9.Lập KH quản lý CSVC&TBGD - KH quản lý trường sở

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Lập KH quản lý CSVC&TBGD

CSVC-KT trường học bao gồm: (*)

-    Trường sở

-    Thiết bị giáo dục

-    Thư viện

Hoạt động quản lý CSVC&TBGD bao gồm:

-    Lập kế hoạch;

-    Tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch;

-    Kiểm tra đánh giá các hoạt động và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

lập kế hoạch các nhiệm vụ về quản lý CSVC - kỹ thuật phải bao gồm việc quản lý 3 nội dung trên (*)

2.1.  Khái niệm

Ba mục tiêu chung của quản lý CSVC - kỹ thuật:

Xây dựng hệ thống CSVC - kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu cho giáo dục

Sử dụng CSVC - kỹ thuật đạt hiệu quả cao

Bảo quản hệ thống CSVC - kỹ thuật theo đúng các quy định của Nhà nước.

Lập kế hoạch các nhiệm vụ quản lý CSVC-TBGD là quá trình thiết lập các mục tiêu về CSVC - kỹ thuật, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó.

Nội dung kế hoạch:

- Đầu tư xây dựng CSVC - kỹ thuật theo những văn bản của Nhà nước quy định: Điều lệ trường Trung học hiện hành, Quy chế công nhận trường Tiểu học và Trung học đạt chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn Việt Nam 3978 – 84.

- Xây dựng kế hoạch trang bị, bổ sung CSVC - kỹ thuật

- Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC - kỹ thuật nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra là nâng cao chất lượng đào tạo và đạt hiệu quả sử dụng.

Khi lập các kế hoạch cần chú ý:

- Tính hiện thực.

- Hoàn cảnh của nhà trường, hoàn cảnh của địa phương.

- Khả năng khai thác tiềm năng của đội ngũ và của phụ huynh học sinh.

- Ngân sách của địa phương.

2.2. Lập KH quản lý trường sở

    Kế hoạch quản lý trường sở phải được đưa vào kế hoạch chung của nhà trường, phải được cả tập thể nhà trường trao đổi bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học.

    Kế hoạch quản lý trường sở nhằm các mục tiêu xây dựng hệ thống CSVC - kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu chung và riêng theo những văn bản của Nhà nước quy định, đồng thời thiết thực góp phần trong việc thực hiện mục tiêu của cơ sở giáo dục

Để đạt mục tiêu trên, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện hiện trạng của nhà trường, có thể lập các loại kế hoạch sau:

Lập quy hoạch hiện trạng và quy hoạch phát triển trường sở

Lập kế hoạch xây dựng các công trình mới trường sở

Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo trường sở

Lập kế hoạch bảo quản, bảo vệ trường sở

a) Lập quy hoạch hiện trạng trường sở

Mục đích là nhằm phản ánh được tình hình trường sở hiện có, chỉ ra được ưu và nhược điểm của toàn bộ hệ thống, vị trí các khối công trình hiện hữu, lập ra được bản vẽ các công trình hiện có của nhà trường, đồng thời có bản thuyết minh một cách cụ thể nêu rõ các khía cạnh sau:

- Diện tích đất đai trường đang quản lý và sử dụng

- Diện tích đất đã xây dựng

- Địa giới của trường

- Số lượng các công trình, các loại phòng

- Thời gian đã sử dụng

- Cấp công trình ( I, II, III, IV )

- Hệ thống tường rào và cổng trường

- Những vấn đề có liên quan khác…

Cuối cùng là so sánh với các yêu cầu chuẩn và đánh giá chung về chất lượng các công trình, khả năng đáp ứng nhiệm vụ hiện nay của nhà trường

b) Lập quy hoạch phát triển trường sở

Mục đích: nhằm dự báo nhu cầu giáo dục, các mục tiêu giáo dục của địa phương và phác thảo ra ngôi trường trong tương lai, tối ưu hóa các cơ sở đang dùng bằng cách di chuyển, đưa lại gần nhau, sáp nhập, xây dựng trường mới hoặc nâng cấp ngôi trường hiện có; là bản vẽ thiết kế các công trình cần có trong tương lai khi ngôi trường hoàn chỉnh

Bên cạnh đó cần làm rõ các khía cạnh sau:

- Địa điểm đặt trường so với tổng thể quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương

- Tính ổn định của địa điểm

- Quy mô học sinh vào thời điểm ổn định

- Diện tích đất cần có để xây dựng trường

- Bản vẽ sơ đồ vị trí các khối công trình tương lai

- Các loại hồ sơ pháp lý có liên quan

c) Lập kế hoạch nâng cấp, cải tạo trường sở

    Kế hoạch nâng cấp, cải tạo trường sở được lập trong trường hợp trường chưa xây mới nhưng có nhu cầu sử dụng mới hoặc đối với nhiều trường xây dựng đã lâu, kỹ thuật xây dựng không đảm bảo nên đã xuống cấp nghiêm trọng (móng nền sụt lở, tường nứt, gỗ bị mối mục, mái lợp bị dột…) nên việc cải tạo, nâng cấp phải thực hiện ngay tránh những tai họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Một số điểm cần lưu ý khi nâng cấp và cải tạo:

- Nâng cấp, cải tạo ngay các công trình đã quá niên hạn sử dụng, dựa vào thực trạng để làm dự án trình lên cấp trên phê duyệt. Chọn lựa phương thức xây dựng thích hợp, phù hợp với các điều kiện của địa phương

- Phải thiết thực, chỉ thực hiện những phần việc đã được phê duyệt, không thêm bớt nội dung tránh những sai phạm có thể xảy ra, làm dứt điểm để đưa vào sử dụng, không triển khai tràn lan.

- Những trường chưa có điều kiện xây mới hoặc cải tạo lớn, cần tập trung vào việc sửa chữa và bảo trì, kiên cố hóa từng phần để tiếp tục sử dụng.

d) Lập kế hoạch sử dụng và bảo quản trường sở

Mục tiêu: sử dụng và bảo quản an toàn trường sở 24/24 giờ: không để tình trạng thất thoát, không có hiện tượng cố ý làm hư hỏng, khi có sự cố phải có biện pháp khắc phục sửa chữa ngay. Nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc sử dụng 3 Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

Khi lập kế hoạch sử dụng và bảo quản cần lưu ý một số điểm sau:

- Từng học kỳ, tháng, tuần có kế hoạch cụ thể, thích hợp, xây dựng hồ sơ quản lý trường sở đối với từng bộ phận, từng đơn vị trong nhà trường.

- Có hồ sơ sổ sách ghi chép rõ tình trạng CSVC - kỹ thuật để bàn giao, kiểm kê, giao trách nhiệm giữ gìn bảo quản.

- Giao cho tập thể, tổ hay bộ phận có liên quan đến nhiều người sử dụng CSVC - kỹ thuật, nhưng phải xác định rõ người chịu trách nhiệm chính.

- Có nội quy và chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng và bảo quản.

- Thực hiện chế độ kiểm kê, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.

- Không sử dụng CSVC - kỹ thuật khi đã có hư hỏng, tất nhiên nếu phát hiện có hư hỏng thì phải sửa chữa ngay.

- Có bộ phận chuyên trách bảo vệ, kết hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài, đồng thời phát huy tinh thần làm chủ của mọi thành viên trong nhà trường.

-> Khi xây dựng hoàn chỉnh các kế hoạch QL CSVC-KT sẽ giúp hiệu trưởng có tầm nhìn bao quát về tình hình công tác xây dựng, phát triển và sử dụng CSVC - kỹ thuật, có sự phân phối nguồn lực và phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để họ có tâm thế chuẩn bị chủ động công tác ngay từ đầu năm học.

Có xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về CSVC - kỹ thuật  sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng tới mục tiêu, sẽ loại trừ những hiện tượng lộn xộn và tùy tiện trong mọi hoạt động có liên quan đến CSVC - kỹ thuật của nhà trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro