An toan lao dong - C2 - Bao ho lao dong o VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                         CHƯƠNG 2 .

 

               CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .

 

                                ß1. ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH VỀ

 

                   BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC .

 

Từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay đii đôi với cải thiện đời sống của nhân dân LĐ , Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động . Được thể hiện ở các điểm sau :

 

+ Ban hành các chính sách bảo hộ LĐ , nó là cơ Sử pháp luật để mọi người , mọi cấp , ngành chỉ đạo và thực hiện . Các chính sách đó như : quy định thời gian làm việc 8h , chế độ lương , phụ cấp , nghỉ phép năm .v.v.

 

+ Hòa bìnhlập lại ngày 16-12 –1964 : Chính phủ ban hành nghị định 181- CP điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động , ngoài ra còn nhiều thông tư chỉ thị khác hướng dẫn thực hiện về bảo hộ LĐ , có cán bộ chuyên trách về bảo hộ LĐ : KTATLĐ , thanh tra , kiểm tra , điều tra tai nạn .

 

+ Trong thời kỳ khỏng chiến chống Mỹ : năm 1967 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra quyết số 161 và nghị định số 103 về công tác BHLĐ trong thời chiến .

 

+ Sau khi miền nam được giải phóng , đất nước thống nhất , xây dựng CNXH trên toàn quốc Hội đồng nhà nước đó ban hành một loạt các chỉ thị thông tư như : pháp lệnh BHLĐ 9/1991 , thông tư liên bộ 17/ TT – LB ngày 26-12- 1991 . Ngày 23-6-1994 quốc hội thông qua bộ luật LĐ của nước CHXHCNVN  được nêu rõ :

 

Người LĐ có trách nhịêm , quyền lợi trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ , an

 

toàn LĐ , vệ sinh LĐ . Mọi tổ chức kinh tế XH phải tuân theo pháp luật về ATVSLĐ , trong đó đặc biệt quan tâm tới LĐ nữ , và các đối tượng LĐ vị thành niên .

 

Phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức , cho các cấp lãnh đạo một cách rõ ràng để thực hiện :

 

@ Trách nhiệm tổ chức cơ Sử :

 

+ Nắm vững pháp lệnh về BHLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật này , phổ biến cho mọi người hiểu rõ .

 

+ Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người LĐ .

 

+ Thực hiện chế độ khám tuyển , khám định kỳ theo dõi tình hình sức khoẻ của CBCNV trong các công ty xí nghiệp . 

 

@ Trách nhiệm của cơ quan cấp trên  :

 

+ Hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành tốt luật BHLĐ .

 

+ Ban hành các chỉ thị , hướng dẫn cụ thể về công tác BHLĐ .

 

+ Tổng kết , đánh giá về quá trình thực hiện luật BHLĐ .

 

+ Tổ chức bố trí cán bộ , phân cấp QL thực hiện tốt luật BHLĐ .

 

@ Trách nhiệm của tổ chức công đoàn  :

 

+ Thay mặt người LĐ ký thoả thuận với người sử dụng LĐ tất cả các biện phảp cải thiện điều kiện làm việc , đảm bảo an toàn LĐ .

 

+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ của cơ quan và tuyên truyền , giáo dục , đôn đốc việc thực hiện luật BHLĐ của cán bộ và công nhân LĐ .

 

+ Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH trong lĩnh vực BHLĐ .

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro