ádfsdfgsdgsb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

6.1. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 6.1.1. Khái niệm

Mặt khách quan (MKQ) của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giũa hành vi và hậu quả, công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.

6.1.2. ý nghĩa của các dấu hiệu trong MKQ của tội phạm

Hành vi khách quan và một số dấu hiệu khác trong MKQ của tội phạm như hậu quả, phương pháp, thủ đoạn phạm tội được phản ảnh là dấu hiệu bắt buộc. Việc nghiên cứu, xác định chúng có ý nghĩa về mặt định tội.

Trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội, một số các biểu hiện trong MKQ như hậu quả, phương pháp, thủ đoạn, công cụ...được phản ảnh là dấu hiệu định khung. Việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt.

Một số tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một số biểu hiện trong MKQ của tội phạm. Việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

6.2. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 6.2.1. Khái niệm

Hành vi khách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn.

Theo khái niệm này thì hành vi khách quan của tội phạm được hiểu là hành vi của con người nói chung bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Chỉ có xuất phát từ việc nghiên cứu, chỉ ra các đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm mới có thể đưa ra khái niệm này thể hiện tính khoa học.

Khi so sánh hành vi của con người là hành vi hợp pháp với hành vi vi phạm pháp luật là hành vi phạm tội với các hành vi vi phạm pháp luật khác có thể chỉ ra hành vi khách quan của tội phạm có các đặc điểm sau:

@ Hành vi khách quan của tội phạm có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội.

@  Hành vi khách quan của tội phạm có tính trái pháp luật hình sự (được quy định trong BLHS phần các tội phạm cụ thể).

@  Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi có thức và có ý chí tức là có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, và có khả năng kiềm chế không thực hiện hành

vii phạm tội. Hay nói cách khác, hành vi khách quan của tội phạm phải được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.

Một người thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần - bị đe doạ (bị khống chế về tư tưởng) có thể phải chịu trách nhiệm hình sự có thể không.

Trường hợp thứ nhất nếu người thực hiện hành vi gây hậu quả thiệt hại cho xã hội khi bị khống chế toàn bộ về tư tưởng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để xác định tính chất mãnh liệt của hành vi đe doạ phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện các tình tiết như: thời gian, hoàn cảnh địa điểm, công cụ, thái độ, cường độ của sự đe doạ.

Một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị cưỡng bức thân thể không phải chịu trách nhiệm hình sự vì thực tế họ chỉ là công cụ trong tay kẻ cưỡng bức. Việc thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoàn toàn do sức mạnh bạo lực bên ngoài.

Có thể phân biệt sự khác nhau giữa cưỡng bức về thân thể và cưỡng bức về tinh thần như

sau:

Cưỡng bức thân thể

Cưỡng bức tinh thần

- Chỉ có sự tác động lên thân thể.

- Có thể tác động lên thân thể có thể không. Nếu

tác  động  lên  thân  thể  qua  đó  tác  động  đến  tư

tưởng người bị cưỡng bức.

- Người bị cưỡng bức không có khả năng    - Người bị cưỡng bức có thể lựa chọn ít nhất hai

lựa chọn bất kỳ một xử sự nào.

xử sự.

Từ những nội dung đã phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về hành vi khách quan của

tội phạm như sau: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi được quy định trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và là hành vi có ý thức kiểm soát và có ý chí,

6.2.2. Các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm a. Hành động phạm tội

Hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật hình sự cấm.

Đối với tội phạm thì hành động phạm tội thường thể hiện ở các dạng như sau: @ Người phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động.

.

@ Có thể bằng lời nói.

Ví dụ: A làm nhục B bằng cách chửi rủa, miệt thị B trước đám đông nhằm hạ thấp danh dự của B

b. Không hành động phạm tội

Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội để làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật hình sự yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

Không hành động phạm tội phải thoả mãn các điều kiện như sau:

-  Chủ thể phải có nghĩa vụ hành động.

-  Trong hoàn cảnh cụ thể chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này. Nghĩa vụ pháp lý phát sinh trong trường hợp sau:

-  Do luật định: Phải cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, hoặc phải tố giác tội phạm.

- Do quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Như quyết định nhập ngũ.

-  Do nghề nghiệp.

-  Do hợp đồng.

-  Do xử sự trước đó của chủ thể.

Trong BLHS đa số các tội phạm được thực hiện bằng hành động, có một số tội phạm chỉ thực hiện bằng không hành động (như Tội trốn thuế, Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng), có một số tội vừa thực hiện bằng hành động vừa bằng không hành động (như Tội giết người, Tội huỷ hoại tài sản).

6.2.3.  Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan a. Tội ghép

Tội ghép là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều loại hành vi nguy hiểm cho xã hội, xảy ra cùng thời gian, xâm hại nhiều khách thể.

Với khái niệm trên tội ghép có 3 đặc điểm sau:

-  Có ít nhất 2 loại hành vi khác nhau.

-  Các hành vi này phải xảy ra cùng thời gian.

-  Các hành vi đó xâm hại ít nhất 2 khách thể.

Phân tích các tội phạm được quy định trong BLHS thì tội cướp tài sản (Điều 133) thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện trên. Do đó, tội cướp tài sản là tội ghép.

b. Tội liên tục

Tội liên tục là loại tội phạm mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian cùng xâm hại một khách thể.

Với khái niệm trên tội liên tục có 3 đặc điểm sau:

-  Có ít nhất 2 hành vi cùng loại.

-  Các hành vi đó xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian.

-  Các hành vi đó phạm xâm hại một khách thể.

Đối chiếu với các đặc điểm trên, tội liên tục được quy định trong BLHS đó là Tội bức tử, tội đầu cơ, Tội hành hạ người khác.

Về phương diện khoa học luật hình sự ngoài tội liên tục còn có phạm tội nhiều lần. Giữa 2 thuật ngữ này có rất nhiều điểm giống nhau đó là chúng đều thực hiện ít nhất 2 hành vi cùng loại, các hành vi đó xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, các hành vi đó phạm xâm hại một khách thể. Có thể phân biệt chúng dựa vào các tiêu chí sau:

Tội liên tục

Phạm tội nhiều lần

Đặc điểm    - Có hành vi CTTP, có hành vi không CTTP.  - Mỗi hành vi đều CTTP.

Tính chất

- Là đặc điểm của hành vi khách quan được  -  Là  tình  tiết  định  khung  tăng  nặng

Phạm vi

quy định trong CTTP cơ bản- là tình tiết định  hoặc tình tiết tăng nặng.

tội

Tồn tại trong tất cả mọi tội phạm

Chỉ tồn tại trong một số tội danh

c. Tội kéo dài

Là loại tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong một khoảng thời gian dài.

Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, Tội tàng trữ hàng cấm....

Đặc điểm của tội kéo dài là chúng chỉ chấm dứt khi tội phạm bị phát hiện hoặc khi người phạm tội tự thú

6.3. HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI PHẠM 6.3.1. Khái niệm

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.

Về nguyên tắc, chỉ những hậu quả mang tính xác định mới được quy định trong CTTP. Song mức độ thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm luôn mang tính trừu tượng. Do đó, để xác định mức độ hậu quả của tội phạm phải thông qua một yếu tố khác mang tính xác định

Quá trình diễn biến của bất kỳ một tội phạm nào cũng đều được thể hiện như sau:

Hành vi phạm tội

Công cụ

Đối tượng tác động

Gây thiệt hại cho

khách thể

Cụ thể

Trừu tượng

Dựa vào sự đánh giá quá trình diễn biến trên cho thấy, để xác định mức độ hậu quả của tội phạm chúng ta phải xác định mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Bởi vì:

1.  Đối tượng tác động của tội phạm mang tính xác định còn quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm bị xâm hại mang tính trừu tượng.

2.  Chỉ có thể thông qua sự tác động lên đối tượng tác động của tội phạm mới có thể gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

3.  Đối tượng tác động của tội phạm ở 2 thời điểm trước và sau khi tội phạm xảy ra luôn có sự thay đổi về trạng thái tự nhiên hoặc trạng thái pháp lý

Ví dụ: A dùng dao đâm chết B. Hậu quả của tội phạm là B chết, chính là sự phản ánh về sự thay đổi trạng thái tự nhiên của B là đối tượng tác động của tội phạm giết người từ người còn sống thành xác chết.

-  Hậu quả của tội phạm được biểu hiện ở các dạng như: - Thiệt hại vật chất: Các tội xâm phạm sở hữu. Thiệt hại về thể chất: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người.

-  Thiệt hại tinh thần: Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người.

Ngoài ra, còn có một dạng hậu quả đặc biệt đó là làm biến dạng xử sự của con người (như tội bức tử).

Hành vi           Đánh đập (của người phạm tội).

Ví dụ: Tội bức tử

Hậu                   Hành vi tự sát (của nạn nhân).

Ý nghĩa của việc xác định hậu quả của tội phạm thể hiện ở các phương diện sau:

@ Đối với CTTP vật chất, việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định

tội.

@ Đối với CTTP tăng nặng phản ảnh dấu hiệu hậu quả của tội phạm việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt.

@  Dấu hiệu hậu quả được phản ảnh trong một số tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, việc

xác định chúng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

6.3.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).

các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:

-  Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.

-  Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả.

-  Nếu hậu quả xảy ra phải là hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của

hành vi.

Một hậu quả của tội phạm có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia làm 2 dạng:

1/ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả.

Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 20%.

2/ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là  mối quan hệ nhân quả có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả.

Ví dụ: A và B dùng gậy gây thương tích cho M (tỷ lệ thương tích 30%).

6.4. NHŨNG BIỂU HIỆN KHÁC TRONG MKQ CỦA TỘI PHẠM

Công cụ, phương tiện phạm tội: Là những đối tượng vật chất được chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng tác động của tội phạm trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ đoạn phạm tội: Là cách thức thực hiện tội phạm một cách tinh vi khôn khéo, có sự tính toán.

Trong đa số các tội danh trong BLHS, công cụ, phương tiện phạm tội và phương pháp, thủ đoạn phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng. Thủ đoạn phạm tội là tình tiết định tội của tội ngược đãi, hành hạ cha mẹ vợ chồng con cái.

Thời gian phạm tội: Thời gian phạm tội là căn cứ xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng.

Địa điểm phạm tội: Là tình tiết định tội của một số tội như: Tội trốn khỏi nơi giam, tội hoạt động phỉ.

Hoàn cảnh phạm tội: Là tình tiết định tội của tội đầu cơ như phạm tội trong hoàn cảnh thiên tai, chiến tranh, và là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro