7777777

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Đường lối chung: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng do Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) xác định

Nội dung:

Tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: CMXHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.

Thực hiện nhiệm vụ chung: xây dựng nhà nước Việt Nam hòa bình, độc lập thống nhất dân chủ.

Căn cứ khoa học (cơ sở khoa học) để Đảng xác định đường lối:

Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước. Cả nước có mâu thuẫn, nhiệm vụ chung. Mỗi miền có mâu thuẫn, nhiệm vụ riêng. Vì vậy cần đặt ra chiến lược riêng cho từng miền. Sau đó hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung cho cả nước.

Miền Bắc: hoàn thành CMDTDCND và lựa chọn con đường đi lên CNXH bởi CNXH chính là mục tiêu, lí tưởng của Đảng ta; xuất phát từ quy luật vận động và phát triển của XH loài người.

Miền Nam: đang trực tiếp dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai  tiến hành CMDTDCND.

Khả năng dân tộc cho phép thực hiện đồng thời 2 chiến lược Đảng phát triển, chính quyền, khối đại đoàn kết dân tộc củng cố và phát triển; được sự giúp đỡ của cả hệ thống XHCN.

Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân: hòa bình, thống nhất, dân chủ.

Vị trí của 2 chiến lược cách mạng:

CMXHCN ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp CMVN, với sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà.

CMDTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đến việc giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mĩ và bè lũ tay sai. Thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà trên cơ sở hoàn thành CMDTDCND trên cả nước.

 Có vị trí như vậy là do:

Tiến hành CMXHCN ở miền Bắc không chỉ trực tiếp cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân miền Bắc, bảo vệ miền Bắc mà còn góp phần bảo vệ, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà; bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới; đó là mục tiêu lí tưởng của CM dân tộc ở Việt Nam.

Việc thực hiện CMXHCN ở miền Bắc tạo ra cơ sở, nền tảng, điều kiện về vật chất, tinh thần dân tộc cho việc xây dựng CNXH ở cả nước sau này; đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc mới tạo ra hậu phương lớn cho cả nước.

CM ở miền Nam có vị trí trực tiếp vì miền Nam đang là tiền tuyến, đang dưới ách thống trị của CNĐQ (Mĩ) và bè lũ tay sai nên con đường của miền Nam là đánh đổ CNĐQ để giải phóng miền Nam  tạo điều kiện hoàn thành cuộc CMDTDCND trên cả nước. Sự nghiệp cách mạng ở từng miền là do chính nhân dân miền đó thực hiện.

4). Mối quan hệ 2 nhiệm vụ chiến lược chiến lược:

- Mỗi 1 chiến lược cách mạng nhằm giải quyết mâu thuẫn và nhiệm vụ riêng nhưng nó có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau dều nhằm hướng tới mục tiêu chung:

- 2 chiến lược CM này đều xuất phát trên 1 đất nước, trong 1 quốc gia dân tộc đều do 1 ĐCS lãnh đạo, đều hướng tới giải quyết mâu thuẫn chung với đế quốc xâm lược, thực hiện nhiệm vụ chung hoang thành CMDTDC trên cả nước, thực hiện hòa bình , thống nhất đất nước.

- Xuất phát từ mối quan hệ hậu phương và tiền tuyến, miền Bắc không chỉ định hướng tương lai cho cả đất nước mà còn cung cấp sức người sức của cho miền Nam để giải phóng miền Nam; m Nam đánh thắng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, hoàn thành CMDTDCND và góp phần bảo vệ miền Bắc và tiến tới hoàn thành cuộc CMDTDCND cả nước.

5). Ý nghĩa lịch sử:

Trong điều kiện khó khăn 2 miền bị chia cắt như thế mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi đồng thời xây dựng đất nước đi lên con đường CNXH chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng vì vậy tuyệt đối tin tưởng vào Đảng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro