an sinh xa hoi(mrpom91)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ola.vn: sb.acma

01672450049

[email protected]

Vì đời khốn khó nên mới sinh lắm chó...

Mặc kệ chúng nó đéo thèm nhòm ngó. kaka

Để đối phó với tình hình trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) và duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh đến những giải pháp mà Chính phủ đề ra. Hội nghị này được xem là văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định nhiệm vụ ASXH là một trách nhiệm xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Gần đây trong bài viết: “Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm ASXH”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục khẳng định 4 mục tiêu quan trọng: "duy trì tăng trưởng", "kìm chế lạm phát", "ASXH", “phát triển bền vững”. Điều này cho thấy, việc thực hiện ASXH của Đảng và Nhà nước được xem ngang hàng với nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô với tư cách là nhiệm vụ cơ bản, trước mắt và cấp bách hiện nay của đất nước.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn phân tích và khẳng định: thực hiện ASXH là vai trò, trách nhiệm xã hội hàng đầu, một đòi hỏi tất yếu và tự thân của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay. Điều này được cụ thể hoá trên các phương diện sau đây:

Một là, lý luận và thực tiễn trên thế giới đã khẳng định một nguyên tắc: Thực hiện ASXH là trách nhiệm xã hội của mọi nhà nước. Về mặt lý luận, “Nhà nước là một yếu tố cấu thành xã hội, đồng thời cũng là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất trong quản lý và điều hành sự tồn tại, phát triển xã hội. Đây chính là vai trò, chức năng xã hội, đồng thời cũng là trách nhiệm xã hội của nhà nước tức điều mà Nhà nước phải làm, phải gánh vác, hoặc nhận lấy về mình” (9, tr. 34). Khi nghiên cứu các mô hình nhà nước ở phương Đông, Anghen thấy rằng, Nhà nước ở phương Đông là tổ chức đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong công cuộc chế ngự thiên nhiên và chống xâm lấn. Nhà nước xuất hiện ở đây như là một tổ chức đại diện cho cộng đồng. Luận điểm này cho thấy từ nguồn gốc và trong truyền thống Nhà nước ở phương Đông ra đời và tồn tại chủ yếu dựa trên nền tảng là tổ chức và quản lý xã hội. Truyền thống của Nhà nước ở phương Đông đã sớm nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của Nhà nước. Nằm trong truyền thống phương Đông, lịch sử Việt Nam cho thấy, các triều đại phong kiến không ngừng duy trì và phát triển truyền thống đó. Xét theo quan điểm hiện đại hơn, trách nhiệm xã hội của Nhà nước thể hiện trước hết với tư cách là một cơ quan công quyền của nhà nước pháp quyền. Trách nhiệm xã hội của cơ quan công quyền trong điều kiện nhà nước pháp quyền thể hiện ở chỗ thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, điều hòa các mối quan hệ xã hội và là cơ quan giải quyết các vấn đề chung. Trong xã hội hiện đại, nhà nước pháp quyền, tự do càng mở rộng thì trách nhiệm xã hội càng cao và chặt chẽ. Sự can thiệp sâu, cụ thể của Nhà nước vào hoạt động của xã hội và đời sống cá nhân được hạn chế lại, song vai trò và trách nhiệm xã hội của Nhà nước lại càng gia tăng với tư cách là tổ chức công quyền.

Ở khía cạnh thực tiễn, ASXH được xác định như là một phần trách nhiệm xã hội trong hoạt động của Nhà nước đã có lịch sử ra đời và phát triển ở châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII. “ASXH xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước trước những nhóm dân cư, cộng đồng người bị rủi ro, thiệt thòi vì một lý do nào đó. Mô hình ASXH đầu tiên ra đời cách đây khoảng 200 năm ở châu Âu với nhiều nỗ lực của Nhà nước Phổ nhằm khắc phục những bất bình đẳng trong thu nhập, điều hòa rủi ro, tạo điều kiện cho nhóm dân cư nghèo được thụ hưởng những điều kiện tối thiểu. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng đã thúc đẩy lĩnh vực lĩnh vực an sinh xã hội phát triển” (6, tr. 41). Thực tiễn thế giới hiện nay cho thấy, một trong những quá trình gây nhiều biến đổi lớn lao và mạnh mẽ của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay chính là quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. Đây chính là bối cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến các kịch bản phát triển của mọi quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn thế giới, và làm biến đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của các nước. Dưới tác động của toàn cầu hóa, nhiều vấn đề về trách nhiệm xã hội của nhà nước biến đổi, vai trò của Nhà nước đối với xã hội cũng biến đổi theo. Sự khủng hoảng của tài chính toàn cầu gần đây cho thấy chủ nghĩa tự do, học thuyết trung tâm của quá trình toàn cầu hóa đã được đẩy đến cực đoan và gây ra những hậu quả nặng nề cho kinh tế thế giới. Chủ trương nhà nước tối thiểu và đi kèm với nó là trách nhiệm xã hội nhà nước tối thiểu đã bị phá sản. Trong bối cảnh đó, an sinh xã hội là vấn đề được nhiều chính phủ thực thi như là một phần quan trọng trong thực thi các quyết sách chính trị của mình.

Hai là, thực hiện ASXH là một mục tiêu cơ bản để hiện thực hoá mục tiêu lý tưởng của Đảng, tiêu chí cơ bản để đánh giá bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam. Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của gia cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”; Hiến pháp Việt Nam 1992 khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Những điều này chỉ thực sự trở thành hiện thực và trước tiên khi Đảng và Nhà nước đảm bảo được mục tiêu an sinh cho toàn xã hội. Cũng theo hướng tiếp cận này, tác giả Hoàng Chí Bảo đã cụ thể hóa hơn vấn đề ASXH trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tác giả cho rằng, ASXH ở Việt Nam có thể hiểu theo các lớp nghĩa sau đây: “(1) ASXH như một mục tiêu của phát triển xã hội, thể hiện bản chất nhân đạo và nhân văn của chế độ XHCN; (2) ASXH như một nhân tố điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội; (3) ASXH như một tiêu chí của tiến bộ xã hội, của bình đẳng và công bằng xã hội; (4) ASXH như một lĩnh vực của quản lý xã hội được thực hiện bởi chính sách, thể chế luật pháp, cơ chế đảm bảo; (5) ASXH như một phức hợp các vấn đề liên quan trực tiếp tới cuộc sống và chất lượng sống của con người, thể hiện ở lợi ích và nhu cầu hằng ngày để tồn tại và phát triển; ở quyền sống và làm chủ cuộc sống, ở quyền có những đảm bảo xã hội để duy trì cuộc sống và phát triển” (2, tr. 39). Trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và những diễn biến bất lợi về phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước càng phải quyết tâm chính trị cao hơn và tạo ra các nguồn lực cần thiết đáp ứng đòi hỏi nhu cầu an sinh xã hội ngày một gia tăng của đất nước.

Ba là, đề cao việc thực hiện ASXH là một kinh nghiệm quý báu được Đảng và Nhà nước rút ra trong tiến trình đổi mới đất nước: Đó là, tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Đặc biệt, “sự nhận thức mới về chính sách xã hội, sự gắn kết kinh tế với xã hội, chính sách kinh tế với chính sách xã hội cũng từng bước được hình thành. Lý luận đổi mới ở Việt Nam đã đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển, coi con người là mục tiêu và động lực của phát triển, của đổi mới. Nhân tố con người là quan trọng và quyết định nhất, nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, con người là tài nguyên quý hiếm, “vốn người”, “tư bản người” là nguồn vốn xã hội quan trọng bậc nhất, quyết định phát triển bền vững. Thực hiện công bằng xã hội không chỉ trong phân phối lợi ích mà sâu xa hơn là đảm bảo công bằng, bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Đó là cơ sở lý luận quan trọng nhất để giải quyết ASXH vì mục tiêu phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng” (2, tr. 41).

Bốn là, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững không phải là mục tiêu dễ dàng thực hiện. Từ cuối năm 2007 cho đến nay, do những vấn đề đã tích tụ từ nhiều năm trước, cộng với những diễn biến không thuận của nền kinh tế thế giới, hậu quả ngày càng rõ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cho nên tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta đã bộc lộ những nhân tố bất ổn. Trong năm 2008, mặc dù tăng trưởng GDP không quá thấp so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên tốc độ lạm phát vẫn còn trên 20%. Trong khi chúng ta đang phải chống lạm phát, thì nguy cơ giảm phát lại tiếp tục đe dọa. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế lại tác động đến Việt Nam do nền kinh tế Việt Nam đang cần phải đẩy mạnh những hoạt động xuất khẩu. Tình trạng mất việc làm và thu nhập thấp sẽ tác động xấu đến những người làm công ăn lương. Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với việc người dân mất đi khoảng trên 20% thu nhập và một số hộ cận nghèo mới sẽ bổ sung vào danh sách số hộ nghèo. Hơn nữa, những năm gần đây sự thay đổi thời tiết bất thường thiên tai, bệnh dịch luôn rình rập làm cho đời sống xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường biến động… là những thảm họa ngày càng nghiêm trọng và mở rộng đối tượng chịu tác động. Hội nhập kinh tế, vào WTO đã mang lại những lợi ích về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những lợi ích của sự phát triển này đang có xu hướng phân bổ không đồng đều giữa cả các vùng, miền và cơ cấu giai cấp xã hội. Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) được công bố gần đây cho thấy, nhóm 20% người giàu nhất của đất nước đang có mức chênh lệch về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ gấp 6 lần so với nhóm 20% nghèo nhất. Trong khi các hộ gia đình trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong đó nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%; những người sống ở đô thị hưởng nhiều chính sách ASXH hơn những người sống ở nông thôn. Khi gia nhập WTO, buộc chúng ta phải điều chỉnh và thực thi hệ thống chính sách pháp luật ngày càng phù hợp so với chuẩn mực thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự điều chỉnh này đang có những bất cập nhất định. Chẳng hạn, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Lao động… dường như đang có xu hướng thiên về bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, ưu tiên cho tăng trưởng nhiều hơn là chú ý phát triển bền vững và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động, của người nông dân. Lộ trình thực hiện cam kết của gia nhập WTO, Việt Nam cần phải thực hiện giáo dục, y tế là các ngành kinh tế dịch vụ và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong khi đó, nhu cầu xã hội và sự phát triển kinh tế đang ngày càng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng các lĩnh vực quan trọng y tế và giáo dục, đặc biệt khi đất nước đang vươn lên một nước có vị thế thu nhập trung bình… Thực tiễn này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tăng cường thực hiện ASXH, nhất là đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Đánh giá vai trò, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thực hiện ASXH trong những năm qua cho thấy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với uy tín của Đảng và Nhà nước, từ vận mệnh phát triển của quốc gia, dân tộc cho đến từng cộng đồng xã hội, gia đình và cá nhân. Mặc dù còn nhiều khó khăn hạn chế, tuy nhiên trước sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự nỗ thực hiện của Chính phủ và xã hội, bước đầu nhiều nguồn lực được huy động tham gia trực tiếp vào việc phát triển hệ thống ASXH của đất nước, qua đó đã thu được nhiều kết quả, nâng cao khả năng và mức độ thụ hưởng các lợi ích từ ASXH cho các đối tượng dân cư. Một trong những đối tượng nhận được sự ưu tiên của Nhà nước trong các chính sách ASXH chính là khu vực nông thôn, vùng miền núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Nông thôn nước ta có 73% dân số đang sinh sống, luôn là địa bàn chiến lược của cả nước. Do vậy, thực hiện tốt chính sách ASXH đối với khu vực này sẽ bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện hàng loạt chính sách ASXH đối với khu vực nông thông như: chính sách việc làm và tăng thu nhập cho nông dân; chính sách xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đối với nông thôn và nông dân; chính sách BHXH đối với nông dân; chính sách bảo trợ xã hội; chính sách cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với nông dân. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương riêng để gắn kết, lồng ghép vấn đề ASXH đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để huy động tốt các nguồn lực thực hiện an sinh xã hội, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, tạo cơ sở dư luận xã hội, môi trường văn hóa cần thiết, huy động những nguồn lực của Nhà nước để đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút rộng rãi các nguồn lực trong và ngoài nước, của các cơ quan, tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội trợ giúp nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân, cộng đồng, tổ chức tham gia, phát triển các hình thức tự nguyện, nhân đạo trong việc nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ trợ giúp không vì mục tiêu lợi nhuận; giảm dần khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các nhóm dân cư. Cùng với đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, Nhà nước tăng dần tỷ lệ tương xứng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa thể thao và các vấn đề xã hội khác. Nhà nước đã tạo ra nhiều cơ hội và các điều kiện cho các thành viên trong xã hội, khuyến khích họ tích cực, chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân và tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Việc xã hội hóa các dịch vụ xã hội là quan trọng, nhưng Nhà nước luôn tính toán đến việc đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương mặc dù việc này còn có nhiều hạn chế. Để hạn chế những mặt tiêu cực do quá trình hội nhập kinh tế và tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO, khủng hoảng kinh tế, Nhà nước đảm bảo việc xây dựng một mạng lưới ASXH, đảm bảo cho mọi người có một cuộc sống an toàn. Nhà nước đang cố gắng xây dựng hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt (bao gồm: hệ thống BHXH (bắt đầu từ 01/01/2009, bảo hiểm thất nghiệp chính thức có hiệu lực); thị trường lao động tích cực và chủ động; trợ giúp xã hội; chương trình giảm nghèo...) và có thể hỗ trợ lẫn nhau. Trước tình hình lạm phát tăng cao, ngay từ đầu năm 2008 Chính phủ đã quy định tăng 20% mức lương tối thiểu cho người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; quy định về điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Riêng đối với người lao động đã qua học nghề, mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; điều chỉnh tăng lương 20% cho người hưởng lương hưu và người hưởng trợ cấp BHXH; điều chỉnh trợ cấp tăng lên 20% so với mức chuẩn hiện hành đối với người có công...

Từ những vấn đề như vừa phân tích cho thấy, thực hiện ASXH là trách nhiệm xã hội tất yếu và hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. ASXH là mục tiêu, thước đo quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu lý tưởng của Đảng và thể hiện vai trò, trách nhiệm xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện nay. Có thể nói, bảo đảm ASXH được xác lập như là một quyền cơ bản của con người, mức độ bảo đảm an sinh là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia dân tộc. Do vậy, thực hiện ASXH là vì sự phát triển, là yếu tố của phát triển, cho nên đầu tư cho chính sách ASXH cũng chính là đầu tư cho phát triển. Hệ thống ASXH ở Việt Nam đang từng bước trực tiếp hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phấn đấu là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro