Một phần trong lược sử kịch nói Thái

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong suốt giai đoạn này, kịch viết tay đã trở thành một hình thức của hoạt động kinh doanh trong xã hội Thái. Trước kia, hoạt động sáng tác kịch viết tay vốn bị hạn chế trong các sân tập Hoàng gia, không nói chuyện kể từ khi các nhà viết kịch hướng tới điều này hoặc tranh thủ sự ủng hộ của các nhà thơ, những thành viên của Hoàng tộc. Tuy nhiên, sự tràn lan của những đoàn nữ vũ kịch bên ngoài sân tập Hoàng gia vào thế kỉ XIX đã tạo ra môi trường cạnh tranh mà ở trong đó việc đưa vào ngày càng nhiều màn trình diễn ấn tượng đã khiến cho các đoàn kịch khác nhau cố gắng bứt phá để vượt lên trên lẫn nhau. Nói cách khác, cuộc ganh đua này đã dẫn đến sự đổi mới trong phong cách trình diễn đầy tính kịch mà dự định sẽ thu hút khán giả. Hơn nữa, sự nổi lên của một bộ phận người thuộc tầng lớp trung lưu có đủ khả năng làm giải trí để giúp cho các nhà hát kịch ở Bangkok kín chỗ ngồi.

Đương lúc Lakhon Rong được hưởng sự mến mộ của khán giả trung lưu ở đô thị thì Likay, một thể thực hành kịch khác, cũng được phổ biến nhưng chủ yếu trong bộ phận những người bình dân ở cả Bangkok và những vùng nông thôn. Likay mang bản chất hài hước, nhắm vào một bộ phận khán giả đại chúng mà ở trong đó ngẫu hứng ca hát đóng vai trò quan trọng. Phong cách của những điệu múa và giai điệu họ sử dụng được chuyển thể từ những vở vũ kịch truyền thống. Trong suốt những năm 1970 - 1980, những yếu tố hiện đại, như những ban nhạc Tây và đồng thời những bài hát mang quốc hồn Thái, được cải biến cho thích nghi được trong khuôn hình của những màn trình diễn Likay cũng như trong những bộ trang phục đầy màu sắc trong kiểu cách truyền thống và Tây phương. Những nguồn thu hút trên những phạm vi rộng rãi cũng như những nổ lực trong việc điều chỉnh phong cách trình diễn cho hợp với thị hiếu của khán giả Thái đã tạo nên kết quả cho tính phổ biến của kiểu kịch này.

Lakhon Phut, một thể loại mới của kịch Thái, khởi phát một cách trực tiếp từ các nguồn phương Tây, đã được giới thiệu bởi vua Vajiravudh (1910 - 1925). Vị vua này thường được coi như "cha đẻ của kịch nói Thái" bởi vì ông đã đóng góp một số lượng lớn kịch nói cho sân khấu kịch vòng tròn của Thái. Thể cách của sản phẩm sân khấu mang hơi hướng Lakhon Phut của ông ấy bị ảnh hưởng một cách thông suốt mô hình rạp hát châu Âu thế kỉ XIX. Những vở kịch được giới thiệu giữa hoạt động cân bằng sự hòa điệu nghệ thuật và các thành phần như diễn xuất, dàn cảnh, phục trang, ánh sáng, thiết kế sân khấu.

Lakhon Phut hoặc "kịch nói" khác các thể loại khác của kịch Thái bên trong sự tôn trọng hình thức căn bản của các hoạt động sáng tác kịch thoại hoặc thơ, văn xuôi của quá trình chuyển tải những câu chuyện đến với khán giả. Và điều mà ai cũng biết rằng vua Vajiravudh đã được nhà hát truyền cảm hứng trong suốt cuộc đời mình. Ông ấy đã trình bày một số lượng lớn từ nói kịch ở Thái, mà nhiều từ trong số này được phỏng dịch từ các vở kịch phương Tây, chủ yếu của Pháp và Anh, kể cả những vở kịch của Shakespeare. Ông cũng trình ra nhiều vở kịch gốc. Tuy nhiên, kịch theo phong cách Lakhon Phut của ông ấy dường như chỉ có được tính phổ quát trong giới ưu tú và hoạt động giáo dục quý tộc phương Tây (Rutin, 1993: 151).

Quy trình hiện đại hóa và phương Tây hóa đã được giới thiệu trong suốt thời gian trị vì của vua Chulalongkorn và vua Vajiravudh, mang đến nhiều thay đổi quan trọng cho kịch vòng tròn của Thái. Các giá trị thẩm mĩ của kịch Thái được cải biến như một bước tiến chậm chạp của các màn trình diễn truyền thống bị thất bại trong việc thu hút thị hiếu của khán giả hiện đại, những người mới nổi thuộc tầng lớp trung lưu và giới ưu tú. Thay vào đó, sự mong đợi của khán giả được chuyển hướng sang những câu chuyện thoáng qua và thực hơn nếu xét về cách diễn xuất và thiết kế sân khấu. Thời điểm này đã đánh dấu "một bước ngoặt" trong sự phát triển của nhà hát Thái (Kerdarunsuksri, 2001: 47).

Triều vua Phrajadhipok (1925 - 1935) được gọi là "thời kì đen tối" của sân khấu kịch. Vua Phrajadhipok đã đối mặt với sự khủng hủng tài chính cả trong Hoàng tộc và trên khắp đất nước nói chung. Bộ phận giải trí Hoàng gia theo truyền thống phải lấy chi phí của sân tập kịch. Vì ông cho đây là việc lãng phí nên ông giải tán bộ phận này. Thế nhưng năm tháng sau, ông tái lập bộ phận này với hình thức bị thu hẹp và đặt nó dưới sự bảo hộ của bộ phận Hoàng gia. Tuy nhiên, nhà hát bên ngoài sân tập không chịu nỗi đau tương tự. Và như đã đề cập ở trên, một loại kịch mới, Lakhon Rong, đang bắt đầu phát triển rộng rãi, đầu tiên trong giới ưu tú của xã hội Thái và sau đó được truyền bá trong các tầng lớp trung lưu. Kể từ khi Lakhon Rong được nhắc đến phổ biến trong năm thập kỉ (1910 - 1950), điều này đặt ra giả định rằng những đặc điểm của loại hình sân khấu này tương hợp với thị hiếu của khán giả thuộc tầng lớp trung lưu. Sự vận động của kiểu nhảy truyền thống ít khi được sử dụng; tuy nhiên những câu chuyện được xử lý đồng thời và chủ yếu với biểu hiện lãng mạn của các nhân vật trung lưu. Chủ đề này có vẻ hấp dẫn khán giả trung lưu hơn những câu chuyện thêu dệt và những cuộc phiêu lưu trong tính cách nhân vật vốn chiếm ưu thế ở các nhà hát cũ.

Vào năm 1931, Phran Bun, một học viên sân khấu kịch nổi tiếng, bắt đầu sử dụng nhạc phương Tây trong màn trình diễn Lakhon Rong của anh ấy. Trước kia, hầu hết các màn trình diễn đều chọn dàn nhạc được gọi là piphat mai nuam: mộc cầm, búa đệm, "đàn nhị" và bộ gõ gỗ, hòa điệu. Rosita, một sản phẩm của Phran Bun, được chuyển thể từ các câu chuyện phim phương Tây. Và trong khuôn khổ Rosita, lần đầu tiên kịch Thái được tạo ra từ một ban nhạc Jazz và những từ tiếng Anh đơn giản trong lời bài hát được sáng tác dành cho một màn trình diễn hợp thời hơn. Sản phẩm này là một thành công rực rỡ và đánh dấu một bước ngoặt cho kịch Thái bên trong phương diện vở kịch đầu tiên sử dụng nhạc phương Tây.

Và một điều đáng chú ý khác đã thay đổi những việc đã diễn ra trong khoảng thời gian này là một sự chuyển hướng ý kiến về giới tính của các diễn viên. Trong khi thế kỉ XIX nhà hát Thái chủ yếu sử dụng toàn các diễn viên nữ, một loại hình mới của rạp hát phát triển vào đầu thế kỉ XIX đã bắt đầu sử dụng dàn diễn viên hỗn hợp. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển hướng thông tin thực tại luận trong tính thẩm mĩ của kịch Thái kể từ khi dàn diễn viên hỗn hợp mang đến các màn trình diễn của đời sống thường ngày.

Khi quyền lực chính trị thay đổi vào năm 1932, sức mạnh chính trị chuyển giao từ vua sang Quốc Hội. Kết quả là, sân tập kịch đặt dưới sự chịu trách nhiệm của cục Mĩ thuật (FAD), được thiết lập trong năm 1933 để phụ trách mảng hoạt động văn hóa dân tộc kể cả vũ kịch truyền thống.

Giữa những năm 1930 và 1950, nhà hát phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh nặng nề đến từ một loại hình giải trí mới: phim, radio và truyền hình. Sự tín nhiệm trong mắt khán giả của nhà hát Thái bắt đầu đến hồi suy giảm trong nửa sau những năm 1950. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khán giả Thái, một vài nhà hát bắt đầu chiếu phim trong khi các màn trình diễn trên sân khấu bước vào ngành công nghiệp phim. Và có vẻ như những hình thức hiện đại của giải trí có nhiều khả năng hơn nhà hát trong việc đáp ứng thị hiếu của khán giả hiện đại.

Sân khấu kịch Thái dành cho những đoàn tư nhân hoàn toàn kết thúc vào cuối những năm 1950. Chỉ có FAD được tiếp tục đưa vào sản xuất các vở kịch. Khi Dhanit Yupho chịu trách nhiệm những công việc dành cho Tổng Giám đốc của cục Mĩ thuật thì anh ấy cố gắng tái sinh những thể loại vũ kịch. Anh ấy đã mời những vũ công hàng đầu của đoàn Hoàng gia để huấn luyện những thế hệ vũ công mới. Để mà điều khiển vũ kịch truyền thống, Seri Wangnaitham, trưởng bộ phận nhảy múa và âm nhạc, tìm cách thu hút khán giả hiện đại quay trở lại sân khấu kịch truyền thống của họ với các giá trị giải trí của những cảnh trong truyện tranh, trong nhiều thứ mà anh muốn bản thân mình biểu diễn. Chiều dài của các vở kịch cũng được cắt giảm. Trong suốt khoảng thời gian này, nhà hát truyền thống đã thích nghi để tồn tại trong xã hội Thái hiện đại. Như một biểu tượng của văn hóa Thái, những màn trình diễn truyền thống được quảng bá trong những dịp khác nhau để phản ánh bản sắc dân tộc Thái. Tuy nhiên nghĩa truyền thống của nhà hát Thái dường như không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa. Tôi đồng ý với Kerdarunsuksri người đã phát biểu rằng: "Khán giả của ngày hôm nay không hiểu được tính thẩm mĩ của sân khấu vũ kịch, cũng như không đánh giá cao vẻ đẹp của những điệu nhảy được nối lại thật dài và chậm. Sự phát triển của nhà hát truyền thống cũng như sự thích nghi và đơn giản hóa các hình thức, quy ước này để phù hợp với những mong đợi của khán giả hiện đại" (2001: 66).

Nhà hát hiện đại

Thuật ngữ "kịch hiện đại" hoặc được gọi là Lakhon Wethi Samai Mai tham khảo phong cách kịch phương Tây được thịnh hành trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX. Kịch hiện đại được giới thiệu ở nhà hát Thái vào giữa năm 1960 bởi Sodsai Pantoomkomol, người được cấp bằng Nghệ thuật học điện ảnh ở Mĩ. Bộ phận kịch nghệ được thành lập tại khoa nghệ thuật học, trường đại học Chulalongkorn đặt dưới sự giám sát của cô ấy vì mục đích nâng cao tiêu chuẩn trình diễn nghệ thuật ở Thái Lan với mức độ tương tự như phương Tây. Cuối năm 1971, Mattani Rutni phát hiện một bộ phận kịch tại trường đại học Thamasat, một trường đại học nổi tiếng khác vào thời điểm này. Cả viện được sử dụng những phương pháp diễn xuất hiện đại của phương Tây trong phong cách thiết thực của chương trình giáo dục. Các vở kịch của trường đại học chủ yếu là các vở kịch dịch phương Tây, đặc biệt là những kiệt tác của sân khấu thế giới.

Ngoài sân khấu ở những trường đại học, những nhóm hát nhỏ được thành lập bởi những người trí thức và những sinh viên đại học hoạt động như là cách thể hiện tư tưởng về các giá trị xã hội, văn hóa, chính trị trong thời gian đàn áp chính trị của chế độ độc tài thuộc địa. Ví dụ, Phra Can Siaw Group được tìm thấy năm 1969 bởi một liên minh lỏng lẻo của các cây bút trẻ đến từ đại học Thammasat. Họ thông qua kĩ thuật viết của văn học phương Tây như chủ nghĩa hiện thực, phi lý và chủ nghĩa hiện hữu trong các vở kịch của họ. Không chỉ dịch các vở kịch phương Tây họ còn viết nên những vở kịch của riêng họ. Hầu hết các vở kịch của họ thường đề cập đến tự do, các vấn đề xã hội và phản ứng của tính ương ngạnh.

Makhampom, một quy chuẩn của các nhóm nhà hát khác bên ngoài khuôn khổ học viện được hình thành với mục đích phát triển xã hội. Những vở kịch của họ thường dùng màn trình diễn để chuyên chở những lời nhắn mà xã hội gửi đến cộng đồng cư dân nông thôn như các vấn đề xã hội và sức khỏe (thuốc và giáo dục giới tính). Nhóm kịch này, không chỉ sử dụng sân khấu nghệ thuật phương Tây mà còn sử dụng nhà hát Thái truyền thống và hình thức biểu diễn dân gian để mà tạo ra các sản phẩm độc quyền của họ.

Khách sạn Monthian ở Bangkok đã mở rạp hát Mothian Thong vào năm 1984. Các sản phẩm được trình diễn thường là các vở hài kịch nhẹ nhàng; nhiều vở trong số đó được chuyển thể từ phương Tây. Rất đông nam diễn viên, những người đã biểu diễn tại nhà hát này, sau đó đã trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng của kịch truyền hình. Tuy nhiên, sau chín năm cố gắng, rạp hát Mothian Thong đã đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1993 bởi vì những vấn đề tài chính.

Trong khoảng cuối của những năm 1980 và 1990, như một kết quả của sự bùng nổ kinh tế, một vài học viên kịch thành lập những đoàn kịch và gầy dựng nên nhà hát của họ: Dass Entertainment, Patravadi theatre Moradok Mai. Thật vậy, một tiêu chuẩn thế giới của rạp hát, Kat Theatre, được tìm thấy ở Chiangmai bởi Suchai Kengkankha, một thương gia say mê sân khấu kịch. Tuy nhiên, những sân khấu của nhà hát này ít phổ biến với người Thái và số lượng khán giả sụt giảm liên tục. Kat Theatre gặp trở ngại bởi vì thâm hụt ngân sách đến hàng triệu. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm của nhà hát hạn chế những màn trình diễn của họ để có cơ sở giáo dục và thỉnh thoảng những sân khấu nhỏ khai mở những nhóm kịch nhỏ. Gần đây, chỉ duy nhất mục đích thương mại của rạp hát mang lại lợi nhuận từ những sản phẩm của nó là Rachadalai Theatre. Rạp hát này được thành lập vào năm 2007 bởi Thakonkiet Viravan, một cựu Giám đốc truyền hình thành công. Hầu hết các vở kịch được âm nhạc hóa, được chuyển thể từ những câu chuyện trong những bộ tiểu thuyết Thái đã được trình diễn với phong cách của âm nhạc phương Tây. Việc mời các ngôi sao truyền hình và các ca sĩ giữ vai trò chiến lược hàng đầu của thị trường cho mỗi sản phẩm là điều rất cần thiết.

Likay là một bước phát triển đáng kể và chỉ còn một nhà hát vũ kịch vẫn còn phổ biến trong xã hội Thái. Tuy nhiên, nó chủ yếu phổ biến rộng rãi ở nông thôn hơn ở các thành phố lớn. Các loại kịch múa như Khon hoặc Lakhon hoàn toàn đặt dưới sự quản trị của cục Nghệ thuật. Ngày nay, người ta chỉ có thể xem điệu nhảy này vào các dịp đặc biệt được tổ chức bởi cục Nghệ thuật. Ngoài ra các nhà hát kịch truyền thống cũng thường xuyên và chủ yếu biểu diễn điệu nhảy này cho khách du lịch thưởng thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro