Chương 14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khi đi lên mất có nửa tiếng, tính ra thì lúc này cũng không đến mức quá trễ. Mặc dù như thế hai vai của nàng cũng bị giây thừng thít cho tím trầy da. Nàng cũng không ngại, mấy thứ này chỉ cần buổi tối trở về dùng tinh thần lực trải vuốt qua vài lần là không còn đau. Còn việc trầy da chỉ cần đắp chút thuốc là được.
Khi đến chân núi thì thấy được xa xa bọn trẻ trong thôn đi nhặt củi. Trong đó có mấy đứa nàng khá quen mặt. Một trong đó không phải là Tôn Tam, con trai út nhà Tôn Thím thì là ai.
Du Gia lại không hấp tấp mà gọi lại Tôn Tam. Dù sao thì cũng phải chờ thằng bé đi rời khỏi đồng bạn một chút mới thuận tiện. Trong lúc chờ đợi, nàng thuận tay xung quanh đào rau dại và thảo dược. Mùa này trái cây còn chưa có nhưng hoa đã nở khá nhiều. Nhìn đến có rất nhiều hoa dại đẹp còn rất thơm, Du Gia cũng thuận tay hái về cho Lê Thẩm Thị phơi khô làm túi thơm. Bà là thêu nương hẳn rất yêu thích mấy thứ này.
Cuối cùng chờ đến Tôn Tam đi rời ra một chút. Du Gia giấu con lợn rừng sau bụi cây rồi đi ra ngoài, chạy đến gần liền nhỏ tiếng kêu gọi.
"A Tam, A Tam."
"Ai, là em a? Tiểu Gia, em ở chỗ này làm gì?" Tôn Tam vui vẻ hỏi.
Du Gia:"Anh cũng đừng hỏi nhiều. Tôi có chuyện muốn nhờ anh giúp. Tôi bắt đến một con lợn rừng nhưng nó quá nặng, tôi cũng chỉ kéo được nó đến đây đã là hết sức rồi. Anh chạy về nhà kêu cha và hai anh trai của anh tới giúp tôi mang về có được hay không?"
Tôn Tam: "A, lợn, lợn, lợn rừng? Em nói cái gì cơ?"
Du Gia thấy thằng bé như vậy thì có chút bất đắc dĩ phải lặp lại lần nữa.
Tôn Tam biết mình không có nghe lầm liền suýt nữa reo lên."Được, em chờ một lát, tôi chạy ra ruộng gọi cha và các anh của tôi. Bọn họ giờ này chắc cũng sắp về nghỉ trưa rồi."
Tôn Tam nói còn chưa dứt lời đã rất vui vẻ chạy đi. Du Gia chọn một chỗ gần chỗ giấu lợn rừng, đặt gùi xuống, bắt đầu rửa tay lấy cơm nắm ra ăn. Giờ đã là quá trưa người dân hẳn đều đã về nhà ăn và nghỉ trưa rồi nên nơi này nhìn ra ruộng cũng không còn thấy mấy người.
Không đến hai mươi phút sau đã thấy Tôn Tam dẫn theo ba người Tôn Thúc Tôn Đại ca, Tôn Nhị ca chạy đến. Nhìn đến Du Gia ngồi bên cạnh một con lợn rừng trưởng thành thì rất lấy làm kinh hãi. Bọn họ có nghe Tôn Tam nói là có lợn rừng và Tiểu Gia. Cũng không hỏi cặn kẽ còn tưởng là Du Gia lên núi gặp phải lợn rừng nên vội vàng vác theo nông cụ làm vũ khí chạy vội đến muốn cứu người. Không ngờ khi đến nơi lại nhìn đến cảnh tượng như vậy.
"Ai nha, má ơi lợn rừng. Tiểu Gia sao lại thế này? Cháu có bị thương ở chỗ nào không?." Tôn Thúc gấp gáp vừa phì phò thở vừa quan sát nàng thật kỹ sợ nàng bị thương ở đâu.
"Tôn Thúc, ngài không cần lo. Cháu không bị thương đâu. Lợn rừng đã bị bó chặt rồi, sẽ không đả thương người." Du Gia cười hăng hắc trả lời.
Tôn Thúc: "Cháu cái đứa nhỏ này gan cũng thật quá lớn. Nhìn thấy thứ này không chạy lại còn yên tâm mà ngồi ăn. Ta thực phục cháu rồi."
"Đúng đó, Tiểu Gia, em cũng thực có bản lĩnh lớn. Chậc chậc, đầu này cũng có đến ba trăm cân đi." Tôn Đại ca chặc lưỡi rất bội phục tiểu cô nương trước mặt này. Hắn biết bình thường Du Gia thường săn đến vài con mồi nhỏ. Nhà của hắn cũng thường xuyên được nàng mang thịt qua tặng. Nhưng một đầu lợn rừng lớn thế này ngay cả thành niên nam nhân như hắn nhìn đến cũng phải chạy trốn. Không ngờ cô bé này dám bắt. Này gan cũng quá lớn.
"Này cũng chỉ là cháu gặp may thôi. Vốn dĩ cháu tính vào núi tìm chút lâm sản xem có gì có thể kiếm chút tiền hay không. Đúng lúc thứ này xuất hiện hù cháu nhảy dựng. Đang lúc muốn chạy trốn thì nó lảo đảo một chút rồi ngã quỵ luôn. Cháu cũng không biết sao lại thế này."
Du Gia tất nhiên là không nói sự thật. Dù sao hình tượng may mắn của nàng ăn sâu vào ý thức của người Tôn gia. Bọn họ cũng biết vận khí của nàng không phải may mắn bình thường. Người ta cũng có đặt bẫy nhưng họa hoằn lắm mới bắt được một con vật nhỏ. Du Gia thì hầu như có thu hoạch mỗi ngày. Tất nhiên là bọn họ không ai tin tưởng Du Gia có bản lĩnh lớn như vậy. Chỉ có thể đổ hết mọi thứ thành vận may thôi.
"Cô nhóc nhà cháu đó, cháu thật đúng là may mắn. Lần sau cũng đừng mạo hiểm như vậy." Tôn Thúc không khỏi cảm thán. Tôn đại ca và Tôn nhị ca ở bên cạnh cũng gật đầu thật sâu đồng ý. Bọn hắn thầm nhủ giá mà bọn hắn cũng gặp may thế là tốt rồi. Chỉ là cũng chỉ có thể nghĩ lại thôi. Ai kêu bọn họ không có khí vận như vậy đây.
Năm người Tôn Thúc, Tôn đại ca, Tôn nhị ca, Du Gia cùng với Tôn Tam dùng cây gỗ làm đòn gánh để khiêng con lợn rừng về Lê gia. Dọc theo đường đi không gặp được người vì giờ là lúc mặt trời cao chiếu, nắng rất độc. không ai không có việc gì lại chạy ra ngoài phơi nắng lúc này.
Về đến trong nhà, Du Gia lên tiếng gọi. "Nương, con đã về."
Lê Thẩm Thị nghe đến tiếng nàng thì buông xuống việc kim chỉ trong tay dắt Tiểu Thạch Đầu đón đi ra. Vừa nhìn đến bốn người khiêng một đầu lợn rừng lớn vào trong sân thì rất lấy làm kinh hách suýt nữa ngã nhào. Tiểu Thạch Đầu lại không hề sợ hãi mà đôi mắt sáng rỡ muốn lao lên. Vì thế Du Gia nhoáng một cái liền ôm đầy cõi lòng. Chỉ thấy một cục thịt mềm mềm ấm ấm lại thơm thơm mùi sữa nhào vào lòng nàng. Nàng nhanh tay đón được liền bế lên một tay còn lại xoa đầu thằng bé hỏi.
"Tiểu Thạch Đầu ở nhà ngoan không? Có cùng bà nội ăn trưa chưa?"
"Nương, ngoan. Bà nội cho ăn thịt, rất ngon."
"Tiểu Thạch Đầu thật giỏi. Nào lại đây, nương cho con xem lợn rừng nhé."
Mà lúc này ba người nhà Tôn Thúc cũng đã đặt lợn rừng xuống sân. Lê Thẩm Thị lắp bắp hỏi đâu ra lợn rừng. Tôn Thúc hớn hở thuật lại mọi chuyện khiến bà một bên nghe một bên không dám tin nhìn Du Gia. Thấy nàng cũng gật đầu xác nhận lại nhìn thấy lợn rừng bị trói nằm im mới thoáng yên tâm.
Du Gia để Tiểu Thạch Đầu chạy qua chơi với Tôn Tam. Còn nàng lên tiếng mời mấy người Tôn Thúc vào nhà uống nước. Tôn Thúc biết Lê Thẩm Thị làm góa phụ, bình thường là kiêng kị gặp ngoại nam cho nên từ chối khéo chỉ nhận ly nước sôi để nguội uống xong liền muốn mang theo mấy đứa con trai định đi về lại bị Du Gia gọi lại.
"Tôn Thúc chờ một lát đã."
"Tiểu Gia còn có việc gì a?"
"Chuyện là thế này. Tôn thúc cũng biết rồi, nhà chúng ta toàn là cô nhi quả phụ, không ai biết giết heo. Ý của cháu là muốn nhờ người mổ heo đến giết heo rồi bán với giá thấp cho thôn dân. Dù sao thì trong nhà cũng không ăn được hết nhiều như vậy. Nếu mang lên thị trấn bán cũng không biết bán nơi nào. Vả lại chúng ta ở trong thôn, nhận được thôn dân chiếu cố cũng muốn báo đáp một vài.
Cháu định tại nhà giết heo rồi bán cho người trong thôn. Giá thịt lợn rừng bình thường là 15 xu một cân chúng ta chỉ bán 12 xu một cân coi như lấy may. Không biết Tôn Thúc có không đồ tể có thể giúp giới thiệu một chút." Nàng vừa nói còn vừa nhìn về phía Lê Thẩm Thị. Thấy bà cũng là một bộ rất vừa lòng cách xử lý này liền yên tâm. Nếu nàng tu vi tăng lên, có thể tự mình mang lợn rừng vào thị trấn mà không cho thôn dân phát hiện thì còn có thể. Nhưng đã có người biết đến, nàng tất nhiên sẽ không xử lý theo cách cũ mà hào phóng một lần. Như vậy vừa có thể nhân dịp này trả ơn những nhà từng giúp đỡ Lê Gia vừa có được chút thanh danh trong thôn. Tiền kiếm ít một chút nhưng cũng không quá kém.
"Ôi tưởng chuyện gì. Chuyện này có cái gì khó đâu. Ta dù không phải làm đồ tể nhưng mỗi năm trong nhà và mấy nhà trong thôn giết heo đều muốn nhờ ta giết giùm. Tay nghề cũng từ đó luyện ra. Nếu cháu không chê thì nói thời gian, thúc giúp nhà cháu làm." Tôn Thúc vỗ ngực hào sảng lên tiếng. Nói đùa, hắn có một tay như vậy, làng trên xóm dưới ai mà không hâm mộ hắn. Được dịp tất nhiên muốn khoe ra. Đây có lẽ là tâm lý chung của người nhà nông thời này. Nếu ai đó có được tay nghề kiếm cơm nào đó ngoài việc trồng trọt ra thì chính là một kiện đáng mừng.
Du Gia mừng rỡ: "Thế thật tốt quá. Như vậy ngày mai làm phiền thúc đến giúp nhà cháu. Nhân tiện cũng mời Thím và các vị ca ca cùng đại tẩu tới nhà ăn bữa cơm. Lần trước nhận được mọi người chiếu cố, chúng ta còn chưa mời cơm cảm tạ đâu." Nàng từng mổ heo nhưng hiện tại không phải lúc thi triển tay nghề. Chờ ở nơi này học hỏi người có kinh nghiệm về sau lại trổ tài cũng không muộn. Đừng nói mổ heo, nàng từng tự tay giải phẫu không ít động vật trong đó có cả người.
Tôn Thúc: "Cái đứa nhỏ cháu đó, nói khách khí xa lạ cái gì. Hàng xóm với nhau tạ cái gì. Có việc chị dâu với cháu cứ nói với chúng ta một tiếng là được rồi."
Du Gia: "Như thế nào được. Nếu thúc và Thím không đến, lần sau có việc trong nhà nào có mặt mũi mà nhờ vả mọi người."
Tôn Thúc: "Thôi được nếu Tiểu Gia nói thế, vậy ngày mai thúc thím đến nhà quấy rầy một bữa." Ông nghĩ cùng lắm thì ngày mai kêu mẹ bọn nhỏ mang theo lương thực và đồ ăn tới. Cũng không thể một nhà bọn hắn nhiều miệng ăn như vậy còn chạy tới làm phiền nhà người ta. Lê Gia lại cũng không giàu có.
Du Gia: "Không quấy rầy, không quấy rầy. Vậy nhà cháu chờ mọi người ngày mai tới."
Tôn thúc nhận được mời, về đến trong nhà kể với Tôn Thím. Hai vợ chồng bàn bạc với nhau một hồi cảm thấy đã làm thì làm đến cùng. Vì thế một buổi chiều này liền tuyên truyền ra chuyện ngày mai Lê gia giết heo và bán rẻ hơn giá thường ba xu. Toàn thể thôn dân đều hân hoan. Nhưng cũng có người hâm mộ có người đỏ mắt ghen tỵ. Dù sao trên đời không thiếu người không ăn được nho nói nho chua. Chỉ có điều phần lớn là muốn thông báo thân nhân họ hàng ngày mai tới Lê gia mua thịt heo. Dù sao tiết kiệm ba xu đã là rất nhiều rồi. Mua càng nhiều tiết kiệm càng nhiều không phải sao.
Trong thôn dù cho có người trong lòng ghen tỵ ngoài mặt cũng không thể nói ra. Dù sao Lê Gia nghèo như vậy mà có thể tiện nghi tới ba xu tiền bán thịt cho thôn dân đã rất có thành ý rồi. Chiếm người ta tiện nghi cũng không thể quay lưng đi nói mát không phải sao. Dù sao lần này có bao nhiêu lời hay đều nói một sọt khen Lê Gia phúc hậu.
Buổi tối tại Tôn Gia, Tôn Thúc và Tôn Thím còn chưa ngủ. Hai người nằm trên giường đất nhỏ giọng trò chuyện.
"Ông nó à, ông nói ngày mai chúng ta có nên hay không mang nhiều một chút lương thực qua cho Lê chị dâu nha?" Đây là Tôn Thím.
Tôn Thúc lên tiếng: "Chúng ta nên mang lương thực nhưng đừng mang nhiều quá kẻo làm bên đó ngại. Mang nhiều chút rau dưa qua. Lê gia dù không phải hộ khá giả nhưng trước nay chưa từng muốn chiếm tiện nghi của ai bao giờ. Chúng ta dù có tâm muốn giúp đỡ cũng không nên làm quá rõ ràng. Nếu không chị sợ Lê chị dâu càng thêm khó chịu."
"Ông nói đúng. Haiz, tội nghiệp Lê chị dâu. Bà ấy chịu bao cực nhọc nuôi A Thâm thành người. Mãi mới đến lúc hết khổ sắp được hưởng thanh nhàn thì lại ra chuyện như vậy. Một nhà anh chồng của bà ấy thật là một đám táng tận thiên lương mà. Khi dễ cô nhi quả phụ." Tôn Thím một bên thở dài cho số phận hẩm hiu của Lê Thẩm Thị, một bên còn không quên mắng đám người nhà chồng của bà.
Tôn Thúc trong lòng tất nhiên là cũng rất đồng ý với vợ nhưng thân là đàn ông, ông lại không mắng ra miệng được nên chỉ đành im lặng mà nghe.
Mà ở một phòng khác của Tôn gia, Tôn đại tẩu cũng đang tò mò hỏi chuyện Tôn đại ca. Cùng với một phòng khác là tiếng trò chuyện hứng khởi của anh em Tôn nhị ca và Tôn tam.
Một đêm này, có người hứng khởi, có người tò mò, chủ đề đều rất thống nhất là về con lợn rừng đang ở Lê Gia. Cũng chỉ có một nhà ba người của Lê Gia là ăn sớm rồi đi ngủ sớm. Tiểu Thạch Đầu là trẻ con, nên vừa ăn tối xong chưa bao lâu liền đã ngủ gà ngủ gật được bà nội bé bế lên giường. Du Gia cũng theo đó chào mẹ chồng mình rồi về phòng nghỉ.
Nàng tất nhiên là sẽ không ngủ như người khác mà đả tọa tu luyện. Một đêm an ổn.

Lời tác giả: Chúc độc giả một buổi tối cuối tuần an lành và ngon giấc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro