8.ND.TTraHDSPcuaNhagiao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8. Nghiệp vụ sư phạm: nội dung của thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo và phân tích 1 nội dung cụ thể.

Mục đích, yêu cầu:

-Đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của nhà giáo để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy. Đôn đốc việc tuân thủ quy chế, quy định về chuyên môn, là căn cứ để xác định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

-Đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung phương pháp và kế hoạch giảng dạy để kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của nhà giáo. Xem xét hoạt động của nhà giáo phát hiện tiềm năng hạn chế yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hanh chế thiếu sót.

-Các cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thanh tra hoạt đông sư phạm của nhà giáo tại các CSGD trực thuộc, phù hợp với tình hình cụ thể, trong thời gian 5 năm, mỗi nhà giáo phải được thanh tra ít nhất một lần.

Nội dung thanh tra:

1.Phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống:

Nhận thức tư tưởng, chính trị chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ học sinh và nhân dân.

2.Trình độ nghiệp vụ sư phạm:

Về kiến thức:

-Trình đọ nắm yêu cầu của chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí của bài dạy trong hệ thống chương trình.

-Mức độ nắm kiến thức, ký năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho học sinh khá, giỏi

-Kết quả thự hiện: cấu trúc hợp lý, đạt được mục tiêu của bài dạy.

-Những nội dung cần xây dựng cho học sinh thông qua bài dạy: việc giáo dục thái độ tình cảm,...

Về kỹ năng: đánh giá vận dụng năng lực phương pháp giảng dạy, giáo dục giáo viên nhằm:

-Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Học sinh được chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng; tránh hiện tượng thụ động, đọc chép.

-Chọn phương pháp phù hợp với môn học, đối tượng, phát huy năng lực, nhịp độ thói quen làm việc của HS; phát hiện kiến thức còn hổng, khó khăn trong việc tiếp thu để kịp thời giúp đỡ học sinh học tập dạt hiệu quả.

-Việc sử dung ngôn ngữ, kỹ năng trình bày bài giảng, trình bày thí nghiệm, phân phối thời gian, làm chủ khi xử lý các tình huống sư phạm....

Hiệu quả tiết dạy: thông qua kết quả học tập của học sinh thể hiện ở việc nắm kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành tình cảm thái độ của HS.

Đánh giá phân loại 1 tiết dạy: theo văn bản hướng dẫn của bộ.

3.Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo:

Thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn:

-Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.

-Soạn bài, chuẩn bị bài giảng

-Thực hiện yêu cầu đổi mới dạy học; bảo đảm thực hành, thí nghiệm

-Kiểm tra, chấm, chữa, trả bài

-Tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

-Hồ sơ chuyên môn

-Tự bồi dưỡng vàtham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

-Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm.

Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu 2 tiết cùng loại không dự thì dự tiết thứ 3: phân tích đánh giá giờ dạy, trao đổi tư vấn với giáo viên.

Kết quả giảng dạy:

-Điểm kiểm tra hoặc đánh giá KQ môn học cuả HS, từ đầu năm tới thời điểm thanh tra.

-Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.

-Sao sánh kết quả các lớp do giáo viên đang giảng dạy với các lớp khác trong cơ sở giáo dục tại thời điểm thanh tra.

-So sánh với kết quả học tập các năm học trước về tỉ lệ: tốt nghiệp, lên lớp, đạt yêu cầu trở lên của môn học, HS giỏi các cấp và mức độ tiến bộ so với lúc mới nhận lớp.

4.Thực hiện Các nhiệm vụ khác được giao: công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác: NCKH; đoàn đội; kỹ năng sdụng PP…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro