8.1 Thuc trang& gp thuc hien DC o co so

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 8:Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Câu 1: Nêu thực trạng và giải pháp thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn thành phố HN.

Trả lời

Dân chủ  là một khái niệm thuộc khoa học chính trị và khoa học pháp lý. Xét trên giác độ ngữ nghĩa, “Dân chủ” được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo quan điểm của khoa học chính trị, “Dân chủ” được hiểu là 1 hình thức chính trị - Nhà nước  của xã hội. Có thể hiểu đó là một nhà nước có chính quyền thuộc về nhân dân. Nhà nước dân chủ là nhà nước thừa nhận và đảm bảo quyền tự do thuộc về nhân dân.

Theo quan điểm  pháp lý, dân chủ là 1 chế định khẳng định quyền làm chủ  của nhân dân.

Nước ta là 1 nước XHCN, Dân chủ XHCN là  đỉnh cao của nền dân chủ, nó được hiểu là 1 hình thức chính trị- nhà nước của xã hội. Trong đó con ng là thành vien trong xã hội có đầy đủ tư cách công dân, và quyền làm chủ.

Cấp xã là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nước ta, đối với TP HN,  nó cũng được hiểu  tương  tự như vậy.

Trong khoa học pháp lý hành chính,  cơ sở là cấp chính quyền  cuối cùng tỏng hệ thống chính quyền nhà nước, các pháp nhân công quyền, các pháp nhân kinh tế, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ sở công lập…

Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Cấp xã, phường, thị trấn) được hiểu là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên các quyền làm chủ của công dân; tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, nhằm  bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân ở cơ sở.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là khâu quan trọng và cấp bách nhất trước mắt cũng như lâu dài ở nước ta.

Nội dung thực hiện Dân chủ ở cơ sở là những công việc của nhà nước, cảu xh, nhân dân phải được biết, được tham gia vào hoạt động đó, đảm bảo cho việc: Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.

Căn cứ pháp lý để nhân dân thực hiện dân chủ cơ sở thông qua Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; quy chế dân chủ ở cơ sở; và các văn bản pháp lý liên quan…

Thực trạng:

Đảng ta coi việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là một trong những nội dung thể hiện bản chất của xã hội mà còn là quy luật hình thành phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Pháp luật dân chủ ở cơ sở là một khâu rất quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế nhân dân làm chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

            Sau hơn 10 năm thực hiện chỉ thị 30 của Bộ chính trị, quá trình thực hiện nghị định 29, nghị đinh 79 và nay là pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn cấp xã thành phố HN đã có những chuyển biến tích cực, chỉ thị của Đảng và những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở là 1 nội dung hợp lòng dân đáp ứng đc sự mong đợi của nhân dân nên đc nhân dân đồng tình và hưởng ứng rộng rãi, quá trình tổ chức thực hiện có nhiều thuận lợi và đạt những thành tích đáng phấn khởi. Pháp luật về thực hiện dân chủ thực sự đi vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện

            Những kết quả đã đạt đc trong quá trình thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn TP HN như:

- Các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế dân chủ và thực hiện công khai báo cáo trước dân theo nhiều hình thức như: thông qua kỳ họp HDND, thông qua các hội nghị đoàn thể và các buổi họp dân, đồng thời thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng để thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các trương chình nhiệm vụ trọng tâm của xã, các dự án phát triển công nghiệp, đo thị, giao thông… Thực hiện có nề nếp, thường xuyên quy định về những việc cần thông báo để nhân dân biết đã trở thành công việc hàng đầu của chính quyền xã, thị trấn trong thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống cộng đồng và bản thân mỗi công dân, từ đó làm cơ sở dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Các nguồn kinh phí nhân dân đóng ghóp để xây dựng đường làng ngõ xóm, xây dựng sửa đổi, bổ xung bản hương ước làng, xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi của địa phương đều đc đưa ra để nhân dân hợp bàn và quyết định công khai dân chủ, UBND xã chỉ giám sát, kiểm tra sau khi đã đc nhân dân góp ý và thực hiện.

- Các dự thảo kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, phương án đền bù đất đai đã đc nhân dân tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

- Thông qua các ký họp HDND, thông qua UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân, thông qua các hoạt động của cơ quan kiểm tra Đảng, các cơ quan chấp hành pháp luật và cơ quan thanh tra nhà nước. Nhân dân đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với các hoạt động của HDND, UBND, giám sát việc thu chi ngân sách xã, quản lý sử dụng đất đai, giám sát kết quả nghiệm thu các công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước.

- Việc thực hiện quy chế dân chủ thực sự đã đáp ứng đc mong mỏi của nhân dân đối với những yêu cầu cơ bản nhất trong cách làm việc, ứng xử của chính quyền cơ sở với nhân dân, góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Sự điều hành, chỉ đạo, quản lý của chính quyền. Chuyển biến rõ nét nhất là sự thay đổi nhận thức và cách thức, lề lối làm việc của chính quyền theo hướng dân chủ hơn, công khai hơn. Cán bộ, công chức xã thị trấn sâu xát hơn, biết lắng nghe ý kiến nhân dân trong việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc thực hiện chức năng công quyền cũng như chăm lo đến quyền lợi của nhân dân đã minh bạch hơn.

Tuy nhiên việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở còn có những mặt hạn chế nhất định như:

- Việc triển khai, xây dựng, thực hiện ở 1 số xã, cơ quan và doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm túc dẫn đến tình trạng 1 số cán bộ tự đề cao quyền hạn cảu mình, buông lỏng quản lý nhà nước, còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời dân, ko chịu lắng nghe ý kiến cảu nhân dân, chưa thực hiện tốt những nội dung của quy chế dân chủ, có tư tưởng cục bộ, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân

- Mội bột phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề dân chủ gắn với kỷ cương, quyền lợi, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lợi dụng quyền dân chủ để yêu sách, cố tình chống đối chính quyền, lôi kéo kích động quần chúng để khiếu kiện vượt cấp đông người gây mất trật tự an ninh nơi công sở, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền.

- Vai trò quản lý nhà nước của 1 số cấp chính quyền cơ sở yếu, bên cạnh đó 1 bộ phận nhân dân có tình ko chịu hiểu chủ trương, chính sách pháp luật dẫn đến vi phạm luật đất đai, cố tình ko thực hiện các quyết định của chính phủ về phát triển công nghiệp đô thị, giải phóng mặt bằng.

Một số giải pháp nâng cao việc thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn:

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của quy chế dân chủ. Những nội dung cơ bản của quy chế dân chủ phải được phổ biến đến từng hộ gia đình, từng người dân, mà trước hết, trong cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể, đến đội ngũ cán bộ đảng viên, trưởng thôn, khu dân cư.

- Kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền về quy chế dân chủ với tuyên truyền phổ biến về pháp luật. Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật, mở rộng dân chủ trong nhân dân, tiến hành công khai hoá những nội dung quy chế đã nêu, xây dựng và cải tiến cơ chế để nhân dân tham gia công tác kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện đúng nội dung quy chế dân chủ ở cấp xã theo Nghị định của Chính phủ và tiếp tục bổ sung hoàn thiện nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Nâng cao dân trí và đảm bảo phát triển dân sinh, đảm bảo cho nhân dân nhận thức và thực hiện quyền làm chủ đúng đắn, có hiệu quả. Cần phải quan tâm nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, trình độ nhận thức, cũng như hiểu biết căn bản về pháp luật cho nhân dân.

- Nâng cao vai trò hoạt động của trưởng thôn, trưởng khu dân cư.

- Kiểm tra đôn đốc thường xuyên  quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xử lý nghiêm minh các vi phạm nội dung quy chế dân chủ: Đi liền với quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, cần phải có quy trình kiểm tra chặt chẽ và sát sao. Thông qua quá trình kiểm tra, phát kiện những cán bộ, đảng viên vi phạm quy chế dân chủ, cần phải xử lý kịp thời, đúng quy định.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro