ấhgksadjglsdrfjhosdf

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cố gắng học ĐH hay chọn học nghề là câu hỏi được nhiều em đặt ra cho mình khi đường vào ĐH quá hẹp, nhất là những trường có điểm đầu vào cao. Áp lực phải vào ĐH buộc các em phải cố gắng thi đỗ trong khi nhiều khả năng có hạn. Đó chính là áp lực đến từ xã hội và gia đình.

Chúng ta dễ hiểu về điều này khi xã hội vẫn còn trọng bằng cấp. Có bằng ĐH thì mới dễ xin việc, mới có cơ hội thăng tiến, lương cao. Thậm chí, phải có bằng ĐH mới được nộp hồ sơ. Anh Cao Duy Phong (SN 1983, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hà Nội - Sài Gòn) là một người chưa có bằng ĐH - chia sẻ: "Mỗi người có một con đường thành công khác nhau.

Học nghề cũng có thể thành công. Ảnh: S.L

Học nghề cũng có thể thành công. Ảnh: S.L

ĐH cũng chỉ là một lựa chọn, quan trọng là sự tự tin. Hãy lựa chọn cho mình một cơ hội xây dựng sự nghiệp như học nghề hay học CĐ. Cơ hội rất nhiều, quan trọng là tự tin và chăm chỉ. Đừng chờ đợi hay hy vọng vào một mục tiêu". Bạn Vân Anh (SV ĐH Luật Hà Nội) cùng quan điểm nêu suy nghĩ: Mình không nghĩ ĐH là cánh cửa duy nhất dẫn đến thành công. Thành công hay không còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, còn nếu không thì vẫn sẽ bị đào thải trong một xã hội ngày càng có tính cạnh tranh như hiện nay.

Với những ai biết lựa sức mình và có chí phấn đấu thì hãy chọn cho mình một nghề phù hợp với sở thích và tính cách của bản thân. Chia sẻ về thực tế có nhiều người đã thành công dù không học ĐH, anh Nguyễn Thanh Tâm (Cty XNK Coral, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) khuyên những bạn trượt ĐH có thể chọn một bậc học thấp hơn, sau này có điều kiện sẽ đi học tiếp, hoặc có thể chọn học một nghề. Hãy tự tin, cố gắng bằng chính khả năng của mình. Tất nhiên, các em phải thực sự cố gắng.

Bạn Bùi Hà Phương (SV ĐH Ngoại thương) đưa ra một lời khuyên sau thời gian đi làm: Không có bằng ĐH, nhưng biết được nghề nghiệp phù hợp với mình, có ước mơ và ý chí thì sẽ thành công. Kỹ năng, kinh nghiệm là điều các nhà tuyển dụng cần nhất, chứ không phải là bằng cấp. Mình nghĩ rằng, với những bạn đã trượt và xác định mình không đủ khả năng thì hãy nên học nghề. Một xã hội không thể có toàn thầy mà lại thiếu thợ được. Một người thợ lành nghề được xã hội ưu ái hơn một cử nhân không có kỹ năng, chuyên môn và kiến thức.

Hàng năm cứ sắp thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì các cô cậu tú tương lai và các bậc phụ huynh phải đôn đáo lo thi tuyển vào đại học. Ngành nào đây? Trường nào đây? Bao nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu âu lo cho bước kế tiếp trên đường học vấn. Nhưng có mấy ai thật sự hiểu rõ mình muốn học tiếp tục để làm gì?

Có thể có nhiều lý do để học: bạn trẻ tự mình cảm thấy phải học tiếp để chứng tỏ cho mọi người thấy là mình thật sự có tài; có người học để lấy bằng cấp để dễ có việc làm. Có bạn cố vào đại học để cha mẹ vừa lòng, hoặc vì sợ sẽ không có gì làm để tiêu khiển thời gian. Có bạn tha thiết muốn học lên cao hơn nữa vì yêu nghề và yêu ngành mình sắp chọn học và hy vọng sẽ cống hiến tài nghệ của mình cho xã hội. Cuộc đời của mỗi người chúng ta là một quãng đường dài mà phần lớn chúng ta sẽ rất ngại đi nếu chưa có khái niệm gì về nơi mà mình sắp đi đến, dù chỉ đi một đoạn đường ngắn. Thế mà trong cuộc sống ngày nay chúng ta thấy không ít người cứ đi vào quãng đường đời mà không biết mình đi đến đâu.

Mỗi người chúng ta đều có một sự nghiệp để nghĩ đến, có một tương lai để vun vén, có nhiều đối tượng để phụng sự, có nhiều việc hữu ích cần phải làm. Chúng ta cần có những bản đồ chỉ dẫn sáng suốt. Chúng ta cần định hướng đúng. Chúng ta cần một lộ trình sáng lạn. Như thế ngay từ bây giờ chúng ta cần xác định mục tiêu của cuộc đời mình một cách hợp lý nhất.

Trước hết, bạn hãy nghĩ đến những nguyên tắc sống của mình và những gì mà mình quí trọng nhất. Có thể ví mục tiêu của cuộc đời bạn là một cái thang, cái thang đó phải được dựng vào đúng bức tường. Những "bức tường" của cuộc đời để bạn có thể chọn lựa có thể là:

- một nhà sáng tác, nghệ sĩ

- một người dạy học

- một người nội trợ gia đình

- một nhà hoạt động xã hội

- một vận động viên thể thao

- một người công chức

- và rất nhiều ''bức tường'' khác nữa.

Căn cứ vào quá trình học tập và đời sống ở bậc trung học, các bạn có thể quyết định cụ thể mình thích làm những gì khi ra trường, xếp những ưu tiên đó theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất. Có thể bạn rất giỏi toán, lý, hoặc hóa. Hoặc bạn giỏi về sinh vật, hay văn chương, hay hội họa, hoặc âm nhạc. Hoặc bạn đã là vô địch môn thể thao nào đó. Năng khiếu của bạn sẽ là kim chỉ nam chính xác nhất giúp bạn chọn hướng đi tương lai. Nhưng đồng thời bạn cũng tham khảo thực tế yêu cầu phát triển của đất nước ta để từ đó thấy được đất nước đang cần những nhân lực nào mà mình có thể tham gia, từ đó mới so với những ưu tiên của mình muốn đạt mà có quyết định cuối cùng.

Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, người đã can đảm chọn đúng mục tiêu đời mình. Rất có thể bạn thích học tiếp lên đại học, hay học tại một trường chuyên nghiệp nào đó, bậc trung học hay cao đẳng. Ở Âu Mỹ thanh niên rất thích học ở các trường cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp vì khi ra trường là họ đi làm việc được ngay, mà tiền lương thì lại không cách biệt người có bằng đại học bao nhiêu. Trong khi đó, ở Việt nam chúng ta ai cũng đua nhau vào đại học, còn vào cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp thì chỉ là ưu tiên thứ cấp sau khi không vào được đại học. Một lý do khiến nhiều người trong chúng ta không chọn ưu tiên các trường cao đẳng hoặc trung học vì cơ quan sử dụng nhân lực không coi giá trị các loại bằng cấp này ra sao cả. Vì thế chúng ta thường nghe nói giáo dục Việt nam đào tạo ra nhiều tướng tá mà ít đào tạo quân lính. Chừng nào Nhà nước chưa có qui định cao hơn cho người có bằng cấp cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp thì người dân vẫn tiếp tục hướng về đại học bằng bất cứ giá nào, dù chất lượng không đạt yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việc chọn trường để học đối với sinh viên Việt nam là một vấn đề khó khăn nhất, vì không phải mình thích ngành nào cũng có trường cho mình học. Và vì số người muốn học vượt xa tổng số ghế của các trường nhập lại, nên chúng ta phải thi tuyển rất gay go để giành một chỗ ngồi trong nhà trường. Nhiều khi các bạn không học được tại trường mình muốn mà phải học một ngành khác tại một trường khác. Do đó việc chọn trường hầu như ở ngoài tầm tay của mọi thí sinh, thí sinh phải thi tại 2 hoặc 3 trường may ra trúng vào được một trường. Tuy nhiên trong 2-3 trường đó, các bạn cũng có thể lưu ý ưu tiên cho trường nào đó có ngành học ưng ý mình nhất, có phương tiện thể dục thể thao, văn nghệ, và có những chương trình đào tạo ngoại khóa giúp cho sinh viên mau giỏi (như dạy tiếng Anh và dạy tin học miễn phí ..., có nối mạng Internet, có thư viện ảo kết hợp thư viện thật phong phú tài liệu, có phòng thực tập trang bị tối thiểu). Và một yếu tố không kém quan trọng là phải liệu sức mình có chọi nổi với những người khác cùng thi vào các trường đó hay không!

Sau cùng, nếu rủi bạn không vào được trường học sở thích của mình thì cũng không nên thất vọng, nhất là đối với các bạn muốn học để nâng cao tri thức, kỹ năng mà không nhất thiết cần phải có bằng cấp. Trường học lớn nhất và có nhiều thầy giỏi nhất trên thế giới là Internet. Trên mạng Internet có trên 50.000 trường học của các nước. Riêng Mỹ đã có trên 5.300 trường đại học. Các bạn có thể thu nhận kiến thức gần như bất cứ môn học nào mình muốn. Điều kiện: biết rành một ngoại ngữ (tốt nhất là tiếng Anh) và biết sử dụng máy vi tính và trình duyệt Internet. Bạn có thể đạt các điều kiện này rất dễ dàng vì nơi nào cũng có trường tư mở lớp ngoại ngữ và tin học thu nhận mọi người đến học. Tri thức học được từ Internet có khi còn tốt hơn, và mới hơn những bài giảng của các thầy cô tại nhiều trường đại học hiện nay.

Nói một cách khác, sau khi rời ghế trung học, cả một chân trời tương lai đang hiện ra trước mắt các bạn. Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của mọi thanh niên chúng ta chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Nguồn tư liệu để chúng ta học tại trường, hoặc học qua mạng Internet ngày càng phong phú hơn. Bạn sẽ không bao giờ thất vọng với việc học nếu các bạn đã xác định được mục tiêu của mình học cái gì và để làm gì.

Vì sao phải vào Đại học?

Bạn biết câu trả lời, nhưng khó diễn đạt, và dù biết rằng "đại học không phải con đường duy nhất", nhưng bạn cũng mang tâm lý của mọi người, đặt nặng chuyện thi cử.

Câu trả lời phổ biến nhất của hầu hết các bạn trẻ hiện nay đó là: "Vào Đại học mới có tương lai, vào Đại học mới có thể đổi đời, Đại học là cánh cửa dẫn đến thành công".

Mỗi chặng đường đều có một mục tiêu. Chẳng hạn như khi học lớp 5, ba mẹ muốn bạn vào một trường cấp 2 chất lượng, môi trường tốt, không cần phân biệt bán công hay dân lập. Xong lớp 9, gia đình muốn bạn phải đậu một trường phổ thông công lập để nở mặt nở mày với hàng xóm, bạn bè.

Tốt nghiệp cấp 3, bạn đã trưởng thành và cần có tương lai, có hoài bão. 18 tuổi đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời, rằng bạn đã đủ chín chắn để tự quyết định đời mình, tự bước chân đi mà không có sự dìu dắt của ba mẹ. Sự kỳ vọng của mọi người dành cho bạn lớn dần, và bạn buộc phải vạch ra một con đường riêng, trên con đường đó phải có hình ảnh cổng trường Đại học.

"Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó đã được bạn khắc cốt ghi tâm từ rất lâu, và cũng là một lý do khác cho vấn đề "phải vào đại học". Việc học luôn phải khổ luyện, kiến thức nhân loại ngày một nhiều dần, nếu không bắt kịp sẽ lạc hậu, sẽ chẳng thể cống hiến cho đời.

Đại học - đối với mọi người - được xem là trình độ "tối thiểu" để mọi người có chỗ đứng trong xã hội. Xong Đại học, bạn mới có đủ trình độ ở một ngành nhất định, và thật sự tương lai của bạn mở ra, tỏa sáng từ đó. Chẳng trách tại sao, từ già đến trẻ, từ một bác sĩ cho đến một người nông dân, đều gật gù: "Đậu Đại học thì mới tiến xa được..."

Khi xưa, ba mẹ ta không đủ điều kiện, gia cảnh khó khăn nên dang dở chuyện học hành. Khát khao được bước vào ngưỡng cửa Đại học, đối với họ, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng họ không còn cơ hội nữa, khi kiến thức phai nhạt theo thời gian, qua bao bươn chải khổ nhọc. Họ đành kỳ vọng vào con cháu của mình. Từ đó mới có chuyện, ba mẹ phán "Đại học là con đường duy nhất", và các bạn trẻ nghe theo, nhủ thầm: "Phải rồi, chỉ cần vào Đại học, vào Đại học là tương lai sáng ngời..."

Thực tế, mọi người đều biết "Đại học chẳng phải con đường duy nhất", khi Bill Gates trở thành ông chủ tập đoàn Microsoft hùng mạnh mà vẫn chưa có tấm bằng cử nhân, hay tổng giám đốc các công ty, xí nghiệp nổi tiếng đều trải qua tuổi thơ lận đận khi việc học trì trệ. Họ vẫn thành tài nhờ vào tài năng, bản lĩnh và sự cố gắng.

Nhưng, trong xã hội, mấy ai làm được như vậy?

Do đó, tư tưởng "Đại học là duy nhất" vẫn tồn tại ngày này tháng nọ trong suy nghĩ mỗi người. Họ không có chí hướng, không dám dấn thân trong đam mê, thụ động chọn một ngành mà theo họ, "sau này sẽ thành đạt". Biết bao sinh viên tốt nghiệp ra trường, cầm mảnh bằng Đại học trong nuối tiếc: "Giá như mình học ngành A, đừng học ngành B, giá như mình chịu học ngành mình thích, giá như..."

Câu hỏi "Vì sao phải vào Đại học?" đã có lời đáp. Nhưng, ta vẫn tin rằng, với các bạn teen năng động hiện nay, ắt hẳn sẽ có tư tưởng "rộng rãi" hơn so với thời trước, biết lượng sức, biết chọn ngành phù hợp, không còn đặt nặng chuyện "vào được Đại học hay không".

Nhiều con đường có ánh hào quang rực rỡ vẫn đang đợi bạn... Và trên những con đường ấy, nếu chỉ có những ngôi trường Đại học, mà chẳng hề tồn tại lòng đam mê, sự quyết tâm cùng khả năng thiên bẩm, thì chắc chắn, bạn chẳng thể nào tìm ra ánh sáng cuối con đường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro