7.5 Hinh thuc thuc hien PL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 7

Câu 1: Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật. Tại sao áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt. Áp dụng pháp luật được thực hiện trong những trường hợp nào?

Trả lời.

Khái niệm thực hiện pháp luật: là quá trình hoạt động có mục đích của con người nhằm làm cho các quy định của Hiến pháp và pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thế pháp luật.

Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong hệ thống pháp luật với số lượng rất lớn và nội dung rất phong phú đa dạng nên hình thức thực hiện pháp luật cũng rất khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý phân chia thực hiện pháp luật thành 4 hình thức sau: tuân thủ pháp luật;chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.

- Tuân thủ pháp luật là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để ko tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Việc các chủ thể pháp luật tự kiềm chế là những xử sự thụ động, tự ghép mình vào tập thể, vào xã hội, đặt lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích bộ phận cục bộ. Pháp luật quy định mọi tổ chức và công dân ko được thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ko đc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đó là nững điều pháp luật cấm. Đồng thời vì lợi ích chung, tùy theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật bắt buộc tổ chức, công dân phải làm 1 việc nào đó.

- Chấp hành pháp luật là 1 hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực. Khác với việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý khi vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ pháp lý nói ở đây là các nghĩa vụ pháp lý mang tính đương nhiên của công dân, của cán bộ công chức nhà nước; coi đây là bổn phận và trách nhiệm và các chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng khuyến khích thực hiện có hiệu quả cao. Hoạt động cháp hành pháp luật là cơ sở pháp lý để đánh giá công trạng, thành tích và danh dự, phẩm giá tốt đẹp của công dân và tổ chức cũng như cán bộ, công chức nhà nước.

- Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Song nếu các chủ thế ko xử dụng quyền cảu mình thì pháp luật cũng không bắt buộc. Nói cách khác, các quyền chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện theo ý chí của chủ thể. Trong 1 chế độ pháp luật dân chủ, chủ thể pháp luật có nhiều quyền năng pháp lý như: quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và kháng cáo, đình công… Các chủ thể pháp luật được dùng các quyền này để bảo vệ các lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi công dân thực hiện các quyền này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng pháp luật là 1 hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định cảu pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt, hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể. Ở nước ta, trong 1 số trường hợp, theo quy định của pháp luật, các tổ chức CT-XH cũng đc thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật.

Khái niệm áp dụng pháp luật: là hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực của nhà nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật trong từng trường hợp để áp dụng cho cá nhân, tổ chức cụ thể.

 

- ADPL được thực hiện trong những trường hợp sau:

- ADPL khi có hành vi vi phạm pháp luật.

            Cho ví dụ: ví dụ vi phạm luật Giao thông, bị công an tuýt còi.

- Áp dụng pháp luật khi thay đổi, châm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cần có sự can thiệp của Nhà nước.

            Cho ví dụ: Ly hôn.

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia các quan hệ pháp luật mà họ ko tự giải quyết đc.

            Cho ví dụ: tham gia hợp đồng dân sự, thương mại, kinh tế…

- ADPL khi cần có sự tham gia để kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với một số quan hệ pháp luật hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số vụ việc.

            Cho ví dụ: công chứng, chứng thực…

-Đặc điểm đặc thù của áp dụng pháp luật thể hiện áp dụng pháp luật là 1 hình thức đặc biệt vì:

+ Thứ nhất: áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền được áp dụng.

            + Thứ hai: thể hiện quyền lực nhà nước

            + Thứ ba: được quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục và hình thức

            + Thứ tư: cá biệt hóa quy định pháp luật chung áp dụng cho cá nhân, tổ chức cụ thể.

            + Thứ năm: mang tính sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro