Agatha Christie truyen ngan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiếc cốc bằng vàng

Hercule Poirot chỉ cần nhìn cái trán rộng, cái miệng mím chặt, cái cằm bướng bỉnh và đôi mắt sắc sảo ấy cũng đủ hiểu tại sao Emery Power trở thành một nhà tài chính mạnh mẽ như vậy. Những ngón tay dài và thanh tú cũng nói rõ tại sao nhà tài chính nổi tiếng hai bên bờ Đại Tây Dương và là nhà sưu tầm hiểu biết những tác phẩm nghệ thuật.Từ nghệ thuật ông cũng yêu quý môn lịch sử. Một vật không chỉ cần đẹp mà còn phải nói lên những phong tục tập quán của một vùng đất nữa. Tiếng nói của ông êm dịu, không phô trương, nhưng cũng đủ làm cho người nghe phải chú ý.

- Bây giờ ông không nên nhận nhiều việc khác nữa - Ông ta nói - Nếu ông nhận việc này, tôi cho là như vậy.

- Nó có quan trọng không?

- Đối với tôi thì nó đặc biệt quan trọng. Poirot cúi thấp đầu xuống nhìn Emery Power nhưng anh không nói gì cả.

- Đây là việc tìm lại một công trình nghệ thuật. Nói chính xác hơn đây là chiếc cốc bằng vàng có chạm trổ ở thời kỳ Phục hưng. Người ta nói đây là của đức Giáo hoàng Alexandre VI, Rodrigue Borgia. Ngài thường mang ra để khách quý dùng. Người được mời chết.

- Một phong tục đáng chú ý.

- Chiếc cốc ấy có một lịch sử náo động. Nó đã bị đánh cắp nhiều lần. Người ta đã giết nhau để có được nó. Nó đã để lại một vết máu dài đằng sau nó.

- Vì giá trị nội tại của nó hay vì những lý do khác?

- Đúng thế, nó có giá trị rất lớn. Nó được chế tạo bằng một phương pháp tuyệt diệu; đây là công trình của Benvenuto Cellini. Nó được chạm hình một cái cây có một con rắn quấn xung quanh; thân con rắn có những viên đá quý, còn quả trên cành cây thì bằng ngọc màu lục bảo. Poirot có vẻ thích thú.

- Những quả táo - Ông lẩm bẩm.

- Đá quý rất đẹp, nhưng giá trị thực tế của chiếc cốc là ở lịch sử của nó. Hầu tước San Veratrino đã bán đấu giá nó vào năm 1929. Những nhà sưu tầm đã tranh cãi nhau, nhưng tôi đã mua được nó với giá ba mươi ngàn li-vrơ vào thời kỳ đó.

- Một số tiền lớn.

- Khi tôi đã thích thì tôi biết trả giá, ông Poirot.

- Có thể là ông đã biết câu ngạn ngữ Tây Ban Nha: "Hãy nhận cái mà anh muốn... và trả tiền, Thượng đế nói!". Nhà tài chính cau mặt và cặp mắt của ông ta đanh lại một lúc.

- Ông cũng thích nghiên cứu triết học ư?

- Ông ta hỏi bằng giọng lạnh lùng.

- Tôi đã đến tuổi biết suy nghĩ.

- Tôi không nghi ngờ gì. Nhưng không phải do suy nghĩ mà lấy lại được chiếc cốc. Tôi cho rằng hành động là tốt hơn cả.

- Thật là sai lầm! Đã có nhiều người phạm phải. Nhưng xin lỗi ông. Chúng ta đã thay đổi chủ đề của câu chuyện. Ông đã nói mua được chiếc cốc ấy từ tay hầu tước San Veratrino, đúng không?

- Phải, nhưng điều tôi chưa nói với ông là nó đã bị đánh cắp trước khi đến tay tôi.

- Chuyện xảy ra như thế nào?

- Người ta tới ăn cướp lâu đài của ông hầu tước vào ban đêm, ngoài chiếc cốc còn có nhiều đồ vật khác bị mất.

- Người ta đã giải quyết như thế nào? Power nhún vai.

- Cảnh sát đã điều tra vụ này, đúng thế. Người ta đã bắt và xét xử hai tên kẻ cướp: Dublay, người Pháp và Ricovetti, người Ý và thu được tang vật.

- Trừ chiếc cốc của Borgia ư?

- Trừ chiếc cốc. Như cảnh sát cho biết, ngoài hai tên ăn trộm bắt được còn có kẻ tòng phạm thứ ba tên là Patrick Casey người Ái Nhĩ Lan. Dublay, tên cầm đầu, chuẩn bị kế hoạch, Ricovetti lái xe và tiêu thụ còn Casey là tên vào trong nhà để lấy đồ đạc.

- Của ăn cắp được sẽ chia đều cho ba đứa ư?

- Có thể là như vậy. Nhưng dù sao những thứ lấy lại được đều kém giá trị. Vật quý hiếm thường được mang ra nước ngoài.

- Casey không bị bắt và xét xử sao?

- Không phải như ông đang nghĩ. Hắn đã có tuổi. Các cơ bắp đã giãn ra rồi. Mười lăm ngày sau đó hắn ngã từ lầu năm xuống đất và chết ngay tức khắc.

- Ở đâu?

- Ở Paris. Trong một mưu toan ăn trộm nhà ông chủ ngân hàng Duvauglier.

- Và từ đó người ta không được tin gì về chiếc cốc nữa ư?

- Đúng thế.

- Cũng không thấy ai rao bán ư?

- Cũng không. Tôi gần như tin chắc là như vậy. Ngoài cảnh sát còn có ba thám tử tư tiến hành điều tra vụ này.

- Và ông có lấy lại được tiền không?

- Đồ vật bị mất ngay trong nhà ông ta, ông hầu tước muốn trả lại tiền cho tôi.

- Nhưng ông không nhận ư?

- Không.

- Tại sao?

- Vì tôi muốn như vậy.

- Ông muốn rằng khi tìm được chiếc cốc thì nó thuộc quyền sở hữu của ông ư?

- Đúng thế.

- Nhưng sau hành động này là cái gì? Power cười:

- Ông hiểu rõ tôi đấy, tôi thấy rõ. Rất đơn giản, tôi đã biết rõ ai là người đang giữ chiếc cốc ấy.

- Ông làm tôi thích thú. Vậy người đó là ai?

- Đó là ông Reuben Rosenthal. Không chỉ là một nhà sưu tầm như tôi, nhưng vào thời kỳ ấy, ông ta là một kẻ thù cá nhân của tôi. Chúng tôi cạnh tranh nhau trong nhiều vụ việc... và tôi thường là người thắng cuộc. Việc tranh chấp của tôi đã lên đến đỉnh cao với chiếc cốc ấy. Trong hai chúng tôi người nào cũng muốn có nó. Chúng tôi nâng giá trong cuộc mua đấu giá ấy.

- Và ông lại là người thắng cuộc chứ?

- Không hẳn như vậy. Tôi thận trọng nhường cho một người thứ hai làm việc này. Không ai chịu nhường bước cả, nhưng để cho người thứ ba giành thắng lợi và tìm cách tiếp cận người ấy, lại là một việc khác.

- Một thất vọng nhỏ.

- Đúng thế.

- Nhưng nếu ông Reuben biết chuyện thì sao? Ông Power có một nụ cười rạng rỡ.

- Theo ông - Poirot tiếp - có phải ông Reuben không chịu nhận là thua nên đã đi thuê bọn ăn trộm không? Emery Power giơ một bàn tay lên với vẻ không đồng ý.

- Ô, không! Tại sao lại đo vào cụ thể như vậy? Một thời gian sau ông Reuben đã có được chiếc cốc ấy từ một nguồn không xác định...

- Cảnh sát không công bố tấm ảnh nào của chiếc cốc ấy ư?

- Chiếc cốc không cần trưng bày ra trước mắt của mọi người.

- Ông có tin rằng ông Reuben đang muốn xem ai là chủ sở hữu vật đó không?

- Đúng. Nếu tôi nhận tiền đền bù của ông hầu tước thì ông Reuben sẽ đi thương lượng với ông này để có được chiếc cốc Nhưng, là chủ sở hữu của nó tôi sẽ tìm cách thu hồi lại báu vật của mình.

- Có nghĩa là ông đang thu xếp để ăn cắp lại nó từ ông Reuben ư?

- Không phải là ăn cắp, ông Poirot. Tôi chỉ giành lại cái đó thôi.

- Nhưng ông đã không đạt được điều đó ư?

- Vì một lý do đặc biêt, ông Reuben không có chiếc cốc đó trong tay.

- Tại sao ông biết?

- Có một sự hợp nhất trong tổ chức kinh doanh dầu lửa. Bây giờ lợi ích của tôi và ông Reuben là như nhau. Chúng tôi không còn là kẻ thù mà trở thành đồng minh của nhau. Ông ta đã cam đoan với tôi là chưa bao giờ ông có chiếc cốc ấy trong tay.

- Và ông tin ông ấy?

- Phải.

- Như vậy mười năm qua ông chạy theo một cái đích sai lầm, đúng không?

- Không thể bằng cách nào khác - Nhà tài chính thú nhận với một giọng cay đắng.

- Và bây giờ, tất cả đều làm lại từ đầu. Tôi là thám tử, tôi có bổn phận đưa ông tới một cái đích chính xác, đúng không? Người ta đã giậm chân tại chỗ từ khi...

- Nếu công việc là dễ dàng thì tôi đã không mời ông tham gia - Power nói với vẻ thiếu nhã nhặn - Đúng lừ nếu ông thấy không thể... Ông ta đang tìm một danh từ nhẹ nhàng hơn. Poirot đứng lên nói một cách khô khan:

- Từ "không thể" là không có đối với tôi, thưa ông. Tôi chỉ tự hỏi công việc có thú vị đến mức làm tôi hăng hái lên không.

- Việc này có lợi ích của nó: ông cho tôi biết số tiền thù lao.

- Chúng ta sẽ nói đến nó khi công trình nghệ thuật ấy được tìm ra, được không?

- Tùy ý ông. Tôi không chấp nhận sự thất bại.

- Trong trường hợp ấy... tôi hiểu.

***

Thanh tra cảnh sát Wagstaffe tỏ rõ sự quan tâm của mình.

- Chiếc cốc Veratrino ư? Phải, tôi nhớ rất rõ. Tôi biết nói tiếngÝ nên người ta cử tôi để hợp tác với cảnh sát ở đây. Và chúng tôi không thể nào tìm ra đồ vật ấy.

- Theo ông thì tại sao? Người ta đã bán nó đi rồi ư?

- Theo tôi ngờ... tuy vẫn có thể là như vậy. Theo tôi thì rất đơn giản. Người ta đã giấu nó ở đâu đó... và một người duy nhất biết ở đâu thì lại chết rồi.

- Ông muốn nói đến Casey ư?

- Phải. Có thể hắn thường qua lại Ý. Hắn đã giấu chiếc cốc ở đây và từ ngày ấy đến nay không ai động đến.

- Casey có nhà riêng không?

- Có... ở Liverpool - Viên thanh tra cười - Chiiếc cốc không nằm dưới sàn nhà đâu. Chúng tôi tìm rồi.

- Gia đình hắn ra sao?

- Người vợ bị ho lao... Tuy chồng như vậy nhưng bà ta vẫn là người mộ đạo, không muốn rời bỏ hắn. Bà ta đã qua đời cách đây một vài năm. Người con gái rất giống mẹ... Cô ta đã đi tu. Người con trai sang Mỹ để lập nghiệp.

- Có thể người con gái biết nơi cất giấu, đúng không?

- Tôi không tin. Chiếc cốc cũng sẽ được đem đi bán.

- Hay là người ta đã nấu chảy nó rồi?

- Rất có thể. Nhưng tôi cũng không tin. Chiếc cốc có giá trị sưu tầm. Mà muốn có được nó thì người ta có thể làm bằng mọi cách.

- Thế còn hai tên kẻ cắp kia?

- Ricovetti và Dublay sắp được tha.

- Dublay là người Pháp chứ?

- Đúng. Hắn là đầu não của bọn trộm cắp.

- Bọn này còn những ai nữa?

- Một cô gái tên kà Kate. Làm nghề hầu phòng để làm nội ứng. Cô ta đã đi Úc sau khi băng nhóm tan rã.

- Còn ai nữa?

- Còn Yougonian, hắn có một cửa hàng nhỏ ở Paris. Người ta không tìm được lý do gì để bắt nên vẫn canh chừng hắn. Poirot thở dài nhìn sổ ghi chép: Mữ, Úc, Ý, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,...

- Có lẽ ta phải đi vòng quanh thế giới - Anh lẩm bẩm.

- Ông nói gì?

- Tôi nói một vòng thế giới mà tôi sẽ phải đi.

***

Poirot có thói quen thảo luận với Georges, người hầu phòng thân tín.

- Georges, nếu anh phải đến năm nơi trên thế giới thì anh sẽ làm như thế nào?

- Đường hàng không là nhanh nhất, thưa ông chủ. Nhưng dễ bị đau tim.

- Hỏi ý kiến của ai là tốt nhất?

- Thưa ông, ông hãy hỏi công ty Du lịch. Hercule Poirot tự nhủ:

- Với thân chủ của mình, Emery Power, cái quan trọng nhất là hành động. Nhưng, không để mất sức lực, tiền của vào những việc vô ích. Không thể làm khác mọi người được... nhất là khi không cần để ý đến tiền bạc. Poirot đứng lên, tới bàn giấy, rút một tập hồ sơ, lấy một tấm phiếu ghi hai chữ "Thám tử".

- Georges, tôi đọc, anh ghi cho tôi... Hankerton, New York; Laden và Bosher, Sydney; Giovanni Mezzi, Rome; Nahum, Constantinople; Rogers và Franconnaed, Paris... Anh đợi cho Georges viết xong.

- Được rồi, anh tìm cho tôi giờ tàu đi Liverpool.

- Vâng, ông chủ đi Liverpool ngay bây giờ ư?

- Phải. Có thể tôi còn đến nhiều nơi khác nữa. Nhưng sẽ tính sau.

***

Ba tháng sau, đứng trên bờ biển lởm chởm đá, Hercule Poirot nhìn ra đại dương. Chim mòng biển từ trên cao lao vút xuống mặt nước. Không khí ẩm ướt. Poirot có cái cảm giác của những người lần đầu dặt chân lên Inishgowlen như đến tận cùng của trái đất. Chưa bao giờ anh hình dung ra một phong cảnh quyến rũ lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh đến như vậy. Ở phía tây nước Ái Nhĩ Lan này, xưa kia những người lính La Mã đã xây dựng những công sự kiên cố và những con đường lát đá. Hercule Poirot nhìn xuống đôi giày của mình và thở dài. Ở đây người ta phải quên đi những thói quen trong cuộc sống thường ngày. Phía xa là những hòn đảo giàu có của đất nước tươi trẻ này... Một tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Tiếng chuông mà anh quen thuộc từ thời thơ ấu.

Anh lại tiếp tục cất bước. Mười phút sau anh đứng trước một bức tường cao có cửa bằng sắt. Hercule Poirot đến gần và giật dây chuông. Một bộ mặt hiện ra trong một ô vuông nhỏ trên cánh cửa. Người ta hỏi anh muốn gì. Giọng nói của một phụ nữ.

- Đây có phải là tu viện Sainte-Marie không?

- Nhưng ông muốn gì?

- Tiếng nói gay gắt của người phụ nữ cao lớn cất lên. Hercule Poirot không muốn trả lời câu hỏi thiếu nhã nhặn ấy.

- Tôi muốn gặp Mẹ bề trên - Anh nói với bà ta. Có tiếng kéo then cửa. Cửa mở và người ta đưa anh đến một phòng đợi nhỏ. Rồi nhà tu hành xuất hiện với chuỗi hạt trên cổ. Hercule Poirot là người Công giáo và không khí ở đây không xa lạ với anh.

- Xin Mẹ tha lỗi nếu con làm Mẹ bận rộn. Nhưng trong cá xơ ở đây có xơ nào tên Kate Casey không? Mẹ bề trên nghiêng đầu.

- Đúng thế, tên thánh của xơ ấy là Marie-Ursule.

- Xơ Marie-Ursule có thể giúp đỡ con. Xơ có nhiều thông tin rất quan trọng đối với con. Mẹ bề trên lắc đầu, nét mặt vô cảm.

- Xơ Marie-Ursule không thể giúp con được gì đâu.

- Nhưng con tin rằng...

- Xơ Marie-Ursule đã qua đời cách đây hai tháng.

***

Trong phòng khiêu vũ của khách sạn Jimmy Donovan ngồi trên ghế quay lưng vào tường. Khách sạn này không mấy thuận tiện. Lò xo giường nhiều chiếc bị gãy. Không có nước nóng. Thức ăn làm anh đầy bụng, khó tiêu. Có năm người ngồi trong phòng và họ đang nói chuyện chính trị. Hercule Poirot mới quen biết họ nên có phần nào lo ngại. Anh quay sang người ngồi gần đấy. Khác với mọi người, anh ta có vẻ như một người thi thành sa sút.

- Hãy tin tôi, thưa ông - Anh ta nói với vẻ nghiêm chỉnh - con Pegeen s Pride không mang lại may mắn... Ông đánh báo nhiêu? Ông có biết tôi là ai không? Atlas... Tôi thắng cuộc suốt mùa... Tôi đã đặt vào con Larry s Girl bao nhiêu? Hai mươi nhăm trên một... Cứ đi theo tôi, ông không bao giờ thua cuộc. Hercule Poirot nhìn anh ta với vẻ kính phục.

- Trời - Anh ta nói - đây là điềm xấu!

- Và giọng anh ta run lên.

***

Sau đó một vài tiếng đồng hồ, mặt trăng hiện lên sau một đám mây để rồi biến mất. Poirot và người bạn mới của mình đã đi được vài km. Nhà thám tử đi khập khiễng. Có lẽ đôi giày của anh không thích hợp với những chuyến đi nông thôn.

- Nói xem - Người cùng đi lên tiếng - Ông tin chắc rằng ông tu viện trưởng sẽ nói gì? Tôi không có tội lỗi gì để phải hối hận trong lương tâm cả, ông biết đấy.

- Ông chỉ làm cái việc của Xê-da lại trả cho Xê-da thôi - Poirot trả lời một cách chắc chắn. Họ đã đi tới chân tường của tu viện. Atlas rên rỉ, anh ta cảm thấy mình "trống rỗng". Nhà thám tử nói một cách cương quyết:

- Bình tĩnh! Đây anh không chỉ đối mặt với mọi người mà với Hercule Poirot.

***

Atlas cẩn thận gấp những tờ bạc năm li-vrơ.

- Có thể là ngày mai tôi không nhớ bằng cách nào mà tôi thắng cuộc. Tôi rất sợ ông O Reilly...

- Hãy quên đi tất cả, anh bạn. Ngày mai, thế giới này là của chúng ta.

- Đúng là Working Lad. Nó là một con ngựa! Rồi Sheila Boyne nữa, nó sẽ bảy chống lại một... Ông không nói gì về thượng đế của thời xưa chứ... Hercule? Có một Hercule sẽ đua vào ngày mai.

- Anh bạn, hãy đặt cuộc vào Hercule. Hãy tin tôi, không thể thua được.

- Hôm sau, con Hercule của ông Rosslyn thắng con Boynan Stakes sáu mươi trên một.

***

Với một vẻ thận trọng, Poirot mở cái gói ra. Trước hết là tờ giấy màu xám, sau đó là một lớp bông và cuối cùng là tờ giấy lụa. Sau đó anh đặt lên bàn của Emery Power một chiếc cốc lấp lánh đá quý. Nhà tài chính nín thở.

- Xin có lời khen, ông Poirot - cuối cùng ông ta nói, nhà thám tử nhẹ nhàng cúi đầu. Emery Power giơ tay sờ lên miệng cốc.

- Đây là của tôi ư?

- Ông ta hỏi với giọng trầm.

- Vâng, đây là của ông. Poirot thở dài, đứng lên, tay vin vào lưng ghế.

- Ông tìm thấy nó ở đâu?

- Ông ta hỏi một cách vô tư.

- Trên một bàn thờ. Power giật mình.

- Phải. Con gái của Casey là người mộ đạo. Khi người cha qua đời, cô ta thực hiện những lời dặn lại của cha. Cô ta dốt nát nhưng tin vào Chúa. Chiếc cốc được giấu ngay trong nhà của Casey ở Liverpool. Cô ta mang nó vào một nhà tu với ý nghĩ, tôi giả thiết, là chuộc lỗi cho cha. Tôi không nghĩ rằng những người tu hành không biết gì vể giá trị của những đồ vật. Trước mắt họ, đây chỉ là một cốc rượu lễ và người ta phải dùng đúng chức năng của nó.

- Một câu chuyện kỳ lạ. Ai đã gợi ý cho ông tới đó? Poirot nhún vai.

- Tôi dùng phương pháp loại trừ. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy không có một vụ mua bán nào đối với chiếc cốc. Cái đó cho phép tôi nghĩ, hẳn là nó ở nơi dùng theo đúng công dụng vật chất của nó. Và tôi nhớ là con gái của Pattrick Casey là người mộ đạo. Tôi đã nói và tôi xin nhắc lại: mộ đạo.

- Thật đáng khen. Xin ông đưa tôi một bản kê tiền thù lao và tôi sẽ đưa cho ông một tờ séc.

- Tôi không lấy tiền thù lao.

- Thế nào?

- Power ngạc nhiên hỏi lại.

- Khi còn bé chắc hẳn ông đã đọc truyện cổ tích trong đó ông vua thường hỏi: " Hãy cho ta biết nhà ngươi yêu cầu cái gì?"...

- Ông muốn yêu cầu cái gì?

- Có đấy. Nhưng không phải là tiền. Tôi chỉ có một yêu cầu nhỏ.

- Là cái gì? Có phải là một khoản trợ cấp không?

- Đấy cũng là một hình thức tiền. Không, đơn giản hơn kia.

- Thế nào? Hercule Poirot đặt tay lên chiếc cốc.

- Trả lại nó về tu viện. Có một giây yên lặng.

- Ông điên đấy ư?

- Emery Power hỏi. Hercule Poirot lắc đầu.

- Không. Không điên chút nào. Xin ông nhìn đây. Anh cầm chiếc cốc lên. Bằng móng tay anh đưa vào miệng con rắn quấn quanh thân cây và ấn xuống. Một cánh cửa sập rất nhỏ mở ra.

- Ông nhìn đây! Chính bằng cái cửa này mà người ta cho thuốc độc vào đồ uống. Ông đã nói chiếc cốc có một lịch sử ma quái. Nó đã để sau nó bạo lực và đau khổ. Làm thế nào biết được rồi đây ai là người bị hại?

- Mê tín, dị đoan!

- Có thể! Nhưng tại sao ông lại muốn giữ nó? Không phải vì cái đẹp, cũng không phải vì giá trị. Ông đã có hàng trăm, có thể hàng ngàn vật quý, hiếm. Ông muốn có được uy tín. Ông không chịu thua cuộc. Ông đã thắng cuộc. Chiếc cốc đã nằm gọn trong tay ông. Nhưng tại sao ông lại không đưa ra tiếp một hành động đẹp? Trả lại nó về nơi nó đã ở bình yên trong mười năm qua, trong sự trong sáng. Ngày xưa nó là của nhà thờ, bây giờ trả nó về nhà thờ. Ông để tôi vẽ sơ đồ nơi tôi tìm thấy nó... Khu vườn Hòa bình trông ra biển hướng về một Thiên đướng xa xăm của sự tốt đẹp và vĩnh cửu của tuổi trẻ. Anh đang mô tả vùng Irishgowlan theo cách của mình. Emery powerduwa một tay lên che mắt. Ông yên lặng.

- Tôi sinh ra bên bờ biển của nước Ái Nhĩ Lan - Cuối cùng ông Power nói - Tôi sang Mỹ từ khi tôi còn là đứa trẻ. Nhà tài chính đứng lên, mặt sáng lên một lần nữa.

- Ông là một con người lạ lùng, thưa ông Poirot.Ông hãy làm như ông muốn. Mang chiếc cốc này trả lại cho tu viện,thay tôi tặng lại tu viện. Một tặng phẩm rất đắt giá, ba mươi ngàn li-vrơ...đổi lại, liệu tôi có được cái gì nhỉ?

- Tu viện xẽ cầu nguyện cho ông trong các buổi lễ - Poirot nói một cách nghiêm trang. Một nụ cười tham lam trên mặt của Power:

- Dù sao đây cũng là một nơi đầu tư tốt! Đây là việc tốt nhất mà tôi chưa từng làm...

***

Trong một hành lang nhỏ của tu viện, Poirot kể lại câu chuyện và đưa chiếc cốc rượu lễ cho Mẹ bề trên.

- Nói lại là chúng tôi cảm ơn ông ấy và chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông ấy.

- Ông ấy rất cần câu nguyện.

- Có phải đấy là một con người khốn khổ không?

- Rất khốn khổ vì ông ấy không biết thế nào là hạnh phúc. Rất khốn khổ vì ông ấy không biết mình là ai nữa.

- A! Thế thì đây là một người rất giàu... Poirot không trả lời... anh không còn gì để nói cả.

Sưu tầm : Nguyễn Học

Mất tích

Vào một buổi chiều thứ bảy đẹp trời, ông Davehem, một chủ ngân hàng tên tuổi, bước ra khỏi nhà và không trở lại nữa. Ông ta đã mất tích.

Sáng nay, tôi và thám tử Poirot ngồi bên bàn trà chờ một người bạn là thanh tra Jack. Ông này đến trễ và phân bua:

- Xin lỗi, tôi bận việc với thanh tra Mile, người chịu trách nhiệm về vụ mất tích của ông Davehem.

Thám tử Poirot cười cười:

- Mất tích? Theo anh thì vụ mất tích này thuộc vào loại nào?

- Loại nào? Anh nói gì? Tôi không hiểu.

- Anh không biết sao? Này nhé, có ba loại mất tích. Loại một, thường thấy nhất, đó là tự ý mất tích. Loại hai là bị giết rồi giấu xác, loại thứ ba hiếm hơn, đó là trường hợp những người mất trí, bỏ nhà ra đi một cách vô ý thức.

- Như vậy thì theo tôi, một người tên tuổi như Davehem rất khó che đậy tai mắt mọi người. Nếu ông ta đã bị giết, sớm hay muộn, cảnh sát sẽ phát hiện. Còn ông ta bỏ nhà ra đi ư? Với các phương tiện giao thông hiện đại, rất khó mà...

- Chưa chắc đâu. Một người khi đã quyết định làm mất tích người khác hoặc chính mình, hắn sẽ đặt ra những phương án rất chặt chẽ để đánh lừa cảnh sát.

Thanh tra Jack cười nheo mắt:

- Cảnh sát thì có thể, nhưng còn Poirot, hắn dám giỡn mặt hay sao chớ?

Poirot khiêm tốn:

- Sợ gì mà không dám, mặc dù tôi có những phương pháp điều tra rất khoa học.

- Ông Mile cũng vậy, đúng là một con cáo già trong ngành cảnh sát. Ông ta sẽ không bỏ qua một chi tiết nào, dù nhỏ nhặt nhất.

- Đúng. Trong cuộc điều tra, mọi chi tiết đều có giá trị, một chút tàn thuốc, một mẩu bánh mì, một vết nhỏ hoặc một sợi tóc trên gối... Giác quan rất dễ đánh lừa tạ Sự thật thưởng ở bên trong hơn là ở bên ngoài.

- Ý anh nói là anh có thể khám phá ra sự thật mà không cần phải ra khỏi nhà?

- Đúng. Nếu những người liên quan không giấu diếm sự thật.

Thanh tra Jack xoa hai tay vào nhau:

- Tôi đánh cuộc 5 bảng Anh là anh không thể tóm cổ được ông Davehem dù sống hay đã chết sau một tuần lễ, kể từ hôm nay.

- Anh hãy kể rõ ràng cho tôi nghe nào. Biết đâu đấy!

Thanh tra Jack tằng hắng:

- Thứ bảy vừa qua, vào lúc 12 giờ 40 phút, ông Davehem đáp chuyến xe lửa từ Victoria đến ngôi biệt thự của ông ở vùng Sinsai. Ông hoàn toàn bình thường. Sau khi uống trà vào buổi chiều, ông đảo một vòng quanh vườn rồi bảo vợ: "Tôi sang làng bên bỏ mấy lá thư, nếu có một ông tên Lowen đến tìm tôi thì bảo gia nhân đưa vào phòng làm việc của tôi, chờ tôi một lát".

Rồi ông bước qua cửa chính, ra vườn, khuất sau cánh cổng. Chừng mười lăm phút sau, một ông già xưng tên Lowen đến và được đưa vào phòng làm việc của ông Davehem. Một giờ trôi qua, ông Davehem vẫn mất tăm. Không thể chờ lâu hơn, ông Lowen tỏ ý tiếc và cáo từ. Bà Devehem đành xin lỗi, tiễn ông ra cổng. Hôm sau, tức là ngày chủ nhật, gia đình ông Davehem báo cảnh sát nhưng cảnh sát không thể tìm ra ông. Hình như ông đã tan biến vào không gian. Chả ai trông thấy ông cả, trên đường làng cũng như ở nhà bưu điện. Nhân viên nhà ga khẳng định, ông không đáp xe lửa. Xe riêng của ông cũng không rời ga, và nếu ông ta có thuê xe thì chắc chắn tài xế phải báo lại để được lãnh món tiền thưởng hậu hĩnh. Ngoài ra hôm đó, cách nhà ông Davehem có tổ chức đua ngựa, nếu trà trộn vào đám đông để lên xe lửa tại chỗ này thì có thể không ai nhìn thấy ông.

- Một chi tiết hay đấy. Còn gì nữa không?

- Một sự việc bất ngờ xảy ra vào sáng hôm thứ hai: chiếc két sắt sau bức tranh nơi phòng làm việc của ông Davehem bị lục tung. Các cửa sổ đều chốt bên trong, chứng tỏ kẻ gian không thể từ bên ngoài đột nhập vào, trừ khi có nội ứng. Có thể vụ phá két xảy ra hôm thứ bảy, nhưng đến thứ hai mới được khám phá.

Poirot ngắt lời:

- Thế người ta có bắt ông Lowen không?

- Cảnh sát đang theo dõi ông ta rất chặt chẽ.

- Tình trạng chiếc két sắt như thế nào?

- Bị vét sạch. Bà Davehem khai rằng hình như trong két có nhiều ngân phiếu lớn, một số tiền mặt khổng lồ và rất nhiều nữ trang. Dạo này, chồng bà thường mua nhiều đồ trang sức quý giá.

- Chà, mẻ lưới lớn quá! Còn ông Lowen? Ông ta đã khai gì với cảnh sát?

- Hình như quan hệ giữa ông ta và ông Davehem không được tốt đẹp lắm. Lowen là một kẻ đầu cơ, đã nhiều lần qua mặt ông Davehem. Từ lâu họ không còn liên lạc với nhau nữa. Lần này, ông chủ ngân hàng Davehem hẹn gặp Lowen vì những cổ phần ở Nam Mỹ.

- Ông Davehem có những quyền lợi ở Nam Mỹ.

- Bà Davehem xác nhận là mùa thu vừa qua, bà có đi nghỉ ở đó.

- Hai ông bà có hạnh phúc không?

- Cũng bình thường. Bà Davehem không được thông minh lắm nhưng khá tốt.

- Ông Davehem có kẻ thù không?

- Ông ta có nhiều đối thủ, nhưng họ không giết ông ta đâu. Thời buổi này giấu xác chết đâu có dễ! À, còn việc này nữa, bác làm vườn khai rằng, hình như có ai đó đi từ phòng làm việc của ông Davehem ra vườn. Lúc đó, bác đứng quá xa nên không chắc bóng người đó có phải là ông Davehem không.

- Ông Davehem rời nhà lúc mấy giờ?

- Khoảng 5 giờ rưỡi.

- Phía ngoài vườn còn có gì không?

- Một cái hồ, một kho chứa xuồng trong đó có hai trăm chiếc. Anh nghĩ rằng ông ta tự tử ư? Anh yên tâm đi. Ngay ngày mai, thanh tra Mile sẽ cho tát hồ, dùng kính lúp soi từng cuống rong rêu.

Poirot cầm tờ báo mới phát hành, nhìn kỹ hình ông Davehem đăng nơi trang nhất, lẩm bẩm:

- Tóc quăn dài, râu rậm, cằm nhọn, lông mày chổi xể, mắt đen... Vụ việc phức tạp đấy. Nhưng đó là dấu hiệu tốt. Nếu tất cả đều rõ như ban ngày thì coi chừng, anh đang bị đánh lừa đấy. Chỉ cần anh cho biết những dữ kiện thu lượm được, đặc biệt là kết quả điều tra của ông Mile, tôi sẽ tìm ra ông Davehem cho anh.

Jack ra về. Thám tử Poirot nhìn tôi, hóm hỉnh:

- Hình như anh bạn không tin tôi lắm? Nói đi nào, chúng ta sẽ cùng xem xét các dữ kiện.

- Anh nghĩ sao về hồ nước? Cả kho chứa xuồng nữa?

Poirot nở nụ cười khó hiểu, không đáp.

o0o

Tối hôm sau, khoảng 9 giờ, thanh tra Jack trở lại. Poirot vồn vã:

- Có gì lạ không, anh bạn? Nhưng nói trước là tôi không tin rằng quý vị đã vớt được xác ông Davehem từ trong hồ đâu nhé.

- Gần đúng. Không phải xác nhưng người ta đã tìm thấy trong hồ bộ quần áo mà ông Davehem đã mặc hôm mất tích. Anh nghĩ thế nào?

- Anh cứ nói tiếp đi.

- Chúng tôi đã bắt Lowen. Cô hầu phòng khai rằng, cô đã thấy ông ta quanh quẩn trong vườn trước khi rời biệt thự. Còn một việc quan trọng nữa, chiều thứ bảy hôm đó, người ta bắt gặp Kolet, một tên vô lại có tiền án cướp giật, móc túi, vào một hiệu cầm đồ ở London để cầm một chiếc nhẫn mặt ngọc, sau đó nhậu nhẹt, gây sự đánh lộn làm náo động cả hàng quán. Rốt cuộc, y bị cảnh sát tóm cổ. Chúng tôi đã xác định, chiếc nhẫn mặt ngọc là của ông Davehem. Tên Kolet đã khai như sau: "Hôm thứ bảy, y đến trường đua để móc túi nhưng không gặp vận maỵ Lúc quay về, ngồi nghỉ sau một đống đá, y nhìn thấy một ông quý tộc da nâu, ria mép, từ xa đi đến. Ngang qua chỗ y nấp, ông này rút trong túi ra một vật nhỏ ném xuống đất rồi đi về phía nhà gạ Y đến lượm lên và mừng rỡ vì nhận ra đó là chiếc nhẫn quý". Nhưng theo tôi, chính tên này đã giết Davehem để cướp của.

Poirot lắc đầu:

- Không đúng đâu. Nếu ông Davehem bị giết thì từ đó đến nay người ta đã tìm thấy xác rồi. Hơn nữa, một tên móc túi hạng bét không bao giờ dám giết người cả, lại còn đi cầm chiếc nhẫn công khai nữa chứ.

- Lời khai của Kolet về người đàn ông liệng chiếc nhẫn giống hệt Lowen. Tuy nhiên, điều này rất phi lý, chẳng lẽ Lowen không tìm cách nào tốt hơn để phi tang chiếc nhẫn sao.

Tôi thắc mắc:

- Tại sao Lowen cần phải rút chiếc nhẫn ra khỏi tay nạn nhân?

Jack giải thích:

- Có lý do đấy. Ngay phía sau hồ có một hố vôi tôi. Vôi có thể làm tiêu xác người nhưng không ăn mòn được chiếc nhẫn.

- Trời ơi, nếu đúng như vậy, xác ông Davehem đã... quả là một án mạng khủng khiếp.

Thám tử Poirot vẫn điềm tĩnh:

- Xin anh cho biết, ông bà Davehem có ở cùng phòng không?

Câu hỏi lạc đề một cách ngớ ngẩn. Thanh tra Jack cố nén cười.

- Tôi không rõ lắm. Anh cần biết vụ này lắm sao?

- Rất cần. Anh giúp tôi được chứ?

- Nếu anh muốn.

- Tôi rất cảm ơn nếu được anh cho biết sớm.

Poirot chìm trong sự suy tưởng. Không muốn quấy rầy bạn, tôi lấy giấy ra ghi chép. Một lát, Poirot vỗ vào vai tôi.

- Anh bạn đang làm gì vậy?

- Tôi ghi những nhận xét của tôi. Anh có muốn tôi đọc không?

- Đương nhiên.

- Thứ nhất, Lowen đã phá két, thứ hai nếu Kolet kể đúng, chính Lowen có liên quan đến vụ mất tích của...

Poirot ngắt lời:

- Thật đáng buồn. Rõ ràng là anh không có năng khiếu suy luận. Lowen không thể biết trước sự vắng mặt của ông Davehem, mà nếu ông ta muốn lợi dụng thời cơ đi nữa, thì ông ta cũng không thể mở két sắt được. Muốn phá két sắt phải có đồ nghề của dân chuyên nghiệp chớ.

- Còn giả thiết thứ hai của tôi?

- Điểm này anh nói không được rõ ràng lắm. Liên quan như thế nào? Tại sao anh không chú ý đến hai điểm quan trọng này nhỉ. Thứ nhất là, thời gian gần đây, ông Davehem mua rất nhiều đồ trang sức, thứ hai là, mùa thu vừa rồi, ông ta có đến Nam Mỹ. Đó là lý do tôi đã đặt câu hỏi: "Ông ta và vợ có ở chung phòng không?", tôi đang chờ thanh tra Jack trả lời đây.

Ngày hôm sau, thám tử Poirot nhận được câu trả lời: "Từ mùa đông vừa qua, hai ông bà Davehem ngủ riêng".

Poirot reo lên: "Thế là rõ", rồi ông hỏi tôi:

- Anh không có tiền gởi ở ngân hàng Davehem chứ?

Tôi lắc đầu. Poirot tiếp:

- Hay quá. Vậy nhờ anh đánh giùm cho tôi bức điện gửi thanh tra Jack: "Hãy rút tiền khỏi ngân hàng Davehem trước khi quá muộn".

Tôi làm theo lời Poirot tuy lòng đầy nghi hoặc. Nhưng hai ngày sau, tôi mới thấy rõ tài đoán như thần của bạn tôi. Các báo đều loan tin vụ phá sản chấn động của ngân hàng Davehem. Sự mất tích của Davehem mang một chiều hướng mới khi người ta khám phá ra nhiều vụ làm ăn bê bối của ngân hàng này.

Khi chúng tôi đang dùng cơm thì thanh tra Jack cầm tờ báo tung cửa chạy vào:

- Poirot, anh là phù thủy chắc?

Poirot cười:

- Sau khi nhận được câu trả lời của anh, tôi tin là mình nghĩ đúng. Ngay từ đầu, vụ phá két sắt đầy vẻ giả tạo, rồi bao nhiêu tư trang, vàng bạc biến mất quá dễ dàng! Tôi nghi là ông Davehem đã đem hết tiền bạc mua nữ trang nhưng lại thay đồ giả vào két sắt. Bằng cách đó, ông ta chuyển được một tài sản khổng lồ dưới một tên giả đến một chỗ bí mật, chờ khi có điều kiện sẽ thừa hưởng. Sau khi chuẩn bị xong, ông mở két sắt rồi hẹn gặp Lowen để trút hết tội lỗi lên đầu đối thủ của mình. Trong khi đó, ông ta ra đi. Đi về đâu nhỉ?

Thanh tra Jack sốt ruột:

- Tôi muốn biết ông Davehem hiện trốn ở đâu? Anh đừng dài dòng nữa.

- Ông ta đi đến nơi cần phải đến. Đó là chỗ ẩn náu bất ngờ nhất. Quả là một người có trí tuệ hảo hạng.

- Khổ quá, hay hãy nói đi nào.

Poirot nhìn tôi:

- Anh bạn thân mến, nếu anh ở vào địa vị Ông ta, anh sẽ trốn ở đâu?

Tôi nói không suy nghĩ:

- Tôi sẽ ở ngay London, một đô thị đông người và tôi sẽ lẫn vào đám đông ấy. Không đâu an toàn bằng ở giữa đám đông.

Thám tử Poirot đưa mắt nhìn thanh tra Jack:

- Còn anh?

- Tôi không đồng ý. Nếu tôi sang đoạt được một số tài sản khổng lồ như vậy, tôi sẽ biến thật xa đến tận cùng trời cuối đất.

Ngưng một lúc, Jack giục:

- Anh cũng phải nói ý kiến của mình đi chớ.

- Tôi ấy à? Nếu cần trốn cảnh sát, tôi sẽ chạy thẳng vào tù.

-...

- Các anh truy lùng ông Davehem để tống vào nhà giam nhưng không bao giờ các anh vào trong nhà giam để tìm bắt ông tạ Anh nói bà Davehem kém thông minh, nhưng nếu anh đưa bà ta vào nhà tù gặp Kolet, bà ta sẽ nhận ra chồng mình ngay, dù bây giờ râu ria ông ta bờm xờm, đầu tóc bù xù, quần áo te tua.

- Kolet? Anh nói cái gì? Đó là một tên vô lại có tiền án đã được ghi tên vào sổ đen.

- Tôi chả nói với anh, Davehem cực kỳ thông minh sao? Hắn đã chuẩn bị việc này từ lâu. Mùa thu năm rồi, hắn không đi Nam Mỹ, mà ở lại để tạo ra nhân vật Kolet, tên này quậy tùm lum rồi ngồi tù ba tháng. Đến khi cần trốn, Davehem lại trở thành Kolet để được vào tù. Hắn đã chơi một canh bạc lớn, nếu được, hắn sẽ có trong tay một tài sản khổng lồ. Vậy thì vài tháng trong nhà giam có là bao. Năm ngoái khi ở tù ra, hắn đã đeo râu tóc giả để trở thành Davehem. Nhưng đeo râu tóc giả rất khó chịu, nên chẳng tội gì nằm cạnh vợ cho phiền, nhất định hai người phải ngủ riêng phòng, thế là giả thiết của tôi phần nào ăn khớp. Bác làm vườn nói đã thấy người từ trong phòng ông chủ đi ra, đó chính là Davehem đã ra nơi để xuồng sau khi mặc bộ đồ của Kolet và quăng áo quần mình xuống hồ. Sau đó, theo kế hoạch, hắn công khai cầm nhẫn, đánh lộn để được tống giam một cách an toàn.

- Ồ... không thể tin được.

- Vậy thì hãy yêu cầu bà vợ Davehem đến nhận diện.

Hôm sau, Poirot nhận được một phong thư của thanh tra Jack, bên trong có 5 bảng Anh. Ông bạn của tôi cười:

- Khốn khổ, tôi lại được cuộc nữa rồi. Thế này nhé, chiều nay ba chúng ta sẽ chén một bữa ra trò.

Chiếc rương oan nghiệt

Thám tử Poirot bước vào phòng làm việc. Ông đưa tay chào cô Lemon, thư ký riêng của ông. Như thường lệ, ông lật tờ báo buổi sáng trên bàn ra xem. Tin một vụ án mạng đăng trên trang nhất làm ông chú ý. Sáu nhân vật gồm thiếu tá Ritz, ông bà Clayton, trung tá hải quân Mac Laren, ông bà Spend cũng tham dự một bữa tiệc chiêu đãi, nhưng chỉ có 5 người ăn uống và khiêu vũ, còn người thứ sáu đã nằm chết cứng trong rương không biết từ lúc nào? Cạnh bản tin, có in hình một phụ nữ rất đẹp, bà Clayton, vợ nạn nhân. Poirot đưa tờ báo cho cô thư ký.

- Cô hãy nhìn kỹ mặt người này, cô thấy thế nào?

- Tôi biết bà này. Trước kia bà ta là vợ Ông Giám đốc Ngân hàng nhưng lại ngoại tình với một ông nghệ sĩ. Ông chồng ghen đến nỗi tự sát bằng một viên đạn vào đầu. Sau bà ta cũng không lấy chàng nghệ sĩ, khiến chàng ta tuyệt vọng nhảy lầu tự tử, may mà được cứu sống.

Poirot gật gù:

- Ghê thật, giờ bà ta lại liên quan đến một xác chết. Phiền cô hãy tóm tắt lại các bài báo nói về vụ án này rồi báo cáo cho tôi rõ.

Hôm sau, cô Lemon trình bản báo cáo: "Thiếu tá Ritz, 48 tuổi, nhà giàu, độc thân. Tối hôm đó, ông mời vài người bạn đến nhà chơi. Họ gồm có ông bà Clayton, ông bà Spend và trung tá hải quân Mac Laren, 46 tuổi. Ông này là bạn thân của Ritz và vợ chồng Clayton. Bà Clayton nhũ danh Marguerita, 37 tuổi, rất trẻ so với chồng đã 55 tuổi. Đến phút chót, ông Clayton phải đi Ecot có việc gấp nên không dự cuộc vui được. Buổi tiệc kéo dài đến 11 giờ 45, mọi người ra về cùng trên một chiếc taxị Mac là người đầu tiên bước xuống xe để vào câu lạc bộ của ông, sau đó vợ chồng Spend đưa bà Clayton về nhà trước khi quay lại nhà mình. Sáng hôm sau, người làm của Ritz là William phát hiện ra ông Clayton bị đâm vào cổ, chết cứng trong chiếc rương gỗ từ lâu vẫn để ở phòng khách. Bà Clayton khai là bà nhìn thấy chồng lần cuối vào lúc 6 giờ chiều hôm đó, ông về nhà với vẻ buồn phiền vì phải đi Ecot, không đến nhà Ritz được. Sau đó, ông qua Câu lạc bộ uống một ly rượu với Mac. Trước khi đi, ông có điện thoại cho Ritz nhưng đường dây bị bận. Anh hầu William khai rằng, tối hôm đó, khoảng gần 8 giờ, ông Clayton có ghé nhà. Vì Ritz chưa về nên ông ngỏ ý muốn viết vài chữ cho bạn. Thế là anh ta vào phòng khách rồi xuống bếp lo chuẩn bị bữa tiệc. Một lát, ông chủ ló đầu vào cửa bếp sai anh đi mua gói thuốc lá cho bà Spend. Khi trở về, anh chỉ thấy chủ anh ngồi trong phòng khách, không biết ông Clayton đã về từ lúc nào. Thiếu tá Ritz thì cho biết, khi về nhà, ông không thấy Clayton, cả thư từ để lại cũng không nốt. Mãi đến khi các bạn đến, ông mới hay ông ta đã đi Ecot. Hiện giờ, bà Clayton đau khổ bỏ nhà đi đâu không rõ, còn thiếu tá Ritz đã bị bắt vì bị tình nghi là thủ phạm".

- Tôi nghĩ đến Ritz rất nhiều. Còn cô, cô có nghi cho anh ta không?

- À, người ta còn bảo rằng, Ritz và bà Clayton là nhân tình của nhau... nhưng đó chỉ là lời đồn.

- Cứ giả dụ hai người yêu nhau đi, Ritz muốn khử anh chồng để được tự do với người đẹp... có thể hai người đã cãi lộn, Ritz rút dao đâm Clayton, xong giấu xác trong rương. Rồi khách khứa đến, Ritz vui chơi cùng họ, sau đó, thản nhiên đi ngủ...

- Ồ, không thể được... Cô Lemon kêu lên.

- Ồ! Poirot kêu lên - Cô cũng nhận xét như tôi, đúng không? Tôi nghĩ rằng, Ritz không thể ngốc nghếch đến như vậy. Nếu muốn giết Clayton, anh ta phải đợi dịp khác.

Chuông điện thoại reo, Poirot nhấc máy:

- Tôi, Poirot nghe đây.

- Ôi, may quá - Một giọng phụ nữ cất lên ấm áp - Tôi là Chatteton, mời ông vui lòng đến dự tiệc rượu tại nhà riêng của tôi. Xin ông đừng từ chối. Tôi có việc rất cần, mong ông giúp đỡ.

Bà Chatteton đón thám tử Poirot ngay cửa ngôi biệt thự lộng lẫy. Bà kín đáo đưa ông lên cầu thang. Đến trước một căn phòng, bà mở nhẹ cánh cửa.

- Marguerita, mình đã mời được rồi.

Bà né sang bên để Poirot bước vào. Bà giới thiệu:

- Đây là Marguerita Clayton, người bạn rất thân của tôi. Bạn tôi rất cần được ông giúp đỡ.

Bà Clayton đang ngồi bên cửa sổ, đứng lên tiến lại gần Poirot. Đó là một thiếu phụ có nhan sắc vô cùng quyến rũ. Mái tóc rẽ ngôi giữa, để lộ một vầng trán rộng, đôi mắt nâu thăm thẳm, mũi cao, miệng hình trái tim. Chiếc áo dài đen ôm lấy thân hình thon thả, nổi bật làn da trắng mịn như cánh hoa ngọc lan. Bà cất giọng trong vắt:

- Bạn tôi nói là... Ông có thể giúp tôi?

- Bà tin như thế sao? Vậy... bà muốn gì ở tôi?

- Ồ... tôi cứ tưởng... Ông đã biết tôi là ai.

- Tôi biết chứ. Chồng bà vừa mới bi... và anh chàng thiếu tá ấy đã bị dẫn về bót.

- Không - Bà Clayton kêu lên - Ritz không giết anh ấy đâu!

- Có lẽ bà sẽ ngạc nhiên khi tôi hỏi bà một câu không giống với câu hỏi của cảnh sát. Thay vì "Tại sao Ritz giết chồng bà?", tôi chỉ muốn hỏi bà rằng: "Tại sao bà biết chắc là Ritz không giết chồng bà?".

- Vì... vì tôi biết rất rõ về anh ấy. Biết rõ từ 5, 6 năm nay rồi. Tôi muốn... không ai được nghi ngờ anh ấy.

- Bà hãy trả lời thành thật. Nhớ nhé. Bà phải nói thật.

- Vâng. Tôi sẽ nói thật.

- Thiếu tá Ritz yêu bà?

- Đúng như thế.

- Còn bà?

- Tôi... tôi nghĩ rằng có, nhưng ông đừng hiểu là chúng tôi đang có sự gắn bó thân mật. Tôi rất tôn trọng chồng tôi.

- Bà có yêu ông nhà không?

- Không.

- Bà thành thật rất đáng khen. Bà kết hôn từ bao giờ?

- Đã mười một năm.

- Ông ấy là người như thế nào?

- Anh ấy là một chuyên gia giỏi, thông minh nhưng rất kín đáo, anh ấy không bao giờ nói về cái tôi của mình.

- Ông ấy yêu bà chứ?

- Vâng, chắc chắn như thế. Nhưng - Bà ngập ngừng - Anh ấy... rất hay ghen.

- Xin lỗi, tôi nói bà đừng giận. Bà thuộc tuýp phụ nữ xuất hiện đến đâu là gây bi kịch đến đó. Chính thái độ thờ ơ của bà đã làm biết bao người say mê cuồng dại. Có người còn đâm đầu từ lầu cao xuống đất nữa kia đấy.

- Tôi... tôi hoàn toàn không có lỗi trong vụ anh chàng đó tự tử. Hơn nữa, đó là chuyện quá khứ, mong ông đừng nhắc lại.

- Thôi được rồi. Trở lại chuyện thiếu tá Ritz, căn cứ vào báo chí, hai người có khả năng giết chồng bà nhất là Ritz và anh chàng người làm.

Bà Clayton bướng bỉnh nhắc lại:

- Không, Ritz không thể làm việc ấy.

- Vậy thì anh người làm ư? Anh ta không có lý do gì để giết chồng bà cả. Xin bà kể lại sự việc diễn ra trong buổi tối hôm đó.

- Vâng - Bà Clayton trầm ngâm - Buổi tiệc rất vui. Ritz có một giàn âm thanh stéréo tuyệt vời, nhạc hay, chúng tôi khiêu vũ...

Poirot ngắt lời:

- Tôi muốn biết tại sao chồng bà lại có ý định đi Ecot?

- Tôi cũng không rõ. Chiều hôm đó anh ấy về nhà với bức điện trên tay, ảnh nói: " Tiếc quá, anh phải đi Ecot, không đến nhà Ritz cùng em được. Em có thể nhờ Mac đón hoặc đi taxi nhé". Đó là lần cuối cùng tôi trông thấy anh ấy.

- Ông nhà có đưa bức điện cho bà xem không?

- Không.

- Thật đáng tiếc. Xin bà vui lòng viết thư giới thiệu tôi cho những người bạn của bà. Tôi cần gặp họ mà không muốn bị mời ra khỏi cửa. Chính tôi sẽ tự mình đánh giá họ, nhưng tôi cũng muốn biết cảm tưởng của bà đối với những người này ra sao?

- Mac là một trong những bạn lâu năm nhất của chúng tôi. Tôi biết anh ấy hồi tôi còn rất trẻ. Anh ấy tính lầm lì, không vui vẻ nhưng giàu nghị lực và đáng yêu.

- Chắc là... Ông ấy cũng yêu bà?

Bà Clayton trả lời rất tự nhiên:

- Ờ, có chứ. Anh ấy yêu tôi từ lâu. Nhưng yêu để mà yêu thôi, giữa chúng tôi có một khoảng cách.

- Còn ông bà Spend?

- Họ vui nhộn, dễ gần. Bà vợ Linda thông minh và có duyên, nhưng tôi không ưa chị ấy lắm, vì chị ấy hay đùa dai.

Ra về, hình ảnh xinh đẹp của bà Clayton bám mãi vào đầu óc Poirot. Phải chăng bà ta thuộc loại "phụ nữ trẻ con", luôn luôn nói "Tôi không biết gì" và tin đó là sự thật.

***

Thanh tra cảnh sát Mile nhìn thám tử Poirot, nheo mắt:

- Ông định lật ngược thế cờ ư? Không có chuyện đó đâu, chắc chắn Ritz là thủ phạm.

- Thế còn tên người làm?

- Anh ta hoàn toàn trong sạch. Ông muốn đổ lỗi cho anh ta để làm vui lòng người đẹp chớ gì? Ông nên biết rằng, nếu có điều kiện, chính tay bà ta gây án chứ không phải nhờ đến tình nhân đâu. Rồi ông sẽ ngạc nhiên, tôi đã từng biết một phụ nữ...

- Thôi, chúng ta đừng tranh cãi nữa. Tôi mong anh cung cấp cho một vài chi tiết, nạn nhân chết lúc mấy giờ? Vết thương ra sao?

- Án mạng xảy ra từ 10 đến 13 giờ đêm hôm trước. Một nhát dao vào tĩnh mạch cổ, loại dao nhỏ và sắc như dao cạo. Anh người làm khai là trong nhà không hề có loại dao này.

- Tôi muốn biết về bức điện...

- Người ta không tìm thấy bức điện ấy, nhưng theo suy luận thì phải có. Chính ông Clayton cũng nói với anh người làm và cả với trung tá Mac về bức điện từ Ecot.

- Mac và Clayton gặp nhau lúc mấy giờ?

- Họ uống với nhau ở Câu lạc bộ lúc 7 giờ 15, rồi Clayton đi taxi đến nhà Ritz lúc gần 8 giờ.

- Có ai nhận thấy thái độ khác thường của Ritz tối hôm đó không?

- Bà Spend nói, suốt buổi tiếp tân, Ritz có vẻ đãng trí hơn thường nhật. Đó là điều dĩ nhiên thôi, vì anh ta đang suy nghĩ là nên thủ tiêu cái xác trong rương như thế nào? Mà cũng lạ đấy, tại sao hắn không vứt cái xác ngay trong đêm ấy nhỉ. Hắn có xe riêng, lại mạnh khỏe, đủ sức làm việc đó. Vậy mà bỏ đi ngủ tỉnh queo, rồi lại dậy trễ nữa chớ. Chính cảnh sát đến nhà lôi đầu hắn ta dậy đấy.

- Ritz đi ngủ bình thản như một người lương tâm chưa bị vẩn đục.

- Nếu điều đó làm ông vui mừng thì tùy ông. Ông tin hắn vô tội thật sao?

- Tôi cần tìm hiểu một vài điều.

Người đầu tiên Poirot tìm gặp là trung tá hải quân Mac Laren. Đó là một người cao to, da rám nắng, nét mặt khắc khổ. Cầm lá thư của bà Clayton trên tay, Mac khó thể từ chối trả lời những câu hỏi của thám tử Poirot:

- Ông tin chắc Ritz là thủ phạm sao?

- Rất chắc. Nhưng tôi không nói điều này với Marguerita nếu cô ấy vẫn cho rằng hắn vô tội. Tôi rất muốn chiều lòng cô bạn nhỏ của tôi.

- Ông ấy có bất hòa với ông Clayton không?

- Hoàn toàn không. Hai người rất thân nhau mới lạ chứ.

- Vậy còn tình cảm riêng tư giữa thiếu tá và bà Clayton?

- Đó là miệng lưỡi đơm đặt của báo chí. Ông tin làm gì?

- Ông gặp ông Clayton lần cuối cùng vào lúc nào?

- Chúng tôi gặp nhau trong Câu lạc bộ, cùng uống một ly rượu. Rồi sau đó, ông ta nói đến một bức điện, bảo là phải đi Ecot ngaỵ Ông nhờ tôi đưa bà vợ về sau buổi tiệc.

- Ông có xem bức điện ấy không? Ông ấy có lộ vẻ nghi ngờ gì về tính xác thực của bức điện không?

- Tôi không được thấy bức điện. Còn nghi ngờ à? Lại thế nữa đấy! Có ai muốn đẩy anh ta đi Ecot sao?

- Đó là một câu hỏi cần được giải đáp.

Bà Spend tiếp thám tử Poirot tại phòng khách ngôi nhà nhỏ của vợ chồng bà. Bà có mái tóc uốn xù, nước da ngăm đen, dáng người gầy guộc. Bà hỏi thám tử vẻ sốt sắng:

- Ông đã gặp Marguerita à? Chị ấy đang ở đâu thế?

- Xin lỗi, tôi không được phép nói, thưa bà.

- Chà, cô bé trốn giỏi thật. Thế nào cũng phải ra tòa làm chứng cho mà xem. Còn ông, ông đang tìm bằng chứng để cứu Ritz ư? Hão huyền quá. Tôi chắc chắn anh ta là thủ phạm.

- Trong buổi tối khủng khiếp ấy, bà thấy Ritz thế nào?

- Ờ, anh ấy không còn là anh ấy nữa, anh ấy khác hẳn. Mà không khác sao được, anh ấy vừa mới đâm bạn mình mà.

-... À... tôi thấy anh ấy đãng trí và tôi đoán là phải có một cái gì đó không bình thường.

- Bà có nghi ngờ gì về bức điện không?

- Nếu đó là bức điện giả thì tôi cũng chả ngạc nhiên. Marguerita có thể lừa chồng đi xa để anh chị tha hồ tươi mát.

- Ông Clayton có nghi ngờ chuyện này không?

- Anh ấy biết nhưng không lộ ra. Ảnh chịu đựng rất giỏi, dù tính rất hay ghen. Ảnh ghen dữ lắm, ghen một cách bệnh hoạn.

- Còn Mac?

- Anh ấy là người bạn trung thành của Margueritạ Ảnh cũng mê cô ta như điếu đổ. Đôi mắt cô ta lúc nào cũng ngơ ngác con nai vàng, khiến bao nhiêu gã đàn ông phải chết mệt.

- Ông Clayton cũng ghen với Mac chứ?

- Ồ không. Vì Marguerita không yêu anh ấy. Thật vô lý, anh ấy cũng đáng yêu đấy chứ.

Trái với bà vợ, ông Spend tỏ vẻ không muốn dây vào vụ án này. Ông trả lời rất nhát gừng:

- Chúng tôi quen vợ chồng Clayton từ lâu nhưng không biết rõ Ritz lắm. Anh ấy bề ngoài rất dễ gây cảm tình với người khác. Tối hôm đó, Ritz hoàn toàn bình thường, quan hệ giữa Clayton và Ritz bao giờ cũng thân ái, thật khó mà giải thích được vụ này.

- Ông có nghĩ rằng, bà Clayton đã âm mưu với Ritz để...

- Tôi không nghĩ gì cả. Tôi đã mất quá nhiều thì giờ với cảnh sát. Bây giờ đến ông nữa!

***

Ngồi trước mặt Poirot là kẻ bị tình nghi giết bạn. Thiếu tá Ritz có chiếc cằm vuông lộ vẻ cương quyết, dáng cao to, khỏe mạnh.

- Thật là thiếu khôn ngoan khi bà Clayton muốn ông đến gặp tôi - Ritz nói nhỏ - Vì ở đây, họ đang tìm cách chứng minh có sự thông đồng giữa tôi và bà ấy. Ông hãy nhớ rằng, chúng tôi chỉ là bạn, giá như bà ấy không hành động gì cho tôi cả còn hơn.

- Tôi đã nghiên cứu cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông đã được thử lửa, và ông đủ khôn ngoan để không giết người trong một điều kiện như vậy. Bây giờ xin ông nói về người hầu của ông, anh ta cũng có thể giết ông Clayton lắm chứ.

- Đúng theo lập luận của ông, ngoài tôi ra, hắn là người duy nhất có điều kiện để giết ông Clayton, nhưng tôi không tin như thế.

- Tôi sẽ đến gặp anh tạ William không ngạc nhiên khi thấy thám tử Poirot đến tìm.

- Chào ông. Trung tá Mac đã điện thoại cho tôi biết là ông sẽ đến.

Bước vào phòng khách, Poirot nhìn bao quát:

- Đây là nơi xảy ra án mạng? Chiếc rương đâu?

Vừa hỏi ông vừa quan sát anh người làm. Đó là một thanh niên gầy gò, da trắng, rụt rè, giọng nói hơi quệ Một con người như thế khó mà trở thành kẻ sát nhân được.

- Thưa ông, chiếc rương đây ạ.

Poirot nhìn chiếc rương dựa vào tường gần cửa sổ, một bên là máy quay đĩa kiểu mới, bên kia là một cánh cửa hé mở, khuất sau một tấm bình phong bằng dạ William giải thích:

- Đó là cửa thông sang phòng ông thiếu tá. Rồi anh bắt đầu kể lể :" Sáng hôm đó, tôi thu dọn lại phòng. Khi tôi cúi nhặt mấy quả oliu thì thấy một vệt đỏ trên thảm. Mẹ kiếp, máu chắc? Tôi nghĩ một cách bỡn cợt, nhưng rồi tôi lạnh cả người khi thấy là máu thật, máu chảy ra từ một kẻ hở nơi rương. Tôi lấy hết can đảm mở nắp rương. Mẹ Ơi, một xác người nằm nghiêng, hơi co lại, mắt nhắm nghiền như đang ngủ nếu không có con dao xuyên qua... cổ. Ôi, tôi không thể quên được, kinh khủng quá. Thế là tôi để rơi nắp rương, ba chân bốn cẳng chạy đi tìm cảnh sát.

Poirot nhìn William, hắn có đóng kịch không nhỉ?

- Sao anh không gọi chủ anh dậy?

- Tôi bị giáng một cú tá hỏa, không còn đầu óc nào để nghĩ đến ai nữa, mà chỉ muốn chuồn ra khỏi phòng càng nhanh càng tốt.

- Anh hãy nhớ lại xem, tối ấy, ông Clayton đến đây lúc mấy giờ?

- Vào khoảng 8 giờ kém 15. Dường như ông ấy sắp lên tàu để đi đâu đó. Tôi đưa ông ấy vào phòng để viết thư cho ông chủ rồi xuống bếp. Sau đó, ông chủ sai tôi đi mua thuốc lá, khi trở về tôi không thấy ông Clayton đâu nữa.

- Không có ai khác vào nhà khi thiếu tá vắng mặt hoặc khi anh còn trong bếp sao?

- Chắc chắn là không, vì cửa trước lúc nào cũng khóa. Muốn vào phải bấm chuông.

Poirot ngẩn người suy nghĩ. Đúng, vợ chồng Spend, Mac Laren, bà Clayton không thể lẻn vào nhà lúc này được. Nếu muốn giết ông Clayton, họ còn biết bao cơ hội. Hay là có một kẻ thù nào đó trong quá khứ của Clayton bất thần xuất hiện? Ông bước gần nhấc nắp rương. Chiếc rương đã được cọ rửa sạch sẽ. Ông dùng tay sờ vào lớp ván phía trong và khẽ kêu lên:

- Mấy cái lỗ này... hình như vừa được xoi thủng?

Anh người làm cúi xuống:

- Lạ thật, tôi chưa bao giờ thấy những cái lỗ này.

- Khi anh mang thuốc lá về, anh thấy tất cả đồ đạc trong phòng còn nguyên hay là có xê dịch chút đỉnh?

- Hình như... có đấy. Ông hỏi tôi mới để ý. Tấm bình phong đặt trước cửa phòng, giờ bị xích về phía trái.

- Như thế này phải không? Thám tử Poirot vừa hỏi vừa đẩy tấm bình phong về chỗ cũ.

- Tí nữa, đó, đúng rồi. Trước kia nó ở vị trí ấy.

- Tấm bình phong che chiếc rương và tấm thảm. Nếu thiếu tá đâm Clayton, có thể người ta sẽ trông thấy máu chảy...

Anh người hầu đưa hai tay lên trời:

- Thật khủng khiếp khi nghĩ rằng một người hiền hậu như thiếu tá lại làm một việc tàn ác như vậy.

Thám tử Poirot bắt tay William:

- Cảm ơn sự giúp đỡ của anh.

Về đến nhà, thám tử gọi điện cho thanh tra Mile:

- Phiền anh, anh có giữ cái vali của ông Clayton không? Tôi muốn biết trong đó có gì?

- Ông Clayton đã bỏ quên chiếc vali tại Câu lạc bộ. Bên trong chỉ có ít quần áo và đồ dùng lặt vặt.

Thám tử Poirot lại suy nghĩ. Đúng là vụ án được bố trí công phụ Chiếc vali, tấm bình phong, xác chết như đang ngủ... một vụ án mạng có dự mưu, có chuẩn bị, thủ phạm là ai? Thật đáng tự hào vì đã làm cho Poirot phải điên đầu. Không chần chừ, ông lại gọi đến bà Clayton:

- Xin bà hãy nhớ lại tối hôm đó, bà có để ý đến sự khác thường của tấm bình phong không?

- Tấm bình phong? Đúng, đúng rồi, tấm bình phong không ở vị trí thường lệ.

- Hôm đó bà đã khiêu vũ với ai?

- Với Spend nhiều nhất. Ritz nhảy khéo nhưng không giỏi. Còn Mac không nhảy, anh phụ trách máy quay đĩa.

- Chắc bà đã coi Othello của Shakespearẻ Nàng Desdemona trong truyện yêu chồng chân thành, nhưng vẫn dành tình yêu cho những người anh hùng khác. Nàng yêu một cách ngây thơ và không hiểu thế nào là lòng ghen. Bao nhiêu người đã yêu nàng như điên dại...

- Thực lòng, tôi không hiểu ông định nói gì?

- Tối nay, tôi xin phép được đến thăm bà.

***

Thám tử Poirot đi cùng thanh tra Mile đến chỗ bà Clayton. Bà tỏ vẻ không vui khi nhìn thấy mặt ông thanh tra cảnh sát. Sau khi mọi người đã yên vị, thám tử Poirot từ tốn:

- Xin hai vị bình tĩnh nghe tôi nói, tôi nghĩ là tôi đã biết được diễn biến đích thực trong căn phòng của thiếu tá Ritz tối hôm xảy ra án mạng. Chúng ta đã bắt đầu cảm tưởng sai lầm là chỉ có hai người, William và Ritz, là có thể giấu được xác chết trong rương. Còn một người nữa, có thể làm được việc ấy.

- Chú nhỏ coi thang máy chắc? Thanh tra Mile châm biếm.

- Người đó là ông Clayton.

- Sao? Ông ấy lết vào rương sau khi chết à? Ông có điên không?

- Nói ngắn gọn, ông ấy tự nguyện nấp trong rương. Tôi đã trông thấy những cái lỗ mới xuyên thủng nơi thành rương. Để làm gì vậy? Để ông ấy thở. Còn tại sao lại di chuyển tấm bình phong? Để những người dự cuộc vui không nhìn thấy chiếc rương. Như vậy, thỉnh thoảng ông ấy có thể mở nắp, co duỗi chân tay và hơn thế nữa, nghe thiên hạ nói gì.

Bà Clayton mở to mắt:

- Tại sao anh ấy lại làm như vậy?

- Đơn giản thôi. Ông ấy ghen. Ông ấy cần biết bà có đúng là người tình của Ritz không? Một bức điện không ai nhìn thấy, chiếc vali đã chuẩn bị để rồi bỏ quên nơi câu lạc bộ. Ông ấy đến nhà Ritz sau lúc gọi điện để biết chắc Ritz vắng nhà. Ông tạo cơ hội để vào phòng khách một mình, xê tấm bình phong lại, xuyên lỗ vách rương và chui vào trong. Ông ấy muốn biết sau đêm vui, bà có ở lại với Ritz không? Lòng ghen hờn đã dày vò ông dữ dội.

Mile nói lớn:

- Nhưng ông không định nói là ông ta tự đâm dao vào cổ chứ?

- Không. Đã có người làm việc đó. Các vị hãy nghĩ đến những nhân vật trong Othello! Có một người bạn thật thà trung thành nhưng lại nuôi dưỡng lòng ghen tuông của ông Clayton và đẩy nó đến bùng nổ. Clayton có tự mình nghĩ ra việc nấp trong rương? Không chắc đâu. Rồi buổi tiếp tân diễn ra, ánh sáng trong phòng mờ mờ êm dịu, hai cặp khiêu vũ... Trong khi đó, người phụ trách máy quay đĩa ngay bên chiếc rương có tấm bình phong che khuất, lén đến bên tấm bình phong, mở nắp rương và đâm...

- Nhưng Clayton sẽ kêu lên ngay.

- Không, ông không kêu vì đã bị đánh thuốc mệ William khai xác chết giống như người đang ngủ. Clayton ngủ vì liều thuốc của người bạn cùng uống với ông ở Câu lạc bộ.

- Mac ư? Không, tôi biết rõ anh ấy mà. Tại sao...

- Có thể hắn sẽ nhẫn nại chịu đựng tình trạng làm bạn trung thành của bà và chồng bà, nếu thiếu tá Ritz không nhảy vào cuộc. Sợ mất bà, hắn đã chuẩn bị một tội ác hoàn hảo. Hắn vẽ lối đưa đường cho ông Clayton nấp trong rương, rồi chính hắn hạ sát ông sẽ trút hết tội lỗi lên đầu Ritz. Loại được cả Ritz lẫn chồng bà, hắn sẽ là người gần gũi an ủi bà, biết đâu một ngày nào đó, bà sẽ rủ lòng thương.

Thanh tra Mile cất tiếng nói đầy quyền lực:

- Tốt lắm, nhưng đó chỉ là giả thiết, có thể sự thật không hoàn toàn như vậy. Chứng cớ đâu?

- Tôi tin rằng, chỉ cần anh bảo với Mac Laren rằng, bà Clayton, người đẹp của lòng hắn đã biết rõ sự thật, hắn sẽ tuyệt vọng và thú nhận tất cả cho anh xem. Không có tội phạm nào hoàn hảo cả đâu!

Hết

Sự thật đằng sau cái chết

Một ngày đẹp trời, thám tử Poirot theo người bạn già Boniton đến ăn tối tại tiệm Galon trên đường Kinh Đô thuộc khu Trenci.

Boniton là một người rất sành ăn. Ông thường đến tiệm này vì bầu không khí ấm cúng và món ăn ở đây nấu theo kiểu Anh đơn giản nhưng rất hợp khẩu vị. Họ chọn bàn góc phòng, cạnh chậu cây kiểng có hoa lấm tấm màu hồng tươi. Boniton nói với bạn:

- Anh biết không! Đây là chỗ ngồi đặc biệt danh dự đấy.

-...

- Nghệ sỹ lừng danh Augertus John thường dùng bữa tại chỗ này đấy.

Thám tử Poirot mỉm cười trước vẻ huênh hoang của Boniton. Ông bạn này chẳng nghệ sỹ chút nào nhưng lại rất khoái nhắc đến lĩnh vực này. Cô hầu bàn Molie tươi cười bước đến:

- Chào hai ông. Các ông muốn khai vị món canh hay cá? Hôm nay còn có món gà tây nấu đậu và phômai đặc biệt. Mời hai ông dùng thử.

Boniton nói:

- Poirot à, hôm nay chúng ta dùng toàn món Anh thôi nhé.

- Tùy ý anh.

Boniton chọn món ăn nhanh chóng, rồi nhìn theo Molie đang đi về phía nhà bếp:

- Cô bé này khá lắm. Đã có một thời đi làm người mẫu thời trang đấy. Cô ta phục vụ rất tốt, biết chìu khách, đón ý từng người. Chả bù với những cô gái khác, khi đi ăn với bạn trai chỉ biết chọn những món mình thích, chả quan tâm đến ai hết. Cũng may, đàn ông chúng ta thì khác.

Poirot nheo mắt:

- Có chắc không đó?

- Tôi không có ý khen tất cả đàn ông. Nhất là những chàng trai trẻ. Họ thường nông cạn, thiếu kiên nhẫn và tôi không chịu được lý luận đáng ghét của họ.

- Lý luận thế nào?

- Những người quá 60 tuổi chẳng có quyền tồn tại trên đời, bọn trẻ thật chả xem cha mẹ mình ra gì!

Poirot mỉm cười:

- Vậy thì chúng ta nên chú ý đến những vụ chết đột ngột của những người trên 60 tuổi.

- Thôi anh đừng méo mó nghề nghiệp nữa. Hãy để cho tội ác tự tìm đến anh thì hay hơn.

- Đừng nói lung tung nữa. Sao? Dạo này công việc làm ăn của anh có tiến triển tốt chứ?

- Chán lắm! Đi đâu cũng gặp những "thùng rỗng kêu to". Giống như cá ươn được chan nước xốt để đánh lừa mùi tanh đấy. Tôi chỉ thích ăn một lát cá tươi thôi, khỏi cần ướp gia vị.

Molie mang đến đĩa cá thu tươi:

- Mời hai ông.

Boniton gật đầu hài lòng:

- Cô thật biết ý tôi. Cô có nghĩ là tôi sẽ đổi món không?

- Các ông thường trung thành với những món ăn quen thuộc, còn các bà thì không. Họ thay đổi thức ăn đến chóng mặt.

Boniton vỗ vai Poirot:

- Tôi nói đúng chưa? Phụ nữ luôn luôn rắc rối - Ông chỉ tay về phía góc đối diện - Anh hãy nhìn cái ông râu xia xồm xoàm kia kìa. Molie nói rằng, từ 10 năm nay, ông cụ luôn luôn đến đây dùng bữa vào tối thứ ba và thứ năm. Không ai biết tên, chỗ ở và nghề nghiệp của ông cụ.

Molie đem món ăn khác đến, Boniton hỏi:

- Ông cụ ấy vẫn đều đều đến đây dùng bữa phải không?

- Vâng. Đúng vào mỗi tối thứ ba và thứ năm. Nhưng có một ngoại lệ. Tuần rồi, cụ bất ngờ đến vào tối thứ hai làm cháu cứ tưởng hôm đó là thứ bạ Nhưng ngày hôm sau cụ vẫn đến, nghĩa là tuần đó, cụ đến thêm một ngày.

- Cụ vẫn gọi món ăn như thường lệ chứ?

- Rất lạ là không. Buổi tối thứ hai ngoại lệ ấy, cụ đã gọi hai món mà cụ ghét nhất. Đó là xúp cà chua thịt nạc và bánh ngọt nhân dâu tây. Cháu thấy kỳ nhưng đâu dám thắc mắc.

Poirot xoa hai tay vào nhau:

- Câu chuyện hấp dẫn quá.

Boniton hỏi:

- Anh nghĩ sao? Tôi đoán là ông cụ đã đi bác sĩ và bác sĩ đã khuyên ông cụ thay đổi thực đơn.

- Bác sĩ nào mà điên thế. Toàn là món ăn nặng bụng không thích hợp với tuổi già chút nào.

- Đã là bác sĩ thì làm gì chả được.

- Anh không còn cách phán đoán khác sao?

- À, có thể là ông cụ đang bị một cảm xúc nào đó, cảm xúc mạnh đến nỗi cụ không biết mình đã gọi món ăn gì. Anh nghĩ có đúng không. Có thể cụ đang suy tính một chuyện gì rất quan trọng...

Poirot không trả lời.

***

Ba tuần lễ trôi quạ Tình cờ, thám tử Poirot gặp Boniton trong một chuyến xe điện ngầm. Boniton nói:

- Có tin sốt dẻo cho anh đấy. Anh còn nhớ ông cụ đặc biệt ở quán Galon không? Molie cho biết cả tuần nay không thấy ông cụ đến ăn. Cô ta lo lắm. Tôi nghĩ là ông cụ đã thay đổi các món ăn uống, cụ bị sốc và ngã bệnh trầm trọng hơn. Điều này giải thích được sự đãng trí của cụ khi gọi các món ăn. Theo tôi, bác sĩ cần phải tế nhị với bệnh nhân mới được.

Về đến nhà, Poirot bỗng có ý định thử xem có bao nhiêu người chết được đưa tin trên báo. Ông lật tất cả nhật báo trong tuần xem mục "tin buồn". Ngón tay ông dò tìm và dừng lại ở hàng chữ: "Henri Gatko, 69 tuổi, ở số nhà... đường Kinh Đô". Ông quyết định, thử bắt đầu từ ông cụ này xem sao.

Chiều hôm đó, thám tử Poirot đến phòng khám bệnh của bác sĩ Mac ở đường Kinh Đô, hỏi thăm về cụ Henri Gatkọ Bác sĩ trả lời rất nhiệt tình:

- Người này tôi biết. Đó là một cụ già kỳ quặc, ít tiếp xúc với ai. Cụ nghèo, sống trong một căn phố cũ kỹ. Tôi không phải là bác sĩ của cụ nhưng là người khám nghiệm tử thị Cụ Ở một mình nên gặp nạn chả ai haỵ Nhờ anh chàng giao sữa thấy mấy chai sữa để y nguyên nơi cửa nhà ông cụ nên hô hoán lên, hàng xóm mới đi báo cảnh sát. Người ta tìm thấy xác cụ Ở chân cầu thang, xương cổ bị gãy. Chắc là cụ té vì vướng chân vào vạt áo ngủ.

- Ông cụ có họ hàng bà con gì không?

- Cụ có một người cháu ruột, mỗi tháng anh ta đến thăm cụ một lần. Đó là George Lorimer, anh ta cũng là bác sĩ, nhà ở khu Wilberdon.

- Từ 48 đến 72 giờ trước đó, không thể lâu hơn. Người ta thấy xác cụ ngày mồng 6, nhưng trong túi áo ngủ lại có một lá thư viết ngày mồng 3 được gửi từ Wilberdon chiều hôm đó và đến nhà ông cụ vào 9 giờ tối cùng ngày. Chi tiết này giúp cảnh sát xác định tai nạn xảy ra sau 9 giờ tối và ông cụ đã dùng bữa hai giờ trước khi chết.

- Bác sĩ có biết, ai là người thấy cụ lần cuối cùng? Vào lúc nào?

- Tối hôm cụ mất, ngày mồng 3 và cũng là ngày thứ bạ Cụ vẫn đến quán Galon như thường lệ. Nhiều người đã thấy cụ.

- Ngoài người cháu, cụ còn ai thân thích nữa không?

- Có. Một người anh sinh đôi. Người này tên Antoni Gatko là một nghệ sĩ lớn, nhưng từ ngày lấy một bà vợ rất giàu, ông từ bỏ nghệ thuật luôn. Vì chuyện này mà hai anh em cãi nhau dữ dội đến nỗi từ bỏ nhau, không thèm nhìn mặt nhau nữa. Lạ một điều, hai người lại chết cùng một ngày. Cụ Antoni mất lúc 3 giờ chiều, còn cụ Henri thì 3 giờ tối.

- Bà Antoni còn sống không?

- Bà ta mất lâu rồi. Toàn bộ tài sản nằm trong tay ông chồng. Tiếc rằng họ không có con.

- Bác sĩ biết nhà của cụ Antoni không?

- Tôi sẽ cho ông địa chỉ.

Thám tử Poirot chợt trầm ngâm:

- Theo tôi, cụ Henri đã bị... đẩy xuống cầu thang.

- Một vụ án mạng ư? - Bác sĩ Mac cười nhẹ - Ông đã bị méo mó nghề nghiệp rồi. Nếu ông nghi người cháu là thủ phạm thì ông đã lầm. Bác sĩ Lorimer đã đánh bài cùng mấy người bạn tại nhà mình từ 8 giờ tối cho đến nửa đêm. Cảnh sát đã chứng thực điều này. Ông có biết điều gì liên quan đến người cháu sao?

- Thật ra, tôi đâu có biết ông cụ có cháu.

- Vậy, ông nghi một người nào khác chăng?

- Không, nhưng tôi thấy cái chết của cụ có điều gì không ổn. Có quá nhiều nướt sốt để che mùi tanh của cá.

- Ông nói gì?

- Xin lỗi, tôi đã làm mất thì giờ của bác sĩ.

Bác sĩ Mac tiễn thám tử Poirot ra cửa:

- Theo tôi, cái chết của cụ Henri không có gì đáng nghi cả.

- Vâng, có thể là tôi cố chấp. À, tôi xin hỏi thêm một câu nữa, cụ Henri có mang răng giả không?

- Không, răng cụ rất tốt.

- Răng cụ trắng hay vàng? Có dính gì không, như khói thuốc lá chẳng hạn?

- Lạ một điều là răng của cụ trắng lắm. Không có một bợn khói thuốc lá. Chắc là cụ thường chải răng rất kỹ.

- Cảm ơn bác sĩ.

Rời phòng mạch, thám tử Poirot ghé lại quán Galon. Một cô hầu bàn lạ bước đến:

- Hôm nay cháu thay chị Molie vừa nghỉ phép. Ông dùng gì ạ?

- Nè cô, cô có biết ông cụ có râu nhiều, thường đến đây dùng bữa không?

- Dạ biết. Cụ thường đến vào tối thứ ba và thứ năm. Nhưng mới đây cụ không đến nữa. Cháu đã thấy hình cụ đăng trên báo. Thật tội nghiệp.

- Tối hôm đó là thứ ba, cụ vẫn đến như thường lệ.

- Cô có nhớ hôm đó, cụ gọi món gì không?

- Dạ, để cháu nhớ xem... hình như là xúp cà chua thịt nạc, bánh ngọt nhân dâu và phômai.

- Cảm ơn cộ Giờ cô cho tôi món cá thu chan nước xốt và một ít bánh mì.

Vừa ăn thám tử Poirot vừa suy nghĩ. Chà, anh chàng khôn ngoan vậy mà lại mắc phải những sai lầm không đáng có. Lão Boniton biết chuyện này chắc là thích lắm.

***

Ngày hôm sau, thám tử Poirot đến gặp ông trưởng ban điều tra vùng cụ Henri trú ngụ. Ông này nhận xét:

- Ông cụ này rất lập dị. Cụ sống khép kín, không ngao du với ai cả. Ông có điều gì thắc mắc sao?

- Ông có thể cho phép tôi được biết nội dung lá thư trong túi áo nạn nhân được không ạ?

- À, đó là bức thư của bác sĩ Lorimer, cháu của ông cụ. Lá thư giúp chúng tôi xác định ngày, giờ nạn nhân chết, rất phù hợp với báo cáo của bác sĩ pháp ỵ Tôi sẽ cho ông xem. Đợi một lát nhé.

- Rất cảm ơn ông.

Nguyên văn lá thư viết tay:

"Wilberdon, ngày 3 tháng 11 năm...

Chú Henri thân yêu,

Cháu rất buồn báo tin cho chú rõ, chú Antoni bệnh nặng lắm, sợ không qua khỏi. Tuy nhiên chú ấy vẫn không bỏ qua chuyện quá khứ như chú hy vọng và không muốn chú đến gặp, xem như trên đời này không có một người em ruột như chú. Thật đáng buồn.

Cháu đã hết sức cố gắng để giúp chú nhưng lực bất tòng tâm. Mong chú thông cảm cho cháu.

Cháu của chú: G. Lorimer."

Con tem ngoài phong bì in dấu bưu điện 16 giờ 30 ngày 3-11. Poirot tự nhủ: "Mọi việc xếp đặt đâu ra đấy. Giỏi thật."

Sau đó, thám tử Poirot tìm đến nhà ông anh sinh đôi của nạn nhân. Cụ Antoni cũng vừa mới mất. Chỉ còn một mình bà quản gia Marie ngồi rầu rĩ trong ngôi biệt thự khá lớn có vẻ lạnh lẽo. Bà cho biết, Antoni là một cụ già kỳ cục. Suốt 14 năm trời, bà tận tâm phục vụ, chăm sóc cho ông từng miếng ăn giấc ngủ, chịu đựng tính tình khó chịu của ông. Nhưng bà đã được gì ngoài hai bàn tay trắng? Đúng là con người vô lương tâm.Ông ta giàu vậy mà khi chết, chả để lại cho bà cái gì. Trong bản chúc thư làm từ đời nảo đời nao, ông ta để lại tất cả của cải cho vợ, nếu vợ chết trước thì người em sinh đôi tên Henri Gatko sẽ thừa hưởng. Thật là bất công!

Poirot an ủi:

- Bà yên tâm. Thế nào luật sư của cụ Antoni cũng chiếu cố đến trường hợp của bà. Tôi nghe nói cụ Antoni tuy giàu nhưng rất keo kiệt. Ngay đến người em ruột túng thiếu cũng không giúp đỡ cho nữa là.

- Hai anh em giận nhau từ lâu lắm rồi. Mới đây thôi, bác sĩ Lorimer có đến nói chuyện với cụ, trong câu chuyện cứ nhắc hoài đến tên Henrị Hình như cụ Henri nhờ người cháu đến hòa giải thì phải. Nhưng khi đó, ông cụ đã mệt lắm rồi.

Sau khi ăn tối, thám tử Poirot đến khu Wilberson tìm bác sĩ Lorimer. Đó là một chàng trai tầm thước, râu cạo nhẵn, cử chỉ nhanh nhẹn, tóc nâu nhưng lông mày lại có màu sáng khiến cho gương mặt trở nên nhợt nhạt. Poirot mở đầu câu chuyện:

- Tôi đến như thế này có hơi đường đột. Mong ông thông cảm.

Lorimer nhìn ông không mấy thiện cảm.

- Ông muốn gì đây?

Poirot đưa danh thiếp cho Lorimer, nói giọng thân mật:

- Thân chủ của tôi phần lớn là phụ nữ. Các bà thường không tin mấy ông cảnh sát, mà thích những cuộc điều tra riêng tư hơn. Cho nên họ thường tìm đến chúng tôi để giải bày tâm sự. Cách đây mấy hôm, có một bà già đến gặp tôi. Bà ta giận chồng nên sống riêng đã 3, 4 năm rồi. Chồng bà cụ chính là chú Gatko của ông, người vừa mới mất.

Lorimer lớn tiếng:

- Chú tôi. Ông nói sao? Thím tôi mất từ lâu lắm rồi!

- Không phải chú Antoni, mà là chú Henri cơ.

- Chú Henrỉ Ông lại càng lầm. Chú ấy không có vợ.

- Tôi chả biết, nhưng rõ ràng là cụ Ông có làm hôn thú với cụ bà. Chính mắt tôi thấy giấy tờ hoàn toàn hợp lệ.

Lorimer gầm lên vì tức giận:

- Láo toét. Tôi không tin. Hoàn toàn không tin.

- Thật đáng tiếc phải không ông? Ông đã gây ra một án mạng mà chẳng được lợi lộc gì cả. Cũng chỉ tại thói quen tệ hại của ông. Ông thích ăn bánh kem nhân dâu lắm phải không? Hèn gì răng ông vàng hết. Dâu ngon thật nhưng ăn nhiều quá cũng đi đến chết người. Chính món bánh kem nhân dâu sẽ đưa ông ra tòa đấy.

Lorimer hốt hoảng, mặt mày tái mét, cặp mắt mở to nhìn thám tử Poirot.

***

Ba ngày sau, cũng tại tiệm ăn Galon, Poirot bảo Boniton:

- Lập luận của anh sai ngay từ căn bản. Một người tâm trí rối loạn không bao giờ làm những gì mà anh ta chưa hề làm. Anh ta chỉ làm theo thói quen mà thôi. Theo lời cô Molie kể, tối thứ hai ngoại lệ đó, cụ Henri đã gọi những món ăn mà xưa nay cụ rất ghét. Hành động này hoàn toàn phi lý và đã làm tôi nghĩ ngợi rất nhiều. Rồi sau đó, cụ không đến nữa. Cụ đã bỏ một thói quen mà cụ đã làm đều đặn suốt 10 năm quạ Tôi nghĩ đến một giả thuyết xấu. Đó là ông cụ đã chết. Và quả vậy. Cụ đã chết, chết một cách rõ ràng, minh bạch. Giống như nướt sốt thơm rưới lên món cá ươn.

- Anh nói rõ hơn đi.

- Người ta thấy cụ đến ăn tối ở tiệm này vào lúc bảy giờ rưỡi, hai tiếng đồng hồ trước khi chết. Tất cả đều logic. Bức thư phát cùng ngày lúc chín giờ tối, tình trạng thức ăn trong bao tử. Trong thời gian cụ bị nạn, người cháu đang có mặt ở một nơi khác. Ai cũng nghĩ đây là một tai nạn, nhưng tôi thì không. Anh cũng biết ai sẽ được hưởng gia tài khi cụ mất!

- Anh lầm rồi. Hưởng cái gì mới được chớ. Cụ Henri nghèo rớt mồng tơi.

- Anh lầm thì có. Cụ Henri có ông anh ruột giàu sụ.

- Thì có liên quan gì đâu?

- Anh chưa thấy rõ vấn đề sao? Bà vợ giàu để của lại cho ông chồng. Chồng để lại cho em. Em không có vợ con, tiền của sẽ lọt vào tay người cháu ruột. Vậy là hợp lý.

- Hay thật. Anh đã suy nghĩ như thế nào? Tôi rất muốn nghe.

- Cụ Henri chết hai giờ sau bữa ăn, không phải bữa ăn tối mà là bữa ăn trưa. Anh cứ đặt mình vào địa vị của Lorimer. Anh ta đang cần tiền một cách tuyệt vọng. Ông chú Antoni bệnh sắp chết, cái chết đem lại sự giàu sang cho ông chú Henrị Mà ông chú Henri thì còn khỏe mạnh quá. Vậy thì phải làm sao cho ông chú này chết càng sớm càng tốt, nhưng phải sau cái chết của ông chú giàu. Và Lorimer đã hành động. Anh ta biết mỗi tuần, cụ Henri có thói quen đến ăn tối hai lần ở tiệm Galon. Nên một buổi tối thứ hai, anh ta đeo râu tóc giả, cải trang thành cụ đến tiệm ăn. Nhờ anh ta có dáng dấp giống cụ, lông mày lại bạc nên càng giống hơn. Sự việc diễn tiến tốt đẹp, ai cũng tưởng anh ta là cụ Henri đã phá lệ đến ăn vào tối thứ hai hôm ấy. Thành công bước đầu, Lorimer yên chí, chỉ cần dò xem ngày nào cụ Antoni hấp hối (cụ này bệnh đã lâu rồi). Đến lúc phải hành động, anh ta viết một lá thư cho cụ Henri vào chiều mồng hai, nhưng lại đề là mồng 3. Khoảng 3, 4 giờ chiều mồng 3, anh ta tới thăm cụ Henrị Chỉ cần đẩy mạnh tay một tí là ông chú tội nghiệp ngã lăn xuống cầu thang. Anh ta lấy lá thư trên bàn bỏ vào túi áo ngủ của ông cụ. Đến bảy giờ rưỡi tối, anh cải trang thành ông cụ, có mặt tại tiệm ăn Galon như thường lệ. Điều này chứng tỏ cho mọi người biết, lúc bảy giờ rưỡi ngày mồng 3, cụ Henri vẫn còn sống. Ăn xong, anh ta vào nhà vệ sinh và khi trở ra, đã biến thành bác sĩ Lorimer. Chưa tới nửa giờ sau, anh đã có mặt bên bạn bè tại Wilberson. Một chứng cớ ngoại phạm hoàn hảo.

- Thế thì dấu bưu điện trên phong bì thì sao?

- Dấu bị bôi tèm lem. Số 2 được sửa thành số 3. Tôi đã quan sát kỹ bì thư và thấy rất rõ. Còn nữa, bằng chứng rõ rệt nhất là những trái dâu.

- Những trái dâu?

- Lorimer chưa phải là diễn viên giỏi. Anh ta bắt chước ông chú y hệt nhưng chỉ bề ngoài thôi, vì anh ta đã không tập ăn như ông chú. Anh ta đã gọi món mà anh ta thích nhưng ông chú lại rất ghét, đó là dâu tây. Dâu làm vàng răng, khi khám nghiệm, răng của nạn nhân rất trắng. Vậy không thể nào chính nạn nhân đã ăn ở nhà hàng tối hôm mồng ba được. Tôi đã hỏi bác sĩ pháp y, dạ dày nạn nhân không hề có chất dâu. Người ta còn tìm thấy trong nhà Lorimer bộ râu giả để hóa trang nữa. Thật ra, có rất nhiều chứng cớ buộc tội tên cháu bất nhơn này. Tôi đã đến thăm hắn, kể cho hắn nghe một câu chuyện bịa đặt, và hắn đã lòi đuôi ra ngaỵ À, khi tiếp tôi, răng hắn vàng khè vì vừa ăn món bánh dâu xong. Đúng là một tên tham ăn.

Đúng lúc đó, cô hầu bàn mang đến hai đĩa bánh kem nhân dâu. Thám tử Poirot xua tay:

- Chúng tôi không dám gọi món này đâu. Cô mang đi cho...

Hết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro