7.2 Cac giai doan ADPL, tang cuong PC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Phân tích các giai đoạn của việc áp dụng pháp luật? Nêu các biện pháp để tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

(trình bày khái niệm về áp dụng pháp luật theo câu 1)

Áp dụng pháp luật là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định cảu pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt, hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể. Ở nước ta, trong 1 số trường hợp, theo quy định của pháp luật, các tổ chức CT-XH cũng đc thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật.

Khái niệm áp dụng pháp luật: là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của nhà nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật trong từng trường hợp để áp dụng cho cá nhân, tổ chức cụ thể.

            ADPL phải trải qua các giai đoạn sau:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện hoàn cảnh, tình tiết thực tế khác quan của vụ việc.

Khi ADPL các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét toàn bộ các tình tiết của sự việc, phân tích, chứng minh những sự kiện có liên quan. Đối với các trường hợp pháp luật yêu cầu, cần phải sử dụng những biện pháp chuyên môn để xác định độ tin cậy của các sự kiện. Khi điều tra xem xét cần đẩm bảo sự công bằng cho các cá nhân có liên quan đến vụ việc. Khi xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc đòi hỏi phải làm rõ tính chất pháp lý của nó. Ko thể ADPL đối với những vụ việc ko có đặc trưng pháp lý. Do đó, ở giai đoạn này đòi hỏi ko chỉ xác định những tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của nó. Đây là giai đoạn đầu của quá trình ADPL, yêu cầu người có thẩm quyền ADPL phải nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ việc; xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc; tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.

- Lựa chọn quy định pháp luật tương ứng để giải quyết vụ việc.

Trên cơ sở làm tốt các công việc của giai đoạn 1 nói trên, cần tìm kiếm các quy phạm pháp luật tương ứng đem ra áp dụng. Đầu tiên là, phải xác định vụ việc này do ngành luật nào điều chỉnh, sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Khi lựa chọn quy phạm pháp luật phải tính đến những thay đổi của pháp luật. Quy phạm đc lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực. Như vậy, giai đoạn 2 của quá trình áp dụng pháp luật yêu càu phải lựa chọn đúng đắn quy pham pháp luật đc đưa ra áp dụng; xác định quy phạm đc lựa chọn là đang có hiệu lực và ko mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật đem ra áp dụng.

- Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng.

Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung quy phạm pháp luật đc lựa chọn có mục đích bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp luật. Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế xã hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý.

Để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật đưa ra áp đụng, cần phải biết giải thích pháp luật. Thông thường có các phương pháp giải thích pháp luật sau đây: phương pháp loogic, phương pháp giải thích về mặt văn phạm, phương pháp giải thích về mặt lịch sử, phương pháp giải thích hệ thống. Ngoài ra còn một số phương pháp giải thích pháp luật khác như giải thích đúng nguyên văn, giải thích mở rộng, giải thích hạn chế…Các phương pháp giải thích pháp luật nói trên trong nhiều trường hợp đc sử dụng đồng thời để nhận thức đầy đủ, đúng đắn pháp luật.

Tóm lại, giai đoạn thứ 3 của quá trình áp dụng pháp luật nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng thông qua trình độ của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

- Ra văn bản áp dụng pháp luật

Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của 3 giai đoạn trên. Ở giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền ra văn bản quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm.

Văn bản áp dụng pháp luật thể hiện rõ trình độ và năng lực của người có thẩm quyền áp dụng. Bởi vì ở giai đoạn này người có thẩm quyền đưa ra các phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý. Các phán quyết này chính là việc vận dụng  những quy định pháp lý chung thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật để cá biệt hóa, cụ thể hóa cho trường hợp cụ thể. Khi ra quyết định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ko thể xuất phát từ ý muốn chủ quan hoặc tình cảm cá nhân. Quyết định ADPL phải phù hợp với quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng.

Văn bản ADPL phải đc ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý theo đúng thể thức đã quy định. Nội dung của văn bản phải rõ ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể và chỉ được thực hiện 1 lần.

- Tổ chức thực hiện văn bản ADPL

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình ADPL. Trong giai đoạn này cần tiến hành các hoạt động bảo đảm cho việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ văn bản ADPL. Đồng thời cần tiến hành kiểm tra giám sát việc thi hành văn bản ADPL, nhằm bảo đảm để quyết định trở thành hiện thực trong đời sống.

*Các biện pháp để tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay.

KN: pháp chế là pháp luật hành vi là hành động hay không hành động phù hợp với các quy định của pháp luật.

Khái niệm pháp chế XHCN: là chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật, mọi chủ thể pháp luật đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải đc phát hiện kịp thời và bị xử lý nghiêm minh.

* Các nguyên tắc của pháp chế XHCN

- Tôn trọng tính tối cao của HP

+ tôn trọng thẩm quyền

+ Nội dung

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân

- Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên phạm vi cả nước.

- Các cơ quan xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

+ chủ thể là tất cả mọi người

+ thẩm quyền các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức khi phát hiện phải xử lý kịp thời, khách quan, công minh.

* Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay

Tăng cường pháp chế XHCN là quy luật vận động, phát triển của xã hội nước ta theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Trong các nhiệm vụ, giải pháp đưa ra tại ĐH XI của Đảng về Đẩy mainh xây dựng NN PQ XHCNVN chỉ rõ, cần phải “Nâng cao năng lực quản lý và điều hành cảu nhà nước theo PL, tăng cường Pháp chế XHCN và kỷ cương, kỷ luật. Nhà nước chăm lo phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân.”

Để tăng cường pháp chế XHCN có một số các biện pháp sau đây:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế XHCN.

+ trong việc xây dựng pháp luật để mọi đường lối, chủ trương của Đảng được cụ thể hóa trong Luật.

+ Lãnh đạo công tác tổ chức, thực hiện pháp luật.

+ Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ

+ tăng cường công tác tự phê bình và phê bình

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ và đầy đủ.

- Tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật đưa pháp luật vào trong đời sống xã hội.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm xử lý các vi phạm pháp luật.

- Hoàn thiện hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật như TA, VKS, Công an…

- Tăng cường các hoạt động bổ trợ tư pháp

- tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro