ấm mãi lòng ta

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

Vừa bước vào nhà, Bích Chiêu đã bắt gặp gương mặt đăm chiêu suy nghĩ của bà Chinh. Đang hát líu lo một bài nhạc thời thịnh hành, Chiêu vội ......tắt đài và hỏi:

- Mẹ làm sao vậy ?

Bà Chinh lắc đầu, Bích Chiêu không bỏ tật tò mò:

- Mẹ lại thối lộn tiền cho khách à ?

Bà Chinh gắt gỏng:

- Không có. Con đừng hỏi nữa.

Le lưỡi, Bích Chiêu nhón chân thật nhẹ về phòng mình. Mẹ cô mưa nắng bất thường, phải biết lựa lúc, lựa lời mà trò chuyện, nếu không lắm khi quan tăm chăm sóc bà trật thời cơ, cô bị mắng như chơi.

Nhưng hôm nay tại sao mẹ lại "mưa nắng" nhỉ ? Muốn biết, chắc phải hỏi dì Lài thôi.

Thảy cái balô bằng da xinh xắn lên bàn, Chiêu xuống bếp. Mở tủ lạnh cô khui một hợp sữa tươi và quan sát.

Dì Lài cũng có ....vấn đề rồi. Thường ngày gặp mặt Chiêu dì không nói cũng chí ít phải nhìn một cái rồi mới tiếp tục công việc bếp núc. Nhưng hôm nay tịnh không. Dì Lài lầm lì rửa rau mặc cho vòi nước chảy tràn ra ngoài mà chẳng buồn tắt.

Hút cho hết hợp sữa tươi, Bích Chiêu liếm môi và ....tung một câu thật độc để đánh động .....đối phương.

- Nhà này bị ma ám cả rồi.

Câu nói của Chiêu quả là có tác dụng lớn. Bà Lài quay phắt người lại, mắt dáo dác, mặt tái xanh:

- Con .....con nói cái gì hả Chiêu ?

Cô cười toe toét:

- Con đùa mà. Sao dì sợ dữ vậy ?

Bà Lài thở hắt ra và càu nhàu:

- Đùa .....đùa ....Không được đụng tới ma quỷ đấy. Họ nhà con toàn những người chết bất đắc kỳ tử. Nhắc tới họ là bị quở ngay. Hồi xưa bà nội con phải ..... Bích Chiêu nhịp tay lên bàn:

- Bà nội con phải bỏ xứ trốn đi vì sợ bị chết trùng chớ gì ? Xời ơi! Con đã nghe câu chuyện hoang đường này ức tỷ lần rồi. Dì đừng nhát nữa, con hổng phải trẻ ba tuổi đâu. Nhưng sao mẹ con có vẽ bồn chồn, lo lắng quá vậy ?

Bà Lài nhếch mép:

- Thì đúng như con đã nói, bị ma ám.

Chiêu khúc khích:

- Dì nhắc chớ không phải con nha.

Bà Lài hạ giọng thật thấp:

- Tao nói thật. Lần này có chuyện lớn rồi.

Bích Chiêu chưa kịp hỏi thêm câu nào thì cánh cửa sổ bị gió thổi mạnh đập vào tường đánh rầm làm cô giật thót người, còn bà Lài thì ré lên:

- Trời phật thánh thần ơi! Mưa trút như thác đổ, Bích Chiêu dù không muốn cũng phải chạy tới đóng cửa sổ lại.

Bà Lài thì thào bằng giọng đứt quảng:

- Dì đã nói mà. Đúng là có chuyện.

Bích Chiêu không chịu nổi kiểu lấp lửng của bà Lài, cô nhăn nhó:

- Mà chuyện gì mới được. Dì úp mở hoài, con khó chịu quá.

Bà Lài thấp giọng đến mức như xì xào:

- Có người vào tìm ba con. Họ rủ nhau đi đâu từ sáng tới giờ vẫn chưa về, bởi vậy mẹ con cứ nhấp nhổm như ngồi trên đóng lửa.

Chiêu ngạc nhiên hỏi một lèo:

- Họ là ai ? Tìm ba con chi vậy ?

Bà Lài cuống lên:

- Nhỏ mồm một chút.

Bích Chiêu thản nhiên:

- Mưa ào ào thế này, mẹ có nghe đâu mà dì lo. Dì nói đi. Ai rủ ba con đi nhậu vậy ?

Bà Lài kêu lên:

- Không phải đi nhậu. Ông ta rủ ba con về xứ.

Bích Chiêu lặp lại:

- Về xứ à ? Chuyện này lạ đó.

- Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến ra, ý kiến vô nên ông ta mới kéo ba con đi nơi khác để bàn tính chuyện về quê.

- Nhưng ông ta là ai ?

- Bác sĩ Kiên, một người cùng quê nhưng chả thân thiết gì, nếu không muốn nói là xưa kia hai họ đã từng có mâu thuẩn với nhau.

- Vậy ông ta là người xấu hay tốt ?

Bà Lài lúng túng:

- Làm sao dì biết được. Chuyện đáng lo là gia đình con từ lâu không còn liên quan tới ngoài đó. Ba con muốn chết mới trở về nơi bà nội con đã bỏ ma đi. Muốn chết thật đấy.

Bích Chiêu thảng thốt:

- Trời ơi! Sao dì lại nói thế ?

- Vì đó là sự thật.

Chiêu rùng mình nhìn lăn chớp xanh ngoằn ngoèo trên trời và bịt tai lại. Cô rất sợ sấm sét. Vậy mà phải chịu đựng nó trong buổi tối chạng vạng này, cùng những lời bí ẩn của dì Lài. Bích Chiêu biết rất ít về quê hương, xứ sở. Hầu như cô và anh Toản không bao giờ nghe ba nhắc đến họ hàng. Nếu có là do dì Lài, người bà con duy nhất kể lại bằng giọng điệu nhuốm màu mê tín, để rồi sau đó dì bắt Chiêu hứa không được nói lại với ba mẹ những gì đã nghe. Với cô, những người họ hàng tồn tại, nó mơ hồ như trong cổ tích. Ấy vậy mà hôm nay cô lại muốn về thăm họ, dù như thế rất nguy hiểm.

Bà Lài bỗng đuổi một cách vô lý:

- Về phòng ngủ đi.

- Mới giờ này đã ngủ. Con muốn ăn cơm.

- Con gái con đứa lớn tướng mà xấu tính. Chờ ba con về đã chứ - Bà Lài trợn mắt.

Chiêu chưa kịp phản ứng, đã nghe giọng mẹ đầy mệt mỏi:

- Cứ cho nó ăn trước đi chị Lài. Biết chừng nào ông ấy mới về.

Rồi bà buột miệng:

- Sao tôi lo quá.

Ngoài trời, chớp xanh lóe sáng vạch đôi khung cửa, rồi đèn đóm tắt phụt. Bích Chiêu chợt hốt hoảng. Linh tính bảo với cô, đúng là sắp có đại họa gì đó ập xuống gia đình này.

Ngôi nhà chìm trong bóng tối vì bị mất điện. Ba người phụ nữ với ba tâm trạng khác nhau, nhưng lại cùng một nỗi sợ vô hình nào đó đang co cụm lại giữa tiếng mưa như thác đổ.

Chương 2

Bích Chiêu nhìn đồng hồ, nhìn trời rồi rồ ga, chiêc Dream vọt nhanh như muốn chạy đua với cơn mưa sắp ập tới .

Lại mưa . Áp thấp nhiệt đới hết đợt này đến đợt khác khiến thành phố cả nửa tháng nay như ẩm mốc, mục rữa vì mưa . Mưa làm không khí gia đình Chiêu đã ảm đạm lại thêm phần thê lương, khó chịu .

Ba cô về xứ hơn ba ngày rồi và không có tin tức gì hết . Điều này khiến mẹ cô muốn điên vì lo lắng . Bà cau có bực dọc với con rồi trách móc .........rủa xả chồng đi xa không biết điện thoại về ....một tiếng .

Nghĩ lại Bích Chiêu cũng thấy lạ . Ba cô là người cẩn thận, đi đâu ông cũng điện thoại về cho vợ con, nhưng lần này thì không . Ông chỉ gọi một cuộc duy nhất ở bưu điện huyện bảo là đã tới nơi . Nhưng nơi đó vẫn chưa phải là điểm dừng chân, vì nghe đâu ngôi nhà của tổ tiên Bích Chiêu còn phải đi sâu vào xa nữa .

Chẳng lẽ chỗ đó không có điện thoại ? Chiêu tưởng tượng tới một nơi thâm sơn cùng cốc, khỉ ho cò gáy và thấy bà nội cô đúng khi đã dắt dìu con vào Sài Gòn lập nghiệp . Nếu không, đâu có Bích Chiêu trên đời này .

Đang tức cười về mình, Chiêu chợt lạc tay lái vì một chiếc xe cùng chiều ép để vượt qua mặt, cô loạng choạng khi gọng kính chiếu hậu bị móc vào một chiếc Citi ở phía sau vừa trờ tới . Chiếc xe này lôi cô đi một đoạn trước khi hất chiếc Dream và cô lăn kềnh ra đường .

Lúc Bích Chiêu chưa kịp hoàn hồn để ngồi dậy thì đã có ba bốn thanh niên tốt bụng vây quanh lấy cô, người dựng xe lên, kẻ đỡ Chiêu và hỏi thăm rối rít, khiến cô chả biết đường nào trả lời .

Kẻ chạy chiếc Citi là một gã đầu đinh trông bặm trợn, gã đang hậm hực lôi xe của mình lên rồi ào ào sấn đến chỗ đám người vây quanh Chiêu, giọng cau có:

- Chạy xe gì kỳ vậy ?

Bích Chiếu ấp úng:

- Tôi đâu có muốn, tại tôi bị ép chứ bộ .

Đám thanh niên bênh Chiêu ra mặt, một gã lên giọng anh chị:

- Làm gì dữ vậy huynh ? Phải biết nhường nhịn phụ nữ chứ . Huynh đằng sau ủi tới, huynh có lỗi còn lớn tiếng hả ? Coi xe người ta hư gì sửa lại đi .

Gã đầu đinh gạt ngang:

- Sửa xe là chuyện nhỏ, vấn đề ai lỗi ai phải mới là chuyện lớn . Tôi không phạm lỗi .

Bích Chiêu chưa kịp nói gì, đám thanh niên đã nhao nhao văng tục:

- Mẹ! Đụng người ta rồi nói ngang hả ? Tẩn đại một trận thấy mẹ nó đi .

Bích Chiêu hết hồn vì sự quá khích của đám người này, cô vội đứng giữa hai bên:

- Tôi không sao . Cám ơn các anh đã quan tâm giúp đỡ .

Mưa bắt đầu rơi, đám thanh niên lên xe vọt mất tăm . Ngoài phố, mạnh ai nấy chạy trốn mưa, chỉ còn lại Chiêu và gã đầu đinh . Cô vội dắt xe vào hàng hiên và hốt hoảng nhận ra cái giỏ xách của mình đã không cánh mà bay .

Chiêu thảng thốt:

- Trời ơi! Mất giỏ xách rồi .

Quay sang gã đầu đinh đang lúc ga! Định phóng xe đi, Bích Chiêu ré lên:

- A*n cắp! Giật giỏ . Bớ người ta ...... Thấy Chiêu vừa la vừa chỉ mình, gã đầu đinh nghệch mặt ra và vọt xe vào hiên:

- Em bị mất giỏ à ?

Bích Chiêu nghe giọng mình run vì giận:

- Đừng giả bộ nữa . Mấy người là một bọn cùng dàn cảnh để ăn cắp .

Quanh cô chẳng có ai ngoài mưa xối xả, Bích Chiêu chụp đại tay gã đầu đinh, mồm la inh ỏi:

- A*n cắp! Mặc cho Chiêu hét, người qua đường chả ai nghe vì mưa quá lớn, ai cũng lo chạy nhanh về nhà, chứ không đủ lòng trắc ẩn như đồng bọn với gã này lúc nãy .

Bấu thật chặt như sợ gã biến mất, Bích Chiêu quýnh lên vì không ai giúp mình, thay vì la cầu cứu, cô cứ ấp a ấp úng .

Đang lúc cô muốn khóc thì gã giật mạnh tay Chiêu ra, giọng đanh lại:

- Có im ngay không ? Ai ăn cắp gì của em ? Sao lại đổ cho tôi ? Cẩn thận lời nói đấy .

Bích Chiêu líu lưỡi:

- Tôi .....tôi nói anh . Anh đã tạo điều kiện để bè bạn lấy giỏ của tôi .

Mắt gã long lên thật dữ dội:

- Tôi cũng mất giỏ . Tôi nghi cô là đồng bọn với những người hồi nãy . Rõ ràng họ bênh vực cô, làm khó làm dễ tôi, dù tôi không có lỗi . Cô đúng là cùng phe ăn cắp . Tôi sẽ đưa cô lên công an mới được . Vu khống là vi phạm luật pháp đó .

Bích Chiêu cứng hộng vì những lời tráo trở của gã . Cô ú ớ lâu lắm mới thốt thành tiếng:

- Đồ nói láo . Đồ ....đồ ngặm máu phun người .

Không biết nói thế nào nữa, Bích Chiêu đứng như trời trồng, mặc cho mưa tạt ướt mem từ trên xuống dươi .

Dường như nhận ra những lời mình vừa nói là quá đáng, gã dịu dàng:

- Tôi nói thế để cô em biết thế nào là cảm giác bị nghi oan . Hừ! Có đúng còn hơn bị sỉ nhục không ? Suy cho cùng, tôi cũng là nạn nhân như cô . Tuy không bị mất gì, nhưng xe tôi bị bể bửng, quần rách đầu gối, cùi chỏ bị trầy trụa . Nếu tôi không ......hy sinh như vậy chắc cô không lác mặt cũng u đầu, sút trán chớ chẳng còn nguyên vẹn đứng đây vu khống kẻ khác đâu .

Bích Chiêu co ro vì lạnh, nhưng mồm mép vẫn chua ngoa:

- Có quỷ mới tin .....mấy người . Chờ tạnh mưa, tôi sẽ đưa anh tới công an phường . Tới lúc đó thử xem còn chối được nữa không .

Gã đầu đinh gằn từng tiếng:

- Nếu là kẻ gian thật, có lẽ nãy giờ tôi thừa sức cướp luôn chiếc Dream của cô, chớ chẳng dại dột gì đứng đây nghe mắng .

Nghe hắn nói thế, Bích Chiêu giật mình . Cô dáo dác nhìn quanh và nhận ra lời hắn nói có lý . Khúc đường này vắng, trời lại mưa to, nếu hắn là dân bất hảo, chắc cô ....tiêu tùng rồi . Dầu biết mình bộp chộp, nhưng Bích Chiêu vốn tự cao, đời nào cô hạ mình nói tiếng xin lỗi . Ngược lại cô còn vênh mặt lên:

- Tôi thách anh đó . Dám không ?

Gã khoanh tay, ngạo nghễ:

- Xe, tôi chả thèm đụng vào, vì tôi là người lương thiện . Nhưng cô thì coi chừng . Tôi không ngại dạy dỗ những cô nàng bộp chộp như cô em đâu .

Vừa nói, gã vừa lừ lừ mắt bước tới, khiến Bích Chiêu phải thụt lùi tận sát vách tường, hai tay nắm chặt ở thế thủ .

Thái độ của cô chắc trông chẳng giống ai, nên mặt đang lạnh lùng sương gió, gã đầu đinh bỗng nhếch môi cười, giọng cởi mở hơn:

- Túi xách ấy có nhiều vật giá trị gì không ?

Bích Chiêu nhát gừng:

- Một ít tiền, giấy tờ tùy thân và sách vở, với tôi tất cả thứ đó đều có giá trị .

- Em phải khai báo với công an, nếu không phiền phức về sau .

- Phiền phức gì cơ chứ ?

Gã đầu đinh giải thích:

- Phòng kẻ gian sử dụng giấy tờ của em vào mục đích xấu .

Bích Chiêu giậm chân than:

- Trời ơi! Sao xui dữ vậy ?

Gã đầu đinh bâng quơ:

- Đúng là xui sang cả người khác .

Đang nẫu ruột vì mất của, Bích Chiêu vẫn không bỏ qua khi nghe hắn lẩm bẩm, cô hầm hừ:

- Anh nói gì chứ ?

Xoa cái cằm nhẵn nhụi, gã thản nhiên:

- Tôi đang tự hỏi sao có những người thích gây sự đến thế .

Bích Chiêu nuốt nghẹn xuống . Hừ! Cô đang bực bội, lo lắng về chuyện mới xảy đến với mình, nên thích ......gây lộn là đương nhiên . Lẽ ra gã phải thong cảm, đằng này lại xách mé, đúng là .......bất lịch sự với phụ nữ . Nhưng dư hơi sức gì đi tức người dưng . Bích Chiêu khoanh tay vừa cho đỡ lạnh, vừa cho có ....thế với gã chả biết có lương thiện không đang đứng gần .

Mưa vẫn không ngớt, Chiêu biết chắc mẹ và dì Lài mãi dài cổ ngóng mình . Từ hồi ba về xứ tới giờ, Bích Chiêu bi mẹ cấm cửa, cô chỉ được ngày hai buổi đến trường, chớ không được đi lang thang ở các nha sách, siêu thị, hàng quán như trước đây . Mẹ sợ cái gì chẳng biết, chỉ khổ thân Chiêu mất tự do .

Tiếng điện thoại tít tít liên tục, khiến Bích Chiêu phải tò mò muốn biết nó vang lên từ đâu .

Như để trả lời, gã đầu đinh lấy trong túi áo ra chiếc di động nhỏ xíu và "alô" bằng cái giọng thật ưa không vô .

Bích Chiêu quay lưng về phía hắn . Cô không thèm nghe song vẫn nhận thấy hăn đang chuyển tông thật ngọt . Chắc nhận được của người đẹp .

Tự nhiên, Bích Chiêu bĩu môi khi giọng hắn thật ấm vang lên:

- Anh đang trú mưa bên hiên nhà người ta chớ không ngồi quán như em tưởng tượng đâu . Dĩ nhiên là rất lạnh và cô đơn rồi . Nhưng nhớ tới em, anh thấy ấm lòng .

Hừ! Đúng là xạo sự . Nỗi ác cảm trong Bích Chiêu mỗi lúc một lớn hơn, cô lại bĩu môi lần nữa khi nghe hắn cười giòn tan:

- Thôi nhé . Anh không đứng một mình nên khi khác sẽ nói tiếp .

Bích Chiêu căm lắm . Tên trời đánh này cho rằng cô nghe lén đây mà . Xì! Ai mà thèm .

Giọng gã vang lên cắt ngang những suy nghĩ hắc ám của Chiêu về gã:

- Em có cần gọi điện về nhà cho ba mẹ an tâm không ? Tôi sẵn sàng nhấn số hộ .

Bích Chiêu cắn môi, tự gã gợi ý chứ đâu phải cô hạ mình xin xỏ . Vây sao lại không nhỉ ?

Cô đọc số điện thoại ở nhà và đón lấy cái di động trong bàn tay có những ngón dài nghệ sĩ của gã .

Giọng mẹ cô hốt hoảng:

- Con ở đâu, sao không chịu về ?

- Con đang trú mưa .

- Trời ơi! Mẹ lo muốn chết . Bà xảy ra chuyện rồi Chiêu thảng thốt:

- Chuyện gì ?

- Bệnh rất nặng, hiện nằm mê man ở ngoài ấy . Người ta mới điện vào báo tin . Con về ngay khi tạnh mưa, chớ đừng đi lung tung .

- Vâng . Con ngừng vì đang gọi nhờ điện thoại của người ta .

Đưa điện thoại cho hắn, Bích Chiêu ngập ngừng:

- Cám ơn .

Rồi Chiêu chìm trong ba mớ lộn xộn ở nhà, mẹ đã ngăn không cho ba về . Bà tin vào lời nguyền nào đó vì nó bà nội Chiêu phải bỏ xứ ra đi . Mẹ tin trở về quê, ba sẽ gặp tai họa . Xem ra niềm tin vô căn cứ của mẹ lại đúng rồi .

Ba cô rất khỏe, quanh năm suốt tháng không đụng tới một viên thuốc . Giờ lại ngã bệnh nằm mê man . Có phải vì trái gió lạ nước không ? Hay vì cái lời nguyền chết tiệt đó ?

Chiêu vỗ trán như cố xua nỗi ám của mê tín vừa thoáng qua, nhưng không được . Nêu cô không lầm thì ba cô với một người cùng quê hiện sống ở thành phố này về cùng . Ông ta là một bác sĩ . Lẽ nào bác sĩ kế bên mà ông ta để ba bệnh nặng tới mức mê man ? Đã nặng như thế, sao không đưa về đây chữa trị ?

Trăm ngàn câu hỏi nhảy múa lung tung trong đầu Chiêu, khiến cô phải ôm lấy mặt .

Thấy Chiêu có vẻ bồn chồn, gã ra chiều quan tâm .

- Em không sao chứ ?

Chiêu lắc đầu . Chưa lúc nào như lúc này, cô mong trời tạnh mưa . Trong phút chốc, Chiêu quên hẳn chuyện xúi quẩy vừa xảy đến với mình . Tất cả suy nghĩ của cô đang hướng về ba mình . Ông nhất định bình yên, Bích Chiêu tin là thế .

Chương 3

Bích Chiêu ngạc nhiên đến mức há hốc mồm khi thấy người khách đang ngồi trong salon với mẹ mình chính là gã đầu đinh, oan gia cô đã đụng độ trong chiều mưa giông cách đây một ngày . Khác với vẻ quá bất ngờ của Bích Chiêu, gã chỉ hơi khựng lại một chút rồi thản nhiên gật đầu chào khi nghe bà Chinh giới thiệu:

- Bích Chiêu, con gái út của bác .

Gã ngọt như đường:

- Chào em .

Bà Chinh nói tiếp:

- Anh Kha, con trai bác sĩ Kiên . Ngày mai mẹ sẽ đi với anh Kha về xứ .

Chiêu buột miệng:

- Sao mẹ không để anh Toản đi ? Ảnh là thanh niên sức dài vai rộng ...... Không đợi Chiêu nói hết câu, bà Chinh gạt ngang:

- Nó không thể đi được .

Chiêu kêu lên:

- Vì sao ạ ?

Bà Chinh ngập ngừng:

- Vì nó không thể đi . Mẹ không muốn anh con dính dấp vào chuyện này .

Nhìn Kha, bà bảo:

- Khuya nay, chúng ta sẽ lên đường . Cháu chuẩn bị kịp chứ ?

Kha trả lời:

- Dạ kịp . Thật ra, cháu đã chuẩn bị cách đây mấy hôm . Sau khi ba cháu đi, cháu đã muốn theo vì tò mò, nhưng cháu còn chần chờ khi không biết lý do gì ông không muốn cháu về quê .

Bà Chinh chép miệng:

- Chẳng có bố mẹ nào muốn con mình tới những chỗ như vậy . Bác trai đây có khác gì ba cháu .

Kha tỏ vẻ cương quyết:

- Nhưng tới giờ phút này, không muốn cũng không được . Cháu nhất định phải biết những gì người lớn muốn giấu .

Bích Chiêu thấy mẹ hết sức bối rối . Cô đợi Kha về xong là hỏi ngay:

- Anh ta muốn nói người lớn giấu chuyện gì hả mẹ ?

Bà Chinh lảng đi:

- Mẹ đâu có biết chuyện của gia đình bác Kiên .

- Con cho rằng chuyện của gia đình mình có liên quan tới họ, nên bác sĩ Kiên mới đi cùng ba .

Bà Chinh im lặng, một lát sau bà ra lệnh:

- Không thắc mắc nữa . Con đi phụ dì Lài trông cửa hàng . Trẻ con đừng tò mò chuyện người lớn . Nghe chưa ?

Bích Chiêu ấm ức vô cùng . Thế đấy, lúc nào ba mẹ cũng xem anh em Chiêu là trẻ con, trong khi anh Toản đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục học lên cao học, còn Chiêu dù không đỗ đại học, cũng đang hì hực đèn sách ở một trường cao đẳng bán công . Ba mẹ bảo bọc, gánh vác mọi chuyện nặng nhọc nên anh Hai cô đã hai lăm, hai sáu tuổi đầu nhưng với đời cứ khờ khạo như một cậu ấm còn ở bậc phổ thông .

Tướng tá to lớn, đẹp trai như anh Toản, nhát như con gái, gặp chuyện đối đáp với người ngoài, toàn đùn đẩy cho em mình . Bởi vậy Bích Chiêu thường mang tiếng lấn áp ăn hiếp anh trai, dù cô nhỏ hơn cả năm sáu tuổi . Lúc nãy Chiêu nói là nói vậy thôi, chớ đời nào mẹ để anh Toản nghĩ học đi về xứ khỉ ho cò gáy đó . Nhưng biết Kha sẽ tháp tùng với bà, Bích Chiêu không thể an tăm khi vẫn còn nhiều điều cô chưa hiểu .

Cô hỏi:

- Tại sao mẹ phải đi cùng gã có dáng vẻ anh chị đó ? Hắn không đáng tin tưởng chút nào .

Bà Chinh nhíu mày:

- Căn cứ vào đâu mà con nói thế ?

Chiêu nói một hơi:

- Hắn là người con từng kể với mẹ trong vụ bị mất giỏ xách đó . Hừ! Rõ ràng lúc nãy hắn làm mặt lạ như chưa từng gặp con, chưa từng bị con mắng .

- Vì đã từng bị con mắng nên Kha phải làm mặt lạ cho đỡ~ quê . Mẹ lại cho rằng có bạn đồng hành như nó thì rất yên tâm .

Bích Chiêu cong môi:

- Nhưng con lại nghĩ khác . Thà mẹ đi với con ........ Bà Chinh bật cười:

- Cho con theo khác nào mang cục nợ .

Bích Chiêu thốt lên:

- Lúc nào mẹ cũng xem thường anh em con .

Rồi cô giở giọgn òn ỉ:

- Mẹ! Cho con đi với .

Bà Chinh khoát tay:

- Không nói tới chuyện này nữa . Đi ăn cơm .

Bích Chiêu phụng phịu xuống bếp . Vừa chán nản, nhai cơm, cô vừa nghĩ tới gã đầu đinh và thấy ghét ơi là ghét . Hừ! Ước gì người được theo mẹ là cô chớ không phải Kha nhỉ .

Cô tò mò:

- Kha về ngoài đó làm gì hả mẹ ?

Bà Chinh ậm ự:

- Bác sĩ Kiên cũng biệt vô âm tin, Kha ra ngoài ấy tìm ông bố .

Bích Chiêu kêu:

- Kỳ thật! Bà Chinh lừ mắt:

- Ăn đi . Lắm điều quá .

Chiêu cắm cúi với chén cơm, nhưng mới và được vài ba đủa, cô lại hỏi:

- Mẹ định đi bao lâu ?

- Chưa biết .

- Cái gã Kha ấy có đáng tin không ?

- Đáng . Mà con đừng hỏi nữa . Mẹ mệt quá .

Thất vọng vì chẳng moi được chút thông tin nào về chuyến đi sắp tới của mẹ, Bích Chiêu rút về phòng, sau khi cô nuốt cho đủ tiêu chuẩn hai chén cơm của mình .

Để dịu bớt căng thẳng, Chiêu mở nhạc . Cô chìm vào những âm thanh không lời, nhưng tràn đầy sức sống và niềm vui . Âm nhạc khiến Chiêu cảm thấy yêu đời hơn, không khí nặng nề trong ngôi nhà này dường như vơi đi rất nhiều .

Đang thả hồn trong sảng khoái, Bích Chiêu giật thót người vì tiếng la chói tai của dì Lài . Nhổm dậy, cô nhảy một lúc hai, ba bậc thang để xuống nhà . Tới bếp, cô hoảng hồn khi thấy mẹ ngồi bẹp trên sàn, mặt tái xanh, nhăn nhúm vi đau và vì một nỗi kinh sợ nào đó .

Bà Lài vừa đỡ bà Chinh vừa nói:

- Cô ráng đứng dậy xem .

Bà Chinh cắn răng:

- Không được . Đau lắm . Chắc gãy xương rồi .

Bích Chiêu và bà Lài cùng kêu trời một lúc . Bà Lài ấp a ấp úng:

- Trời ơi! Đúng là họa vô đơn chí .

Rồi bà dáo dác nhìn quanh:

- Cái con mèo đen ấy ở đâu nhảy vào nhà mình vậy ? Nó đâu rồi ?

Bích Chiêu cũng nhìn quanh quẩn:

- Con mèo đen nào ?

- Dì không biết . Mẹ con đang từ trên lầu đi xuống, bỗng dưng có một con mèo đen nhảy xổ vào người làm cô ấy trật chân té nhào . Dì nhìn thấy mà cứ rợn tóc gáy .

Bích Chiêu thảng thốt bấu lay mẹ:

- Đã tới nước này, con phải điện cho anh Hai về, đưa mẹ đi bệnh viện .

Bà Chinh cố nhấc chân lên, giọng đau đớn:

- Không được gọi nó về vào lùc này .

Nhìn cổ chân bắt đầu sưng to của mẹ, Bích Chiêu cương quyết:

- Nhưng mẹ nhất định phải vào bệnh viện .

Bà Chinh mím môi lặng thinh, trong khi đó, bà Lài nói liền miệng:

- Mèo chỉ đem niềm gỡ, sự xui xẻo tới cho người ta . Sao tự nhiên nó xuất hiện trong nhà mình chứ ? Chắc tối qua bên Tân Bình ở với thằng Toản chứ không ở đây nữa quá . Nhớ tới cặp mắt xanh lè của nó, tôi sợ lắm .

Bích Chiêu trấn an bà:

- Nhà mình có chuột, mèo hàng xóm tự động qua bắt chớ điềm gỡ gì . Dì cứ suy diễn rồi la toáng lên .

Bà Lài tỏ vẻ giận:

- Hừ! Vậy chắc mẹ mày là chuột hả ? Trẻ người non dạ, không biết sợ là gì, bày đặt dạy khôn người khác .

Bà Chinh nhăn nhó:

- Làm ơn thôi đi mà .

Bích Chiêu dứt khoát:

- Con đưa mẹ đi bệnh viện .

Bà Chinh đưa tay vuốt vầng trán ướt mồ hôi:

- Mẹ đi với dì Lài .

Bích Chiêu điện thoại gọi taxi . Trong thời gian chờ xe tới, bà dặn cô đủ điều khi ở nhà một mình, khiến Chiêu tưởng như sắp có chiến tranh, hay người ngoài hành tinh đỗ bộ vào thành phố .

Những lời dặn dò của mẹ cứ khiến cô rối thêm . Trước khi lên taxi, mẹ phán một câu sấm sét:

- Con chuẩn bị khuya nay thay mẹ đi với Kha .

- Nhưng mà ....

Bà Chinh lắc đầu:

- Chẳng còn cách nào khác đâu con .

Bích Chiêu bần thần đóng cửa lại . Đúng chẳng còn phương cách nào ngoài việc cô thay thế Toản . Khổ một điều, mẹ muốn đặt anh Hai ra ngoài chuyện này . Bằng chứng là tới nay, Toản vẫn tưởng ba du lịch với bạn bè, chớ không hề biết ông gặp chuyện bất ổn ngoài xứ .

Chiêu nghe dì Lài bảo anh Toản là con cầu tự, hồi nhỏ khó nuôi cực kỳ, do đó bà nội bắt anh đeo một bông tai, giả làm con gái rồi mang cho bà vú Mười nuôi tới tận bây giờ . Hầu như anh Toản không được ở nhà ban đêm .

Hồi còn sống, bà nội bảo vì anh Toản quá đẹp, nên sợ bị các cụ khuất mặt bắt chết non, do đó về nhà chơi thì được chớ ngủ lại thì không .

Ba mẹ răm rắp tuân lời bà nội . Tới bây giờ, dù bà đã mất nhiều năm, nhưng anh Toản vẫn phải ở riêng với vú Mười . Bích Chiêu không hiểu nổi anh trai mình, với cô, anh giống như một người khách thỉnh thoảng ghé thăm nhà và chẳng có chút trách nhiệm nào với những người đã sinh ra mình . Điều đó không thể trách anh Toản được, khi chính ba mẹ đã vô tình tước bỏ trách nhiệm ấy của anh .

Bích Chiêu ngồi thừ ra trên giừơng, cô không biết mình phải chuẩn b.i gì khi bị ....điều đi bất ngờ như vậy, đã thế lại phải đi chung với Kha, một người cô không mấy tin tưởng .

Nhưng tại sao Chiêu lại ác cảm với Kha chứ ? Rõ ràng anh ta đã chứng tỏ mình là người tốt khi chiều hôm đó cùng Chiêu tới công an phường để khai báo chuyện cô mất giỏ xách mà . Hay là vì lúc nãy Kha lờ cô ?

Mà thôi, lo chuẩn bị phần mình đi . Hơi đâu thắc mắc về Kha cơ chứ .

Lấy túi du lịch để xuống đất, Chiêu mở toang cửa tủ và bắt đầu lựa lựa, chọn chọn . Vừa làm cô vừa ngóng mẹ với dì Lài . Lâu quá rồi, hai người vẫn chưa về, Chiêu muốn hỏi mẹ một vài thắc mắc của mình về nơi sắp đến . Lần này cô hy vọng mẹ không gạt ngang, trái lại sẽ trả lời cặn kẻ những điều cô muốn biết từ lâu lắm rồi.

Chương 4

Trời bắt đầu tối . Gió thổi mạnh, những đám mây đen đặc ùn ùn kéo lên phủ kín khoảng trời giữa hai đỉnh núi phía trước .

Sắp mưa lớn . Kha đưa mắt nhìn cảnh núi đồi trùng điệp rồi hỏi người đang cầm cươngchiec xe thổ mộ .

- Sắp tới nơi chưa chú Bền ?

Lão Bền giật mạnh dây cương cho con ngựa vượt lên đỉnh dốc:

- Qua khỏi khúc quanh phía trước, chúng ta không phải ngủ trong rừng đâu . Cậu đừng lo .

Kha nhìn ra sau, trong thùng xe, Bích Chiêu đang nằm co ro, anh nói to cốt cho cô nghe:

- Tôi khoái ngủ rừng nên chả lo gì . Nhưng tiểu thư đây thì khác đấy . Ngủ trên xe lửa đã than, huống hồ chi ..... Bích Chiêu vờ như không nghe những lời châm chọc của Kha, cô tiếp tục giấu hai tay vào nhau, co người lại cho đỡ lạnh .

Chiếc xe lắc lư leo qua đoạn cong như cùi chỏ, mặc cho những cành cây hai bên đường va quẹt vào thùng xe .

Một con dốc đổ dài ngoằn ngoèo lộ thiên ra phía trước . Lão Bền chỉ tay về những mái ngói lộ ra bên kia thung lủng và bảo:

- Cậu thấy tôi nói có sai đâu . Trang trại của dòng họ Vũ kia rồi .

Kha ngắt ngang lời lão Bền:

- Thế còn khu nhà thờ tổ của dòng nhà cháu ?

Lão Bền khẽ cười:

- Phải đi hết con dốc này mới thấy được . Nó không cách xa trang trại của họ Vũ là mấy, nhưng muốn đến đó không phải là chuyện dễ .

Đang nằm trong thung xe, Bích Chiêu vội nhổm dậy, cô nhích ra phía trươc, ngồi sau lưng Kha và hỏi:

- Tại sao vậy ạ ?

Lão Bền ậm ừ:

- Đường sá rất khó đi . Hơn nữa, lâu lắm rồi không ai đến đó . Nó hoang tàn đổ nát cả rồi, chiến tranh và thời gian đã phá hủy bao nhiêu thứ .

Kha cương quyết:

- Nhất định cháu sẽ tới .

Lão Bền đanh giọng:

- Nhưng không phải là bây giờ . Vì trời sắp mưa tới rồi, dù không muốn, cậu cũng phải ở trong nhà của họ Vũ chúng tôi .

Kha và Chiêu im lặng . Cả hai phóng tầm mắt ra sau, nơi cánh rừng lùi dần khi cỗ xe lắc lư trườn xuống dốc .

Trong khoảng trời chưa bị mây đen giăng ki/n giữa hai đỉnh núi, một nóc nhà ngối cong vút như nóc các chùa miếu cung đình chợt ló ra đập vào mắt Kha như một thách thức anh khám phá .

Kha buột miệng:

- Phải nhà thờ tổ của dòng họ cháu không ?

Lão Bền gật đầu:

- Phải . Nhưng đến cuối dốc, cậu sẽ chẳng thấy nó nữa đâu .

Kha hỏi tới:

- Ba cháu đang ở trong đấy à ?

- Tôi không biết .

Trời mỗi lúc một tối . Mây đen như càng dầy đặc, âm u và hơi lạnh của núi rừng tỏa ra đến sởn gai ốc, khiê/n Bích Chiêu dù không muốn cũng phải nhích sát về phía Kha hơn .

Dương như cảm nhận được điều đó, Kha chồm người vào thùng xe lôi trong túi xách ra một cái áo dầy đưa cho Chiêu:

- Mặc thêm vào sẽ đỡ hơn .

Bích Chiêu nóng mặt, cô lí nhí cám ơn . Bóng tối đã tràn khắp nơi . Chiêu có cảm giác một bàn tay siêu nhiên naò đó ném cả khu rừng mênh mông vào nanh vuốt của đêm đen và mưa gió .

Cô kéo cao cổ áo:

- Tối quá, làm sao thấy đường mà chạy .

Giọng Kha vang trong tiếng mưa bắt đầu rơi:

- Loại ngựa chạy theo bản năng mà .

Bích Chiêu không tin lắm lời của Kha, vì chiếc xe cứ chốc chốc lại sa xuống hố, chồm lên mô đất rồi lại sa xuống hố .

Kha lia đèn pin về phía trước, nhưng tia sáng mỏng manh ấy bị nuốt chửng bởi bóng tối và mưa . Bích Chiêu bám tay vào thùng xe và mặc no lắc lư . Từng mảnh đất bùn sình bắn tung tóe vào thùng xe, lên áo quần, lên mặt cả ba người .

Chợt một tiếng sấm vang lên đinh tai . Con ngựa hốt hoảng lồng lộn giật man.h cỗ xe làm Chiêu suýt văng ra ngoài . Chiếc xe lao bừa vào những bụi cây hai bên đường.

Lão Bền siết chặt chiếc roi, quất lấy quất để vào mong ngựa, cỗ xe run lên toàn thân, hất Chiêu vào người Kha, cô ôm đại anh khi con ngưa hí lên rền rĩ và tiếp tục kéo chiếc xe về con đường củ .

Giọng lão Bền hắt ra nhẹ nhõm:

- Hú vía . Suýt nữa là lọt hố rồi .

Bích Chiêu nghe tim mình đập thình thịch, cô sợ quá chừngv ới những gì vừa xảy ra, người ê ẩm vì bị va đập, Bích Chiêu rã rời nhấc tay lên, cô như không còn chút sinh lực nào trong người cả .

Chiêu lại hỏi:

- Sắp tới chưa chú ?

Như để trả lời cô, trước mặt mọi người có ánh sáng nhấp nháy như vẫy gọi khiến Bích Chiêu đang run lập cập vì lạnh cũng thấy ấm lòng vì màu lửa hồng kia .

Lão Bền thong thả vuốt gương mặt ước nước mưa .

- Đã tới rồi đó .

Tuy lão Bền nói thế, nhưng cũng phải hơn mười phút sau, chiếc thổ mộ mới dừng trước một cánh cổng xây kiểu tam quan đóng kín mít .

Kha lia đèn về phía cổng, lão Bền leo lên bậc tam cấp, bước tới can'h cửa lớn có treo một vòng khóa đồng nặng trịch và gõ mạnh nó vào cửa .

Thoạt đầu, lão còn nhẹ nhàng, nhưng chẳng thấy động tịnh gì, nên sau lão mạnh bạo hơn, rồi phang thẳng cánh, nhưng chả nghe có ai trả lời . Để Bích Chiêu ngồi một mình trên xe, Kha nhảy phóc xuống phụ lão Bền . Hai người thay phiên nhau gọi ngừng một lát rồi lại gọi .

Lão Bền ca;u kỉnh:

- Chết hết cả rồi sao ấy ?

Mãi cuối cùng mới nghe có tiếng chân bước sau cánh cửa rụt rè và lưỡng lự rồi giọng một phụ nữ khàn khàn:

- Ai đó ?

Lão Bền cộc lốc:

- Tư Bền đây .

Sau tiếng lách cách của ổ khóa, cánh cửa nặng nề được mở để lọt ra đêm tối một vệt sáng lờ mờ vàng chạch .

Trước mặt Kha và Chiêu là một bà lão nhỏ bé đầu trùm chiếc khăn mỏ quạ, mặt chằng chịt nép nhăn .

Bà ta làu nhàu:

- Tui tưởng mai ông mới về chớ .

Lão Bền gắt gỏng:

- Hừ! Bà tưởng tôi ham ở lại thị trấn chơi lắm à ? Dù cô Cầm cho phép tôi vẫn muốn về sớm .

- Tui nói vậy hồi nào ? Chưa vào tới sân đã gây gổ .

Đưa tay che bớt ánh sáng tu(' các đèn hột vịt nhỏ xíu như để nhìn cho rõ Kha, bà ta hỏi:

- Đây là......là con ông Thực à ?

Lão Bền ậm ừ:

- Không phải . Cô ấy còn trên xe . Cậu ta là con trai bác sĩ Kiên đấy .

Bà già nhin' Kha trăn trối:

- Sao ....sao ông lại đưa cậu ta về đây ?

- Không về đây thì về đâu ? Mưa gió thế này chả lẽ bỏ người ta trong rừng ?

Bích Chiêu bước vào sân với điệu bộ tả tơi, thất thểu, cô nhẹ gật đầu chào, nhưng bà già dửng dưng. Bà ta vừa đi, vừa nhằn nhì:

- Vào bếp tắm rửa trước đã . Người với ngợm, ghê quá .

Lão Bền quát lên:

- Mụ nói thế mà nghe được à ? Cô út Chiêu đây là ......là chủ thật sự của trạng trai. naỳ đó . Đừng có mà phách lối nhá .

Bà già không vừa:

- Tôi chả biết chủ nào ngoài cô Nguyệt Cầm hết . Ông đừng ỉ mới nới củ . Cái nhà chết trùng ấy chẳng sống được ở đất này mấy bữa nữa đâu mà đòi làm chủ .

Bích Chiêu còn chưa biết nói gì với bà già quạo quọnày, thì từ phía hành lang vang lên giọng một cô gái:

- Vú Nhì ơi! Sao chưa mời khách vào nhà trên ? Cô Nguyệt Cầm đang chờ kìa .

Bà Nhì nghiêm nghị:

- Cứ để cô ấy chờ, họ phải rữa ráy, thay quần áo sạch sẽ mới được lên nhà trên . Lệ nhà này đã như vậy, vua cũng phải tuân theo nữa là . Hừ! Sao lại đưa người họ Hoàng về đây chứ ? Những chuyện xảy ra hổm rày chưa đủ khổ sao ?

Kha kéo vai áo lão Bền:

- Chú đưa cháu tới chỗ ba cháu đi .

Lão Bền giẫy nẩy:

- Trời này làm sao đi được .

- Ở đây chả ai hoan nghênh cháu hết .

- Ôi dào! Hơi đâu cậu chấp nhất lời mụ già đó . Hơn nữa, tôi cũng chẳng rành ông bác sĩ đang ở đâu . Cứ ở đây vài bữa đã .

Bích Chiêu buột miệng:

- Thế ba cháu ? Ông có trong nhà này không ?

Lão Bền nói to như để bà Nhì nghe:

- Đương nhiên ông Thực ở trong nhà này rồi . Ổng là thừa kế duy nhất của dòng họ Vũ cơ mà . Vú Nhì ơi! Vú lo nấu nước nóng cho cô Chiêu tắm, rồi bảo con Tranh chuẩn bị lo cơm nước .

Bích Chiêu liếm môi:

- Không cần đâu bác . Cháu muốn đi gặp ba cháu liền .

- Cháu muốn thế này sao ? Cô muốn cảm lạnh hay sưng phổi đây ? Cứ ủ ấm người trước đã . Ông chủ chẳng biến mất đâu mà lo .

Bích Chiêu nhìn Kha . Dầu không muốn, hiện tại đồng minh của cô vẫn là anh . Kha nhè nhẹ gật đầu . Hai người men theo một hành lang đi xuống dãy nhà thấp phía sau đễ rửa bớt bùn sình .

Một cô gái có đôi mắt sắc sảo, trạc tuổi Bích Chiêu xuất hiện với cái đèn dầu trên tay . Cô ta ngọt ngào:

- Mời cô Út Chiêu theo ......cháu .

Vừa nói cô vừa cúi xuống nhấc cái valy to đùng của Chiêu lên xách đi thoan thoắt . Chiêu vội bước theo trong bóng tối nhập nhòa . Thành phố cô đang sống và nơi đây đúng là hai thái cực . Cô không hiểu ba tìm về chốn này làm chi để phải ngã bệnh nằm một chỗ cho khổ vợ, khổ con thế này .

Cô gái đưa Chiêu vào một phòng rộng không có chốt cài cửa và đặt cây nến lên bàn:

- Cháu là Tranh . Cần gì cô Út cứ gọi cháu .

Dứt lời, Tranh bước ra khép cửa phòng lại . Tự dưng Chiêu thấy sợ khi phải một mình giữa bóng tối dầy đặc . Khắp xó xỉnh, mùi ẩm móc và cái âm khí lạnh lẽo đến mức khiến cô liên tục rùng mình như từ từng ngóc ngách tỏa ra thổi dựng ngược tóc sau gáy cô .

Nơi này đây, những ai trong những người mang họ Vũ đã ở và rồi chết đi ? Lời dì Lài thì thầm lại vang lên trong tâm trí cô:

"Họ nhà con toàn những người bất đắc kỳ tử" ...khiến Chiêu phát hoảng .

Bích Chiêu vội vàng thay bộ quần áo khô rồi nhảy tót lên cái giường rộng thênh thang ngồi . Không biết Kha đâu rồi ? Anh ta có ở gần đây không nữa . Chiêu muốn ra ngoài vô cùng, nhưng sợ lạc giữa ngôi nhà qua/ rộng, đầy những gian phòng đồ sợ, nhưng ảm đạm lạnh lẽo này nên cô cứ ngần ngừ .

Có tiếng gõ cửa làm cô giật mình, rồi tiếng Kha khe khẽ:

- Bích Chiêu! Có em trong đó không ?

Không rời ca;i giường, Chiêu trả lời:

- Có, anh vào đi .

Kha đẩy cửa . Anh bật cười khi thấy cô ngồi thu mình một góc:

- Trời ơi! Trong em kìa . Dũng khí đâu cả rồi mà co ro như mèo ướt thế ?

Bích Chiêu bĩu môi:

- Thế dũng khí của anh đâu mà mới vào tới sân nhà họ Vũ đã đòi đi chỗ khác .

Kha xoa cằm:

- Tôi nói thế để năng giá mình lên vì ở đây có một cô gái chắc là xinh lắm .

Bích Chiêu buột miệng:

- Sao anh biết xinh ?

- Mỗi cái tên Nguyệt Cầm nghe đã ấn tượng rồi . Nào, em có muốn gặp bác Thực không ? Đi với tôi .

Bích Chiêu sáng mắt lên:

- Anh biết chỗ à ?

Kha ra vẻ bí mật:

- Tìm và tin ý sẽ ra thôi .

Chiêu ngần ngừ:

- Người ta sẽ bảo mình tư động đi luông tuông trong nhà họ, kỳ lắm .

Kha nhắn mạnh:

- Chú Bền đã nói em đây là cô chủ ngôi nhà này, em phải thể hiện quyền làm chủ của mình chứ .

Bích Chiêu ngập ngừng:

- Nhưng tôi có biết gì đâu, ba mẹ cũng chẳng hề nói với anh em tôi chuyện nhà cửa đất đai ở đây .

Kha cao giọng:

- Thì bây giờ em sẽ gặp bác Thực và hỏi cặn kẻ đầu đuôi .

Lia cái đèn pin trong tay, Kha hất hàm:

- Đi chứ cô chủ ?

Bích Chiêu bước theo anh . Bây giờ cô mới có tâm trí quan sát xung quanh:

Hai người đi qua một gian phòng nhỏ, Kha mở cánh cửa và Bích Chiêu suýt kêu lên một tiếng ngạc nhiên khi trước mặt hai người là một đại sảnh cao rộng sàn lát gạch tàu đỏ ổi, bốn bề tường cao ốp gỗ nhẵn bóng chạm trổ những họa tiết cách điệu công phu màu đã sẫm lại với thời gian, các cột gỗ mun tròn to đều khắc những hình hoa lá, lâu năm đã nức nẻ nhưng vẫn còn giữ nguyên ve uy nghi .

Giữa gian đại sảnh là bàn thờ với hai câu đối chạm xà cừ treo cao dọc hai cột lớn, rồi những bộ bàn ghế gỗ đẹp tuyệt được kê phía dưới . Tất cả đều có tuổi nhưng vẫn như còn mới nhờ có tay người chăm sóc . Song tất cả lại toát lên vẻ lạnh lẽo, âm u, rùng rợn dươ/i ngọn đèn măng-xông chóe trắng treo ngay giữa .

Đêm trước khi đi, Chiêu đã nghe dì Lài kể:

Họ tộc nhà cô là mọt dòng họ lớn . Người khai sảng dòng họ làm quan to trong triều, khi về hưu đã cho xay ngôi nhà này để vui thú điền viên, rồi sau đó chính trong ngôi nhà này, cháu chắt ông đã chết dần chết mòn, những cái chết bất đắc cho những đứa bé sơ sinh mới lọt lòng mẹ, hoặc những cái chết lạ lụng của những người vừa bước vào tuổi trưởng thành .

Dì Lài kể rằng:

Khi còn làm quan, cụ tổ đã vâng lệnh vua đi dẹp một đám cướp rừng, cụ đã bắt được vợ chồng tên chúa đảng . Biết khó thoát tội chết, gã tướng cướp đã dập đầu van xin hoãn cái chết cho vợ hắn vì mụ ta sắp tới ngày sanh con . Nhưng cụ tổ đã không chịu .

Lệnh hành quyết được ban hành . Tất cả bọn cướp bị chém ngang lưng theo luật tho('i đó . Trước khi bị chém, người đàn bà với cái bụng vượt mặt ấy đã nguyền:

- Ta nguyền rủa cho nhà người tuyệt đường con cái, cầu cho giồng họ nhà mi toàn sanh những đứa yếu tướng, chết non, trong ba đời sanh toàn yêu ma, rồi cuối cùng cũng tuyệt tử, nếu không bỏ xứ, tha phương cầu thực .

Phải chăng lời nguyền ấy đã linh ứng nên tới đời ông nội của Chiêu phải bỏ xứ mà đi tha phương nhưng vẫn còn được người nối dỗi ? Tới bây gio(', Chiêu mới hiểu sao bà nội không cho anh Toàn gọi cha mẹ mình là ba mẹ mà gọi là cậu mợ, cũng như không cho anh sống chung nhà .

Nỗi ám ảnh của trăm năm qua đã ăn sâu vào huyết quản của các cụ và lưu truyền tới đời con cháu . Nhưng được sanh ra và lớn lên ở nơi vân minh hiện đại như thành phố Sài Gòn, Bích Chiêu nghe những chuyện hoang đường này như nghe chuyện đời xưa . Cô không tin chút nào vì quê hương, họ hàng với cô quá xa vời, cô chẳng biết cũng chẳng hề quan tâm đến nó .

Song giờ đây, cô đang đứng giữa cội nguồn trước bàn thờ với vong linh bao nhiêu người đã khuất, Bích Chiêu chợt bồi hồi, cô vừa xút động vừa lo so khi nghĩ tới thứ quyền lực siêu nhiên mà theo lời truyền khẩu đã khiến dòng họ Vũ phải phiêu bạt để được tiếp tục sinh tồn .

Giọng Kha vang lên ngắt ngang suy nghĩ của Chiêu:

- Đúng là nhà quan có khác . Dầu xưa củ nhưng vẫn còn rất hoành tráng .

Bích Chiêu gượng gạo cười . Cô muốn nói đôi câu nhưng nghĩ Kha chưa chắc hiểu ý mình nên thôi .

Giọng anh lại vang lên, nhưng nhỏ chỉ đủ Chiêu nghe:

- Ngôi nhà đẹp nhưng âm khí nhiều quá, khiến tôi cứ lạnh thấu xương.

Chiêu bỗng nặng nề khó chịu vì nhận xét ấy . Ngay lúc đó có tiếng động o cuối phòng . Chiêu và Kha quay phắt lại . Trước mặt hai người là một cô gái đang ngồi trên xe lăn, cô ta mỉm cười với Chiêu:

- Trong lúc cho(' vú Nhì chuẩn bị cơm nước, mời chị đi với em đến phòng bác Thực.

Bích Chiêu ngập ngừng:

- Chị là .....là ....

Cô gái cho xe lăn đến gần hơn:

- Em là Nguyệt Cầm, theo vai vế trong họ, em là em, vì ba em nhỏ hơn bà chị .

Bích Chiêu liếm môi:

- Ba tôi thế nào rồi ?

Nguyệt Cầm trả lời:

- Vẫn lúc ngủ rất mê mà không hiểu vì sao .

Nhìn Cầm dùng tay lăn từng vòng bánh xe, tim Chiêu nhói lên khi nhơ/ tới lời nguyền đã trăm năm ....Lẽ nào Nguyệt Cầm là một trong "Những đứa mắc lời nguyền yểu tướng, tật nguyền" của dòng họ Vũ .

Lòng Chiêu dâng lên niềm xót xa thương cảm lạ lùng.

Cô bước đến sát chiếc xe lăn:

- Để tôi giúp Cầm .

Nguyệt Cầm lắc đầu:

- Ôi, không cần phải làm thế . Em quen rồi .

Qua một hành lang dài hun hút, Nguyệt Cầm đưa hai người vào một phòng rộng gần cầu thang . Trong phòng đã có Tranh . Cô ta đang ngồi cạnh một cái giường to . Trên giường, ba Chiêu nằm thiêm thiếp như ngủ .

Bích Chiêu vội vàng bước đến . Cô nắm chặt tay ông và gọi khẻ, nhưng ông chẳng có chút phản ứng nào . Cô quay lại nhìn Kha như chờ anh "tư vấn" .

Giống một bác sĩ thực thụ, Kha vạch mí mắt ông Thực, rọi đèn pin vào rồi bắt mạch . Bích Chiêu sốt ruột:

- Sao hả anh ?

Kha trả lời, không chắc lắm .

- Bác ấy như người đang ngủ say vậy .

Bích Chiêu hỏi tới:

- Bệnh này là bệnh gì cơ chứ ? Ba tôi không có thói quen nằm li bì khi bệnh . Trái lại, khi bị cảm, ổng còn cố gắng vận động để đừng mụ mị người nữa kìa .

Kha quay sang hỏi Cầm:

- Tại sao bác Thực bị như vậy ?

Nguyệt Cầm dáo dác nhìn quanh, giọng đầy sợ hãi:

- Em không biết . Khi bác Thực được bác sĩ Kiên đưa về thì bác ấy vẫn tỉnh, nhưng trong mệt lắm . Bác sĩ Kiên nói bác Thực bị cảm, cần được nghĩ ngơi .

Kha hỏi ngay:

- Thế ba tôi đâu ?

Tranh vọt miệng:

- Bác sĩ Kiên đã quay lại khu rừng Cấm rồi ạ .

Nguyệt Cầm thì thào đầy run rẩy:

- Chỗ đó là no(i của ma quỷ ở, mọi người xúm vào khuyên ngăn nhưng bác sĩ Kiên đâu có chịu nghe . Em sợ rồi ông ấy cũng sẽ bị như bác Thực thôi .

Kha thắc mắc:

- Ba tôi đi một mình à ?

Tranh nhanh mồm:

- Dạ không . Ông ấy đi với một người bà con họ Hoàng và hổng nói chừng nào về .

- Ông ta là ai ?

Tranh trả lời thật nhanh:

- Dạ, ổng tên Ba Thìn, sống ở đây, gần nhà này . Ba Thin gọi bác sĩ Kiên là chú ạ .

Kha thắc mắc vô cùng . Tại sao ba anh lại bỏ mặc ông Thực một mình trong tình trạng này rồi vội vã trở lại khu rừng Cấm gì đấy chứ ?

Ở đó có bí mật gì ông cần khám phá chăng ? Kha không nghĩ ba mình có máu phiêu lưu, mạo hiểm . Ông là một bác sĩ tận tâm với nghề, lẽ nào ông lại bỏ bệnh nhân để dấn thân vào khu rừng nào đó .

Càng nghĩ, Kha càng thấy khó hiểu . Trong lúc đó, Bích Chiêu cũng thắc mắc ...ức tỉ vấn đề như anh . Lỡ như ba ngủ giấc ngủ nghìn thu thì lấy ai sẽ giải tỏa những thắc mắc này . Cô nhìn Kha, lo lắng:

- Ba tôi không bị chấn thương não chứ ?

Kha không trả lời, vầng trán cao của anh nhăn lại . Kha đang suy nghĩ điều gì đó rất dữ .

Giọng bà Nhì cau có vang lên:

- Có cơm rồi, mời cô cậu dùng nhanh cho nóng .

Nguyệt Cầm nhỏ nhẹ:

- Chị đừng lo . Con Tranh luôn luôn túc trực bên bác Thực, bác mà tỉnh, nó sẽ gọi ngay . Anh chị cứ tự nhiên vì cả nhà đã ăn rồi .

Kha ra dấu cho Bích Chiêu . Hai người theo bà Nhì xuống bếp . Tới lúc này, Chiêu mới nhận ra mình đói quá mức . Tay run run cô cầm đủa, cô ăn nhưng chẳng cảm nhận mùi vị ngon dở gì hết .

Bà Nhì có vẻ phật ý khi thấy thế:

- Ở nơi quỷ ám này chẳng có món gì đãi khách cả .

Kha vội thanh minh:

- Bọn cháu mệt quá, có ăn cơm vua cũng thế thôi .

Bà Nhì chép miệng:

- Khổ như thế sao hết người này tới người khác đổ về đây như đi chợ rồi than .

Kha hỏi ngay:

- Ngoaì tụi cháu ra còn ai nữa ạ ?

Dường như thấy mình lỡ lời, bà Nhì trớ đi:

- Ối dào! Thì hết bố tới con chớ ai đâu . Tui nói thiệt, đây không phải đất lan'h của nhà họ Vũ, cô mau đưa ông Thực vào Sai Gòn bằng không ....

Bích Chiêu mắc nghẹn vì câu lấp lửng của bà Nhì . Cô nuốt cơm xong:

- Bằng không thì sao ?

Bà Nhì xì xào bằng giọng khàn đặc:

- Những người đàn ông họ Vũ đều chết bất đăc trong ngôi nhà này . Cô sớm đưa ông Thực vê, may ra tránh được lời nguyền .

Bích Chiêu đặt đủa xuống măm . Cô sợ thật tình . Không phải dì Lài mà người khác vừa nhắc tới lời nguyền khủng khiếp được truyền tai từ nhiều đời với Bích Chiêu .

Bà Nhì bồi thêm:

- Người chết trước sớm rước người chết sau trong thời gian ngắn gọi là chết trùng như cụ nội nhà cô và anh Hai của ông Thực . Nguyệt Cầm mà không què quặt, tật nguyền chưa chắc sống được dưới mái nhà này đâu .

Ngay lúc ấy, có một tiếng rú đâu đó xuyên qua các bức tường đêm, vang lên giữa cơn mưa làm rung chuyển các cánh cửa sổ của khu nhà . Đó không phải là tiếng kêu đau khổ, sợ hải mà là tiếng một kẻ đần độn, khùng điên . Nó bùng ra càng lúc càng cao trong tắc nghẹn rồi chuyển sang điệu rên rĩ bị thương của một người điên than vãn về số phận của mình .

Bích Chiêu và Kha đều kinh hoàng vì tiếng rú ấy trong khi bà Nhì vẫn thản nhiên:

- Lại thằng Sáu Bảnh . Mỗi khi trời mưa bão, nó đêu lên cơn tru như chó .

Chiêu tò mò:

- Sáu Bảnh là ai vậy dì ?

Bà Nhì nhấn mạnh:

- Một người sống trong vùng này, nhưng là người điên, điên thật thụ à nha . Nếu ở lại chừng đôi ba ngày, cô sẽ gặp nhiều thằng nửa người nửa ngợm lắm .

Tiếng kêu của Sáu Bảnh bỗng đổi khác . Bây giờ là từng loạt cười chua chát, dồn dập, không vui, không buồn, không có sinh khí của sự sống nghe mà sởn da gà, nhất là vào lúc mưa giông nổi lên như thế này .

Ăn xong, Bích Chiêu trở lại với ba mình, ông vẫn chìm trong giấc ngủ, Chiêu định ở lại cùng ông, nhưng Kha lắc đầu . Anh đưa cô về phòng với lời chúc "Ngủ ngon" .

Kha bảo Chiêu cần giữ gìn sức khỏe vì trước mắt còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết . Cô sẽ kho/ ngủ, nhưng người mất ngủ sẽ là Kha . Tới lúc này, anh vẫn chưa biết ba mình đang ở đâu, chuyện gì đã xảy đến với ông .

Chui vào giừơng, mền đắp lên tận cổ, Bích Chiêu thao thức mãi . Sáu Bảnh lại cất lên cười, tiếng cười ngây dại, thê thảm như tiếng tru của chó . Chiêu co người lại và vái trời mau sáng .

Chương 5

Kha giật mình tỉnh giấc khi một luồng gió lạnh buốt hất tung cánh cửa sổ lùa vào phòng . Anh nhổm dậy bước tới ban công .

Một ngày mới bắt đầu, nhưng bầu trời xám xịt chẳng báo hiệu gì tốt đẹp . Thế là anh đã qua một đêm ở nơi xa xôi heo hút này .

Đêm qua, Kha trằn trọc lâu lắm . Anh hệ thống lại toàn bộ sự việc và thấy có nhiều chuyện thật khó hiểu .

Đầu tiên là chuyện về quê vội vã với lý do mập mờ không rõ đầu đuôi của ba . Hôm ông đi, Kha vắng nhà, khi về, Kha chỉ nghe bà Sáu giúp việc nhắn lại rằng ông về quê dăm ba ngày để nghiên cứu một hội chứng bệnh gì đó .

Nếu bà Chinh không điện thoại tới hỏi thăm, Kha cũng chẳng biết ba mình đi cùng ông Thực, để bây giờ một người nằm vùi, mê man, một người chẳng biết đi đằng nào mà lần .

Rõ ràng nghiên cứu bệnh chỉ là cái cớ, còn lý do ba anh và ông Thực đều giấu kín vợ con . Nhưng vấn đề chính là chuyện gì ? Tại sao ba anh theo ông Thực lên đây chứ ? Suốt đoạn đường từ ga về, Kha đã cố ý dò hỏi, song ông già Bền ngớ ngẩn trả lời lệch sang đăng khác . Chả hiểu ông lão ngớ ngẩn thật hay giả vờ vì muốn tránh né điều không thể nói .

Đứng tần ngần trước phòng Bích Chiêu độ một phút, Kha định gọi cô dậy, nhưng rồi lại thôi . Tốt hơn hết, nên để Chiêu ngủ thêm một chút . Sau cuộc hành trình dài, cô bé chắc chắn rất mệt .

Bước xuống khoảng săn, Kha cảm thấy dễ chịu hơn . Mãi giờ đây, anh mới nhìn rõ tòa nhà . Nó lớn hơn anh tưởng nhiều và gồm hai tầng . Nếu nó được xây dựng cách đây hơn trăm năm thì quả là một công trình kiến trúc lớn vào thời ấy .

Vậy mà Kha chưa lần nào nghe ba nhắc đến ngôi nhà này, dầu nó được xây trên quê hương ông .

Dầu tòa nhà to lớn nhưng trông nó ảm đạm và lạnh lẽo làm sao . Nó chìm trong khu rừng ẩm ướt với những cây cao lấn gần đến cổng, vươn những chóp xanh thẳm lên cao hơn mái nhà .

Kha bước không tiếng động trên thảm lá còn ướt mưa . Sương mù trắng xóa không làm chùn chân anh . Kha đứng sựng lại và ớn lạnh khi nhận ra một nghĩa trang đang mập mờ trong sương .

Nghĩa trang của dòng họ Vũ à ? Kha chợt nhớ những lời của bà Nhì nói hồi tối và ớn óc . Nhưng sự sợ hãi vẫn không lấn át được sự tò mò thôi thúc trong lòng . Kha bóp chặt nắm tay bước từng bước về phía khu nghĩa địa . Anh muốn khám phá những bí mật mà ba mình giấu . Biết đâu chừng, nên bắt đầu từ những người đã chết này .

Đi dọc theo hàng mộ gần nhất, Kha đọc tên ngày sanh, ngày tử khắc trên bia đá và nhận ra những người này chết trẻ, phải nói là chết non mới đúng . Họ độ chừng hai mươi tuổi, thặm chí có những ngôi mộ chỉ ghi ngày chết chớ không có năm sanh . Đây là những mô đất thấp, bia mộ là những miếng gỗ được khắc cẩu thả tên bằng những chữ nguệch ngoạc, xấu xí .

Nhìn những nấm mộ bé tí ấy, lòng Kha chợt dâng lên niềm xót thương vô hạn . Đi sâu vào trong, Kha thấy có ba ngôi mộ lớn . Lớn nhất là ngôi mộ ở giữa . Chắc mộ của cụ tổ họ Vũ từng giữ chức quan lớn ngày xưa . Còn hai bên hẳn là mộ của hai bà vợ . Ngôi mộ naò cũng có mái che, có rào sát vuốt nhọn bao quanh trông thật uy nghiêm . Nhưng theo thời gian rêu phong bao phủ nên có uy nghiêm cách mấy cũng hoang phế, điêu tàn .

Kha đang ngậm ngùi trước cảnh vật thì bỗng giật mình khi thấy như có người phía sau ngôi mộ lớn nhất . Hốt hoảng, anh hơi lùi ra phía sau, chân vấp phải rễ cây suýt té ngửa .

Lấy lại thăng bằng, Kha thu hết can đảm quát lớn:

- Ai đó ?

Và nghe giọng mình dội lại chớ không ai trả lời, một con quạ đang lượn lờ trên cao bỗng đáp xuống nóc mộ . Màu đen hắc ám của nó làm Kha khó chịu . Ngay lúc đó anh thấy một bóng người từ sau ngôi mộ phóng đi . Dáng hắn chập chờn sau làn sương .

Đó là người chớ chẳng phải là quỷ gì . An tâm với nhận định của mình, Kha bổ nhào theo . Chẳng mấy khó khăn, anh đã túm được vai hắn và giật nẩy người khi nghe hắn rú lên, tiếng rú anh đã nghe tối đêm qua . Nếu vậy, hắn là Sáu Bảnh rồi . Anh vội buông gã ra . Đứng lui lại, Kha tò mò nhìn gương mặt ngây ngây ngô ngô của một kẻ chậm phát triểe, gã cũng nhìn lại anh . Vừa nhìn, gã vừa rú lên chát cả tai .

Kha nạt:

- Im ngay, Sáu Bảnh .

Nghe gọi đúng tên mình, Sáu Bảnh nín khe, hắn giương mắt nhìn Kha với cái nhìn đờ đẫn, miệng toe toét cười vô hồn . Đúng là một người tâm thần .

Kha chú ý thấy Sáu Bảnh cứ chấp tay sau lưng, hắn giấu vật gì thì phải .

Anh dịu giọng hơn:

- Cái gì sau lưng vậy Sáu Bảnh ? Đưa ra xem .

Anh phải nói hai ba lần, Sáu Bảnh mới giơ lên cho Kha xem . Đó là một con gà đã chết, cổ gà bị đứ, máu ướt cả lông, nhìn thật gớm ghiếc .

Lúc Kha còn bất ngờ vì hình ảnh máu me đó thì Sáu Bảnh vụt chạy nhanh như sợ bị anh cướp con gà chết . Lần này, Kha không đuổi theo nữa, anh quay lại ngôi nhà .

Trên hành lang, Nguyệt Cầm đang ngồi trong xe lăn và mỉm cười chào anh .

- Không ngờ người thành phố lại dậy sớm thế .

Kha chăm chú nhìn cô gái . Tới bây giờ, dưới an'h sáng sớm mai, anh mới nhìn rõ Nguyệt Cầm . Cô có làn da trắng xanh của người ít tiếp xúc với ánh nắng . Đôi mắt đen, to lẽ ra phải long lanh yêu đời, lại trông đờ đẫn, khó hiểu nằm dưới làn mi dài cụp xuống như trốn tránh điều gì đó . Còn cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ, mỏng dính mím lại khắc khổ, khiến cô trong như già hơn tuổi .

Nhìn chung, Nguyệt Cầm là cô gái đẹp, các đường nét gương mặt khá gợi cảm cân xứng đến mức có thể làm mẫu cho họa sĩ . Tiếc thay, Cầm lại là một phế nhân . Kha không biết đôi chân cô ra sao, vì nó được che giấu dưới một tấm khăn thổ cầm tuyệt đẹp .

Đến gần Cầm, đứng tựa vào cột gỗ lim tròn đen bóng, Kha nói:

- Tôi vừa đi dạo một vòng . Khu này rộng quá sức tưởng tượng của tôi .

Đưa những ngón tay dài kéo lại chiếc khăn choàng cổ, Nguyệt Cầm hỏi:

- Anh đi tới đâu ?

- Tới nghĩa trang ở phía trái .

- Trời ơi! Anh đến đó làm gì ? Nghĩa trang là nơi đáng sợ nhất ở đây . Nơi người chết nhiều gấp mấy lần người đang sống .

Kha thắc mắc:

- Thế có bao nhiêu người ở trong ngôi nhà này ?

Nguyệt Cầm trả lời:

- Tôi, vú Nhì và Tranh .

- Còn Sáu Bảnh và chú Bền ?

- Họ ở quanh đây trong những căn nhà của mình . Chỉ những người thuộc giòng trưởng của họ Vũ mới được ở trong nhà này . Đó là lệ truyền từ nhiều đời lắm rồi .

Kha tò mò:

- Nhà họ Vũ có nhiều giòng lắm sao ?

Nguyệt Cầm nhếch môi:

- Trước kia thì thế, nhưng giờ tàn rụi cả rồi . Chỉ còn chi Vũ Mạnh của ba tôi và bác Thực . Riêng chi Vũ Trọng thì hầu như đã chết hết .

Kha nhíu mày:

- Vì lý do gì mà cả một chi họ lại chết hết ?

Cầm rùn vai:

- Nhiều lý do lắm . Chiến tranh, bệnh tật, tuyệt tự . Khi trời đã gọi thì uống nước cũng sặc mà chết . Họ đã bị nguyền rủa .

Kha đá nhành cây mục dưới chân mình:

- Dường như các bà, các cô ở đây tin vào một lời nguyền khủng khiếp nào đó, nên đã rùng rợn hóa về sự chết bình thường của những người trong giòng họ ?

Nguyệt Cầm nghiêm mặt:

- Anh muốn nghĩ sao cũng được . Nhưng sự thật đúng là vậy . Những người giòng họ Vũ thường nhận những cái chết khác thường, hoặc có được sống thì cuộc sống cũng bi thương, khốn khổ vì điên khùng, tật nguyền, dị dạng . Nhiều bà mẹ sinh con ranh con lộn, mang nặng đẻ đau để được những quái thai gớm ghiếc .

Kha nhíu mày . Đây có phải là một hội chứng bệnh mà ba anh đang tìm hiểu không ? Sự diệt vong của một giòng họ bị ám ảnh bởi một lời nguyền gì đây là thế nào ?

Anh liếm môi:

- Thật ra đó là lời nguyền gì ?

Nguyệt Cầm co ro trong chiếc xe lăn . Cô bắt đầu bằng hai tiếng "ngày xưa" như một câu chuyện cổ tích .

Kha chăm chú nghe và tự hỏi với riêng mình:

"Lời nguyền của người đàn bà tử tội ấy lẽ nào có sức mạnh xuyên thời gian ? Nó có chăng chỉ là truyền thuyết hoang đường thôi, còn cái chết của những người họ Vũ lần lượt suốt cả trăm năm nay thì sao ? Nguyệt Cầm chỉ lấp lửng chớ không chịu nói rõ .

Giọng cô đượm mùi đồng bóng:

- Cũng như ông cụ tổ, ông nội tôi có hai vợ . Bác Thực là con của bà nội cả, ba tôi là con bà nội Hai . Cũng vì sợ tuyệt tự nên đàn ông trong họ thường có nhiều vợ để được nhiều con . Ấy vậy mà ..... Kha không đủ kiên nhẫn nữa . Anh ngắt ngang lời Cầm:

- Nhưng họ bệnh gì mà chết ?

Nguyệt Cầm tròn mắt nhìn anh với vẻ ngạc nhiên vì anh không hiểu .....vấn đề .

- Bệnh à ? Nếu bệnh mà chết thì nói làm gì ? Đằng này đang sởn sơ khỏe mạnh lại lăn đùng ra đột tử mới ghê chớ .

Nhìn quanh quất với đôi mắt cụp xuống, Nguyệt Cầm thì thào:

- Đã bảo mắc lời nguyền mà .

Kha lắc đầu:

- Tôi không tin .

Nguyệt Cầm nhỏ nhẹ:

- Tôi đâu bắt anh tin . Vì tin hay không chuyện cũng đã xảy ra rồi . Trong vòng một tháng, ba người chết . Anh cứ tưởng tượng đi, ngày mở cửa mả của người này thì người kia lăn đùng ra chết . Đầu tiên là ông nội tôi, ông đang nằm ngủ nửa đêm bỗng hét to một tiếng rồi chết . Kế đó là bác Hai Chiến . Ngày mở cửa mả Ông nội, bác Hai vừa thả con gà trống xuống thì ôm đầu khóc rống lên kêu đau rồi ngả lăn ra tại chỗ .

Kha xoa cằm:

- Tiếp đó là ai ?

Nguyệt Cầm nói ngay:

- Tới bác Ba . Ba ngày sau bác Ba cũng ôm đầu kêu đau rồi chết . Lúc đó, bác Tư Thực mới được năm tuổi, bạ nội Cả sợ quá phải đưa bác vào Sài Gòn ngay tức khắc . Bà nội Hai cũng vội vã đưa ba tôi về quê của bà . Sau này người ta cho rằng bác Hai, bác Ba tôi chết vì bị viêm màng não . Nhưng người họ Vũ vẫn tin rằng họ chết vì lời nguyền .

Kha nhướng mày:

- Nhờ bỏ ngôi nhà này đi, nên ba em và bác Thực vẫn sống tới bây giờ ?

Không cho là Kha mỉa mai, Nguyệt Cầm gật đầu:

- Đúng vậy . Suốt mấy chục năm, ngôi nhà giao cho một người quản gia trung thành giữ, vì cả họ chẳng còn ai .

- Phải ông Bền không ?

- Phải nói là gia đình ông Bền . Trước kia là ba ông ấy . Bây gio(' tới ông ta . Đến sau chiến tranh, ba tôi mới trở về ngôi nhà này .

Kha hỏi:

- Vì sao bác trai lại dám trở về ?

Môi nhếch lên, Nguyệt Cầm nói:

- Vì ngôi nhà của chúng tôi đã bị sập hoàn toàn sau một cơn lũ quét . Gia đình lúc ấy quá túng thiếu, không đất đai canh tác trong khi ngôi nhà này lại quá tốt, đất đai bạt ngàn hơn chục mẫu, đang bị những người ngoài họ sử dụng vô tội vạ .

Kha nhướng mày:

- Lời nguyền ngày xưa đã không còn linh ứng nữa rồi . Đúng không ?

Nguyệt Cầm rùng mình:

- Điều đó thì không đúng . Sau khi về đây được một năm thì mẹ và chị gái tôi bị chết vì sốt rét . Rồi cách đây vài tháng, ba tôi ....

Ôm mặt mất cả phút, Cầm mới nói tiếp:

- Ông chết khi đang ngồi trong phòng lật lại gia phả, cũng như di chúc của ông nội tôi . Bác sĩ ở huyện bảo ông bị nhồi máu cơ tim, nhưng mội người ở xứ này ai cũng cho rằng ông chết vì lời nguyền xưa . Tôi cũng tin như thế .

Kha hỏi:

- Vậy tại sao Cầm còn dám ở đây ?

- Vì tôi là người què quặt, số phận đã không mỉm cười với tôi, cho nên tôi sẽ được sống trong ngôi nhà của giòng họ mình .

Kha kêu lên:

- Một kiểu của luật bù trừ, và em tin như thế .

Nguyệt Cầm gật đầu, giọng chắc nịch:

- Vâng .

Rồi cô nói tiếp:

- Đó là số phận của những người họ Vũ chúng tôi . Thế còn dòng họ Hoàng Đăng của anh ?

Kha nhíu mày:

- Dòng họ Hoàng Đăng của tôi có gì không ổn sao ?

Nguyệt Cầm cười nữa miệng:

- Lẽ nào anh không biết mà hỏi lại tôi ? Chỉ có một điều làm tôi ngạc nhiên là tại sao bác sĩ Kiên lại trở về chung với bác Thực ?

- Hai người cùng quê, có dịp cùng "Quy cố hương" là lẽ thường tình .

Nguyệt Cầm nhấn mạnh:

- Tôi lại thấy bất thường . Càng bất thường hơn khi theo chân hai ông bố là hai cậu ấm, cô Chiêu . Lâu lắm rồi, ngôi nhà này mới đông người ghé như thế . Tôi cho rằng đây là cơ hội "Đánh thức các hồn ma đấy" .

Kha bật cười:

- Cầm khéo tưởng tượng quá .

- Tôi nói thật đó chứ . Họ Vũ và họ Hoàng trước đây từng có mối thù lớn . Tới bây giờ thù ấy vẫn chưa nguôi .

Kha ngắt ngang lời Cầm:

- Hận thù à ? Chà! Tôi lại sắp được nghe một câu chuyện hoang đường khác có liên quan tới giòng họ mình sao ?

Nguyệt Cầm kêu lên:

- Anh không biết gì hết ư ? Tôi nói thật đó . Trước kia, họ Hoàng nhà anh ...... Từ trong nhà, Tranh chạy ra, giọng hốt hoảng nhiều hơn là vui mừng .

- Ông .....ông Thực tỉnh dậy rồi .

Kha mừng rỡ:

- May quá! Phải cho Bích Chiêu hay mới được .

Tranh nói ngay:

- Cô Chiêu đã biết, hiện giờ cô ấy đang ở cạnh ông Thực . Hai người xì xầm gì đó nghe bí mật lắm .

Kha bắt gặp ánh mắt tối sầm khó hiểu của Nguyệt Cầm . Ánh mắt ấy đã khiến Tranh im miệng . Cô ta lăn xe trở vào, giọng vừa lạnh vừa như quyết đoán:

- Như vậy việc đưa bác Thực về Sài Gòn sẽ dễ dàng hơn . Tôi nghĩ, ngày mai anh và chị Bích Chiêu nen lên đường .

Kha ung dung:

- Đâu việc gì phải gấp thế . Tôi vẫn còn muốn ở đây để ngóng tin tức ba mình .

Dứt lời, anh sải bước thật dài để vào phòng ông Thực . Đúng là ông đã tỉnh dậy . Mặt tỉnh táo như một người vừa thức sau một giấc ngủ đầy, ông đang nói gì đó với Bích Chiêu . Thấy anh vào, ông liền chuyển câu chuyện sang anh:

- Ba cháu không sao đâu . Anh ấy đang thực hiện một du khảo nhỏ về cánh rừng bên phải núi . Trể lắm ngày mai sẽ trở lại đây .

Kha thắc mắc:

- Chuyện gì đã xảy ra với ba cháu và bác vậy ?

Ông Thực lắc đầu:

- Có chuyện gì đâu . Chả là bác bị cảm nên ngủ mê li bì mấy ngày liền .

Kha không chấp nhận sự giải thích khó tin của ông Thực, nhưng anh không hỏi gì thêm, những lời Nguyệt Cầm nói lại làm anh hoang mang. Ngay lúc đó, Nguyệt Cầm lăn xe vào tới, nhìn ông Thực và Bích Chiêu bằng cái nhìn của chủ đối với khách, cô cao giọng:

- Ngôi nhà này luôn rộng mở tiếp đón khách phương xa . Cháu rất mừng vì bác vẫn khỏe .

Ông Thực mỉm cười:

- Bác không phải là khách, mà cũng như cháu, bác đang ở trong nhà của mình .

Nguyệt Cầm đưa tay lên môi ra chiều sợ hãi:

- Kìa bác . Bác đã quên lời ba nội đã dặn dò rồi sao à ? Sao lại nhận là người nhà ?

- Bác vẫn nhớ đấy chứ . Nếu lời nguyền ấy linh ứng, thì dù bác có vờ mình là người dưng khác họ Vũ, "họ" cũng không tha bác đâu . Thôi, số phận đã xếp đặt như thế, bác đành chấp nhận xem "con tạo xoay vần" ra sao.' Nguyệt Cầm đưa tay đặt lên miếng tang trắng trên ngực áo mình:

- Ba cháu mất chưa được trăm ngày, cháu sợ lắm .

Ông Thực hạ thấp giọng:

- Bác cũng rất sợ . Bởi vậy, bác sẽ về Sài Gòn ngay khi bác sỉ Kiên đi rừng trở về .

Cầm thốt lên:

- Biết chừng nào bác sĩ Kiên mới trở về ? Cháu nghĩ, bác nên rời khỏi đây vào ngày mai .

Ông Thực lắc đầu:

- Bác vẫn còn mệt lắm, chưa đi nổi đâu .

Nguyệt Cầm bồn chồn:

- Sinh mạng vẫn quan trọng hơn bác ơi .

Ông Thực khoát tay:

- Cám ơn cháu đã lo lắng . Nhưng bác tin tổ tiên sẽ phù hộ cho bác yên ổn đến ba hôm nữa trong ngôi nhà của mình .

Nãy giờ ngồi khoanh tay im lặng, Bích Chiêu bỗng lên tiếng:

- Con sẽ đích thân xuống bếp lo bữa ăn cho ba .

Ông Thực gật gù vẻ hài lòng:

- Giỏi lắm .

Chiêu mỉm cười với Nguyệt Cầm:

- Cầm đi với tôi nhé .

Ngần ngừ vài giây, Cầm mới gật đầu . Đợi hai người ra khỏi phòng, ông Thực mới lên tiếng:

- Nếu hết ngày nay mà ba cháu không về, chúng ta phải đi tìm .

- Bác cho là ba cháu gặp nguy hiểm à ?

Ông Thực ậm ừ:

- Núi rừng hiểm trở, làm sao biết được nguy hiểm có chờ người ta hay không .

Kha nóng nảy:

- Cháu đâu phải trẻ cháu, xin bác cứ nói thẳng, chuyện rắc rối gì đã xảy ra cho bác và ba cháu vậy ?

- Chả có chuyện gì đâu .

- Nhưng những điều bác nói với Nguyệt Cầm thật mơ hồ, hoang tưởng .

Ông Thực lơ lửng:

- Người ở đây tin như vậy, mình cứ nói theo họ, đã sao đâu .

Kha làm thinh . Một lúc sau, anh hỏi:

- Thế bác có tin vào lời nguyền không ?

- Hồi "năm tuổi" bác đã chịu một lúc tang của ba người thân . Đó là nỗi ám ảnh triền miên suốt đời bác . Lần này bác đưa ba cháu cùng về là để tìm hiểu sao hiện tại ở đây vẫn có nhiều người chết yểu hoặc dị dạng thế .

- Bác tin ba cháu sẽ hết lòng với bác khi giữa hai họ xưa kia từng có thâm thù sao ?

Mặt ông Thực thản nhiên:

- Chính vì mối thù đó mà bác và ba cháu mới về đây . Chuyện rất dài và phức tạp, rất nhiều điều chưa thể nói ra được . Nhưng cháu hãy tin rằng trong lòng bác chả có mối thù nào với họ Hoàng Đăng hết .

Kha không ngăn được tò mò:

- Nhưng tại sao trước kia hai họ lại thù hận nhau ?

Ông Thực bước xuống giường, dang tay làm vài động tác thể dục, Kha biết ông không muốn trả lời, nên thôi .

Anh nói:

- Bác cứ nghĩ ngơi, cháu đi vòng vòng cho khuây khỏa .

- Nhưng không nên đi xa, nhất là vào rừng . Trong đó phức tạp lắm .

- Cháu muốn tới nhà thờ của họ Hoàng .

Ông Thực vội vàng bảo:

- Không đi được đâu . Đường tới đó bị cây che kín cả rồi .

Kha nhỏ nhẹ:

- Vậy cháu sẽ ra thị trấn gọi điện về nhà . Bác có nhắn gì cho bác gái không ?

- Không . Cám ơn cháu .

Kha nhún vai . Vừa bước ra hành lang anh vừa suy nghĩ mông lung . Thật là khó tin một người nằm li bì mấy ngày liền vì bệnh, hôm nay lại tỉnh táo như thế . Tối qua khi bắt mạch cho ông Thực, Kha thấy mạch ông rất yếu . Vậy mà ....thật khó hiểu . Dầu không phải bác sĩ như ba mình, Kha cũng biết đôi chúc về ngành y, lẽ nào anh bắt mạch sai ?

Không lý nào, rõ ràng ông Thực đã bị một tác động nào đó, nên mới rơi vào tình trạng như vậy . Nhưng tác động nào cơ chứ ?

Kha chợt nhớ tới vẻ mặt hốt hoảng của Tranh khi cô ta báo với Nguyệt Cầm ông Thực đã tỉnh . Rồi ánh mắt tối sầm của Nguyệt Cầm nữa . Dường như hai cô trò không muốn ông Thực tỉnh lại thì phải .

Chuyện của ông Thực chưa có lời giải đáp, Kha đã chuyển sang chuyện của gia tộc mình .

Đây là lần đầu tiên Kha được biết dòng họ Hoàng Đăng của anh có tư thù với dòng họ khác .

Nếu đã nói là hận thù, chắc phải xảy ra hiềm khích hết sức sâu sắc chí ít phải có đổ máu, còn nặng hơn phải có người chết .

Chà! Sao cứ như chuyện Romeo và Juliette vậy . Hai dòng họ xảy ra thù hận . Nghe thật tiểu thuyết . Nhất định Kha phải hỏi cho ra lẽ mới được .

Mặt trời đã lé lói trên ngọn cây, nhưng sương vẫn chưa tan hết . Kha ra khỏi cổng, đi thẳng về phía những mái tranh ẩn trong sương .

Vài ba người dân khắc khổ, cùng đám trẻ con nhếch nhác tò mò nhìn anh .

Ngoắt một thằng nhóc đầu trọc lóc, hàm răng trên trống hoác, anh hỏi:

- Nhà ông Tư Bền ở đâu ? Chỉ cho chú với .

Thằng nhóc nhanh nhẩu:

- Chú theo cháu .

Vừa nói nó vừa chạy đi trước . Tới một túp lều tranh thấp gần sát đất nó chỉ vào rồi biến đi ngay .

Kha ngần ngừ một chút gọi to, nhưng chẳng ai trả lời . Chả lẽ gio(' này ông ta còn ngủ ? Nêu không thì đã có chuyện gì xảy ra với ông già .

Khom người xuống, Kha định chui vào cái cửa thấp lè tè thì nghe có người nói:

- Ông Tư đi vắng rồi .

Kha quay lại và bắt gặp nụ cười của một người đàn ông trạc ngoài ba mươi . Tự dưng anh thấy an tâm trước nụ cười chân chất ấy .

Anh ta nói tiếp:

- Trời chưa sáng, ông Tư đã quất ngựa ra thị trấn rồi .

Kha nói cho có:

- Tiếc thật! Tôi định tìm ông già trò chuyện cho đỡ buồn . À, anh ở gần đây hở ?

Người đàn ông gật đầu:

- Không có già Tư thì cậu ghé tôi chơi . Cậu là con trai chú Kiên chớ gì ? Tôi với cậu cùng họ Hoàng Đăng đó . Theo vai vế, tôi là anh cậu .

Kha nhíu mày:

- Chắc anh là con bác Hai Khang . Anh từng viết thư mời ba tôi về quê chơi một chuyến phải không ?

- Đúng vậy . Cứ gọi tôi là Ba Thìn . Còn cậu là Kha chớ gì ?

Kha gật đầu . Anh theo Ba Thìn đi dọc con đường trải đá lồi lõm ổ gà để tới nhà anh ta . Đó là một ngôi nhà gạch, ngói đỏ khang trang nhất trong nhưng ngôi nhà quanh đây .

Vừa kéo ghế cho Kha, Ba Thìn vừa nói:

- Hôm kia tôi có đưa chú Kiên vào khu từ đường của họ Hoàng .

Kha kêu lên:

- Ủa! Vậy mà Nguyệt Cầm bảo anh đưa ba tôi vào khu rừng Cấm gí đó .

Ba Thìn giải thích:

- "Rẻo" đất ấy họ Vũ và họ Hoàng từng tranh chấp . Họ Vũ trước đây cho người rào lại, không cho ai ra vào, dân quen gọi là Rừng Cấm . Từ đường họ nhà mình ở ngay khu rừng Cấm ấy . Đúng là tôi có viết thư mời chú Kiên về quê một chuyến cho biết sự tình, chớ không muốn chú Kiên bận tâm tới những chuyện xảy ra ở rừng Cấm và ngôi từ đường họ Hoàng .

Kha tò mò:

- Nhưng đó là chuyện gì ?

Ba Thìn nhìn anh:

- Cậu không biết à ?

Kha lắc đầu, rồi buột miệng:

- Chuyện lời nguyền của người đàn bà tử tội à ?

Ba Thìn xua tay:

- Ồ không . Chuyện đó không liên quan tới họ Hoàng Đăng của mình .

Kha suy nghĩ trước ánh mắt thách đố của Ba Thìn . Anh ngập ngừng:

- Dường như giữa chúng ta và họ có mâu thuẫn từ đời xưa ?

Xoa hàm râu lởm chởm, Ba Thìn bảo:

- Mâu thuẫn e là hơi nhẹ . Phải nói là thâm thù thì đúng hơn . Vì đã có người chết .

Kha kêu lên:

- Nghiêm trọng thế sao ? Nhưng là chuyện gì ?

Ba Thìn trầm ngâm:

- Người xưa bảo:

"Hôn nhân, điền thổ vạn cổ chi thù" . Nghĩa là chuyện vợ chồng và chuyện đất đai thường khiến người ta hận thù nhau gần như truyền kiếp . Khổ sao mối thù giữa họ Vũ và họ Hoàng lại bao gồm cả hôn nhân lẫn điền thổ .

Kha nhíu mày:

- Tôi vẫn chưa hiểu ý anh .

Nhân nha rít một hơi thuốc lào, Ba Thìn lim dim cả phút mới bắt đầu kể lể:

- Họ Vũ và họ Hoàng là hai họ lớn, giàu nhất vùng đất này . Ông nội của chúng ta trước đây đã từng làm thông gia với họ Vũ .

Kha như nhớ lại:

- À! Ông nội đã gả em gái cho một người bị tâm thần, sau khi sanh con, cô ấy đã chết phải không ?

- Cậu có biết tại sao bà cô Ý chết không ?

- Dạ không .

Ba Thìn thở dài:

- Cuộc hôn nhân ấy là một cuộc mua bán thì đúng hơn . Hồi đó, ông nội chúng ta là một địa chủ lớn, nhưng thế lực không bằng họ Vũ . Vốn là một tay tính toán, ông lúc nào cũng muốn bành trướng cơ ngơi của mình . Thấy họ Vũ đất mênh mông, nhưng thiếu người quản lý, ông đã đem bà cô Ý là cô em út gả sang bên đó . Với điều kiện được làm chủ một eo đất dọc triền núi phía bên phải cánh rừng của nhà mình .

- Chắc eo đất ấy phải có một vị trí chiến lược đặc biệt ?

- Đúng vậy . Nó như một con đường mòn nối nhiều cánh rừng với nhau, nhưng họ Vũ không nhận ra tiềm năng của nó . Lúc đó họ chỉ cầu mong sao có cô gái nào chịu làm vợ cậu công tử ngơ ngơ ngác ngác nhà họ, đổi lại điều kiện gì có lẽ họ cũng chịu, chớ đâu chỉ là một rẻo đất làm đường cho bò đi ăn cỏ trên núi, hay chuyên chở cây khô củi mục trong rừng .

Kha thở dài:

- Chỉ tội nghiệp cho bà cô Ý làm vật hy sinh cho tham vọng của anh trai mình . Đúng là một cuộc mua bán vô lương tâm .

Ba Thìn tiếp lời anh:

- Mà hậu quả của nó vẫn tồn tại đến tận bây giờ .

- Tôi không hiểu ý anh .

- Cũng đúng thôi . Chú Kiên được ông nội cho ra Sài Gòn ăn học từ nhỏ, rồi chú lập nghiệp luôn ở đó nên có hiểu biết gì về quê hương đâu .

Kha hạ giọng:

- Vậy anh kể tiếp cho tôi nghe đi .

- Từ khi làm chủ được eo đất ấy, công việc làm ăn, mua bán của ông nội phất lên thấy rõ . Lúc đó nhà họ Vũ mới nhận ra giá trị của eo đất mà họ từng bỏ đi ấy .

Cười nhếch mép, Ba Thìn nói tiếp:

- Họ tiếc đứt ruột và tìm mội cách lấy lại nó . Người đứng ra giải quyết vấn đề này chính là bố của ông Thực, anh trai của gã điên khùng lấy được vợ đẹp nhờ một rẻo đất .

Kha không dằn được tò mò:

- Ông ta lấy lại nó bằng cách nào ?

- Cậu thử đoán xem .

- Chắc không phải cách bình thường . Nhưng là cách gì, tôi xin chịu .

Thìn mím môi:

- Ông ta đã dựng lên một màn kịch bẩn thỉu và vu cho em dâu mình ngoại tình với một tá điền để có cớ trả cô ta về cùng với bào thai vài ba tháng tuổi .

Im lặng một thoáng, Ba Thìn nói tiếp:

- Nói "trả về" nghe nhẹ nhàng lắm . Nhưng đâu phải vậy . Tôi nghe kể, nhà họ Vũ đã gọt đầu bôi vôi, dẫn bà cô đi rêu rao khắp làng xóm với mục đích răn đe người khác, nhưng cũng để bêu xấu họ Hoàng . Ở thời đó chuyện ấy không gì nhục nhã hơn . Bà cô trở nên cảm lặng sau những nhục hình . Sanh ra một đứa con trai, bà chết vì băng huyết .

Kha ngậm ngùi nghe Ba Thìn nói tiếp:

- Đuổi dâu về nhà bố mẹ xong, họ Vũ bèn rào đất, ngăn đường lại, ông nội mình không chịu, thế là hai họ từ chỗ thông gia đã trở thành thù địch . Mội chuyện sẽ chưa dừng lại nếu như ba ông Thực không bị đột tử giữa đêm khuya, tiếp theo đó là hai cậu con trai lăn đùng ra chết khiến bà vợ cả phải vội vàng ôm ông Thực chạy vào tận Sài Gòn . Lúc đó thiên hạ không cho rằng gia đình ông ta mắc phải lời nguyền mà lại đồn đại rằng oan hồn của bà cô Ý báo oán . Hừ! Toàn những điều nhảm nhí, hoang đường . Vậy mà dân ở đây tin ơi là tin . Thậm chí họ còn lập một cái miếu để tho(' bà cô nhà mình nữa . Tới bây giờ miếu của bà Ý vẫn ngày ngày nghi ngút khói hương . Dân lục lâm đi rừng cưa cây ở đây nói bà cô nhà mình thiêng . Nghĩ cũng phải vì bà là mẹ đẻ ông Hai Thể, chủ bãi gỗ lớn nhất vùng này mà .

Kha tò mò:

- Ông Hai Thể đó nếu tính theo vai vế cũng là chú của chúng ta, đúng không ?

- Đúng vậy . Sau khi bà cô mình chết, họ Vũ mà cụ thể là ông bố ông Thực có lẽ đã hối hận vì việc mình làm nên đã mang chú Thể về nuôi để chú ấy được sống cạnh ông bố điên của mình . Sau khi bố ông Thực chết, bà vợ lớn chạy vào Sài Gòn, bà vợ kế về quê, ông Thể và ông bố điên sống nhờ gia đình ông Tư Bền, người ở lại giữ đất giữ nhà cho họ . Đâu khoảng mười mấy tuổi ông bố điên chết, ông Thể bỏ nhà đi mất . Sau chiến tranh mới trở về .

Kha hỏi:

- Vậy là chú Thể về cùng một lúc với ông Đỉnh, ba của Nguyệt Cầm ?

- Có lẽ vậy . Tôi lúc đó còn nhỏ, nên đâu có nhớ . Chỉ biết khi trở về, ông Thể tự xưng là "Hai Thể", lúc nào cũng nghênh ngang ngạo mạn, dữ dằn, hung ác như một thằng cướp, dân quanh đây chả ai dám động vào ông .

- Đối với họ hàng hai họ Vũ, Hoàng thì sao ?

Ba Thìn ấm ức:

- Trước đây, ba tôi là người trực tiếp đứng ra trông coi từ đường và phân đất hương hỏa gần đó . Khi ba tôi mất thì chú Thể cậy mình lớn, đã giành ngôi từ đường cùng phân đất ấy, dù trước kia ông nội cũng có chia cho cô Ý một phân đất mà bây giờ chú Thể đang thừa hưởng . Đối với bên họ Vũ, chú Thể và ông Đỉnh đòi lại hết đất đai ba ông Thực từng cho mướn để kinh doanh rừng .

Kha thắc mắc:

- Kinh doanh rừng là sao ?

- Là khai thác rừng, khai thác công sức của người dân đã trồng cây mấy chục năm và chả trả cho họ đồng nào với lý do họ đã "dám" trồng cây trên đất của ông ta, mặc kệ những người này vô cùng khốn khổ .

- Vô lý như vậy mà cũng chịu à ?

Ba Thìn ray rứt:

- Tại cậu chưa biết đó thôi . Hai Thể rất độc ác, ở đây ai cũng sợ hắn vì hắn có bè có lũ, bè lũ ấy toàn đầu trộm đuôi cướp . Bởi vậy, dù không muốn, dân ở đây cũng phải vào rừng xẻ củi làm công cho hắn để đắp đỗi qua ngày . Tóm lại, Hai Thể và ông Vũ Đỉnh cá mè một lứa, chả ai tốt hơn ai . Thiệt lòng, tôi không muốn chú Kiên và cậu ở bên đó chỉ một ngày .

- Nhưng ông Đỉnh chết rồi, chúng tôi là khách, có gì đâu phải sợ một cô gái tật nguyền như Nguyệt Cầm .

Ba Thìn vội bảo:

- Tôi có nói là cậu sợ đâu . Song không thể tin Nguyệt Cầm . Cha nào con nấy mà . Ông Đỉnh chết, chắc chắn Nguyệt Cầm phải thay thế chỗ của ông ta điều hành công việc o(? bãi gỗ cùng với Hai Thể .

Kha phì cười:

- Một cô gái xanh mướt, suốt ngày ngồi xe lăn mà có thể điều hành công việc ở bãi gỗ lậu, nơi toàn những gã đầu trộm duôi cướp tập trung về để tranh mua giành bán . Anh có quá sức tưởng tượng không vậy ?

- Câu không tin tôi à ?

- Tôi thấy khó bị anh thuyết phục . Trong khi tôi phải về ngay .

Ba Thìn lắc đầu:

- Cậu đừng trong mặt mà bắt hình dong . Nguyệt Cầm không đơn giản đâu .

- Cám ơn anh về buổi trò chuyện lý thú này . Tôi sẽ ghi nhớ những gì anh đã cảnh baó . Chúng ta sẽ gặp lại nhau .

Ba Thìn nói:

- Đương nhiên . Tôi sẽ đãi cậu một bữa thịt rừng . Anh em sẽ hàn huyên tới sang . Còn nhiều chuyện tôi phải cho cậu biết lắm .

Kha quay lại con đường đá đỏ . Ngôi nhà của họ Vũ lẫn sau những hàng cây, và anh đang háo hức muốn khám phá về nó .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro