câu 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Ảnh hưởng của điều kiện địa lí tự nhiên đến văn hóa việt nam

-Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Tự nhiên không chi là môi trường để con người sinh sống mà còn là môi trường để con người sáng tao những giá tri văn hóa. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực khi hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu ở đây nóng ẩm mua nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho phù hợp vơi tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành nền văn hóa vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó là bản sắc riêng- là cái hồn của dân tộc.

Điều kiện địa lí tự nhiên bao gồm địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh thái, tài nguyên, những vận động, biến đổi theo quy luật hoặc do tác động của con người... Trong quan hệ văn hóa, môi trường thiên nhiên cung cấp các phương tiện sinh tồn mà các nền văn hóa có thể tận dụng, đồng thời đặt ra những hiểm hoa, thách thức mà các nền văn hóa phai tìm cách ứng phó. Những yếu tố tự nhiên tham gia vào mối quan hệ ấy hợp thành không gian văn hóa. Có thể nói điều kiện địa lí tự nhiên là nguồn cung cấp nguyên vật liệu để hình thành nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Quá trình nhận thức, định danh, khai thác, tác động của con người biến tự nhiên thành văn hóa. Cho nên văn hóa luôn hay chứa các yếu tố nền tảng của điều kiện địa lí tự nhiên. Điều kiện địa lí tự nhiên ảnh hưởng đến lối tư duy, thái độ ứng xử và cách tổ chức cuộc sống của con người, góp phần làm hình thành tâm lí và tính cách của dân cư, tính cách địa phương, tính cách dân tộc. Mỗi tộc người tuy theo nhu cầu sống mà khai thác tự nhiên theo các cách khác nhau. Các dân tộc sống cho yếu ở vùng núi và cao nguyên như Ba-na, Ê-đê, Bru- Vân Kiều,... nghề chính của họ là chăn nuôi, săn bắt, hai lượm, làm nương rẫy do họ sống ở địa bàn rừng nói hiểm trở khó trồng trọt. Còn dân tộc Việt ở đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải chủ yếu là trồng lúa nước, và làm ngư nghiệp vì địa bàn sống ở vừng đất đai phì nhiêu, lại gần biển. Quá trình lao động sản xuất ra cửa cai vật chất này dần dần tao thành những phương thức sản xuuất nhất định, đến lượt nó – phương thức sản xuất – lại quy định lối sống, tức là văn hóa của xã hội ấy. Có thể nói văn hóa mưu sinh là cơ bản nhất của mỗi tộc ngươi và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thành và phát triển văn hóa của từng tộc người. Như thế có thể nói tuy gián tiếp nhưng ở đây cũng không phải cái gì khác mà chính là điều kiện địa lí tự nhiên đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hóa.

Việt Nam có những đặc điểm địa lí tự nhiên cơ bản là thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng, ẩm, mua nhiều động thực vật rất đa dạng, nhiều thung lũng và đồng bằng châu thổ phì nhiêu. Do đó, cư dân nơi đây đã tiến hành canh tác nông nghiệp và định cư thành làng mạc từ rất sớm. Quá trình trồng trọt và định cư lâu đời dẫn đến hệ quả về nhận thức là hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng, về tổ chức cộng đồng là đặc tính dân chủ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ,và về ứng xử là sự tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên, sự linh hoạt mềm dẻo với xã hội. Các hình thái văn hóa đầu tiên của con người là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn, con người buộc phải gắn bó mật thiết với môi trường. Ví dụ như về nhà ở (nguyên liệu, kiểu dáng và kích thước) sẽ có sự khác nhau giữa cư dân miền núi và vùng đồng bằng. Cư dân miền núi có lối sống du canh, du cư thường ở nhà sàn hoặc nhà gỗ, kích thước nhỏ vì vùng núi có địa hình nhỏ hẹp và hiểm trở, còn cư dân đồng bằng có lối sống định canh, định cư nên thường ở nhà xây bằng gạch với kích thước lớn hơn do ở đông bằng có đất đai rộng hơn. Tùy theo nhu cầu mà mỗi dân tộc ở mỗi vùng khác nhau sẽ có cách thích nghi khác nhau để tồn tại và phát triển. Vì vậy, một trong những nhân tố chính dẫn đến sự khu biệt 6 vùng văn hóa của Việt Nam chính là điều kiện địa lí tự nhiên khác biệt giữa các vùng.

Tuy vậy, điều kiện địa lí tự nhiên không quyết định tất cả các đặc trưng của văn hóa và các nền văn hóa. Vì với một điều kiện thiên nhiên giống nhau, các nền văn hóa có thể có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Và trong quá trình phát triển, các nền văn hóa đều có quan hệ giao lưu tiếp biến với những nền văn hóa khác nhau, làm hình thành những giá trị văn hóa, những đặc trưng văn hóa mới.

Theo thời gian, điều kiện địa lí tự nhiên tác động đến văn hóa giảm dần theo thời gian do năng lực thích nghi của các dân tộc Việt Nam ngày càng tiến bộ và tiếp biến văn hóa ngày càng nhiều, họ tác động lại tự nhiên, gia tăng khai thác, tận dụng triệt để các điều kiện địa lí tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Việc đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên. Nan phá rừng và săn bắt động vật hoang dã quá mức là một minh chứng. Con người đang ngày càng hủy hoại tự nhiên một cách mạnh mẽ hơn. Và hơn hết, họ đang ngày càng vươn lên để làm chủ tự nhiên.

Văn hóa là nét đặc trưng của mỗi một quốc gia, một dân tộc và được tạo thành bởi không gian văn hóa, mà không gian văn hóa gắn liền với chủ thể văn hóa, còn chủ thể văn hóa thì gắn liền với lãnh thổ. Chính những đặc trưng của không gian lãnh thổ chi phối đặc trưng của một nền văn hóa. Như vậy có thể khẳng định rằng điều kiện địa lí tự nhiên đong vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa của một dân tộc, cũng như quá trình phát triển của nền văn hóa đó. Trong bất cứ môi trường nào con người cũng đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi điều kiện tự nhiên. Vì vậy, con người không còn cách nào khác là tìm cách tốt nhất để thích nghi vơi tự nhiên. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học