An toan lao dong Full

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                        CHƯƠNG 12

KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGỪA TAI NẠN NGÃ CAO TRONG  XÂY DỰNG .

                               ß1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN NGÃ CAO

1.Các trường hợp ngã cao

Các trường hợp ngã cao xảy ra thường rất đa dạng , qua nghiên cứu có thể rút ra được những nhận xét sau ;

- Tai nạn ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây , lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , lắp đặt cốt thép , đổ bê tông , lắp ghép kết cấu xây dựng và thiết bị , công tác hoàn thiện .v.v .

-Ngã cao thường xảy ra khi CN làm việc ở xung quanh chu vi công trình , hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình ( côngxôn , lan can ) , ngã cao khi làm việc trên mái , nhất là mái dốc , mái lợp bằng VL ròn dễ vỡ ( ngói , phibrô xi măng )

-Ngã cao xảy ra ở các vị trí khi CN đi tới nơi làm việc ( leo trèo trên tường , trên các kết cấu lắp ráp , trên dàn giáo , trên dầm .v.v. ) . Ngã khi đứng làm việc trên thang , ngã khi sàn thao tác bị đổ , gãy . Ngã khi làm việc ở vị trí chênh vênh không đeo dây an toàn .

-Ngã cao không chỉ xảy ra với công trình lớn mà còn xảy ra khi thi công các công trình nhỏ , phân tán .

-Ngã cao ở các độ cao khác nhau  : 5m – 23,5 % , 5 – 10 m – 25,8 % , trên 10m – 51,6 % .

1.Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao

a.     Nguyên nhân về tổ chức :

-Bổ trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao , sức khoẻ không đảm bảo ( phụ nữ có thai , người có bệnh tim , huyết áp , tai điếc , mắt kém .v.v ) , công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trình kỹ thuật , kỷ luật LĐ và nội quy an toàn lao động .

-Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn .

-Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt , dây an toàn .

b.     Nguyên nhân về kỹ thuật :

-Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như các loại thang , các loại dàn giáo  ( giáo ghế , giáo cao , giáo treo … ) để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong quá trình thi công trên cao .

-Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo an toàn gay ra sự cố tai nạn , do những sai sót đã vi phạm mang tính riêng biệt hoặc trung hợp của 4 khâu :  thiết kế , chế tạo , dựng lắp , tháo dỡ , sử dụng .

          @ Nguyên nhân do sai sót thiết kế :  Xác định sư đồ tải trọng tính toán không đúng với điều kiện làm việc thực tế . Các chi tiết cấu tạo và liên kết không phù hợp với khả năng gia công chế tạo .

@ Sai sót do gia công chế tạo :  Vật liệu sử dụng kém chất lượng , gia công không chính xác theo kích thước thiết kế , liên kết kết cấu không đảm bảo .

@ Sai sót trong dựng lắp , tháo dỡ : Không đúng kích thước khoảng cách theo thiết kế  ( các cột theo 2 phương dọc ngang , chiều cao giữa các tầng  ) . Cột dàn dáo đặt nghiêng gây lệch tâm tải trọng thẳng đứng dẫn tới vượt quá trị số ứng suất cho phép ; không bố trí đủ các điểm neo dàn giáo vào công trình ; dàn giáo đặt trên nền đất yếu gây ra lún ; khi dựng lắp dàn giáo CN không mang dây an toàn ; vi phạm trình tự lắp và tháo dỡ .

@ Vi phạm trong quá trình sử dụng dàn giáo :  Chất VL quá nhiều , tập trung đông người trên sàn công tác gây quá tải . Không thường xuyên kiểm tra tình trạng dàn giáo để sửa chữa , thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng .

        ß 2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.     Hạn chế , giảm công việc làm trên cao

Cần nghiên cứu thay đổi biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng , nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành thi công ở dưới thấp . Có thể nêu một số biện pháp cụ thể sau :

 a. Nâng cao chất lượng sản xuất , gia công các cấu kiện lắp ghép .

+ Bảo đảm kích thước các sản phẩm chế tạo chính xác để tránh phải đục , đẽo , kê kích cấu kiện ở trên cao trong quá trình cẩu lắp chúng vào vị trí thiết kế . 

+ Xử lý cấu kiện cho hoàn chỉnh ở bên dưới trước khi cẩu lắp kết cấu : đục ba via , xử lý mặt bê tông rỗ , tấy ri , sơn các chi tiết kết cấu .

          b. Nghiên cứu thay đổi mối liên kết ướt bằng mối liên kết khô trong các công trình lắp ghép KCBTCT đúc sẵn . Như vậy sẽ tránh được khâu lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , đổ bê tông ở trên cao .

          Tổ hợp ván khuôn cốt thép thành các linh kiện , bán thành phẩm , dùng cần trục cẩu lắp vào vị trí thiết kế . Như vậy công nhân sẽ chỉ thực hiện các công tác trên phần lớn ở dưới đất .

c.ứng dụng các thiết bị treo buộc có khoá bán tự động để tháo dỡ kết cấu ra khỏi móc cẩu nhanh chóng , công nhân có thể đứng dưới đất , an toàn hơn .

d.Tổ chức thi công hợp lý sao cho công nhân thay đổi vị trí làm việc ít nhất trong một ca khi làm việc ở trên cao . Hạn chế tai nạn .

Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa tích cực theo phương châm “ Muốn tránh ngã cao thì hạn chế làm việc trên cao “ .

2./ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn , phòng ngừa ngã cao :

a./ Biện pháp tổ chức

+ Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn ( Sức khoẻ , huấn luyện an toàn lao động ) .

+ Thường xuyên kiểm tra , giám sát ATLĐ trên cao .

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân ( quần áo , dày dép , mũ , dây an toàn .v.v.)

b./ Biện pháp kỹ thuật :

+ Trang bị các phương tiện làm việc trên cao đảm bảo ATLĐ ( thang , ghế , giáo , sàn công tác , giáo treo )

+ Thực hiện các biện pháp phồng ngừa ngã cao cụ thể từng trường hợp .

                   ß 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.     Biện pháp tổ chức :

a./ Yêu cầu đối với người làm việc trên cao :    

@ Tuổi , sức khoẻ :

+ Tuổi từ 18 trở lên .

+ Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do y tế cấp .

+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm .

+ Phụ nữ có thai , bệnh tim , điếc , mắt kém , không được làm việc trên cao .

+ Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ   ( Giám đốc xác nhận  ).

+ Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân .

+ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật LĐ .

+ Nhất thiết phải mang dây an toàn tại những nơi quy định .

+ Cấm đùa nghịch khi đang làm việc ở trên cao , leo trèo qua lan can an toàn .

+ Không được đi dép lê , đi guốc khi LV ở trên cao .

+ Trước và trong khi làm việc ở trên cao : không được uống rượu bia , hút thuốc lào .

+ Công nhân phải có túi cá nhân đựng đồ nghề , cấm vứt , ném dụng cụ đồ nghề , hoặc bất cứ thứ gì từ trên cao xuống .

+ Lúc tối trời , mưa to , dông bão , gió từ cấp 5 trở lên không được làm việc trên giáo cao , ống khói , đài nước , tháp , trụ , dầm cầu .v.v.

b./ Thực hiện giám sát , kiểm tra ATLĐ khi làm việc trên cao

+ Cán bộ Kỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên ATLĐ .

+ Trước khi làm việc phải kiểm tra AT vị trí làm việc của công mhân : dàn giáo , sàn  công tác , thang , lan can .v.v.

+ Kiểm tra phương tiện ATLĐ : dây an toàn , mũ  , dầy dép .v.v. Khi thấy hư hỏng phải sửa chữa ngay hoặc dừng làm việc .

+ Khi đã nhắc nhở mà công nhân không thực hiện , vẫn vi phạm thì phải kỷ luật : phê bình , cảnh cáo , chuyển sang làm việc ở công tác khác .v.v.

2./ Biện pháp kỹ thuật :

a./ Yêu cầu chung khi làm việc trên cao :

+ Tuỳ theo dạng công tác mà chọn dàn giáo cho phù hợp .

+ Nơi nào không có sàn công tác , dàn giáo , hoặc không có lan can , phải trang bị dây an toàn .

+ Đảm bảo cho CN lên xuống giữa các tầng nhà , các sàn công tác an toàn , phải cố thang lên xuống .

+ Mặt sàn công tác không được trơn trượt , phải tạo độ nhám cho mặt sàn công tác .

b./ Yêu cầu đối với phương tiện LV trên cao :

@ Yêu cầu chung :

+ Để AT phải có dàn giáo ( thang , dáo ghế , dáo treo , sàn treo , giáo cao .v.v.) tạo cho CN chỗ làm việc thuận lợi . Nên sử dụng dàn giáo định hình chế tạo sẵn

@ Dàn giáo phải đáp ứng yêu cầu :

+ Vững chắc , không trơn trượt , khe hở < 10mm .

+ Sàn công tác ở độ cao  1,5m so với mặt nền , mạt sàn phải có lan can an toàn , lan can cao cao  1m , phải có 2 thanh ngang .

+ Lên xuống giữa các tầng giáo khi cao   12m có thể dùng thang tựa , cao  12m phải dùng lồng cầu thang riêng .

+ Với các giáo cao phải có hệ thống chống sét .

+ Cấm không tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang góc > 700 và < 450 . Khi đặt thang trái với quy định trên phải có người giữ thang và chân thang phải chèn chắc chắn .

+ Chân giáo phải kê ván lót chống lún , trượt , không kê bằng gạch đá bỗ vụn .

+ Giáo cao phải được neo chắc chắn vào công trình , không neo dàn giáo vào bộ phận công trình kém ổn định .

+ Ván lát sàn công tác dày   3cm không mối mọt , phải khít .

+ Các lỗ hổng ở sàn công tác phải có lan can bảo vệ 3 phía , giữa sàn công tác và công trình để khe hở < 5cm .

                      ß 4.  BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO

                          TRONG MỘT SỐ DẠNG CÔNG TÁC .

1./ Công tác xếp dỡ , vận chuyển  :

+ Nên dùng cơ giới hoá trong công tác xếp dỡ hàng hoá .

+ Không xếp bất kỳ vật gì vào các bộ phận công trình chưa ổn định , không xếp quá tải trọng cho phép đã chỉ dẫn .

+ Đường đi lại , vận chuyển trên sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao   1m , chắc chắn .

+ Cấm vận chuyển hàng bằng xe đẩy hoặc cáng trên cầu thang hoặc thang dốc .

+ Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển .

+ Công nhân đón VL trên cao phải đeo dây an toàn .

2./ Công tác xây , trát  :

+ Trước khi xây tường phải xem xét lại tình trạng móng , phần tường đã xây trước , kiểm tra việc xắp xếp VL trên sàn công tác .

+ Khi xây chiều cao  1,5m phải bắc giáo xây .  Khi dàn giáo cao  2m phải chuyển VL bằng cẩu chuyển . Cấm vẩn chuyển gạch bằng tung , ném lên cao  2m .

+ Cấm không đứng trên tường xây để xây , đi lại trên mặt tường , đứng trên mái để xây . Cấm tựa thang vào tường gạch mới xây để lên xuống .

+ Cấm xây tường cao quá hai tầng nhà khi chưa có sàn bên dưới hoặc sàn tạm .

+ Lanh tô , ô văng và các cấu kiện đúc sẵn phải đặt và cố định theo đúng thiết kế thi công .

+ Khi xây ống khói cao  3m phải có sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ  ( 2 – 3 ) m .

+ Khi trát ở trên cao đồng thời ở hai hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian .

3./ Công tác bê tông cốt thép :

a./ Công tác ván khuôn :

+ Ván khuôn , cột chống , dàn giáo phải theo đúng yêu cầu TKTC.

+ Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng , phải cố định chắc chắn tầng dưới mới lắp tiếp tầng trên .

+ Cần trục vận chuyển lên cao tránh không được va chạm vào các kết cấu ván khuôn  đã lắp dựng

+ Lắp dựng ván khuôn  treo ,ván khuôn  tự mang công nhân phải đeo dây an toàn

+ Lắp dựng hệ thống ván khuôn cho kết cấu vòm vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ

+ Hệ thống ván khuôn treo phải được liên kết vào các kết cấu đã ổn định chắc chắn và bền vững ,ván khuôn không chuyển vị đu đưa .

+ Trước khi đổ bê tông phải kiềm tra tình trạng của ván khuôn , nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay .

Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc , thiết bị nâng .v.v .

b./ Cốt thép

Lắp dựng cốt thép trên cao , cốt thép dầm , tường , vách ngăn độc lập phải có sàn công tác rộng ³ 0,8m bố trí ở một bên của ván khuôn .

+ Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn , bên dưới phải có rào ngăn , biển cấm .

+ Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván rộng  ³ 40 cm , cấm qua lại trực tiếp trên khung cốt thép .

+ Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép .

+ Khi cẩu chuyển các khung cốt thép , lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra mối hàn , mối buộc.

 c./ Bê tông 

+ Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật cần kiểm tra ván khuôn cốt thép đã lắp đặt kiểm tra ván khuôn dàn giáo – kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận .

+ Khi dùng cần trục chuyển vữa bê tông đến nơi đổ lúc tháo bê tông ra khoảng cách đáy thùng đựng đến nơi đổ  £ 1m.

+ Thi công bê tông kết cấu nghiêng  ³ 30 o công nhân phải có dây an toàn .

+ Khi đổ bê tông ở bộ phận k/c cao  ³ 1,5 m , ở trên sàn công tác phải có lan can , thành chắn bảo vệ .

+ Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ kỹ thuật cho phép ( BT đủ cường độ ổn định ) . Tháo dỡ ván khuôn phải theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế , luôn luôn đề phòng VK rơi hoặc dàn giáo , kết cấu chống đỡ bị sụp đổ .

+ Cấm chất ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn công tác , hay ném xuống từ trên cao , cần chuyển ngay xuống đất hay mặt sàn nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi quy định .

d./ Công tác làm mái :

+ Chỉ được làm các công việc trên mái sau khi kiểm tra kỹ tình trạng vì kèo , xà gồ , cầu phong litô..v...v...

+ Công nhân làm việc trên mái phải có dây an toàn – cần có thang gấp đặt qua bờ mái để đi lại an toàn khi dốc ³ 250 .

+ Xếp vật liệu , đồ nghề trên mái phải có biện pháp chống lăn , trượt theo mái dốc.

+ Cấm đi trực tiếp trên mái lợp phibrô XM hoặc BT bọt mà phải có ván lát.

+ Các tấm lợp xếp tới đâu phải liên kết vào vì kèo ( xà gồ ) ngay trước khi nghỉ việc .

+ Khi trời có sương mù , gió ³ cấp 6, mưa rào không làm việc trên mái.

e./ Công tác lắp ghép :

 * Yêu cầu chung :

           + Công tác lắp ghép cần tiến hành theo trình tự nhất định , phù hợp với thiết kế thi công lắp ghép từng bộ phận riêng biệt của ngôi nhà hay của công trình .

+ Công nhân làm việc trên cao phải đeo dây an toàn.

+ Khi lắp ghép , sử dụng các dụng cụ điện , hơi nén , cắt đục lỗ hàn .v.v. phải có sàn công tác .

+ Cấm mọi người đứng dưới cấu kiện đang lắp ghép hoặc trong phạm vi hoạt động của cần trục .

+ Trong quá trình lắp ghép phải đảm bảo cho người lái nhìn rõ các khâu móc , buộc vật cẩu , tuyến nâng hạ vật vào vụ trí lắp .

+ Trường hợp bị khuất phải có người chỉ huy tín hiệu .

+ Khi tiến hành cẩu lắp phải theo sự chỉ huy tín hiệu thống nhất . Các công nhân tham gia lắp phải nắm vững tín hiệu đó .

+ Trước khi nâng hạ vật phải kiểm tra lại vật cẩu dây treo , móc buộc , bộ phận gia cường đề phòng vật cẩu bị biến dạng bị rơi .

+ Trong quá trình lắp ghép cấu kiện có trọng lượng lớn phái có dây neo , hãm vật cẩu , không để đu đưa hoặc ba chạm .

+ Chọn thiết bị treo buộc kết cấu phù hợp với hình dạng , trọng lượng vật cẩu , khả năng tháo móc dễ dàng trong lắp ghép kết cấu .

+ Khi đang cẩu chuyển không được sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của vật cẩu .

+ Cấm bám vào vật cẩu khi cẩu chuyển .

+ Cấm đứng trên bộ phận kết cấu lắp ghép chưa cố định chắc chắn . Cấm với tay đón vật cẩu còn lơ lửng trên cao hoặc kéo vật cẩu khi còn lơ lửng .

+ Cấm xếp tạm vật cẩu lên sàn công tác vượt quá tải trọng cho phép của sàn .

+ Không ngừng việc khi chưa lắp kết cấu vào vị trí ổn định . Cấm để kết cấu treo lơ lửng . 

+ Chỉ lắp phần kết cấu bên trên khi đã cố định xong các bộ phận kết cấu của phần dưới theo quy định của thiết kế .

b./ Lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép  

+ Khi lắp ghép nhà khung , cố định tạm cột bằng khung dẫn , dây chằng , nêm . Chỉ được lắp các tấm sàn , tấm mái khi đã cố định chắc chắn các dầm , dàn đảm bảo ổn định và bền vững .

+ Khi thao tác móc cấu hoặc thao tác liên kết kết cấu phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Khi lắp ghép k/c tấm lớn phải dùng các thanh chống xiên , thanh giằng chéo , giằng ngang để cố định tạm cho kết cấu trước khi hàn chi tiết liên kết .

+ Chỉ được lắp ghép tầng sàn phía trên khi đã cố định chắc chắn tầng sàn phía dưới .

+ Các ban công , ô văng khi đã đặt đúng vị trí thiết kế phải cố định tạm bằng cột chống trước khi cố định hẳn . Khi thao tác cố định kết cấu này công nhân phải đeo dây an toàn .

c./ Lắp ghép kết cấu thép :

+ Trước khi lắp k/c thép công nhân phải được tâp dượt thành thạo thao tác và kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị .

+ Khi lắp ghép kết cấu thép kích thước lớn phải được gia cường bằng các giằng , chống , neo .v.v đảm bảo ổn định khi cẩu lắp .

+ Việc lắp ghép kết cấu thép phải tiến hành theo đúng trình tự thi công để đảm bảo ổn định bền vững của k/c trong tất cả các giai đoạn của lắp ghép phù hợp thiết kế kết cấu  và tổ chức thi công .

+ Các thanh giằng cố định tạm thời phải lắp cùng lúc với lắp kết cấu chính .

+ Khi hàn , tán đinh , vặn bu loong phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Đi lại từ dàn kèo này sang dàn kèo khác phải có sàn công tác rộng  ³ 50 cm . Có lan can bảo vệ cao ³ 1m .

+ Cấm đi lại trên các giằng chống gió , thanh chéo , xà gồ , thanh cánh thượng .v.v.

Chỉ đi lại trên thanh cánh hạ khi có dây cáp căng dọc theo dàn để móc dây an toàn .

@ Chỉ được tháo móc cẩu khỏi kết cấu lắp ghép khi đã liên kết theo yêu cầu sau :

+ Đối với cột có ít nhất 4 bu loong neo ở các phía  hoặc giữ  bằng dây neo , dây giằng

+ Đối với giàn kèo dùng dây giằng để giữ cho đến khi lắp xong các xà gồ , thanh giằng với các dàn đã lắp đặt và cố định trước đó .

+ Đối với dầm cầu chạy và dàn đỡ kèo cần lắp ngay các bu loong với số lượng ít nhất là  50 % bu  loong thiết kế , đẻ đảm bảo an toàn .

+ Đối với kết cấu tán đinh dùng bu loong với số lượng ít nhất là  20 % số lỗ theo chu vi .

+ Các thang treo kim loại phải có vòng cung bảo vệ bên ngoài cho công nhân lên xuống .

d/ Lắp ghép kết cấu gỗ

+ Chỉ được lắp ghép kết cấu gỗ  khi đã kiểm tra sửa chữa những khuyết tật phát sinh trong v/c – Cần  thiết phải xiết bu lông néo chỗ bị hỏng tránh kết cấu khỏi bị ép vỡ chỗ treo buộc hay lót đệm .

+ Khi cẩu kết cấu gỗ cần treo buộc đúng cách , chỉ tháo dỡ thiết bị treo buộc khi đã lắp kết cấu đúng vị trí và liên kết chắc chắn vào gối đỡ .

+ Với kết cấu dài , mảnh ( dàn kèo ) nên dùng đòn treo cứng tránh cho kết cấu bị cong vênh do mất ổn định .

+ Trước khi đóng rui mè , hệ giằng cố định vì kèo phải được chống đỡ tạm .

+ Công nhân làm trên cao phải có sàn công tác và đeo dây an toàn .

e/ An toàn khi tháo dỡ k/c

+ Tháo dỡ k/c  công trình phải thực hiện đúng thiết kế thi công .

+ Khi tháo dỡ kết cấu  phải có biện pháp phòng tránh các phần kết cấu thình lình sập đổ .

+ Cấm tiến hành tháo dỡ đồng thời kết cấu ở hai tầng trở lên trên cùng một phương đứng , khu vực tháo dỡ cần được ngăn chặn , treo biển báo nguy hiểm , cấm người qua lại ( không phận sự ) .

+ Tháo dỡ kết cấu cheo leo phải có thang hoặc giáo ghế , phải có biện pháp an toàn cụ thể . .

CHƯƠNG 13

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG ĐÀO HỐ SÂU

ß 1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN

Thi công đất thường có khối lượng lớn , tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra tai nạn . Có các nguyên nhân chủ yếu sau :

1./ Sụp đổ đất khi đào hố sâu ( < 3m ) , vì đào hố hào sâu thành thẳng đứng chiều sâu vượt quá giới hạn cho phép  không có gia cố .

+ Đào hố mái dốc không đủ ổn định .

+ Gia cố chống đỡ không đúng kỹ thuật , không ổn định , vi phạm quy tắc an toàn khi tháo dỡ hệ chống đỡ .

2./ Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống hố , hoặc đá lăn theo vách núi xuống người làm việc bên dưới .

3./ Người ngã khi làm việc ở mái dốc quá đứng do không đeo dây an toàn .

4./ Bị nhiễm  hơi độc ( CO2 , NH3 , CH4 ) xuất hiện bất ngờ ở hố sâu .

5./ Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi nổ mìn .

                         ß 2 . CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN

1./ Đảm bảo sự ổn định của hố đào

a./ Khi đào với thành thẳng đứng

Đất có độ ẩm tự nhiên , kết cấu không bị phá hoại , không có nước ngầm , chỉ cho phép đào thành thẳng đứng không cần gia cố với chiều sâu hố đào hạn chế theo quy phạm :

+ Đất cát và sỏi £ 1m .

+ Đất á cát  £ 1,25 m .

+ Đất á sét  và sét £ 1,5 m .

+ Đất cứng  £ 2 m .

+ Khi hố sâu > giới hạn trên phải đào theo mái dốc , dật cấp , phải chống đỡ v.v.v. theo các biện pháp kỹ thuật đã học .

@ Chiều sâu tới hạn của hố đào thành đứng có thể tính theo công thức của Xôcôlốp xki :

Trong đó :   Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                   Dụng trọng của đất  ( 2t/m 3 )

                     Góc ma sát nội của đất .

                   C  Lực dính kết của đất ( t/m  2 ) .

Hoặc có thể áp dụng công thức của Gs Sưtôvích :

Trong đó :   Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                   Dung trọng của đất  ( 2t/m 3 )

                   C  Trị số trung bình lực dính kết của đất ( t/m  2 ) .

                                    + Đất cát  :  C = 0,2

                                    + Đất lẫn thực vật  C = 0,5

                                    + Đất á cát  :  C = 1,5

                                    + Đất á sét  :  C = 5

                                    + Đất sét  :  C = 8,5

                  m Hệ số ổn định ( m = 1,5 – 3 )

2./ Biện pháp phòng ngừa người ngã :

+ Công nhân xuống phải có thang leo , cấm trèo trên các thanh văng chống .

+ Khi làm việc trên mái dốc có h > 3m  , > 45 o hoặc bề mặt mái dốc trơn trượt , độ dốc > 30 o công nhân phải đeo dây an toàn .

+ Hố đào phải có rào ngăn , ban đêm phải có đèn báo hiệu .

3./ Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc :

Trước khi CN xuống làm việc ở hố sâu , giếng khoan , đường hầm , phải kiểm tra không khí bằng đèn thợ mỏ ( VD : có khí CO 2 đèn lập loè và tắt , nếu có khí CH 4 thì đèn sẽ cháy sáng )

+ Khi phát hiện có khí độc dưới hố đào phải đình chỉ ngay công việc , tìm nguyên nhân và tìm biện pháp triệt nguồn phát sinh khí độc , giải toả đi bằng máy nén khí , bằng quạt .v.v. Nếu cần phải làm ở hố sâu thì phải mang mặt nạ phòng độc , bình dưỡng khí và phải cố người bên trên theo dõi hỗ trợ .

                                                   Phần IV

                         KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Chương 14

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÁY VÀ NỔ

ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC CHÁY

1.Điều kiện cháy :

Chất cháy :

          Hầu như tất cả các chất cháy ở thể rắn , lỏng , khí đều là các hợp chất hữu cơ gồm các thành phần chính là các bon ( C ) , hyđrô ( H ) và ô xy ( O ) .

          Thành phần các chất và tỷ lệ của chúng trong hợp chất ( hỗn hợp ) có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình bốc cháy ( tốc độ cháy ) .

Chất ôxy hoá :        Chất ô xy hoá có thể là không khí , ô xy nguyên chất , clo , flo , lưu huỳnh , các hợp chất mang ô xy,  kali pecmanganat ( KM nO4 ) ,     amôn nitrat

( NH4NO3 ) , kali clorat ( KClO3 ) , axit ntric ( HNO3 ) , đó là những chất trong điều kiện nung nóng sẽ thoát ra ô xy .

Chất ôxy hoá : Mồi gây cháy có thể là tia lửa trần , tia lửa điện , hồ quang điện , tia lửa sinh ra do ma sát va đập , những hạt than cháy đỏ . Chúng là những mồi lửa phát quang . Ngoài ra còn có những mồi gây cháy không phát quang hay còn gọi là mồi ẩn . Mồi gây cháy không phát quang : mồi ẩn có thể là nhiệt toả ra do các quá trình hoá học , sinh hoá , nén đoạn nhiệt , ma sát , hoặc do tiếp xúc với bề mặt nóng của thiết bị

Sự bắt cháy của hỗn hợp cháy chỉ có khả năng xảy ra khi lượng nhiệt cung cấp cho hỗn hợp cháy đủ để làm cho phản ứng cháy bắt đầu , tiếp tục và lan rộng ra . Như vậy không phải bất kỳ một mồi gây cháy nào cũng có thể gây cháy . Muốn gây cháy đòi hỏi mồi gây cháy phải có đủ năng lượng tối thiểu . Những mồi cháy khác nhau có nhiệt độ ngọn lửa cháy khác nhau .

Vd : Nhiệt độ ngọn lửa diêm  750 o  -  860 o , đèn dầu hoả 780 o – 1030 o , mẩu thuốc lá cháy đỏ là 700 o – 750 o .v.v.

1.Hình thức cháy :

Cháy hoàn toàn : Cháy hoàn toàn diễn ra khi có đủ lượng không khí , các sản phẩm tao ra không có khả năng tiếp tục cháy :

VD :                                C + O2  ® CO2

                                                2H2 + O2® 2H2O

                                                4P + 5O2® 2P2O5

Cháy không hoàn toàn :  Diễn ra khi thiếu không khí , các sản phẩm tạo ra  như  CO  , Axêton ( RCOR ) , Anđêhyt ( RCOH ) có tính độc và có khả năng tiếp tục cháy và nổ .

Chương 15

NGUYÊN NHÂN CÁC ĐÁM CHÁY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

ß.1. NGUYÊN NHÂN CÁC ĐÁM CHÁY

Trong SX và sinh hoạt luôn luôn có các chất cháy , ô xy trong không khí và mồi gây cháy. Tuy nhiên khả năng cháy chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện thích hợp .

Khi khả năng phát sinh ra cháy bị loại trừ  đó chính là các điều kiện an toàn chống cháy , tức là khi đó :

@ Thiếu một trong các điều kiện cần thiết cho sự cháy .

@ Tỷ lệ của chất cháy và ôxy trong hỗn hợp không nằm trong giới hạn cháy .

@ Mồi gây cháy không đủ công suất và thời gian tác động của nó không đủ để làm hỗn hợp bốc cháy .

Nguyên nhân các đám cháy có thể do vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy trong các khâu thiết kế , lắp đặt , vận hành , sử dụng , bảo quản thiết bị .v.v.

Sau đây là nguyên nhân các đám cháy thường xảy ra :

1.     Không thận trọng khi dùng lửa :

          @ Bố trí các quá trình sản xuất có lửa như hàn điện , hàn hơi , lò đốt , lò sấy , lò nung , lò nung chảy .v.v. ở môi trường không an toàn hoặc gần nơi có vật liệu cháy dưới khoảng cách an toàn .

          @ Dùng lửa để kiểm tra sự dò rỉ hơi khí cháy hoặc xem xét các chất lỏng dễ cháy trong các đường ống , bình chứa .

          @ Bỏ không theo dõi bếp đun ga , dầu , than củi , rơm rạ .v.v. nấu nướng với ngọn lửa quá to làm bốc tạt ngọn lửa cháy lan sang các vật xung quanh .

          @ Hong , sấy vật liệu , đồ dùng , quần áo , giấy tờ trên các bếp than , bếp điện .

          @ Ném vứt tàn  đóm , tàn diêm , thuốc lá cháy dở vào nơi có vật liệu cháy như rơm , rác , vỏ bào mùn cưa .v.v hoặc nơi cấm lửa .

          @ Đốt củi nương rẫy làm cháy rừng .

          @ Do đốt pháo , trẻ em nghịch lửa .

2.     Sử dụng , dự trữ , bảo quản nguyên vật liệu , nhiên liệu , vật liệu không đúng :

@ Các chất khí , lỏng cháy , các chất rắn có khả năng tự cháy trong không khí ( phốt pho trắng ) không chứa đựng trong bình kín .

@ Xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần nhau giữa các chất có khả năng gây phản ứng hoá học toả nhiệt khi tiếp xúc ( dây dầu mỡ vào van bình ôxy ) .

@ Bố trí , xếp đặt các bình chứa khí ở gần những nơi có nhiệt độ cao ( bếp , lò ) hoặc phơi ngoài nắng to có thể gây cháy , nổ .

@ Vôi sống để ở nơi ẩm ướt , hắt , dột bị nóng lên đến nhiệt độ cao gây cháy các vật tiếp xúc .

3.     Cháy xảy ra do điện :

@ Quá tải do sử dụng thiết bị điện không đúng với điện áp quy định , chọn tiết diện dây dẫn , cầu chì không đúng với công xuất phụ tải , ngắn mạch do chập điện . Khi quá tải , thiết bị bị đốt quá nónglàm bốc cháy hỗn hợp cháy bên trong , cháy chất cách điện , vỏ bị quá nóng làm cháy bụi bám vào hoặc cháy vật tiếp xúc .

@ Do tiếp xúc không tốt ở mối nối dây , ổ cắm , cầu dao .v.v. phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ trong môi trường cháy nổ .

@ Lãng quên khi sử dụng các thiết bị sinh hoạt như bếp điện , bàn là , que đun nước gây cháy các dụng cụ bên cạnh và cháy lan sang công trình .

4.     Cháy do ma sát , va đập :

Cắt , tiện , phay bào , mài rũa , đục đẽo .v.v. .. do ma sát va đập biến cơ năng thành nhiệt năng . Dùng que sắt cậy nắp thùng xăng gây phát sinh tia lửa làm xăng bốc cháy

5.     Cháy do tĩnh điện :

Tĩnh điện phát sinh có thể do đai chuyền ( curoa ) ma sát lên bánh quay , khi chuyên rót , vận chuyển các chất lỏng không dẫn điện trong các thùng ( stec ) đường ống bằng kim loại bị cách ly với đất , khi vận chuyển các hỗn hợp bụi không khí trong đường ống .v.v. Do vậy các ôtô stec chở xăng phải có dây xích sắt thả quệt xuống đất để đề phòng tĩnh điện . 

                                 ß. 2 . CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG  CHÁY

1.     Biện pháp ngăn  ngừa không cho đám cháy xảy ra :

a . Biện pháp về tổ chức :

Tuyên truyền , giáo dục , vận động CBCNVvà toàn dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của nhà nước , điều lệ nội quy an toàn phòng cháy bằng các hình thức như nói chuyện , huấn luyện , chiếu phim triển lãm về phòng cháy và chữa cháy .

b . Biện pháp về kỹ thuật :

Áp dụng đúng đắn các tiêu chuẩn , quy phạm về phòng cháy khi thiết kế , xây dựng  nhà cửa và lắp đặt các thiết bị công nghệ phòng và các thiết bị vệ sinh công nghiệp ( thông gió , chiếu sáng , hút thải hơi khí độc .v.v. )

c. Biện pháp an toàn về vận hành :

Sử dụng bảo quản thiết bị máy móc , nhà cửa công trình , nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu trong SX và trong sinh hoạt không để phát sinh cháy .

c.      Các biện pháp nghiêm cấm  :

Cấm dùng lửa , cấm đánh diêm , cấm hút thuốc ở những nơi cấm lửa hoặc gần chất cháy . Cấm hàn điện hàn hơi ở các phòng cấm lửa . Cấm tích nhiều nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu .v.v. và các chất dễ phát sinh cháy .

2.     Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng  :

Biện pháp này chủ yếu là thuộc về thiết kế quy hoạch , kiến trúc , kết cấu trong xây dựng : phân vùng xây dựng , phân nhóm nhà cửa , công trình theo đúng mức độ nguy hiểm cháy trong khu vực nhà máy , XN , khu dân cư .

VD : Công trình có nguy cư cháy nổ bố trí cuối hướng gió , ở chỗ thấp , cuối dòng chảy của sông ... sử dụng VL không cháy , khó cháy ; bảo đảm khoảng cách chống cháy ; trồng cây xanh ; đắp đê ngăn cách .

3.     Biện pháp thoát người và cứu tài sản :

Bố trí đúng đắn các lỗ cửa , cửa , đường thoát người ; làm cầu thang thoát người bên ngoài , bố trí đúng đắn các thiết bị máy móc trong gian SX , đồ đạc , giường tủ trong nhà ở , có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của đám cháy đến quá trình thoát người như hành lang , cầu thang chống khói , đường thoát , bố trí ánh sáng trên đường thoát , lối đi .

4.     Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả :

Bảo đảm hệ thống báo cháy nhanh và chính xác , hệ thống báo cháy tự dộng , hệ thống thông tin liên lạc nhanh .Tổ chức các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và thành thạo nghiệp vụ , luôn luôn sãn sàng ứng phó kịp thời khi có hoả hoạn .

+ Thường xuyên đảm bảo có đầy đủ các phương tiện và dụng cụ chữa cháy , các nguồn nước dự trữ tự nhiên hay bể nước chứa dự trữ .

+ Đảm bảo đường xá đủ rộng để xe chữa cháy có thể đến gần đám cháy , đến các nguồn nước .   

Chương 16

CÁC CHẤT CHỮA CHÁY , DỤNG CỤ , PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY

ß.1. CÁC CHẤT CHỮA CHÁY

Các chất chữa cháy có nhiều loại khác nhau : ở thể lỏng ( nước , dung dịch nước muối ), thể khí hoặc bọt khí . Mỗi chất chữa cháy đều có phạm vi sử dụng và hiệu quả riêng . Tuy nhiên tất cả các chất chữa cháy đều có yêu cầu cơ bản sau :

          @ Có hiệu quả cao , tiêu hao ít trên một đơn vị diện tích .

          @ Tìm kiếm dẽ dàng và rẻ tiền .

          @ Không gây độc , nguy hiểm với người sử dụng và bảo quản .

          @ Không làm hư hỏng các thiết bị chữa cháy và các thiết bị đồ đạc được cứu chữa . 

1.     Nước :

Nước là chất chữa cháy rẻ tiền và phổ biến nhất . Nước là chất thu nhiệt lớn . Khi tưới nước vào chỗ cháy , nước sẽ bao phủ bề mặt cháy hấp thụ nhiệt độ chất cháy xuống dưới mức nhiệt độ bắt cháy . Nước bị nóng và bốc hơi làm giảm lượng khí và hơi cháy , làm loãng ôxy trong không khí , làm cách ly không khí với chất cháy , hạn chế quá trình ôxy hoá , do đó làm đình chỉ đám cháy . Tưới nước vào đám cháy có thể thực hiện bằng cách phụt mạnh vào đám cháy hoặc phun đưới dạng mưa để dập tắt đám cháy .  Dùng phương pháp phụt mạnh để dập tắt đám cháy của các chất rắn , thể tích lớn , đám cháy trên cao , xa . Dùng phương pháp tưới dưới dạng mưa có tác dụng tăng bề mặt tưới , làm giảm lượng nước tiêu thụ , áp dụng để chữa cháy các chất như than , vải giấy , phôtpho , các chất rời rạc .v.v.

+ Không dùng nước chữa cháy các thiết bị có điện , các kim loại có hoạt tính hoá học như : K , Ca , Na , Đất đèn .

+ Không dùng nước chữa cháy các chất lỏng dễ cháy mà không hoà tan với nước như xăng , dầu hỏa vì nước có tỷ trọng lớn hơn sẽ chìm xuống dưới mất tác dụng bao phủ bề mặt cháy .

+ Có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng dễ hoà tan với nước như axêtôn , một số loại rượu .v.v. cũng có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy > 60 0 C ( ma dút ) .

2.     Hơi nước :

Hơi nước dùng để chữa cháy chỉ có hiệu quả ở chỗ không khí ít thay đổi , hoặc trong buồng kín , đám cháy ngoài trời nhưng diện tích nhỏ . Nồng độ hơi nước ở trong không khí làm tắt lửa vào khoảng 35 % ( theo thể tích ) .

Dùng hơi nước chữa cháy cho các xưởng gia công gỗ , buồng sấy , trên tàu thuỷ .v.v.

3.     Dung dịch  nước muối  :

Để tăng cường thu nhiệt của nước người ta dùng các chất hoá học hoà vào nước để được dung dịch muối nặng . Các loại dung dịch muối được dùng phổ biến là amôniăc , natri hiđrôcacbônat . Muối rơi vào bề mặt cháy sẽ tạo ra một màng cách ly , hấp thụ thêm một lượng nhiệt của chất cháy để phân tích chúng , đồng thời làm thoát ra một lượng khí trơ , làm tăng hiệu quả dập tắt đám cháy .

4.     Bọt chữa cháy :

Các bọt chữa cháy phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí . Tác dụng chủ yếu của bọt chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy , làm lạnh vùng cháy . Bọt chữa cháy chủ yếu dùng chữa cháy xăng dầu , chất lỏng cháy , các hầm tàu , tuy nen , hầm nhà . Cầm dùng bọt chữa cháy để chữa cháy thiết bị có điện , chữa cháy kim loại , đất đèn và đám cháy có nhiệt độ cao > 1700 0 C .

a)     Bột hoá học được tạo thành bởi 2 thành phần chủ yếu :

+ Phần “A “ :  alumin sunfat  Al2(SO4)3 .

+ Phần “ B “ :  natri bicacbônat NaHCO3 .

Khi chữa cháy dung dịch A sẽ chộn lẫn dung dịch B tạo thành bọt theo phản ứng :

                             Al2(SO4)3 + 6H2O – 2Al(OH )3 + 3H2SO4

                             H2SO4 + 2NaHCO3 – Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Khi xảy ra phản ứng hoá học alumin hiđrôxit tạo ra các màng mỏng và nhờ có CO2 mà tạo thành bọt . Bọt có tỷ trọng 0,11- 0,22g/cm3 nên có khả năng nổi trên bề mặt chất lỏng . Thành phần của bọt có khoảng 80% bọt khí CO2 , 19,7% nước , 0,3% chất tạo bọt do đó nó có thể dập tắt đám cháy cho các chất lỏng như xăng , dầu , các chất lỏng dễ cháy khác .

b)Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch tạo bọt .

VD :

+ Chất tạo bọt PO - 1 của LX cũ gồm các chất : dầu hoả , keo xương , cồn êtylen , sut ăn da .

+ Chất tạo bọt PO - 6 của LX cũ gồm : máu da súc có sừng , sut ăn da , 10% dung dịch axit sunfuaric , sunfua sắt và fllorua natri .

c) Từ năm 1968 nước ta đã SX được bọt hoà không khí BN – 70 được chiết từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta . Thành phần chủ yếu của bọt này là Sabonin và nhựa quả chiếm 90% , các chất làm bền bọt , chống thối , độ bền của bọt có thể đạt 20 phút

5.      Bột chữa cháy :

Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột : kali cacbônat , natri cacbônat ,  natri hyđrôcacbônat , cát khô .

Tác dụng chữa cháy của chúng là bao phủ chất cháy bởi một lớp có độ dày nhất định , ngăn cách vùng cháy với chất cháy , cản trở ôxy không lan vào vùng cháy . Các loại bột dùng để chữa các chất cháy không dùng nước như kim loại kiềm và kiềm thổ rất hiệu qủa .

6.     Các loại khí :

Các loại khí dùng chữa cháy là khí trơ gồm có : khí cácbonic , nitơ , agon , hêli , hơi nước và những không khí không cháy khác .

Tác dụng chữa cháy của các loại khí này là pha loãng nồng độ cháy , ngoài ra nó còn có tác dụng làm lạnh , hạ thấp nhiệt độ cháy cản trở quá trình cháy làm tắt đám cháy .

VD : Khí CO2 phun ra dưới dạng tuyết có nhiệt độ – 78 0 C .

7.     Các chất halogen:

Các chất halogen dùng để chữa cháy có hiệu quả rất lớn . Tác dụng chủ yếu của nó là ức chế cháy . Ngoài ra halogen còn có tác dụng làm lạnh đám cháy . Các chất halogen dễ thấm ướt vào vật cháy nên thường dùng để chữa cháy các loại như  bông , vải , sợi .v.v Các chất halogen đưa vào vùng cháy nó sẽ được phân huỷ , sản phẩm phân huỷ sẽ tiếp tục tham gia vào phản ứng cháy làm thay đổi chiều của phản ứng cháy : từ phản ứng toả nhiệt sang phản ứng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ bốc cháy có thể dập tắt đám cháy .

                         ß. 2 . DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY

1.     Phân loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy :

Phương tiện dụng cụ chữa cháy cơ giới gồm loại di động , loại cố định .

Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy di động gồm : các loại xe chữa cháy , xe chuyên dùng , xe thang , xe thông tin , xe ánh sáng , xe chỉ huy .v.v. 

Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy cố định gồm : hệ thống phun bọt , hệ thống nước chữa cháy , hệ thống phun bọt , khí tự động .v.v.

2.     Xe chữa cháy , máy bơm  chữa cháy

Xe chữa cháy bao gồm nhiều loại như xe chữa cháy , xe thông tin và ánh sáng , xe phun bọt hoà không khí , xe rải vòi , xe thang và xe phục vụ .

Xe chữa cháy có các trang thiết bị chữa cháy như lăng , vòi , dụng cụ chữa cháy , nước , thuốc bọt chữa cháy , ngăn ngồi chiến sỹ , bơm ly tâm . Bơm có công suất 90 – 300 mã lực , lưu lượng phun nước 20 – 25 l/s , áp suất trung bình 8 – 9 at , khối lượng nước mang theo (900 – 4000 ) l .

3.     Phương tiện chữa cháy và báo cháy tự động :

Phương tiện báo cháy tự động dùng phát hiện cháy từ đầu và báo địa điểm cháy vè trung tâm . Có các loại máy báo cháy sau :

@ Máy báo cháy bằng nhiệt : Máy sẽ làm việc khi nhiệt độ nơi đặt máy tăng .

@ Máy báo cháy bằng khói hoặc bằng ánh sáng : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có khói hoặc ánh sáng .

@ Máy báo cháy tổng hợp : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có cả khói và ánh sáng .

4.     Phương tiện chữa cháy thô sơ:

Để dập tắt đám cháy có thể dùng sức người với các dụng cụ như xô thùng múc nước tưới dập lửa , dùng xẻng hất cát vào vật cháy , dùng bao tải ướt chùm kín đám cháy nhỏ . Dụng cụ chữa cháy thô sơ còn bao gồm các bình chữa cháy : bình bọt , bình chứa CO2 .

a)     Bình bọt hoá học :

Nó gồm hai bình : bình sắt bên ngoài đựng dung dịch natri cacbônat dung tích 8- 10 l, bình thuỷ tinh bên trong đựng dung dịch alumin sunfat dung tích ( 0,45 – 1 ) l  , vỏ bình chịu được áp suất 20kg/cm2 . Khi có cháy xách bình tới chỗ cháy , dốc ngược bình cho 2 dung dịch hoá chất trộn lẫn nhau sinh bọt và tạo thành áp suất , mở khoá hướng vòi phun vào đám cháy , bọt sẽ phun ra dập tắt đám cháy . Bình này dùng chữa cháy cho các chất lỏng .

b) Bình bọt hoà không khí :

Bình bọt hoà không khí gồm 2 bộ phận chính là vỏ bình đựng dung dịch tạo bọt và bình thép đựng không khí . Ap suất vỏ chịu tối đa 15kg/cm2 , áp suất bình nén khí  chịu tối đa 250 kg/cm2 . Khi có cháy chỉ cần mở van bình khí nén cho không khí chộn lẫn với dung dịch để tạo bọt để chữa cháy .

b)    Bình chữa cháy bằng khí CO2 :

Vỏ bình làm bằng thép dày chịu được áp suất 250kg/cm2 . Khi có cháy phải đưa bình tới chỗ cháy một tay cầm loa phun hướng vào đám cháy , cách tối thiểu 0,5m , tay kia mở van bình khí CO2 sẽ được phun vào đám cháy , dập tắt đám cháy .

          Nhưng chúng ta phải nên ghi nhớ một điều “ Phòng hoả hơn cứu hoả “ . Đó chính là phương châm của chúng ta trong SX và sinh hoạt .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro