8 tư tưởng HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về đạo đức:  Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:

vai trò:Đạo đức là gốc của người cách mạng:Theo HCM, đạo đức là gốc, là nền tảng của người CM, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người:“Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức CM, không có đạo đức CM thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Bởi vì theo Bác, cuộc CM của nhân dân ta tiến hành “là công việc to tát nặng nề, là cuộc chiến đấu khổng lồ” cho nên nếu không có đạo đức CM thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ CM to lớn.Trong tư tưởng đạo đức HCM thì đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động.Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH:Sức hấp dẫn của CNXH là ở giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.

Chuẩn mực:Trung với nước, hiếu với dân:HCM đã phân biệt rõ giữa quan hệ đạo đức với phẩm chất đạo đức. Trước hết, về quan hệ đạo đức: Theo HCM thì mối quan hệ của mỗi người với đất nước, với nhân dân và dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất.Về phẩm chất đạo đức: theo HCM “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất.Chữ “trung” trước kia có nghĩa là trung quân (tức là trung thành với vua), mà trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước (vì vua với nước là một, nước trước đây là nước của vua).Chữ hiếu trước kia chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, đó là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Nội dung của phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân theo quan niệm của HCM thì:Trung với nước: Là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông (nước ở đây là nước của dân). Như vậy, trung với nước trong tư tưởng đạo đức của HCM đã có nội hàm mới đó là trung thành với Tổ quốc, với tổ tiên. Trung thành với dân và sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân. Từ nội hàm này giúp chúng ta hiểu rõ vì sao HCM lại nói, lại nhấn mạnh đến dân và nhân dân nhiều đến vậy:“Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.Bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.“Đảng và Chính phủ là đầy tớ nhân dân chứ không phải là quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. “Hiếu” với dân theo HCM là không chỉ thương dân mà phải hết lòng phục vụ nhân dân, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân, phải gần dân, phải gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Để làm tốt chữ hiếu với dân, HCM còn nhắc nhở người cách mạng và cán bộ lãnh đạo phải nắm vững và thực hiện 4 chữ dân như sau: “dân tình”, “dân tâm”, “dân sinh”, và “dân trí”. Theo Bác, có được những đức tính ấy thì người cách mạng và người cán bộ lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, dân mến và kính trọng. Phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân theo quan điểm của HCM nó vừa kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc, vừa được bổ sung để nâng lên tầm cao mới với những giá trị mới của nền đạo đức cách mạng VN trong thời đại mới.

Yêu thương con người, sống có tình nghĩa:Thứ nhất: Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, tiếp thu tư tưởng nhân văn, tiến bộ của nhân loại, HCM xác định: tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất trong thời đại mới.Tình yêu thương con người theo HCM là để dành cho mọi đối tượng. Trước hết là để dành cho những người cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột. Với đối tượng này thì quan điểm của Bác là làm sao cho nước độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.Tình yêu thương con người theo HCM còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em, giữa người với người trong quan hệ hàng ngày. Tình yêu thương con người theo HCM còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, những người lầm đường lạc lối nay đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng. Theo HCM, chính tình  thương yêu con người mà HCM dành cho những đối tượng đó sẽ đánh thức những gì tốt đẹp ở trong mỗi con người mà HCM tin rằng ai cũng có hoặc ít hoặc nhiều. Tình yêu thương con người theo HCM là một phẩm chất đạo đức cao quý, nó được xây dựng trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung, nó hoàn toàn xa lạ với thái độ không dám đấu tranh, bao che khuyết điểm cho nhau, và càng xa lạ với tư tưởng yêu nên tốt, ghét nên xấu, kéo bè kéo cánh.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư:Chữ “Cần” theo HCM là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, lao động với thái độ tự lực cánh sinh, không trông chờ, ỷ lại, không dựa dẫm. Chữ “kiệm” theo HCM tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân. Phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to. Chữ “liêm” theo HCM là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của tư, không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân.Liêm theo HCM còn phải là trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chữ “chính” theo HCM là không tà, là thẳng thắn, là đứng đắn.Trước hết, đối với mình là không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ.Thứ hai, đối với người là không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc. Thứ ba, đối với việc: để công việc lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, không sợ khó khăn nguy hiểm. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì nhỏ mấy cũng không làm, cũng tránh. Liên quan đến 4 phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, Bác còn chỉ rõ bốn phẩm chất này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, cần mà không kiệm thì chẳng khác nào gió thổi vào nhà trống, nước đổ vào thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì sản xuất không đủ dùng, không có tăng trưởng, không có phát triển.Ba phẩm chất: cần, kiệm, liêm, Bác chỉ rõ đó là gốc rễ của chính. Người nào thực hiện tốt chữ cần, chữ kiệm, chữ liêm thì đó là người chân chính; người nào đã là người chân chính, trong sáng vô tư thì người đó sẽ thực hiện tốt chữ cần, chữ kiệm, chữ liêm. Cần, kiệm, liêm, chính, cả 4 phẩm chất này hết sức quan trọng, hết sức cần thiết đối với mọi con người. Và thậm trí, Bác còn ví 4 phẩm chất này với trời, với đất. Nó quan trọng như trời và đất:“Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.Người có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính.Thiếu một mùa thì không thành trời.Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức tính thì không thành người”.

Chí công, vô tư:HCM cho rằng: phải đem lòng chí công vô tư mà đối với mọi người. Khi làm bất cứ việc gì thì đứng nên nghĩ đến mình trước. Khi hưởng thụ thì nên đi sau mọi người. Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.v.vCần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo Bác có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công, vô tư, một lòng vì nước vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và sẽ có được nhiều đức tính tốt khác.Theo HCM, bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách đó là: giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục.

Có tinh thần quốc tế trong sang:Tinh thần quốc tế trong sáng theo HCM trước hết đó là tinh thần đoàn kết: đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, đoàn kết với nhân dân các dân tộc bị áp bức, đoàn kết với nhân dân lao động các nước, đoàn kết với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết đó theo HCM là để nhằm vào mục tiêu to lớn của thời đại đó chính là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Tinh thần quốc tế trong sáng phải gắn với tinh thần yêu nước chân chính. Vì nếu không trong sáng và không chân chính thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, biệt lập, kỳ thị chủng tộc hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Chính vì vậy, tinh thần quốc tế trong sáng theo HCM vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là yêu cầu đạo đức để nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc chúng ta để thực hiện những mục tiêu to lớn của thời đại.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi. Nói mà không làm gọi là đạo đức giả.Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Trong gia đình, đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bà đối với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước đối với thế hệ sau..Xây đi đôi với chống:Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây.Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi quan hệ xã hội, phải chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày. Phải làm kiên trì, bền bỉ, suốt đời. Bởi vì: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro