8.4 SS ADPL- TH PL

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hình thức áp dụng pháp luật với

các hình thức thực hiện pháp luật khác?

a) Khái niệm thực hiện pháp luật (THPL)

THPL là một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật, làm cho những

qui định của pháp luật đi vào cuộc sống tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

b) Các hình thức THPL

Các qui phạm pháp luật (QPPL) rất phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng

khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động THPL, khoa học pháp luật đã xác định những hình thức THPL sau:

Tuân thủ pháp luật: là một hình thức THPL, trong đó chủ thể pháp luật phải kiềm chế mình để không thực hiện những hoạt động mà pháp luật nghiêm cấm.

- Chấp hành pháp luật: là một hình thức THPL, trong đó các chủ thể pháp luật thực

hiện nghĩa vụ của mình bằng hành vi tích cực.

- Sử dụng pháp luật: là một hình thức THPL, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình . Ví dụ, pháp luật qui

định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo. Hình thức này khác với hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc thực hiện.

- Áp dụng pháp luật: là một hình thức THPL, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những qui định của pháp luật. Trường hợp này chủ thể thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước.

c) So sánh

- Giống nhau: Các hình thức THPL đều là các hoạt động có mục đích, đưa pháp luật vào

cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người THPL.

- Khác nhau: Nếu như tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật là

những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện, thì áp dụng pháp luật là hình thức luôn có sự tham gia của nhà nước. Vì thế còn gọi áp dụng pháp luật là hình thức THPL đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro