Mốc giới ngày 16/8/1988

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đây là số liệu mình sưu tầm trên mạng để giải thích cho mọi người hiểu thêm về chính sách dành cho người tị nạn chứ thời gian đó mình không có tí nhận thức nào về chuyện này cả.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất một số thành phần chính trị phải tìm đường thoát ly vì sợ bị liên lụy nên Ngày 4.5.1975 một con tàu Đan Mạch của hãng Maersk chở theo 3 473 người Việt (trong đó chủ yếu là những Hoa Kiều ở Chợ Lớn) cập bến Hong Kong, những người này là những Hoa Kiều có tiền ở VNCH và vượt biển ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4. Chính phủ Hong Kong coi họ là những người "nhập cư bất hợp pháp" nhưng chấp nhận cho họ "tạm trú". Đây là đánh dấu cho sự khởi đầu của làn sóng người Việt di cư tị nạn tới Hong Kong.
Sự việc trên thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và sau đó là LHQ. Về phía Hồng Kông, vì là đợt người đầu tiên nên họ đối xử với những "thuyền nhân" này rất tốt. Ba trại tị nạn đầu tiên được lập ra để người Việt trú tạm là trại Tây Cống – Sai Kung, Phấn Lãnh – Fan Ling và Thạch Cương – Shek Kong. Hồng Kông khi đó vẫn là đất thuộc Ăng lê ( Anh Quốc) nên họ rất hào hiệp .Ngày 9 tháng 5, toàn quyền HK tới thăm cả 3 trại trên, ngày 18 tháng 5 đã có 103 người Việt chuyển đi Guam rồi từ đó sẽ sang Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 5 thêm 15 người nữa được Pháp đồng ý tiếp nhận. Không hiểu có sự ngẫu nhiên nào ở đây không, mà những người được đi đợt đầu này toàn là những người ... giàu nhất, họ đồn rằng phải bỏ cả chục "cây" cho một suất đi đầu tiên như thế...
Một tàu đã đi trót lọt thì sẽ có thêm nhiều tàu khác. Từ năm 1975 – 1979, số tàu đến Hồng Kông ngày càng tăng, số người từ đó cũng tăng dần, ngày 11 tháng 9 năm 1979 theo số liệu của nhà chức trách đã có 68.695 người Việt tị nạn đến HK (con số thực tế có lẽ còn cao hơn, vì người Việt đến nơi, vào trại tị nạn còn trốn ra ngoài cả một cơ số). Đến đầu thập niên 90, con số người Việt tị nạn đã lên đến suýt soát 250.000. Đặc biệt là sau năm 1978, với chủ trướng đánh tư sản ở miền nam và trục xuất hoa kiều ở cả hai miền Nam Bắc, Hồng Kông càng phải đón tiếp nhiều lượt người tị nạn hơn. Đành rằng ngoài Hồng Kông thì các nước Đông Nam Á như Philippin, Thái, Mã đều có trại tị nạn cho thuyền nhân, nhưng Hồng Kông là đất của Anh, chế độ cho người tị nạn khá tốt nên mọi người kéo đến ùn ùn.

Từ khoảng giữa thập niên 80, ở các tỉnh ven biển phía bắc mà nhiều nhất là ở Hải phòng, Quảng Ninh bà con bắt đầu rỉ tai nhau ... vượt biên. Một phần là vì kinh tế VN khi ấy vất vả quá, toàn dân đều theo chế độ bao cấp, ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc. Trong khi anh em ngồi trại tị nạn HK thì béo tốt, sung sướng, thế là bà con rỉ tai nhau cùng vượt biên. Ở phía bắc, người ta sẽ đi con đường ngắn nhất là ra vịnh bắc bộ, đi tiếp ra phao số 0, từ đó ra hải phận quốc tế rồi ngược lên phía bắc, đi qua eo biển Quỳnh Châu giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam rồi từ đó cập cảng HK. Vì tuyến đường này ít bão biển, và cũng ít có cướp biển (phải nói anh em Trung Cộng thời kỳ này làm tốt việc tiễu phỉ) nên bà con vượt biên đến HK thường là kết thúc hành trình tốt đẹp.
Thậm chí có một dạo, vượt biên như là cái mốt ở Hải Phòng, nhà nhà rỉ tai nhau, người người bàn tán, chỉ xoay quanh mấy chuyện: Anh/chị có "đi" không? Hay chừng nào thì anh/chị đi? Cứ thế, mục đích của người tị nạn ban đầu là tị nạn chính trị, tới khoảng giữa thập niên 80 dần chuyển sang tị nạn về ... kinh tế. Tất nhiên, chánh quyền HK không ngu, họ nhận ra cái ách từ trên trời rơi xuống mà mình phải gánh, sau khi kêu gào lên Cao Ủy LHQ về người tị nạn mà không thấy hồi âm, chính quyền HK bắt đầu làm theo cách của họ: Trong năm 1979, chính phủ HK từ chối cho các tàu chở người tị nạn cập cảng HK, thay vào đó hàng ngày họ vẫn cấp thức ăn, nước uống cho các tàu này, tuy nhiên các thuyền nhân lập tức trung băng rôn, khẩu hiệu bằng cả tiếng Việt tiếng Hoa, chửi chánh phủ HK tàn nhẫn, vô nhân đạo, yêu cầu được cập cảng, một số anh em còn làm trò nhảy xuống biển bơi vào HK nhưng cốt để cho phóng viên chụp hình đăng báo thôi, còn đâu thì lại bơi về tàu... lập tức truyền thông quốc tế lên tiếng chửi, HK lại phải nhận. Thế rồi cũng chịu hết thấu, năm 1988, HK ra một thông cáo: Tất cả những tàu tị nạn sau 12h đêm (giờ HK) ngày 16/8/1988 sẽ đều bị coi là tị nạn về kinh tế, sẽ bị gửi trả về VN, bất kể mục đích là tị nạn là gì. Từ đó số tàu tị nạn đến HK mới thôi, nhưng hãy còn cả đống chuyện với người Việt trong các trại tập trung.
St
( Còn nữa)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro