9. Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam
    - Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm đã hình thành tinh thần yêu nước, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc, tạo thành truyền thống, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam từ đó đã tạo ra sức mạnh vô địch của dân tộc trong đấu tranh chống thiên tai và đấu tranh chống ngoại xâm .
+ Trong mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên: nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng, trở thành một triết lí: một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao, thành phép ứng xử: nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà thì đàn bà phải đánh.
+ Truyền thống ấy đã được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung đúc kết, nâng lên thành phép đánhgiặc giữ nước. Truyền thống đó đã được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
    - Hồ Chí Minh đã nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc. Người khẳng định: từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
    Theo chủ nghĩa Mác- Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, liên minh công-nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng...
    Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng, con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước cũng như trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa tìm hiểu cách mạng tháng Mười nên Người đã có cơ sở khoa học để nắm bắt được những yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hoàn chỉnh tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
    c. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
    - Thực tiễn cách mạng Việt nam đã cho Hồ Chí Minh những nhận thức quan trọng về lực lượng cách mạng. Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã diễn ra rất mạnh mẽ, nhưng cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng tỏ trong thời đại mới nếu chỉ có tinh thần yêu nước và sự đoàn kết theo truyền thống thì không thể đưa cuộc đấu tranh của dân tộc đi tới thắn lợi. Bởi vậy, Người đã quyết định ra nước ngoài để xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình.
    - Nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm ẩn to lớn của họ và cũng nhận thấy những hạn chế của họ, đó là các dân tộc thuộc địa chưa có được sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết lại, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức lại trong đấu tranh.
    Đối với phong trào cách mạng thuộc địa, Người đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và ấn Độ là hai nước có thể đem lại những bài học bổ ích về tập hợp lực lượng yêu nước, tiến bộ để tiến hành cách mạng nhằm giành thắng lợi từng bước cho cách mạng như chủ trương liên Nga, thân cộng, ủng hộ công nông, hợp tác Quốc - Cộng.
- Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những bài học của cách mạng Tháng Mười Nga, nhất là bài học về tập hợp đông đảo quần chúng công-nông để giành chính quyền và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro