Chương 4: Một chút tiếng lòng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Ông Khanh chỉ có thể lặng lẽ nhìn bà. Đôi mắt ông lộ rõ vẻ lo toan. Phải rồi, cái hạnh phúc này chính là hạnh phúc cuối đời đó ư? Âm vang trong căn phòng êm ái và dịu dàng như tiếng mẹ đẻ đang tự hào hát ru. Ông nhìn lên trên. Trần nhà hát cao và rộng bao nhiêu thì thời gian của ông ngắn ngủi bấy nhiêu. Có phải ông đã bỏ lỡ nhiều quá không?
    Buổi biểu diễn thật sự động vào cái tâm hồn trẻ trung của bà Thương. Chất giọng như đường của cô ca sĩ lại làm bà nhớ về khi hai người còn đang hẹn hò. Bà đã sống bao nhiêu năm rồi. Vậy mà bà không nhận ra Hà Nội đã thấy đổi nhiều thế. Từ những hàng bánh bao nóng hổi khi xưa chẳng thấy đâu nữa. Những hàng quán truyền thống được thay thế bằng những tiệm đồ vặt, và xe đạp giảm đi để lấy chỗ cho những loại xe tiện lợi hơn. Đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Già ra đi, trẻ tiếp bước. Nhưng lòng bà Thương cứ thấy ngổn ngang. Không sao đâu, dù có gì xảy ra thì Nhà Hát Lớn vẫn vậy, cái thời xuân xanh của bà vẫn lưu giữ mãi trong nơi ấy. Bầu trời đêm không đẹp. Khói bụi phả kín gương mặt. Trời tối với mắt người già lại chẳng nhìn rõ cái gì. Điều tệ hại đó thật đáng ghét nhưng vì sao ông Khanh lại thấy đẹp. Trời không sao, trăng nhìn chẳng rõ . Dù thế, tại khoảng không nào, ồn ào hay yên ắng, bà Thương cũng vẽ nó thật xanh tươi, bức tranh có những khi chỉ là một đôi mắt cũng đẹp nức lòng người. Phải. Ông Khanh thấy trời đêm xinh đẹp, vì bà Thương đã vẽ nó thật trang hoàng. Ông yêu bà ở đôi mắt - nơi cửa sổ tâm hồn. Và yêu bà ở nét chân thành đậm sâu, một nét chân thành bà khư khư giữ mãi. Còn một ngày hay một năm, còn một giấy hay một đời, ông cũng nguyện được nâng niu chăm sóc bà, từ giờ ông đã nhận ra mình thương bà, một tình cảm đẹp đẽ hệt cái vẻ mặt bà, hệt cái tên của bà.
     Ảnh viện áo cưới Lộc Tài. Ông đứng ở nơi này. Chín giờ sáng. Ông Khanh bước những bước trầm tư vào bên trong. Bên ngoài, cơn gió nóng thổi qua. Ông khẽ đóng cửa. Cơ thể ông hừng hực như cơn gió vừa qua. Những gì ông đang làm là lần đầu, cũng là lần cuối. Mọi sự đều là bí mật. Ông vẫn trở về nhà trong cái không khí như mọi ngày.
- Bà nó ơi, khi nào mình đi chụp ảnh cưới nhé.
- Ông cứ làm như muốn là chụp được luôn. Người ta phải chuẩn bị dài dài cơ đấy.
- Nhưng bà phải đi đấy. Mấy khâu chuẩn bị có gì là quan trọng. Bà muốn là "ô kê" ngay!
     Hà Nội có gì đẹp?. Một ly cà phê hay một tách trà. Một người lái xe bus hay một người giáo viên. Một cô gái trẻ đẹp hay một người phụ nữ gắn bó với ông Khanh đã lâu? Thật đáng ngẫm nghĩ. Những nhành cây bên vệ đường viết ra những bản giao hưởng vừa dễ chịu nhưng cũng khó nghe. Và cũng rất đáng thưởng thức.
    
Ngày hè tháng 6, thứ hai đầu tuần. Bà Thương cùng bộ váy cưới màu trắng. Cái ông này.... Đã bao nhiêu tuổi rồi mà cái tính nết vẫn còn trẻ con thế. Trong bộ áo đó bà thật lỗng lẫy làm sao. Phụ nữ đâu chỉ tuổi xuân mới đẹp. Có những người thật bủn xỉn khi cứ khư khư giữ lấy ý nghĩ rằng con người già đi sẽ xấu xí. Rõ ràng không phải vậy. Con người đẹp ở bề ngoài, đúng. Nhưng bề ngoài sẽ thật giả tạo biết bao nếu như con người không có những nỗi niềm riêng tư, không có tật xấu. Vẻ ngoài thật sự sẽ trở thành lớp vỏ bọc nếu con người không ích kỉ và đáng chê trách. Vẻ bề ngoài thật nổi bật và thật tuyệt vời. Nhưng tôi cứ cho rằng, nếu không có bản chất xấu xí thì ta đã chẳng là con người. Cái đẹp trên hết là ta bộc lộ sự xấu xí của mình thế nào. Làm sao cho người khác hiểu được mình, làm sao để một người dù nhiều tính xấu nhưng vẫn được nhiều người khác yêu quý.
     Bà Thương hồi trẻ không thích chụp ảnh. Bà cho rằng bà xấu xí lắm, bà cho rằng cặp kính mà đeo và mái tóc của bà. Tất cả đều xấu xí. Nhưng có những cảm giác rất kì lạ. Bà đang mang trên mình bộ váy cưới mà bà chưa từng mang. Đám cưới khi xưa không trang trọng như bây giờ. Hồi đó bà chẳng tổ chức đám cưới. Cứ về ở với nhau thôi. Chẳng cần gì hơn. Thế nên nhìn ngày những người anh em họ, hàng xóm láng giềng đi vào lễ đường, bà lại thấy xào xạc. Những ngày như vậy đối với mỗi người chỉ có một lần thôi. Cái ngày cô dâu chú rể cầm tay nhau trao nhẫn, trao niệm chung vui và đặc biệt là trao nhau hơi ấm trên đôi môi. Ngày ấy thật đặc biệt. Dù có ly hôn hàng chục lần cũng không thể có hai cảm giác giống nhau khi bước vào lễ đường. Cuộc sống chẳng vui vẻ gì khi cứ bỏ đi hết lần này đến lần khác.
     Bà suy tư nhìn lên bầu trời. Hừm. Vẫn là bầu trời Hà Nội đó nhưng thật khác. Tại sao con người lại có cảm xúc, lại biết đau đớn? Nhưng cuộc sống như thế mới thật tuyệt. Bà đã thật sự buông bỏ chưa? Bà đã thật sự sẵn sàng cho cái ngày Thần chết dẫn bà ra đi ư? Không. Từ trước đến giờ bà vẫn chẳng chấp nhận điều đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro