7 nốt nhạc của gam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cấu tạo gam trưởng

Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam C trưởng. Tức là:

1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung (cũng có thể hiểu là gồm 1 quãng 3 trưởng và 1 quãng 6 trưởng)

Ví dụ:

Gam C: bắt đầu là nốt Đô: C, D, E, F, G, A, B, C.

ta thấy khoảng cách giữa các nốt đúng như trong công thức trên, tức là:

1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A), 1 cung (A-B) và 1/2 cung (B-C)

Cấu tạo gam thứ

 Là gam mà khoảng cách giữa các nốt giống như trong gam Am, nghĩa là: 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung, 1/2 cung, 1 cung, 1 cung.

Ví dụ:

Gam Am: bắt đầu là nốt A: A, B, C, D ,E ,F, G, A

ta thấy thứ tự giống như công thức:

1 cung (A-B), 1/2 cung (B-C), 1 cung (C-D), 1 cung (D-E), 1/2 cung (E-F), 1 cung (F-G), 1 cung (G-A)

Quan hệ giữa gam trưởng và thứ trong cùng 1 bộ dấu hóa Khi nhìn vào 1 bài nhạc ở một bộ dấu hóa nào đó. Ví dụ dấu hóa có 1 nốt #. Theo phần trên thì ta biết ngay nó có thể ở giọng G trưởng. Vậy câu hỏi đặt ra là giọng thứ của nó là gì? Để tìm giọng thứ, bạn chỉ việc đếm từ giọng trưởng xuống 1 cung và 1/2 cung.

Ví dụ: giọng G trưởng đếm xuống 1 cung là F, đếm xuống 1/2 cung nữa là E. Vậy tương ứng của G là Em.

Tương tự, khi biết giọng thứ, ta đếm lên 1 cung và 1/2 cung sẽ được giọng trưởng tương ứng.

Ví dụ: giọng Gm. G đếm lên 1 cung là A, đếm thêm 1/2 cung nữa sẽ là A#. A# chính là Bb. Nên giọng trưởng tương ứng là Bb. (vì trong bộ khóa của gam thứ thường có dấu b nên ta quy nốt theo dấu b)

Cấu tạo hợp âm

Hợp âm là sự kết hợp các nốt theo chiều dọc và chiều ngang có quy luật.

Quy luật của hợp âm là 1+3+5+7+9+11+13.

Ví dụ: hợp âm C, ta lấy C làm bậc 1, đếm lên các nốt ở bậc 3(E) và 5(G): ta được hợp âm C. thêm nốt bậc 7(B) ta được hợp âm C7, thêm nốt bậc 9(D) ta được hợp âm C9...

Các loại hợp âm

Hợp âm trưởng: khi quãng 3 có 2 cung (quãng 3 là quãng 3 trưởng)

Ví dụ: hình thành hợp âm C trưởng. hợp âm C gồm các nốt ở 1,3,5 là C,E,G. Ta để ý nốt quãng 3 của C là E. E cách C 2 cung (C-D,D-E). Như vậy C trưởng gồm có C,E,G.

Hình thành hợp âm A trưởng. Hợp âm A gồm các nốt ở 1,3,5 là A,C,E. Ta thấy khoảng cách giữa C và A là 1 cung và 1/2 cung (A-B,B-C). Để hình thành hợp âm A trưởng, ta phải thăng nốt C lên để được khoảng cách 2 cung (A,C#,E). Do đó A trưởng gồm: A,C#,E

Hợp âm thứ: khi quãng 3 có 1 cung và 1/2 cung (quãng 3 là quãng 3 thứ)

VD: hình thành hợp âm Em. Hợp âm E gồm các nốt ở 1,3,5 là: E,G,B. Ta thầy khoảng cách giữa G và E là 1 cung và 1/2 cung. Vậy Em gồm: E,G,B.

hình thành hợp âm Gm. Hợp âm G gồm các nốt ở 1,3,5 là: G,B,D. Ta thấy khoảng cách giữa B và G là 2 cung. Để hình thành G thứ, ta phải giảm B xuống 1/2 cung để khoảng cách giữa Bb và G là 1 cung và 1/2 cung (G-A, A-Bb)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kiss