Có những nổi buồn không phải để quên đi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Ai cũng mang theo mình những kỷ niệm buồn, và càng ngày những hành lý mang theo nổi buồn càng nặng hơn theo tuổi tác. Chúng ta thường chọn cách cố quên đi chúng, coi như nó là một điều gì đấy không mấy đẹp đẽ về bản thân, bởi những ký ức buồn thường gắn liền với những khi ta phạm sai lầm, những nổi thất vọng hay vết thương lòng... Nhưng có nên quên đi mọi ký ức buồn ấy?

Có một câu nói thế này, "Chính những chấn thương đã biến chúng ta thành người bảo hộ, vì khổ đau đã làm da thịt ta kiên cố lên và làm cho trái tim ta mềm mại hơn, và nếu chúng ta học cách sống chung với bóng ma của những điều đã từng khiến mình đau đớn trước đó, chúng ta mới có thể cứu rỗi được người khác từ những kết cục tương tự (S.T.Gibson). Không còn cách nào khác ngoài việc chịu đựng nổi đau và trải qua biến cố mới khiến con người ta trưởng thành. Bản năng của con người sau hằng bao nhiêu năm tiến hoá là lảng tránh nổi đau, phát hiện những đau khổ tiềm tàng và chạy khỏi chúng. Nhưng, suy cho cùng, chẳng ai có thể tránh những sự kiện như vậy mãi được. Con người là một tạo vật cô đơn, và cho dù trước đó họ có học được bao nhiêu bài học đi chăng nữa, chỉ cần một chút hy vọng, một chút hơi ấm, một chút tham vọng là mọi lý trí có thể sụp đổ như chưa từng tồn tại. Quên đi nổi buồn hay lảng tránh cơn đau có thể làm chúng ta dễ chịu đôi chút vào thời điểm trước mắt, nhưng giống như thuốc an thần, chúng không kéo dài mãi mãi.

Cách mỗi chúng ta có thể làm là cảm nhận nổi buồn, cho nó cư ngụ trong tâm trí chúng ta thay vì trốn chạy đến mệt nhoài. Có một số người còn trưng chúng ra như một loại trang sức để tự nhắc nhở  mình và cũng là cách tế nhị nhất để có thể "dằn mặt" người đối diện là đừng làm tôi đau. Vì vậy, nổi buồn không phải lúc nào cũng xấu. Nổi buồn là một thứ ngôn ngữ riêng và cũng là thứ định hình cách chúng ta tồn tại trong cuộc sống vốn khắc nghiệt này. Giống như hệ miễn dịch cần phải có những trận ốm sốt để cơ thể nhận biết và cứng cáp hơn, thì nổi buồn là hệ miễn dịch về tinh thần. Con người khi buồn cũng giống như con thú bị đau, chúng tự liếm láp vết thương và tránh ra ngoài một thời gian và đương nhiên con ngưòi cũng không phải ngoại lệ, vì đó chính là lúc chúng ta có thể tự giao tiếp với chính mình. Cứ vui mãi, cười mãi thì chẳng thể nào tự hiểu được mình cần gì, thiếu gì, đau ở đâu? Chi bằng hãy nhớ lấy những kỷ niệm buồn, không phải nhớ theo kiểu khắc cốt ghi tâm, cũng không phải kiểu găm trong lòng, mà chỉ cần nhớ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về một vết sẹo thi thoảng trở gió lại đau nhức tí xíu. Dẹp hết những suy nghĩ "Thôi chết, lại nữa rồi", "Phải làm sao đây?" rồi hốt hoản tìm những thứ khác bù đắp khi buồn. Thay vào đó, hít một hơi sâu. Chúng ta ổn, cho dù hành lý nổi buồn có nặng hay không.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro