a4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV. QUỸ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

4.1. Sự cần thiết của quỹ dự phòng nghiệp vụ

- Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết

- Trích lập quỹ dự phòng để:

+ Bồi thường vì không biết trước rủi ro xảy a

+ Vì doanh thu phát sinh trước, chi phí phát sinh sau

4.2. Các loại quỹ dự phòng và phương pháp trích lập

4.2.1. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người phi nhân thọ)

Đặc trưng quản lý quỹ là quản lý theo kỹ thuật phân chia nên việc xác định hiệu quả kinh doanh được tiến hành theo từng năm tài chính. Các quỹ dự phòng cần được trích lập vì doanh thu phát sinh năm trước, chi phí phát sinh năm sau

Các quỹ dự phòng gồm:

- Dự phòng phí

- Dự phòng bồi thường

- Dự phòng giao động lớn

Dự phòng để cân bằng nghiệp vụ gắn với những rủi ro mang tính chu kỳ ví dụ như cháy nổ vào mùa khô

a. Dự phòng phí

- Là dự phòng nhằm đảm bảo cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khóa sổ niên độ tài chính (31/12) đến ngày kết thúc kỳ hạn các hợp đồng bảo hiểm.

- Cần phải dự phòng phí do sự không trùng khớp giữa năm tài chính và thời hạn của hợp đồng bảo hiểm vì hợp đồng bảo hiểm có thể ký và kết thúc vào bấy kỳ thời điểm nào trong năm

- Các phương pháp lập dự phòng phí:

* Phương pháp 1/24

Theo phương pháp này các khoản phí thu trong tháng giả thiết đều được thu vào ngày 15 hàng tháng, 15/360 ngày của năm = 1/24 nên gọi là phương pháp 1/24

+ Đối với các hợp đồng năm (360 ngày), phí bảo hiểm thu được trong tháng 1 phải chuyển sang niên độ sau là 1/24

Tương tự, phí bảo hiểm thu được trong tháng 2 phải chuyển sang niên độ sau sau là 3/24, nói cách khác 1/8 phí thu được trong tháng 2 phải chuyển sang niên độ sau

...

Đến tháng 12, chuyển sang niên độ sau là 23/24 phí thu được

+ Đối với hợp đồng nửa năm (180 ngày): 6 tháng đầu trong niên độ tài chính, 6 tháng sau tính như sau:

Phí bảo hiểm thu được trong tháng 7 sẽ phải chuyển sang niên độ sau là 15/180 = 1/12

Tháng 8 chuyển sang niên độ sau là 3/24 = ¼

...

Tháng 11 chuyển sang niên độ sau là 9/12

Tháng 12 chuyển sang niên độ sau là 11/12

+ Đối với hợp đồng theo quý (90 ngày): 3 quý đầu trong niên độ tài chính, quý sau tính như sau:

Phí thu được trong tháng 10 chuyển sang niên độ sau là 15/90

Phí thu được trong tháng 11 chuyển sang niên độ sau là 3 x 15/90

Phí thu được trong tháng12 chuyển sang niên độ sau là 5 x 15/90

Giả sử doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có hợp đồng năm và quý thì dự phòng phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải lập ngày 31/12 bằng tổng phí năm của các tháng chuyển sang niên độ sau + tổng phí nửa năm của các tháng chuyển sang niên độ sau + Tổng phí quý của các tháng chuyển sang niên độ sau

* Phương pháp 50%

Theo phương pháp này giả sử phí bảo hiểm được phân bố đều trong năm thì 1 nửa phí thu trong năm còn 1 nửa phải chuyển sang niên độ sau

Tổng dự phòng phí = 50% x (phí bảo hiểm của hợp đồng năm + phí bảo hiểm của hợp đồng nửa năm + phí bảo hiểm hợp đồng quý)

* Quy định lập dự phòng phí ở Việt Nam

Thông tư 72/2001 bộ tài chính 28/8/2001

Nội dung thông tư:

- Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được sử dụng các phương pháp trích lập dự phòng phí như sau:

à Phương pháp trích lập theo tỷ lệ % của tổng phí bảo hiểm

+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường không, đường bộ, đường sắt thì dự phòng phí = 17% tổng phí bảo hiểm

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm khác trích lập = 40% tổng phí bảo hiểm

Phương pháp trích lập theo hệ số thời hạn hợp đồng bảo hiểm

Thời hạn

Phí bảo hiểm giữ lại

Phí bảo hiểm chuyển niên độ sau (dự phòng)

Quý I

7/8

1/8

Quý II

5/8

3/8

Quý III

3/8

5/8

Quý IV

1/8

7/8

Dự phòng phí = tỷ lệ dự phòng phí x mức phí bảo hiểm

= 1/8 x phí quý I + 3/8 x phí quý II + 5/8 x phí quý III + 7/8 x phí quý IV

+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm khác có thời han đến 1 năm áp dụng phương pháp trích lập theo hệ số 1/24

Dự phòng phí chưa được hưởng = phí bảo hiểm x số ngày còn lại của hợp đồng bảo hiểm /365

Ví dụ hợp đồng ký ngày 30/6/2009 à số ngày còn lại

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn lớn hơn 1 năm trích lập theo tỷ lệ = 40% tổng phí bảo hiểm

b. Dự phòng bồi thường

- Khái niệm: là phần phí bảo hiểm được trích lập để dự trữ đảm bảo việc thanh toán cho những tổn thất của các loại:

+ Tổn thất đã xảy ra, đã xác định thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chưa giải quyết chi trả

+ Tổn thất đã xảy ra nhưng chưa xác định được có thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm không

+ Tổn thất đã xảy ra nhưng doanh nghiệp bảo hiểm chưa biết

- Sự cần thiết: phải lập dự phòng bồi thường do có sự sai lệch giữa thời điểm xảy ra tổn thất và thời điểm thanh toán bồi thường được thực hiện

- Các phương pháp tính dự phòng bồi thường:

à Phương pháp kiểm tra hồ sơ:

Doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra tất cả hồ sơ tổn thất, đánh giá từng hồ sơ về chi phí bồi thường và phí bảo hiểm, từ đó liệt kê hồ sơ tổn thất theo thể loại và năm xảy ra rủi ro, từ đó có số liệu về tổn thất chưa được bồi thường và chi phí quản lý để lập dự phòng bồi thường cho các tổn thất

à Phương pháp chi phí trung bình

Doanh nghiệp bảo hiểm lấy tổng số tiền đã trả cho các tổn thất theo niên độ xảy ra sự việc + phần đánh giá các tổn thất còn phải trả chia cho số lượng tổn thất = chi phí bồi thường trung bình, từ đó lập dự phòng tổn thất

à Phương pháp nhịp độ bồi thường: với phương pháp này doanh nghiệp bảo hiểm có thể thấy rõ chu kỳ tính toán tổn thất theo thời gian đối với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm thông qua kết quả thống kê, qua đó xác định được tỷ lệ % số tiền bồi thường của năm thứ nhất và các năm tiếp theo trong 1 quãng thời gian nhất định, trên cơ sở đó đánh giá được số tiền chưa trả vào cuối mỗi niên độ trong khoảng thời gian đó

Ví dụ công ty bảo hiểm A thống kê cho thấy đối với hình thức bảo hiểm tài sản cứ 100 đơn vị tổn thất được bồi thường ngay trong năm, 40 đơn vị tổn thất được trả sau 1 năm, 20 đơn vị tổn thất trả sau 2 năm. Giả sử trong năm 2005 khi khóa sổ tổng số tiền bồi thường đã trả trong niên độ là 400 đơn vị tiền tệ

Số tiền này tương ứng thuộc các niên độ

Năm 2005 là 120 đơn vị tiền tệ

2004 là 200 đơn vị tiền tệ

2003 là 80 đơn vị tiền tệ

Để tính dự phòng bồi thường tại thời điểm cuối niên độ 2005 cần xác định giá trị tổn thất  thuộc các niên độ 2005. 2004, 2003

Số tiền bồi thường tổn thất trong năm 2005 là

120/40% = 300 đơn vị tiền tệ

Năm 2004 là 200/40% = 500 đơn vị tiền tệ

Năm 2003 là 80/20%= 400 đơn vị tiền tệ

Chỉ cần dự phòng bồi thường các niên độ 2004 và 2005 vì năm 2003 được thanh toán hết trong các năm 2004, 2005

Trong 2005 đã trả 400 đơn vị tiền tệ trong đó có 120 đơn vị tiền tệ năm 2005, 200 đơn vị tiền tệ năm 2004, 80 đơn vị tiền tệ năm 2003

Dự phòng bồi thường năm 2006 là 300 x 40%

Năm 2007 là 300 x 20%

à Tổng dự phòng năm 2006 và 2007 là 160 đơn vị tiền tệ

Dự phòng bồi thường cho tổn thất xảy ra năm 2003 là 20% x 400 = 80 đơn vị tiền tệ

4.2.2. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ

Vì bảo hiểm và tín dụng đều giữ vị trí trung gian nên đều giữ nhiệm vụ cung cấp vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế

Bảo hiểm thu phí bảo hiểm mục đích chính là bồi thường cho các chủ thể tham gia

Tín dụng bảo hiểm có thể cung cấp vốn tham gia kênh tín dụng trực tiếp và gián tiếp (phát hành trái phiếu, cổ phiếu)

Vay ngân hàng thương mại (tín dung gián tiếp)

Đối với bảo hiểm nhân thọ kỹ thuật quản lý quỹ là tồn tích

Các loại dự phòng phải trích

+ Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại và các cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm và của người tham gia. Có thể sử dụng 2 phương pháp tính dự phòng toán học là phương pháp quá khứ và phương pháp tương  lai

+ Dự phòng phí chưa được hưởng: áp dụng đối với các hoat động bảo hiểm dưới 1 năm

Công thức dự phòng phí = phí định kỳ x thời gian còn lại của định kỳ nộp phí / tổng thời gian của định kỳ nộp phí

+ Dự phòng bồi thường (chi trả): tương tự 3 phương pháp như bảo hiểm phi nhân thọ

+ Dự phòng chia lãi

Vì công ty bảo hiểm nhân thọ luôn cam kết chia lãi cho khách hàng

Dự phòng lãi = tổng lãi chia cho chủ hợp đồng trong năm tài chính + Giá trị tích lũy của lãi đã chia trong năm tài chính trước đó nhưng chưa chi trả

+ dự phòng bảo đảm cân đối dự phòng cho những năm có biến động lớn về tỷ lệ tử vong. Ở Việt Nam hiện nay dự phòng này được trích = 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính

V. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro