73,MN chong BD-LC, tao dk gp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

. Miền Nam chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực giải phóng đất nước

- Những thuận lợi và khó khăn sau Hiệp định Pari

+ Ngày 29-3-1973, Mĩ làm lễ “cuốn cờ” về nước. Về hình thức, những tên lính Mĩ cuối cùng đã cút khỏi miền Nam, nhưng trên thực tế Mĩ vẫn cố tình bám lấy miền Nam Việt Nam, giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, lập ra bộ chỉ huy quân sự trá hình, tiếp tục viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

+ Chính quyền Níchxơn, sau đó là chính quyền Giêrơn Pho tiếp tục tăng cường lực lượng mọi mặt cho Nguyễn Văn Thiệu như: tăng viện trợ quân sự, kinh tế, đưa thêm cố vấn, đạn dược cùng nhiều phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Quân đội ngụy được tăng cường bao gồm 4 quân đoàn, 1.850 máy bay các loại, 2.074 xe tăng, 1601 tầu chiến, 1.588 khẩu pháo và hàng triệu tấn vật tư chiến tranh. Mĩ còn duy trì một lực lượng chúng gọi là “lực lượng răn đe” bao gồm không quân, hải quân, hạm đội 7 và các lực lượng ở Thái Lan.

+ Về phía quân ngụy: được Mĩ “hà hơi tiếp sức” và có thêm viện trợ đã ngang nhiên phá hoại hiệp định, chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm vùng Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam kiểm soát, đẩy mạnh hoạt động gián điệp, biệt kích, sử dụng chiến tranh tâm lý gieo rắc hoài nghi về khả năng thống nhất đất nước, mục đích của chúng là chiếm đất, giành dân, xóa bỏ hình thái “da báo”, mở rộng vùng chúng kiểm soát, thu hẹp tiến đến xóa bỏ vùng giải phóng.

+ Về phía nhân dân ta: chúng ta chủ trương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định và cũng kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng của mình sau 20 năm tiến hành chiến tranh cách mạng.

- Những thắng lợi của quân và dân miền Nam trong 2 năm 1973-1974

+ Do nắm bắt kịp thời với những thay đổi của tình hình, tháng 7-1973, Đảng họp Hội nghị Trung ương lần thứ 21, trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, kẻ đang phá hoại hòa bình, ngăn cản nhân dân ta đi đến độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, Hội nghị nhấn mạnh: “Miền Nam phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, nhằm tiến tới phản công giành toàn thắng”. Ngày 15-10-1973, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang miền Nam đã ra mệnh lệnh cho Quân giải phóng quyết giáng trả một cách đích đáng những hành động phá hoại hiệp định của Mĩ - ngụy.

+ Chấp hành mệnh lệnh đó, từ cuối năm 1973 các lực lượng vũ trang ta đã giáng trả những cuộc hành quân lấn chiếm của địch, đồng thời chủ động đánh ngay ở nơi xuất phát các cuộc hành quân gây tội ác. Kết quả là đến cuối năm 1973 chẳng những ta lấy lại được nhiều vùng địch lấn chiếm, mà còn mở rộng vùng giải phóng và nhiều hành lang chiến lược.

+ Cuối năm 1974, sau khi tiêu diệt nhiều cứ điểm, căn cứ quân sự, chi khu quân sự quan trọng của địch, quân ta phát triển thế tiến công địch trên khắp chiến trường Nam Bộ trong mùa khô (1974-1975). Trong nhiều chiến dịch thì quan trọng nhất là chiến dịch đường số 14 - Phước Longdiễn ra từ 12-12-1974 đến 6-1-1975. Sau hơn 20 ngày đêm chiến đấu ta giải phóng đường số 14 và hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội ta trong việc đánh và giữ thành phố, khẳng định khả năng can thiệp của Mĩ trở lại miền Nam là rất hạn chế

+ Phối hợp với đấu tranh quân sự, ta đẩy mạnh tấn công địch trên mặt trận chính trị và ngoại giao.

+ Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân tích cực sản xuất, hăng hái đóng góp cho cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro