7.mtiêu,qđ ctrương xd HTCT TKĐM 8.QTĐM tduy về xd và pt nền VHóa 9. ND ĐLĐNgoại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.      Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới: 

a.Mục tiêu: Là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. 

b. Quan điểm: - Kết hộp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mối chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước làm đổi mới chính trị. - Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà Nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lồi đổi mới toàn diện, đồng bộ Đất nước, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thứcm với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới hệ thông chính trị 1 cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. - Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

8.Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá: - ĐH6 (12-1986): Đảng đã nhấn mạnh về vai trò của xã hội, xác định khoa học kinh tế là động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.

 - ĐH7 (6-1991): Đảng đưa ra quan niệm về xây dựng nền văn hoá có đặc trưng tiến triển, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện trong chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, đời sống tinh thần cao đẹp, nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ, trái với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, với phương hướng đi lên CNXH.

- ĐH7 đến 11: Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, đặc biệt tại hội nghị trung ương 2 khoá 10, Đảng chỉ rõ được sự biến đổi của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã thay đổi đến các quan hệ thị hiếu cũng như tác động đến giá trị của các lĩnh vực xã hội hiện hành.

9.Nội dung đường lối đối ngoại: - ĐH4 (12/1976) : + Tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với các nước XHCN. + Bảo vệ và phát triển mối quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia. + Sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ với các nước trong khu vực. Trên cơ sở tôn trọng độc lập  chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

- ĐH5 (3/1982): Đại hội V xác định: Đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động tích cực. Đảng  nhấn mạnh tiếp tục hợp tác toàn diện với Liên Xô. Xây dựng quan hệ Việt Nam-Lào Campuchia. + Kêu gọi các nước ASEAN và các nước Đông Dương đối thoại, hợp tác. + Khôi  phục  quan  hệ  bình  thường với Trung Quốc. + Thiết  lập  và  mở  rộng  quan  hệ với  tất  cả  các  nước  không phân biệt chế độ chính trị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro