô, cắm phầm phập xuống mặt đường nhựa, đập vào những xác xe kêu chíu chíu. Những viên đạn quái ác cùng với những tiếng cười quái ác đuổi theo cô làm cô chạy nhanh hơn. Chạy mãi rồi cung mệt, Thiếu tá Ngọc quay người bắn một phát súng ngắn về phía bọn đang đuổi theo cô. Một tiếng rú ghê rợn vang lên và tiếng thét của một tên nào đó: "Đm, đuổi theo hiếp chết nó cho tao, tụi ăn hại!". Thiếu tá Ngọc bật khóc và cô chui vào một chiếc xe buýt bị cháy đen thui nằm trên con đường Nguyễn Thị Minh Khai, bên hông Dinh Độc Lập. Cô nhìn xung quanh và thấy lũ xác sống đang lởn vởn xung quanh mình. Bọn lính kia đã lủi hết khi tiếng súng và tiếng nói của chúng đánh thức bọn xác sống ở quanh đây. Thiếu tá Ngọc nhớ lại lần sinh hoạt gần đây nhất của phi đội, Đại úy Sơn đã phát cho mọi người một tờ bướm của bộ phận y tế chỉ rõ thói quen của lũ xác sống. Bình thường, chúng bất động, nằm yên như những cái xác hoặc cùng lắm là đi vật vờ đây đó, nhưng khi có động mạnh, như tiếng súng hay tiếng nổ hay chỉ là một cái lon thiếc rơi xuống đường thì chúng sẽ "hóa điên"- họ nói như vậy- và lao tới bạn. Thiếu tá Ngọc nhớ tới những điều đó và rùng mình. Cô nghĩ không lẽ mình sẽ chết ở đây, sẽ là một cái chết xạo lìn, như đám sinh viên bạn cô vẫn hay nói, và cô không thích điều đó. Thiếu tá Ngọc lại nhìn một lượt quanh cô, và cô nhận ra trời đang tối dần. Cuộc chiến đấu đã diễn ra trong suốt nửa ngày trời và giờ cô đang kẹt ở trong một cái xe buýt cháy dở ở một con đường toàn xác sống. Cô nghĩ vậy rồi liều mình vọt ra ngoài chạy một mạch. Đám xác sống nghe động gào lên rồi phóng theo cô. Thiếu tá Ngọc rẽ quặt vào một con đường ngang, đường Lê Quý Đôn. Đám xác sống vẫn đang đuổi theo sát nút. Thiếu tá Ngọc lúc này đã đuối sức, cô chỉ muốn dừng lại và nhắm mắt, nhưng nếu cô làm vậy cô sẽ chết. Đúng lúc này cô thấy một ánh đèn leo lét phía trong một con hẻm lớn có một chiếc xe tải bị lật nghiêng. Cô liền chạy vào đó, đúng lúc một chú chó sủa váng lên ở đâu đó và đám xác sống liền đuổi theo. Thiếu tá Ngọc lúc này đầu tóc rũ rượi, đứng dựa vào một bờ tường thở dốc. Cô bấm băng đạn khẩu súng ngắn, băng đạn chỉ còn đúng năm phát. Ngọn đèn vàng vẫn đang leo lét ở một căn nhà gần đó, đối diện chiếc xe tải lật nghiêng. Thiếu tá Ngọc lên đạn và chậm rãi tiến về phía căn nhà. Trong cảnh tranh sáng tranh tối, cô nhìn thấy có vài cái xác nằm trước cửa căn nhà lên đèn kia. "Xác sống", cô khẽ kêu lên. Xác sống bị hạ nghĩa là có người ở quanh đây. Thiếu tá Ngọc đứng hồi lâu cố tìm một lối vào căn nhà kia. Cuối cùng cô quyết định leo qua cổng, cánh cổng sắt đã bị chặn lại bởi một chiếc tủ khá to. Thả người xuống nhẹ nhàng nhất có thể, Thiếu tá Ngọc rút nhanh khẩu súng ngắn và cây đèn pin nhỏ trong túi áo bay ra. Ánh sáng rọi sáng căn phòng. Một bộ sofa, một chiếc đèn chùm đầy bụi. Một cầu thang dẫn lên gác. Thiếu tá Ngọc cởi một nửa chiếc áo bay liền quần ra quấn lại. Cô tắt đèn bấm và thả người xuống chiếc sofa êm ái. Cô nhắm mắt, từ từ cảm nhận cơn mệt mỏi đang xâm lấn cơ thể cô. Hôm nay đã là một ngày dài rồi, quá dài đối với cô....

*Phần sau của chương này trở lại ngôi thứ nhất của Trần Ngọc Hòa- TG.

Tôi lại gặp bố trong mơ. Bố đứng bên chiếc trực thăng đang bốc cháy phừng phừng, mặc bộ đồ sĩ quan không quân màu xanh dương đậm, vai đeo quân hàm. Bố nhìn tôi cười rất hiền hậu. Tôi tiến lại gần và thấy dưới chân ông là một chiếc va li xách tay nhỏ màu đen. Ông ôm lấy tôi và xoa đầu tôi. Rồi ông nói:

"Hòa con, bố rất tự hào về con. Con đã cho bố thấy con đã trưởng thành thế nào rồi. Con không còn là cậu quý tử mà bố toàn phải la mắng như xưa nữa, mà là một chiến sĩ dung cảm..."

"Nhưng con đã cầm súng đâu bố......"

"Không con ạ. Con hy sinh rất nhiều thứ cho người con gái đang ở bên con hiện giờ. Bố biết chuyện hai đứa thế nào. Tuổi này ai cũng thế con à, ngay cả bố con cũng vậy. Cái quan trọng là con đã cho cô bé sự an toàn mà cô ấy tìm kiếm trong hoàn cảnh này. Bố biết con phải cực khổ nhiều, nhưng con hãy vững tin vì con còn một con đường dài phía trước."

Tôi "dạ" rồi nhìn bố thật lâu. Bố có vẻ hồng hào hơn so với khi ông vội vã ra đi cái ngày đại dịch ập xuống thành phố, có lẽ ở đơn vị người ta có đầy đủ thức ăn hơn. Bố đột nhiên thay đổi sắc mặt, từ âu yếm sang cái vẻ mặt buồn buồn. Bố đặt tay lên vai tôi như thể đang giao cho tôi một trọng trách gì lớn lao lắm. Bố hỏi:
"Hòa, con có thể làm việc này cho bố chứ?"

"Dạ, bố cứ nói đi"-Tôi đáp.

"Bố phải đi xa"-Ông ngập ngừng một lát- "Rất xa con ạ. Bố có một người đồng đội, một người em cần con giúp đỡ. Cô ấy bị nạn. Hãy giúp cô ấy."

"Thế con phải làm gì ạ?"

"Con hãy cho cô ấy ở với chúng ta, trong ngôi nhà của ta. Hãy đưa cô ấy về HƯƠNG-GIANG, nơi đó sẽ tiếp nhận tụi con. Hãy nhớ lấy."

Có một tiếng hét lớn và chiếc trực thăng bị tách ra thành nhiều mảnh. Một bóng đen bước ra chậm rãi. Bố tôi quay lại nhìn bóng đen ấy rồi quay lại nói giọng gấp gáp:

"Con làm được chứ Hòa? Bố phải đi ngay rồi. Công việc của một người sắp bước qua cánh cổng định mệnh đang chờ bố. Hãy chăm sóc cho những người con yêu quý. HÃY ĐỂ CON BÚP BÊ CÁNH ĐỎ Ở PHÒNG BỐ. NÓ SẼ TỰ BIẾT PHẢI LÀM GÌ! HÃY NHỚ LẤY!"

Bố tôi hét lớn và chào tôi theo kiểu nhà binh. Bóng đen từ phía sau vỗ vai ông. Bố từ tốn đội chiếc kepi sĩ quan, xách vali và đi theo hắn.........và lửa bao lấy hai người....

Tôi thức dậy và trán ướt mồ hôi. Đầu tôi đau điếng. Giấc mơ vừa rồi, tôi cảm thấy sao mà nó hư hư thực thực thế nào. Bố tôi bị một bóng đen nào đó dẫn đi vào một màn lửa, điều đó nói lên ý nghĩa gì. Rồi còn lời nói của ông về một người bạn, một người mà ông gọi với cái tên "Búp Bê Cánh Đỏ", điều đó nhắc đến ai? Tôi dụi mắt nhiều lần cho tỉnh rồi đứng dậy vươn vai. Linh vẫn đang ngủ ở giường ở trên giường, trùm chăn kín mít. Cô ấy bị ốm mất mấy ngày hôm nay do một cơn mưa bất chợt hồi tuần trước khi chúng tôi đang lang thang trên đường tìm kiếm thức ăn. Linh hắt hơi rất nhiều và hâm hấp sốt. Mặt cô ấy xanh xao và trông cô bé thật yếu ớt. Tôi dành dụm chút gạo còn lại từ lúc chúng tôi rời khỏi trại của Đại úy Tâm ở viện bảo tàng chiến tranh để nấu cháo cho Linh, còn tôi thì cứ mấy cái bánh mì Kinh Đô tìm được ở trên phố mà làm tới. Tôi tiến lại phía Linh và sờ lên trán cô bé. Vẫn còn nóng. Tôi xoa xoa rồi gãi nhẹ cái trán lấm tấm mụn của cô bé rồi định lên tầng thượng tưới cho mấy thùng rau xanh. Từ khi có những chiếc thùng ấy, chúng tôi tìm thêm hạt giống ở những siêu thị và những ngôi chợ đầy xác sống. Và giờ thì những cọng rau dền, rau sam và rau cải đã lên mơn mởn, cho chúng tôi ít chất xơ quý giá để việc "thả bom" dễ dàng hơn. Đúng lúc tôi xách chiếc thùng nhôm lên định mở vòi nước thì tôi nghe dưới nhà có tiếng lạch cạch. Ngỡ là Linh dậy, tôi vội vàng đi xuống xem cô ấy có cần tôi giúp gì không. Nhưng Linh đang ngủ. Tôi có cảm giác có cái gì đó sai sai. Xác sống? Đám lính đối lập? Ăn cướp? Những tình huống làm đầu tôi căng lên. Tôi lên đạn khẩu súng ngắn và xuống lầu. Phòng khách trống không nhưng tôi đã nhận ra có sự lạ, đó là một khẩu súng ngắn với băng đạn được tháo ra, một chiếc đèn bấm nhỏ và một cuốn sổ nhỏ đang nằm trên bàn khách. Tôi nhẹ nhàng bước đến chiếc sofa và ngồi xuống. Mùi mồ hôi và một mùi thơm kì lạ lọt vào mũi tôi ngay tức khắc. Chắc chắn có người đã ở đây và họ đã bỏ đi, để lại những thứ này. Tôi mở cuốn sổ tay nhỏ ra. Bên trong là một bản đánh máy một cái lý lịch của ai đó. Tôi đọc lướt qua rồi lật qua trang tiếp theo. Thì ra đây là một cuốn sổ tay phi công có ghi thông tin về các chuyến bay. Những nét chữ tròn và to được viết nắn nót theo những đường kẻ mảnh bằng bút bi xanh. Tôi đang suy sưa đọc thì bỗng nghe tiếng "rách" của quy lát súng và một tiếng phụ nữ trẻ nói gọn:

"Thả xuống!"

Tôi đứng hình. Người này là ai và cô ta làm gì trong nhà tôi, vả lại còn chĩa súng vào đầu tôi và bảo tôi bỏ quyển sổ xuống. Tôi nhẹ nhàng buông cuốn sổ và nòng súng lạnh lẽo cũng nhích ra xa đầu tôi. Lăm lăm cây súng ngắn là một phụ nữ trẻ tuổi, mặc một chiếc áo sơ mi trắng với một bộ đồ trông giống như đồ bay phi công được buộc lại ở ngang bụng. Trên hai tay áo có những phù hiệu và lá cờ Việt Nam, chứng tỏ đây là một người của lực lượng vũ trang, hoặc có lẽ chỉ là một cô nào đó vô tình lạc vào nhà tôi và mang bộ đồ bay này trên người. Tôi thừa cơ cô này không để ý bèn chộp luôn khẩu Makarov và chĩa thẳng vào mặt cô ta, hét lớn:

"Cô là ai? Cô làm gì ở đây?"

Người phụ nữ chợt bật cười. Nụ cười của cô ta thật đáng yêu, tôi phải công nhận. Cô ta cười rồi nói:

"Thoải mái đi thanh niên, cậu đang chĩa súng vào tôi trong khi bật chốt an toàn đấy. Tôi mới là người phải hỏi thanh niên đây. Cậu là ai?"

"Chủ nhà này!"-Tôi xẵng giọng- "Chứ cô nghĩ tôi là ai? Ba cái thứ ma cà bông ngoài đường sao?"

Cô ta lại cười rồi nhẹ nhàng cất cuốn sổ vào túi áo bay. Trong lúc cô này loay hoay cất cuốn sổ, tôi để ý thấy tên cô ta: Ngọc, và phù hiệu của HƯƠNG- GIANG, tổ chức bí ẩn mà bố tôi có liên quan và một phù hiệu mà khi tôi đọc dòng chữ được thêu bằng chỉ đỏ, tôi không khỏi giật mình. Nó gồm một chữ thập đỏ, với một đầu được vẽ thành hình chiếc cánh và dòng chữ: CÁNH-ĐỎ. Thấy tôi cứ nhìn mãi, người phụ nữ ngồi xuống chiếc sofa và nói:

"Chẳng giấu gì nhóc, tôi là Ngọc, Trần Thị Bích Ngọc, Thiếu tá, Không quân Việt Nam. Tôi tưởng nhà đây vắng người nên vào tá túc tạm. Có lẽ đến lúc tôi phải đi rồi, tôi phải tìm lại đơn vị trước khi quá muộn,"

"Cô nghĩ cô có thể đi đâu giờ này? Bọn xác sống đánh hơi được sự hiện diên của cô đấy, cô phi công à. Và ĐỪNG CÓ GỌI HÒA LÀ NHÓC!"

Giọng nói yếu ớt của Linh vang lên sau lưng khiến tôi phải quay lưng lại. Cô ấy vẫn còn khá yếu, phải quấn chăn và đi còn run. Linh xăm xăm đi xuống phòng khách, thả mình trên chiếc ghế sofa với tôi. Thiếu tá Ngọc cười nói:

"Ái dà, khá bất ngờ đây. Hai người trong một căn nhà. Một trai một gái. Cậu có còn quá trẻ để giữ một đứa con gái trong nhà không? Bố mẹ cô cậu đâu cả mà lại để hai thanh niên này giữa một nơi toàn bọn ăn thịt nhỉ?"

Linh đỏ mặt nói lớn:

"Bố mẹ chúng tôi mất tích được chưa? Hòa đã cứu tôi và chúng tôi đang sống bình thường như bao người đang sống khác. Và làm ơn hãy ăn ít lại, cô đã ăn khá nhiều rồi đó."-Linh chỉ vào hai cái vỏ bánh mì Kinh Đô trên bàn khách.

Bị kẹt giữa cuộc đấu khẩu của hai người phụ nữ, tôi đâm ra lúng túng. Bình thường, sự nóng nảy của Linh cũng đã đủ làm tôi phải kính nể. Nay lại mọc đâu ra cô phi công trẻ măng này rồi hai người lại cãi nhau. Cuối cùng, tôi phải xoa dịu bằng cách nói tránh đi:

"Anh đã ăn hai cái bánh ấy Linh ạ. Thiếu tá đây chẳng ăn gì cả em ạ. Để anh lấy cháo cho em nhé?"

Đến lúc này Linh mới chịu nguôi. Cô ấy nhẹ nhàng để tôi xúc từng thìa cháo nhỏ vào miệng. Thiếu tá Ngọc nạp đạn khẩu súng của cô ta và nói:

"Tôi sẽ đi vào lúc mặt trời lên cao. Hai cô cậu không phải lo về sự phiền toái của tôi đâu."

Tôi không nói gì và cho Linh ăn nốt chén cháo nóng. Xong tôi kéo cô ấy vào nhà bếp. Tôi kể cho cô ấy mọi chuyện về bố tôi, về lời dặn bí ẩn của ông ấy về một nhân vật "Búp bê Cánh Đỏ" nào đó. Linh nghe xong nói:

"Thế anh nghĩ đó là cô ta? Cô ta không dễ chịu, nhưng em thấy nụ cười của cô ta thì đúng có vẻ búp bê thật. Ta cứ xem liệu cô ta có phải là người bố anh nói đến hay không, rồi ta sẽ xem thế nào. Không đủ đồ để nuôi ba miệng ăn đâu."

Chúng tôi bàn thêm một hồi nữa rồi ra ngoài. Thiếu tá Ngọc đang đứng trước cổng nhà và chuẩn bị leo lên những vật chướng ngại mà chúng tôi dùng để chặn lũ xác sống. Linh gọi to:

"Này cô, cô làm cái quái gì thế?"

"Tôi đi"- Thiếu tá Ngọc nói, không quay lại- "Đi tìm đơn vị tôi."

"Cô đừng có điên mà ra đó một mình. Chúng tôi...à cháu, sẽ cho cô ở đây. Dù sao chúng cháu cũng cần một người để bầu bạn cho vui."

Thiếu tá Ngọc đứng sững. Cô ta quay lại và cười, nụ cười tựa như một con búp bê. Mặt cô ta đỏ lên, chắc vì xúc động. Cô ta đến gần tôi và Linh, giọng nhẹ nhàng:

"Tôi cảm ơn hai cô cậu. Nhưng liệu hai người có chắc là muốn tôi ở lại?"

Tôi nhìn Linh, cô ấy mỉm cười. Hai đứa tôi gật đầu cái rụp rồi cười to. Thiếu tá Ngọc chìa tay ra và chúng tôi bắt tay nhau. Từ nay, ngôi nhà của tôi lại có thêm một con người...

Tôi sắp xếp cho Thiếu tá Ngọc nghỉ và sinh hoạt ở phòng bố mẹ, với điều kiện là cô ấy phải đi với chúng tôi trong những lần đi săn nhu yếu phẩm và hằng ngày chăm sóc những thùng rau xanh. Thiếu tá đồng ý ngay và sẽ hợp tác với tụi tôi cho tới khi cô ấy tìm thấy đơn vị qua sóng điện đài. Tối ấy, sau khi chào Thiếu tá và đắp chăn cho Linh cẩn thận, tôi ngồi vào bàn và nhìn tấm hình bố chụp với tôi để ở trên bàn và nói thầm:

"Thưa bố, Búp Bê Cánh Đỏ đã an toàn. Con đã làm theo lời bố rồi đây. Liệu còn điều gì bố và cô búp bê này còn muốn con và Linh trải qua không...."

-Hết-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro