990 - Tay Nguyen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn.theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc.

Mộ Vua Voi  Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử có đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu K' Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi chính là do vua Xiêm ban tặng. Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua voi.

Gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb.

Nhà sàn cổ Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các lọai gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít...đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít.Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10 con voi lớn và mất gần 3 năm để hoàn thành. Hiện tại Nhà sàn cổ ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản

Dua Voi: Là một lễ hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở Bản Đôn. Trong lễ hội du khách có thể xem các cuộc tranh tài của voi từ đá bóng, chạy đua đến bơi vượt sông... Đây là một lễ hội cuốn hút nhiều du khách đến với Bản Đôn - Đắk Lắk.

Vườn quốc gia Yok Đôn là vườn quốc gia lớn nhất nước với diện tích trên 115.500 ha nơi bảo tồn voi châu Á và hệ sinh thái rừng khộp...

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và cả Việt Nam. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông

Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km²[1], được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.

Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M'Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M'Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như nhữngbuôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Du khách đến đây không chỉ thăm quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, t'rưng, k'lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ.

Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.

Hồ Lắk dài uốn khúc hệt như một dải lụa thiên thanh bao quanh thị trấn Lạc Thiện. Hồ rộng trên 500 ha, được thông với con sông Kơ Rông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.

Về mùa mưa, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng ngập hết cả các cánh đồng cỏ xung quanh. Ra xa, nước sâu hơn là nơi ngự trị của các loài sen, súng. Sen ở hồ Lắk đẹp, che kín một dải dài trên mặt nước làm cho cảnh hồ thêm thơ mộng.

Hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng Tây Nguyên. Hồ vừa là nơi cung cấp nhiều cá, vừa là hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp nước cho hàng trăm ha ruộng nương, đồng thời còn làm cho khí hậu ở đây thêm phần mát hơn.

Hồ Lăk nằm cao hơn mực nước biển khoảng 500 mét. Nơi đây có đủ bốn mùa trong một ngày: xuân ấm áp vào buổi sáng; nắng hanh hanh, có lúc đến oi bức như mùa hè vào buổi trưa; sắc vàng thu rực rỡ của trời chiều; và khi ánh nắng chợt tắt thì nơi này chìm trong mùa đông. Du khách thường chọn thời điểm buổi chiều để tham quan hồ Lăk. Nắng vàng trải trên mặt hồ mênh mông rồi chuyển sang màu tím khi hoàng hôn xuống dần tạo nên một ấn tượng khó quên vì vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Trong thung lũng sông Knô (Krông Knô), hồ Lăk nằm giữa đại ngàn bao phủ tạo ra một vẻ đẹp vừa hoang dã mà yên bình với dòng chảy của con sông Ana (Krông Ana) luôn hiền hòa... Cạnh bờ hồ là Buôn Jun của người M'Nông. Jun theo tiếng bản địa có nghĩa là "thừa hưởng", "lấy cái sẵn có mà ăn". Bởi lẽ, hồ Lăk và sự đa dạng sinh thái đã mang lại nguồn lợi lớn, sự trù phú cho cư dân nơi đây. Khu rừng quanh hồ Lăk rộng hơn 12.000 ha. Tại rừng nguyên sinh này có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, hệ động vật có 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư - bò sát... Đặc biệt, hệ thống hồ nước quanh co tạo nên những đầm lầy, vùng trũng thành những ao hồ lớn nhỏ. Cư dân quanh hồ có thể sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, nhờ vào khai thác thủy sản trong hồ và động, thực vật quanh hồ. Tại đây, có biệt điện của vua Bảo Đại, nhà dài đặc trưng của người M'Nông... Không gian này đã được xác định là Khu rừng lịch sử - văn hóa và môi trường hồ Lăk

Biệt Ðiện Bảo Ðạitọa lạc ngay trung tâm Buôn Ma Thuột, trong khuôn viên thoáng rộng và rợp bóng cổ thụ. Từng là nhà ở của công sứ Pháp, sau là nơi ở và làm việc của vua bảo Ðại.

Năm 1940 ngôi nhà được xây dựng lại theo lối kiến trúc Tây Nguyên kết hợp hiện đại. Mái ngói, sàn gỗ, phía dưới là tầng hầm bê tông. Khung cảnh yên ả , với cây xanh và hương hoa, những cây cổ thụ vươn cánh tay khổng lồ làm bóng mát, quanh năm có tiếng lảnh lót của những chú chim.

Ngày nay, Biệt Ðiện trở thành di tích lịch sử, bảo tàng trưng bày hiện vật lịch sử văn hóa các dân tộc Ðak Lắk. Nơi đây từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử. Cảnh thiên nhiên vẫn mang bóng dáng của ngàn xưa đã góp phần làm cho Biệt Ðiện mang đậm nét lịch sử của mảnh đất cao nguyên đầy huyền thoại.

Chùa Khải Đoan (Khải Đoan Tự) nằm ở Trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh DakLak) trong khuôn viên xấp xỉ 7 sào Trung bộ thuộc địa phận Phường Thống Nhất. Tên chùa 'Khải Đoan' được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.

Chùa Khải Đoàn bắt đầu xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Người có công lớn trong việc xây chùa này là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (vợ vua Khải Định) và chính bà đã đặt tên cho chùa này là 'Khải Đoan Tự'.

Chùa được xây dựng bởi những bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng TâyNamnhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng 'Suối Đốc Học'. Trước và sau cổng đều ghi 'Khải Đoan Tự'. Chánh điện là công trình chính của chùa với mặt bằng 320m2 được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế. Nửa sau được xây theo lối hiện đại. Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca ở giữa và chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1m, đài sen bằng gỗ cao 0,35m được trang trí công phu, chiếc chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380Kg được đúc tháng 01.1954 (tức tháng chạp năm Quý Tỵ).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Khải Đoan là nơi có phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc. Chùa còn là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng cách mạng hoạt động, chùa khải đoan chính là nơi nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị góp phần quan trọng vào phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tháng 09.1959 gần 7.000 Phật tử đã tổ chức một cuộc biểu tình tại chùa Khải Đoan đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp định Giơ -Ne-Vơ. Tháng 07.1963, Đại Đức Thích Quảng Hương (chánh đại diện Phật giáo DakLak kiêm trụ trì chùa Khải Đoan) phát nguyện tự thiêu đúng vào lúc phái đoàn quốc tế đến thị sát tình hình, làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo DakLak bùng lên quyết liệt. Sáng 30.01.1968 (tức mồng một Tết Mậu Thân) gần 7.000 quần chúng Thị xã BuônMaThuột tập trung tại chùa Khải Đoan nghe tuyên truyền về chính sách mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sau đó tuần hành trên đường phố. Cùng với Biệt Điện Bảo Đại, Đình Lạc Giao, Nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh DakLak và của Thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhà đày Buôn Ma Thuột   Nhà đày Buôn Ma Thuột được chính quyền Thực dân Pháp cho xây dựng bắt đầu từ năm 1900 khi Buôn Ma Thuột còn là một nơi rừng thiêng nước độc để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1930 thì hoàn chỉnh như bây giờ và là một trong những nhà tù tàn bạo nhất của chính quyền Thực dân Pháp tại Việt Nam. Hiện tại Nhà đày đã được bảo tồn như một di tích lịch sử và là một điểm tham quan của thành phố Buôn Ma Thuột.

Nhà đày Buôn Ma Thuột không những là chứng tích về tội ác của bọn Đế quốc - thực dân mà nó còn là trường học lớn đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường của cách mạng Việt Nam như : Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Đệ và biết bao nhiều người con ưu tú của mọi miền Tổ quốc.

Nhà đày Buôn Ma Thuột có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động cách mạng Tháng Tám ở DakLak. Những chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh đất Cao nguyên đất đỏ này

Được mở rộng và xây dựng kiên cố thêm trên cơ sở của một Prison (nhà lao) có từ năm 1900 đến năm 1930 nhà lao Buôn Ma Thuột trở thành nơi đày ải những chiến sĩ yêu nước Việt Nam. Giờ đây, đến thăm nhà lao Buôn Ma Thuột, các bạn sẽ nhìn thấy những chứng tích tội ác của bọn thực dân Pháp. Qua đó, bạn có thể hình dung lại toàn bộ nhà đày Buôn Ma Thuột với chế độ cai trị khắc nghiệt và tàn bạo chẳng khác nào địa ngục của bọn thực dân Pháp

Kơ nialà loài thực vật thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm. Lá đơn hình trái xoan mọc chụm ở đầu cành. Hoa màu trắng, có từ 4 đến 5 cánh, mọc thành chùm ở kẽ lá, trổ vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Quả hình trái xoan dài 3-4 cm, có màu vàng nhạt khi chín và thường xuất hiện vào khoảng tháng 10-11. Hạt có chứa tinh dầu mùi thơm có thể dùng làm thực phẩm.

Tán cây thường có hình trứng, sậm rất đặc trưng xanh quanh năm và có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, rễ cọc ăn sâu, nhiều rễ tỏa ngang nên ít bị đổ do mưa, bão. Tuy nhiên không thể làm cây đường phố do trái rất sai, mùa trái rụng kín gốc, có dáng thon, hình e líp tròn trịa nên dễ làm trượt ngã khi dẫm phải. Ở trong rừng sau khi trái rụng một thời gian, lớp vỏ thịt mỏng sẽ bị phân hủy còn hạt được bao bọc bởi lớp vỏ xơ và vỏ gỗ nên được bảo quản đến vài năm không hư hỏng, sóc thường dùng để dự trữ và rất mê loại thực phẩm này. Khi ăn chúng khoét một lỗ nhỏ rất khéo trên vỏ khiến người ta cứ tưởng còn nguyên. Để ăn được người ta kê quả lên trên một tảng đá theo chiều mở của vỏ, đập nhẹ quả sẽ nứt làm đôi; hạt ăn sống rất thơm và bùi không khác gì hạt điều đã qua chế biến

Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Vì bài hát Bóng cây Kơ-nia nên du khách khi đến với các tỉnh Tây Nguyên thường kiếm tìm, xem thử tận mắt cây kơ nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

là loại cây đặc sản chỉ trồng ở Tây Nguyên mới cho trái. Riêng tỉnh ĐăkLăk đã có khoảng 80.000 người trồng bơ với diện tích đạt gần 2.700ha, sản lượng hàng năm bán ra thị trường hơn 40.000 tấn.

Cây bơ được du nhập vào ĐắkLắk từ năm 1940. Chỉ tính trong 4 tháng chính vụ (tháng 4-7), mỗi ngày có hơn 337 tấn bơ trái từ ĐắkLắk đến khắp các thị trường cả nước. Theo điều tra, số cây bơ đang cho thu hoạch ở ĐắkLắk khoảng 405.000 cây. Trên toàn tỉnh, số đại lý thu mua đã lên đến con số khỏang 100 đại lý.

Bơ rất dễ trồng, gần như không cần phải bón phân và để công chăm sóc. Cây trồng khoảng 3-4 năm đã cho quả bói. Vụ bơ chính bình quân mỗi cây có thể cho từ 100-150kg/ quả, với giá khoảng 3000đ/kg thì mỗi ha bơ ( 150 cây) có thể cho thu nhập không dưới 45 triệu đồng.

Thực tế ở Tây Nguyên, bơ chỉ là một thứ cây trồng phụ , nguyên nhân do đầu ra của sản phẩm hạn hẹp, không được quảng bá. Song những năm gần đây trái bơ Tây Nguyên đã có mặt tại các chợ , siêu thị trong cả nước, và còn xuất khấu sang Trung Quốc, khiến nông dân một số nơi đã nhìn nhận lại giá trị của loại trái cây này.

Nhờ thấy được lợi ích của cây bơ nên có những hộ nông dân đã trồng những vườn bơ kinh doanh trên 300 cây. Điều đó cho thấy, ngành bơ ĐắkLắk rất có tiềm năng và triển vọng phát triển. Vì vậy, Chính phủ chọn bơ là một trong 7 loại quả được ưu tiên phát triển là có căn cứ (FAO, 1999).

Đèo Phượng Hoàng là con đèo nằm trên quốc lộ 26 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa.Đèo có chiều dài 12 km, thuộc địa phận huyện M'Drăk, và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đăk Lăk. Trước đây, đây là một con đèo rất nguy hiểm, nhưng hiện tại đã được cải tạo nhiều và mở rộng tầm nhìn tại các khúc quanh.

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Hoa Kỳ đã rải rất nhiều thuốc khai hoang ở đây khiến một thời gian rất lâu sau chiến tranh, các quả đồi vẫn trơ trụi cây cối, chỉ có cỏ ba cạnh và cỏ tranh ngút ngàn. Trong những năm gần đây nhờ, sự nỗ lực của những người dân M'Drăk và ngành lâm nghiệp tỉnh, đèo đã dần xanh trở lại.

Quốc lộ 14là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh cao nguyên Nam Trung Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nếu tính về chiều dài (khoảng 890 km) thì đây là quốc lộ dài thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau quốc lộ 1A.

Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Bình Phước.

Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao

có hai người, chỉ có hai người yêu nhau

Họ đã sống không mùa đông không mùa nắng mưa

có một mùa, chỉ có một mùa yêu nhau

Ở nơi ấy đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi một mái tranh nghèo một nhà sàn yên vui

Ở nơi ấy họ đang sống cuộc sống yên bình ai nghèo cũng có cây đàn cha pi

Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai

Ôi Raglai những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn cha pi

Ai yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn cha pi

Tôi yêu cha pi không còn cô đơn, không buồn, không vui

Tôi nghe cha pi chợt thấy nao lòng vì một giấc mơ, ôi cha pi

Cha pi, Cha pi, Cha pi, Cha pi, ôi Cha pi...

Y Moan

N'Trang Lơng (1870 - 1935), còn được gọi là Nơ Trang Lơng hay Ama Trang Lơng, ngày nay thường gọi chệch đi là Nơ Trang Long, tên thật là N'Trang; còn Lơng là tên vợ ông. N'Trang Lơng là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên (giáp ranh Campuchia) suốt 24 năm đầu thế kỷ 20 (1911-1935).

N'Trang là tù trưởng bộ lạc Biệt ở Bu N’Trang, ngày nay là di tích bon Bu Nơr (tức là làng Bu Nơr) thuộc huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Cuối năm 1911, ông kêu gọi dân làng nổi dậy chống lại cuộc hành quân của quân Pháp do Henri Maitre, đồn trưởng đồn Bu Méra, chỉ huy - chiến công mang tính thành công cao là trận nghi binh tiêu diệt chỉ huy Henri Maitre, hiện nay di tích về mộ Henri Maitre còn dấu tích tại khu vực huyện Tuy Đức ngày nay.

Cuộc khởi nghĩa thu được nhiều thành công, như tấn công một loạt đồn của Pháp ở huyện Kracheh tỉnh Kratié Campuchia, giải phóng một địa bàn rộng hàng ngàn km2.

Từ năm 1933 - 1935, quân Pháp tổ chức phản công và tiêu diệt nghĩa quân. Tù trưởng bị bắt do sự phản bội của một quân sĩ tên là Bă Phnông Phê vào tháng 6 năm 1935 và bị xử tử ngày 25 tháng 6 năm 1935. Tên của ông được đặt cho một con đường khá lớn tại phường 7, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đinh Nup(1914-1998), còn có tên là Sar, là một nhân vật lịch sử Việt Nam người dân tộc Ba Na. Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Ông đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ông đã giữ chức chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Căm thù giặc Pháp bắt dân làng đi phu, bắt phải bỏ làng bỏ buôn. Năm 1935, trong một lần quân Pháp về làng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình Núp ở lại dùng nỏ bắn Pháp chảy máu để chứng minh với dân làng rằng Pháp cũng là người , có thể chống lại được.

Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim. Năm 1955, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông mất ngày 10 tháng 7 năm 1998 tại Gia Lai.

Còn Yêu Nhau Thì Về Gặp lại em, mùa mưa con đường xưa đây rồi ... Gặp lại em, nhịp chiêng ché rượu nghiêng đến mời ... Ánh mắt ấy tiếng nói ấy thương thương hoài, Gió thế đấy nắng thế đấy không vơi đầy... Lời chào như xưa, nụ cười như xưa, nhịp gùi đong đưa... Vẫn như ngày nào .... Ta yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột ( hừ hà hừ hà hừ hà ) Còn yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột (hừ hà hừ hà hừ hà) Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại, một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi... ( ơ hớ) Có cái nắng có cái gió có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi ..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro