An toan lao dong Full 72 trang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                     

PHẦN I

: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

                                      

VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG .

                                                   

Chương 1 :

                                            

MỞ ĐẦU .

             

ß

. ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

1./ ĐỐI TƯỢNG :

Bảo hộ lao động trong XD là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về an toàn và vệ sinh LĐ , an toàn phòng chống cháy , nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa , tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp . các yếu tố độc hại đảm bảo sức khoẻ , an toàn tính mạng cho người lao động .

2 NỘI DUNG .

 

Bảo hộ lao động gồm 4 phần :

·

    

Pháp luật bảo hộ lao động .

·

    

Vệ sinh lao động .

·

    

Kỹ thuật an toàn .

·

    

Kỹ thuật phòng chống cháy .

@ Pháp luật bảo hộ lao động :

Là một phần của bộ luật lao động bao gồm các quy định về chính sách bảo vệ con người trong LĐSX : như thời gian làm việc , nghỉ ngơi , bảo vệ bồi dưỡng sức khoẻ , tiêu chuẩn với lao động nữ .v.v.

@Vệ sinh LĐ :

Là các nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường , điều kiện làm việc đến sức khoẻ con người ., biện pháp cải thiện điều kiện làm việc , bảo vệ sức khoẻ con người .

@ Kỹ thuật an toàn lao động :

Là phần nghiên cứu , phân tích nguyên nhân tai nạn lao động , đề xuất và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn LĐ .

@ Kỹ thật phòng chống cháy :

 

Là phần nghiên cứu , phân tích các nguyên nhân phát sinh cháy nổ , đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy hiệu quả .

  

ß

. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA , TÍNH CHẤT CÔNG TÁC

 

BẢO HỘ LAO ĐỘNG .

1.

    

MỤC ĐÍCH :

Thông qua các biện pháp khoa học , kỹ thuật , tổ chức , kinh tế , xã hội , để hạn chế , loại trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại , tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động , ngăn ngừa các tai nạn LĐ bảo vệ sức khoẻ , góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất , tăng năng xuất LĐ .

2 : Ý NGHĨA:

Công tác bảo hộ LĐ là một chính sách lớn của Đảng và

 

nhà nước ta , nó mang ý nghĩa chính trị , xã hội và kinh tế lớn lao .

Bảo hộ LĐ phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị rõ rệt .

@

 

Chế độ Thực dân , phong kiến , đế quốc cai trị giai cấp CN và người LĐ bị bóc lột thậm tệ , LĐ quần quật trong điều kiện bảo hộ LĐ không hề được quan tâm . Từ khi nhà nước giành được độc lập , Đảng và chính phủ luôn luôn quan tâm tới công tác bảo hộ LĐ , trên quan điểm : “ Con người là vốn quý nhất “ , điều kiện LĐ không ngừng được cải thiện , điều này đó thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng .

 

@

 

BHLĐ tốt là góp phần tích cực vào củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN . Mặt khác nhờ chăm lo bảo đảm an toàn LĐ , còn bảo vệ sức khoẻ cho người LĐ , không những mang lại hạnh phúc cho bản thân gia đình họ mà BHLĐ còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc .

@ BHLĐ còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng . Người LĐ được bảo vệ tốt không bị tai nạn , ốm đau , bệnh tật họ sẽ an tâm , phấn khởi làn việc , năng xuất LĐ cao , kinh tế sẽ phát triển , thu nhập của người LĐ tăng , đời sống vật chất tinh thần của họ ngày càng được cải thiện . Nếu người LĐ ốm đau , bệnh tật xảy ra nhiều , nó ảnh hưởng tới năng xuất LĐ , mặt khác các chi phí để khắc phục ốm đau bệnh tật sẽ tăng lên , nó làm cho nền kinh tế kém phát triển .

2 : TÍNH CHẤT CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG :

Để thực hiện tốt công tác bảo hộ cần nắm vững 3 tính chất chủ yếu :

·

    

Tính pháp luật :Tất cả những chế độ , chính sách , quy phạm tiêu chuẩn nhà nước về bảo hộ nhà nước đều mang tính pháp luật . Nó là cơ Sử bắt buộc các tổ chức nhà nước , xã hội và mọi người phải nghiêm chỉnh thực hiện .

·

    

Tính khoa học kỹ thuật :

+ Mọi công tác về bảo hộ như nghiên cứu , đánh giá , đưa ra giải pháp , đều phải dựa

vào và vận dụng các kiến thức thực tế về mọi lĩnh vực : máy , điện , thông gió , cơ khí hoá , tâm sinh lý LĐ . v.v.v.

·

    

Tính quần chúng : Nó thể hiện qua 2 mặt :

 

+ Nó liên quan tới tất cả mọi người tham gia lao động .

 

+ Công tác bảo hộ LĐ chỉ thu được kết quả khi tất cả mọi người tham gia LĐ và các nhà lãnh đạo đều phải chấp hành , thực hiện

 

luật một cách nghiêm chỉnh .

                                                        

CHƯƠNG 2 .

       

       

CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .

                               

ß

1. ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH VỀ

                  

BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC .

Từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay đii đôi với cải thiện đời sống của nhân dân LĐ , Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới công tác bảo hộ lao động . Được thể hiện ở các điểm sau :

+ Ban hành các chính sách bảo hộ LĐ , nó là cơ Sử pháp luật để mọi người , mọi cấp , ngành chỉ đạo và thực hiện . Các chính sách đó như : quy định thời gian làm việc 8h , chế độ lương , phụ cấp , nghỉ phép năm .v.v.

+ Hòa bìnhlập lại ngày 16-12 –1964 : Chính phủ ban hành nghị định 181- CP điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động , ngoài ra còn nhiều thông tư chỉ thị khác hướng dẫn thực hiện về bảo hộ LĐ , có cán bộ chuyên trách về bảo hộ LĐ : KTATLĐ , thanh tra , kiểm tra , điều tra tai nạn .

+ Trong thời kỳ khỏng chiến chống Mỹ : năm 1967 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra quyết số 161 và nghị định số 103 về công tác BHLĐ trong thời chiến .

+ Sau khi miền nam được giải phóng , đất nước thống nhất , xây dựng CNXH trên toàn quốc Hội đồng nhà nước đó ban hành một loạt các chỉ thị thông tư như : pháp lệnh BHLĐ 9/1991 , thông tư liên bộ 17/ TT – LB ngày 26-12- 1991 . Ngày 23-6-1994 quốc hội thông qua bộ luật LĐ của nước CHXHCNVN

 

được nêu rõ :

Người LĐ có trách nhịêm , quyền lợi trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ , an

toàn LĐ , vệ sinh LĐ . Mọi tổ chức kinh tế XH phải tuân theo pháp luật về ATVSLĐ , trong đó đặc biệt quan tâm tới LĐ nữ , và các đối tượng LĐ vị thành niên .

Phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức , cho các cấp lãnh đạo một cách rõ ràng để thực hiện :

@ Trách nhiệm tổ chức cơ Sử :

+ Nắm vững pháp lệnh về BHLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật này , phổ biến cho mọi người hiểu rõ .

+ Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người LĐ .

+ Thực hiện chế độ khám tuyển , khám định kỳ theo dõi tình hình sức khoẻ của CBCNV trong các công ty xí nghiệp .

 

@ Trách nhiệm của cơ quan cấp trên

 

:

+ Hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành tốt luật BHLĐ .

+ Ban hành các chỉ thị , hướng dẫn cụ thể về công tác BHLĐ .

+ Tổng kết , đánh giá về quá trình thực hiện luật BHLĐ .

+ Tổ chức bố trí cán bộ , phân cấp QL thực hiện tốt luật BHLĐ .

@ Trách nhiệm của tổ chức công đoàn

 

:

+ Thay mặt người LĐ ký thoả thuận với người sử dụng LĐ tất cả các biện phảp cải thiện điều kiện làm việc , đảm bảo an toàn LĐ .

+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ của cơ quan và tuyên truyền , giáo dục , đôn đốc việc thực hiện luật BHLĐ của cán bộ và công nhân LĐ .

+ Tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH trong lĩnh vực BHLĐ .

                                                

CHƯƠNG 3 .

                       

PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ,

                 

NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ

                 

BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG .

 

              

              

ß

1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG , TAI NẠN

                              

LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP .

1.

    

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG .

Trong quá trìnhlao động con người phải làm việc trong điều kiện nhất định , gọi là điều kiện lao động . Điều kiện lao động được đánh giá trên hai mặt :

+ Quá trìnhlao động .

+ Tình trạng vệ sinh môi trường trong quá trình lao động thực hiện .

Đặc trưng của quá trình lao động là : tính chất và cường độ lao động , tư thế của con người khi làm việc , sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như

 

tay , chân , mắt . v.v.

Tình trạng vệ sinh môi trường SX đặc trưng bởi : điều kiện vi khí hậu ( nhiệt độ , độ ẩm , tốc độ lưu chuyển không khí ) , nồng độ hơi khí , bụi , mức độ tiếng ồn , độ rung động , độ chiếu sáng .v.v.

2.

    

TAI NẠN

 

LAO ĐỘNG .

Tai nạn LĐ là tai nạn làm chết người hoặc tai nạn làm tổn thương bất kỳ một bộ phận , chức năng nào đố của cơ thể , do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ , lý , hoá và sinh học , xảy ra trong quá trình LĐ .

 

3.

    

BỆNH NGHỀ NGHIỆP .

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ bởi các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trìnhSX .

Như vậy tai nạn LĐ , bệnh nghề nghiệp đều gây huỷ hoại sức khoẻ con người , hoặc chết người nhưng ở các mức độ khác nhau : tai nạn gây đột ngột còn bệnh nghề nghiệp gây ra từ từ trong một thời gian nhất định .

         

ß

2. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG NGÀNH XÂY DỰNG .

Điều kiện lao động CN ngành XD có tính đặc thù sau :

·

    

Các ngành CN khác chỗ làm việc cố định : trong các nhà máy , xưởng SX .

·

    

Ngành XDCB chỗ làm việc của CN luôn thay đổi theo vị trí của từng công trình.

·

    

Ngành XDCB có nhiều ngành nghề CN phải lao động nặng nhọc : bê tông , đào đất , chuyển VL .v.v.

·

    

Công việc phần lớn phải làm ngoài trời chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết : nắng , Nóng , gió bão, sét , mưa dầm gió bắc .v.v.

·

    

Nhiều công nhân phải làm trong điều kiện môi trường ô nhiễm : bụi , tiếng ồn , rung động lớn ( v/c đất đá , đầm bê tông , đầm đất )

  

      

              

ß

. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN

                                            

TAI NẠN LAO ĐỘNG

 

.

1.

    

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ .

Dựa vào các số liệu thống kê tai nạn LĐ trong các ngành nghề , phân tích số liệu thống kê , cho phép biết được ngành nghề nào , công việc nào , lứa tuổi nào , trường hợp nào thường xảy ra tai nạn . Trên cơ Sử đó chỉ đạo , nghiên cứu các biện pháp thích hợp đề phòng tai nạn .

Phương pháp này có hạn chế cần có thời gian thu thập số liệu , chỉ đề ra được phương pháp khắc phục chung

 

, không phân tích được nguyên nhân gây tai nạn .

2.

    

PHƯƠNG PHÁP ĐỊA HÌNH .

Trên mặt bằng công trình, công trường , phân xưởng tiến hành đánh dấu dấu hiệu có tính chất quy ưíc những nơi xảy ra tai nạn . Những dấu hiệu đó phơi bày rõ ràng , trực giác nguồn gốc những trường hợp tai nạn xảy ra có tính chất địa hình . Căn cứ vào đó biết ngay nơi nào thường xảy ra nhiều tai nạn , đề ra được phương pháp đề phòng . Hạn chế của phương pháp là cũng cần có thời gian .

3.

    

PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN KHẢO .

Phương pháp chuyên khảo đi sâu phân tích cụ thể điều kiện LĐ , các nguyên nhân phát sinh tai nạn : chỗ làm việc , máy móc , thiết bị , yếu tố vi khí hậu , điều kiện môi trường .v.v. những thiếu sót về KT có thể gây ra tai nạn .v.v

Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định đầy đủ các nguyên nhân phát sinh ra tai nạn , đây là điều quan trọng quết định biện pháp loại trừ các nguyên nhân đó .

4. PHÂN NHÓM NGUYÊN NHÂN TAI NẠN.

Nguyên nhân gây tai nạn có nhiều , song có thể Phân thành các nhóm sau :

+ Nguyên nhân kỹ thuật .

+ Nguyên nhân tổ chức .

+ Nguyên nhân vệ sinh môi trường .

+ Nguyên nhân bản thân ( chủ quan ).

a.

    

Nguyên nhân kỹ thuật .

Là nguyên nhân liên quan đến thiếu sót về mặt kỹ thuật . Có thể chia ra các nguyên nhân sau :

@ Dụng cụ , phương tiện máy móc sử dụng không hoàn chỉnh .

·

    

Hư hỏng gây ra sự cố : đứt cáp , đứt cu roa , tuột phanh , gãy thang , cột chống , lan can .

·

    

Thiếu các thiết bị an toàn : thiết bị khống chế quá tải , khống chế chiều cao nâng tải , khống chế góc nâng cần trục , cầu chì rơ le bị ngắt trong thiết bị điện .v.v.

·

    

Thiếu các thiết bị phòng ngừa : áp kế , hệ thống thông tin tín hiệu , báo hiệu .v.v.

b.

    

Vi phạm quy trình, quy phạm an toàn .

·

    

Vi phạm trìnhtự tháo cột chống , ván khuôn các kết cấu BTCT .

·

    

Đào móng sâu , khai thác vỉa má than hàm ếch .

·

    

Làm việc trên cao nơi chênh vênh nguy hiểm không đeo dây an toàn .

·

    

Sử dụng phương tiện chở vật liệu chở người .

·

    

Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp , làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện .

c.

     

Thao tác làm việc không đúng , ( vi phạm quy tắc an toàn) .

·

    

Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu , vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vận hành .

·

    

Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đó tháo múc cẩu .

·

    

Lấy tay làm cữ khi cưa sắt .

·

    

Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng .v.v.

@ Nguyên nhân về tổ chức :

    

Là nguyên nhân liên quan đến sai sót về mặt tổ chức thực hiện .

a. Bố trí mặt bằng , không gian SX không hợp lý :

·

    

Diện tích làm việc chật hẹp , cản trở cho thao tác , hoạt động đi lại .

·

    

Bố trí máy múc , thiết bị , dụng cụ , nguyên VL sai nguyên tắc .

·

    

Bố trí đường đi lại , giao thông , vận

 

chuyển không hợp lý , nhiều chỗ giao cắt nhau .

b. Tuyển dụng , sử dụng nhân công không đúng với yêu cầu :

·

    

Về tuổi tác , sức khoẻ , ngành nghề và trìnhđộ chuyên môn .

·

    

Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn LĐ .

c. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và sử lý những vi phạm về an toàn LĐ .

d.

    

Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ

 

về bảo hộ lao động :

·

    

Chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi

 

.

·

    

Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân .

·

    

Chế độ bồi dưỡng độc hại .

·

    

Chế độ lao động nữ .

@ Nguyên nhân vệ sinh môi trường :

a.

    

Làm việc trong đ / k thời tiết khắc nghiệt : nắng , nóng , sương mù , mưa , rét .v.v.

b.

    

Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi : quá nóng , quá lạnh , không khí trong nhà xưởng kém thông thoáng , ngột ngạt , độ ẩm cao .

c.

     

Môi trường làm việc bị ô nhiễm , các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép :

bụi , khí độc , tiếng ồn , rung động , cường độ bức xạ cao .

d.

    

Làm việc trong đ / k áp suất cao hoặc thấp hơn không khí .

e.

     

Không phự hợp với các tiêu chuẩn ecgụnomi :

·

    

Tư thế làm gò bó .

·

    

Công việc đơn điệu buồn tẻ .

·

    

Nhịp điệu LĐ quá khẩn trương .

·

    

Máy móc dụng cụ LĐ , vị trí làm việc không phự hợp với chỉ tiêu nhân trắc .

f.

      

Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cá nhân trong SX .

·

    

Nước uống không đủ và kém chất lượng .

·

    

Không có nơi tắm rửa hợp vệ sinh .

g. Nguyên nhân bản thân :

  

·

    

Tuổi tác , sức khoẻ , giới tính , tâm lý không phự hợp công việc .

·

    

Trạng thái thần kinh không tâm lý không bình thường , có biến đổi về cảm xúc : vui , buồn , lo sợ , hoảng hốt .v.v.

·

    

Vi phạm kỷ luật LĐ :

+ Đùa nghịch trong khi làm việc .

+ Xâm phạm các Vòng nguy hiểm .

+ Vi phạm công việc , máy múc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình .

+ Không sử dụng , hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân .

 

 

      

                              

PHẦN II : VỆ SINH LAO ĐỘNG .

                                                 

CHƯƠNG 4 :

          

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG .

             

ß

1. PHÂN LOẠI CÁC TÁC HẠI VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

                       

           

TRONG NGÀNH XÂY DỰNG .

Phân loại một số bệnh nghề nghiệp :

TT

Đặc tính tác dụng của tác hại

Bệnh nghề nghiệp

Quá trìnhlàm việc

1

Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi : quá nóng , quá lạnh

Say Nóng , say nắng , cảm lạnh , ngất

Làm việc trong buồng lái cần trục , làm ngoài trời .

2

Sợ chênh lệch về áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển

Bệnh xung huyết

Lv trên Nói cao , dưới sâu : giếng chìm , lặn dưới nước .

3

Tiếng ồn thường cao hơn mức giới hạn 75dB . Những âm thanh quá mạnh

Giảm độ thính , điếc .

Lviệc với dụng cụ nén khí , đóng cọc , bóa hơi

4

Rung động tác dụng thường xuyên

Đau xương , thấp khíp , các biến đổi bệnh lý không hồi phục .

Đầm bê tông , máy nén khí , rung động điện .

5

Tác hại củ bụi SX , đặc biệt là bụi độc

Huỷ hoại hệ hô hấp , bệnh bụi phổi , bệnh lao .

Đạp , nghiền VL rời , nổ mìn , khai thác đá amian , thăm dò khai thác quặng phóngg xạ .

6

Tác dụng của chất độc

Nhiễm độc cấp tính , mãn tính , phòng rộp .

Sơn , công tác trang trí , cạo rỉ , tẩm gỗ , nấu bi tum .

7

Tác dụng của tia phóng xạ

Bệnh da cấp tính , mãn tính

Dò khuyết tật trong các cấu kiện kim loại , kiểm tra mối hàn bằng tia gam ma .

            

ß

2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP .

1.

    

Lựa chọn đúng đắn , đảm bảo các yếu tố vi khí hậu .

2.

    

Loại trừ các tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao : thông gió , hút thải khí độc .

3.

    

Làm giảm , triệt tiêu tiếng ồn , rung động : Tiêu âm , cách âm , giảm cường độ rung động .

4.

    

Cần có chế độ riêng với các

 

công việc nặng nhọc : Rút ngắn thời gian làm việc , nghỉ phép , điều dưỡng .v.v.

5.

    

Tổ chức chiếu sáng tự nhiên , nhân tạo , đủ ánh sáng cho làm việc .

6.

    

Đề phòng bệnh phóngg xạ : liên quan đến các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ .

7.

    

Sử dụng các phương tiện BHLĐ bảo vệ các bộ phận của cơ thể : tay chân , da .v.v.

 

                                              

CHƯƠNG 5 .

     

ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT .

                       

ß

1. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VI KHÍ HẬU

                                       

ĐẾN SỨC KHOẺ CÔN NGƯỜI .

Điều kiện vi khí hậu trong môi trường SX : nhiệt độ , độ ẩm tương đối , vận tốc lưu chuyển của không khí , bức xạ nhiệt .

     

Thành phần không khí gồm :

      

nitơ

 

75,55%

     

-

  

ô xy 23,1%

 

. Ngoài ra còn khí cácboníc , ácgon , hơi nước .v.v.

+ Nếu ô xy giảm xuống chỉ còn 12% ta sẽ thấy khó thở , bộ máy hô hấp làm việc căng , thở nhiều và

 

sâu , con người chỉ chịu được không quá nửa giờ .

 

Do đó cần làm thoáng mát nơi làm việc .

Thân nhiệt cơ thể ( 36 – 37 ) độ , khi làm việc thân nhiệt tăng lên , nó phải được thoát ra Khái cơ thể để đảm bảo ổn định thân nhiệt cho người . Sự thoát nhiệt của cơ thể ra bên ngoài theo các yếu tố sau :

+ Đối lưu : Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn môi trường .

+ Bức xạ : Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ không khí bằng nhau nhưng nhiệt độ các vật xung quanh thấp hơn .

+ Bốc hơi :

 

Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể .

Khi nhiệt độ không khí 200 C sự toả nhiệt như sau :

   

Đối lưu –31 % ,

 

Bức xạ - 43,7% , bốc hơi 21, 7% , nhiệt còn lại tiêu hao vào làm nóng thức ăn và không khí .

Khi nhiệt độ không khí trên 300 C sự toả nhiệt xảy ra chủ yếu là bốc hơi , khi nhiệt độ từ ( 35- 40 ) 0 C tthì tuyệt đối bằng con đường này . Lượng nhiệt bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường , độ ẩm , độ lưu chuyển không khí . Độ lưu chuyển không khí càng lớn thì sự bốc hơi càng mạnh . Sự toả nhiệt ngoài phụ thuộc vào đ / k vi khí hậu còn phụ thuộc vào cường độ LĐ . Lao động càng nặng thì toả nhiệt càng nhiều . Quá trình toả nhiệt không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà cón làm cơ thể mất nước , lượng mồ hôi bốc hơi 10- 12 lít , kèm theo mất nước là mất muối 30 – 40 g / ngày đêm .

 

Cơ thể bị quá nóng làm tăng mệt mỏi, nhức đầu , chóng mặt ù tai hoa mắt . Khi làm việc chân tay quá nặng nhọc , nhiệt độ và độ ẩm không khí cao có thể gây ngộ nhiệt là do sự mất nước , mất muối quá nhiều trong cơ thể .

 

Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa cơ thể và môi trường cũng gây ảnh hưởng tới cơ thể : khi quá lạnh sẽ gây cảm lạnh , rét run , tê buốt .v.v.

  

Tóm lại điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ vì vậycần tạo điều kiện thuận lợi về vi khí hậu cho công nhân làm việc .

  

                        

ß

2. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN

                                              

VI KHÍ HẬU TIỆN NGHI

 

.

1.

    

Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên tốt . Bố trí hướng gió tốt cho các xưởng SX ( theo hướng Bắc – Nam ) , tăng diện tích các cửa sổ để tăng thông thoáng .

2.

    

Xây dựng hệ thông thông gió nhân tạo : quạt gió cố định , lưu động , sử dụng hương sen

 

đưa không khí mát tới từng chỗ làm việc .

3.

    

Hạn chế các nguồn bức xạ nhiệt : lò xấy , lò đốt

4.

    

Cải tiến kỹ thuật , cơ giới hoá thi công làm giảm lao động nặng nhọc của CN .

5.

    

Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : quần áo bằng vải cách nhiệt , kính màu , kính mờ .

6.

    

Tạo điều kiện nghỉ ngơi , bồi dưỡng vật chất cho người lao động , bù đắp sự mất mát năng lượng trong SX , pha thêm muối vào nước chống mất muối cho CN trong SX .

7.

    

Có tấm che nắng cho người làm ngoài trời .

8.

    

Che nắng cho thiết bị xe máy làm liên tục ngoài nằng : Sơn chống tia nắng .v.v.

         

                                               

CHƯƠNG 6 .

     

PHÒNG CHỐNG BỤI TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG VÀ TRONG

              

CÁC

 

XÍ NGHIỆPCÔNGNGHIỆP XÂY DỰNG

 

.

                     

ß

1. PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA BỤI .

Trong quá trìnhthi công , sản xuất vật liệu xây dựng đều có thể phát sinh ra bụi . Có thể phân bụi thành : bụi hữu cơ , bụi vô cơ , bụi hỗn hợp .

Bụi hữu cơ : bụi lông , bụi xương động vật , bụi gỗ , bụi bông .v.v.

Bụi vô cơ : bụi khoáng , gốm , xi măng , bụi đá mài, bụi kim loại .

Theo cỡ hạt bụi , Phân làm 3 nhóm :

+ Nhóm nhìn thấy được > 10mk

 

.

+ Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi : 10 - 0,25mk

 

.

+ Chỉ nhìn được qua kính hiển vi điện tử : < 0,25mk

Những hạt lớn rơi nhanh , hạt nhỏrơi chậm hơn , hạt quá nhỏ có thể bay lơ lửng trong không khí rất lâu .

Những hạt bụi rơi vào đường thở : nếu to được giữ

 

lại trên mũi họng , được khạc ra theo đờm , những hạt nhỏhơn lọt sâu vào khí quản gây bệnh bụi phổi . Tác hại của bụi còn phụ thuộc vào điện tích của nó , các hạt bụi tích điện sẽ nằm lâu trong phổi hơn hạt bụi trung hoà gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người .

Làm việc lâu trong môi trường bụi sau một thời gian dài có thể bị bệnh bụi phổi : có bệnh bụi silic , bệnh bụi nhôm , bệnh bụi than .v.v. Bệnh bụi silíc là bệnh nguy hiểm nhất . Ngoài ra bụi còn làm chấn thương mắt .

                              

ß

2. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH BỤI

                             

NỒNG ĐỘ GIỚI HẠN BỤI CHO PHÉP

 

.

Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều do các khâu thi công : làm đất , nổ mìn , bốc dỡ nhà cửa , đập nghiền sàng đá , trộn bê tông , .v.v. sản ra một khối lượng lớn bụi silíc SiO2

 

gây bệnh bụi phổi silíc . hoặc khi cháy bụi phát sinh ra dưới dạng sản phẩm cháy không hoàn toàn .v.v.

Tác hại của bụi đến cơ thể con người phụ thuộc vào nồng độ bụi . Vì vậytiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế các XN công nghiệp có quy định nồng độ cho phép của bụi trong quá trìnhSX .

                              

ß

3. BIỆN PHÁP CHỐNG BỤI .

Để chống bụi có thể dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân :

 

Dụng cụ bảo vệ cơ quan hô hấp , mũ che mặt , kính che mắt . Ngoài phương pháp phòng bụi cá nhân còn biện pháp phòng bụi chung :

+ Các nơi phát sinh bụi như trạm nghiền đá , kho VL rời , máy nhào trộn .v.v. bố trí xa nơi làm việc và bố trí cuối gió .

+ Có thể thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công để giảm nồng độ bụi : Vd thay đá mài thiên nhiên bằng đá mài nhân tạo , cơ giới hoá bốc dỡ đất đá .

+ Phun nước ẩm VL , đất đá , nhà cửa trước khi thi công .

+ Đậy kín các bộ phận phát sinh bụi , khói ( che bạt thùng xe khi v/c )

+ Dùng máy hút bụi đặt trong các nhà xưởng , đưa bụi ra ngoài .

+ Thường xuyên vệ sinh các phòng , nơi làm việc để giảm nồng độ bụi . Ơ trên công trường , xưởng SX phải có đủ nhà tắm , rửa cho CN trước khi nghỉ việc .

                                                        

CHƯƠNG 7 .

               

PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG

 

.

     

       

ß

1. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI KHI NHIỄM ĐỘC

 

.

Chất độc là các chất hoá học có tác dụng xấu lên cơ thể con người , gây ra sự phá huỷ các quá trìnhsống bình thường .

Có nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính .

·

    

Nhiễm độc cấp tính

:

 

Xảy ra trong trường hợp khi một lượng lớn chát độc xâm nhập vào cơ thể trong thời gian ngắn .

·

    

Nhiễm độc mãn tính

:

   

Do kết quả tác dụng dần dần , lâu dài của chất độc xâm nhập vào cơ thể với số lượng ít .

Tính độc của vật chất phụ thuộc vào thành phần hoá học , cấu tạo , tính chất lý hoá , nồng độ và đường xâm nhập của nó vào cơ thể , cũng như tình trạng của cơ thể khi làm việc .

Chất độc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu bằng đường thở , đường tiêu hoá , da . Trong đó sự xâm nhập qua đường thở là nguy hiểm nhất , vì khả năng hấp thụ chất độc lớn .

Chất độc được phân thành 2 nhóm chính ;

·

    

Chất độc rắn : Chì , thạch tín , sơn .

·

    

Chất độc thể lỏng , khí :

 

Ô xít các bon , xăng , ben zen , sun fua hyđrô , cồn , ête, sunfuarơ , a xêtilen .v.v.

  

Theo đặc tính độc tố có 4 nhóm :

+ Các chất phá huỷ da , niờm mạc :

 

HCl , H2SO4 , CrO3 .

+ Các chất phá huỷ cơ quan hô hấp :

 

SiO2 , NH3 , SO2

+ Các chất độc tác dụng đến máu

 

:

 

CO

 

( Phản ứng với huyết sắc tố làm mất khả năng chuyển Ô xy của máu )

+ Các chất độc tác dụng lên hệ thần kinh : cồn , ête , Sun fuahyđrô .v.v.

      

ß

2 . BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG

 

.

Để phòng nhiễm độc trong quá trìnhthi công XD có thể có một số biện pháp sau :

·

    

Có thể áp dụng cơ giới hoá , tự động hoá trong thi công để giảm độc hại nếu điều kiện cho phép : tự động khâu pha sơn , thay chì bằng kẽm .v.v.

·

    

Sử dụng thiết bị thông giố để thải chất độc hại ra ngoài , giảm nồng độ xuống thấp hơn mức cho phép .

·

    

Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : mũ bảo vệ , mặt nạ phòng ngạt , bình ô xy , kính ngăn cách cơ quan hô hấp với chất độc ở dạng khí , lỏng .

                                                            

CHƯƠNG 8 .

       

CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .

                

ß

1. PHÂN TÍCH NGUỒN PHÁT SINH VÀ TÁC HẠI CỦA

                   

TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG

  

.

   

Tiếng ồn và rung động trong SX là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn cho phép . Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan thính giác , có thể gây điếc hẳn , mà còn tác động vào các cơ quan thần kinh và các hệ thống chức năng khác bên trong cơ thể .

   

Anh hưởng của tiếng ồn với cơ thể phụ thuộc vào tính chất vật lý của Nó như : cường độ âm thanh , tần số , âm phổ … và các yếu tố khác như thời gian tác dụng , đặc tính riêng của từng người .( độ nhạy cảm , lứa tuổi .v.v. ) .

Khi chịu tác dụng của tiếng ồn độ nhạy của thính giác giảm xuống , ngưỡng nghe tăng lên .

 

Khi rời Khái tiếng ồn đến nơi yên tĩnh độ nhạy cảm

 

của thính giác phục hồi nhanh sau 2-3 phút , nhưng nó chỉ có giới hạn nhất định .

 

Nếu tác dụng của tiếng ồn kéo dài , hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần , thính giác không còn khả năng phục hôi hoàn toàn về trạng thái bình thường gây ra tình trạng nặng tai và điếc .

   

Tiếng ồn cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh đến hệ thần kinh , sau một thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của não : gây đau đầu , chóng mặt , cảm giác sợ hãi , bực tức , trạng thái tâm thần không ổn định , giảm trí nhớ .v.v.

Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch : gây loạn nhịp tim , làm giảm sự tiết dịch vị , độ toan , ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày , có thể gây rối loạn dinh dưỡng , thay đổi chức năng tuyến giáp trạng , rối loạn tuyến sinh dục nam nữ .

@ Các nguồn phát sinh tiếng ồn :

 

Tiếng ồn cơ khí , tiếng ồn khí động , tiếng ồn các máy điện ..v.v.

    

ß

2. CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CHO TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG

            

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN MỨC ĐỘ TÁC HẠI .

@ Tiếng ồn đặc trưng bởi các thông số vật lý : cường độ , tần số , phổ của tiếng ồn và các mức độ sinh lý như : mức to , độ cao . Tác hại gây bởi tiếng ồn phụ thuộc vào mức ồn ( cường độ ) và tần số của nó .

·

    

Tiếng ồn mức 100- 120 decibel (dB) với tần số thấp 80 – 90 dB , với tấn số trung và cao gây ra sự thay đổi không phục hồi ở cơ quan thính giác . Tiếng ồn 130

 

- 150 dB gây huỷ hoại tính chất cơ học của cơ quan thính giác : điếc .

·

    

Ngoài cường độ tiếng ồn , tần số của tiếng ồn cũng gây tác hại tới cơ quan thính giác :

   

âm có tần số cao > 3000 Hz có hại hơn âm có tần số thấp < 300 Hz .

·

    

Theo đặc điểm tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ đều (liên tục) , phổ thưa( gián đoạn) và phổ hỗn hợp (rú lên từng hồi) . Hai loại phổ sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người .

@ Thông số đặc trưng cho độ rung động là biên độ dao động

 

( A ) , tần số ( f ) , vận tốc

   

   

và gia tốc

 

.

  

Trong quy phạm tiêu chuẩn vệ sinh đó quy định các trị số giới hạn cho phép của rung động ở nơi làm việc . Đó xác định được đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng của rung động chung , với biên độ 1mm khi tấn số 10 – 100 Hz phụ thuộc vào vận tốc dao động , khi tần số 1- 10Hz phụ thuộc vào gia tốc . Theo tiêu chuẩn vệ sinh chỉ cho phép sử dụng những thiết bị nào khi làm việc rung động của chúng không vượt quá các trị số giới hạn cho phép .

                           

Đặc trưng của người chịu tác dụng rung động .

Tác dụng của dao động

Gia tốc khi tần số

từ 1-10Hz ( mm / s2 )

Vận tốc khi tần số

từ 10 – 100 Hz ( mm/s)

Không cảm thấy

Cảm thấy yếu

Cảm thấy vừa dễ chịu

Cảm thấy mạnh (khó chịu )

Có hại khi tác dụng Lâu

Rất hại

10

140

125

400

1000

> 1000

0,16

0,64

2,00

6,4

16,4

> 16,4

          

ß

3. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG .

1. Chống tiếng ồn :

Làm giảm tác dụng của tiếng ồn đối với người làm việc có thể thực hiện được bằng cách sau :

a.

    

Làm giảm cường độ ồn phát ra từ của các máy móc , động cơ :

+ Thay chuyển động tiến lùi của các chi tiết máy bằng chuyển động xoay .

+ Giảm dung sai khi chế tạo đến mức tối thiểu .

+ Thay ổ bi lác bằng ổ bi trượt .

+ Thay chuyển động của các bánh xe răng kim loại bằng chuyển động của bánh xe răng chất dẻo .

+ Phủ chất hấp phụ rung động lên bệ máy .

+ Nơi phát ra tiếng ồn nhiều bố trí cuối gió , với khoảng cách nhất định tới các khu làm việc khác .

+ Trồng cây xanh quanh khu phát ra tiếng ồn để giảm tiếng ồn .

+ Dựng các dụng cụ phòng hộ giảm tiếng ồn :

 

dựng bụng , bọt biển , băng đặt vào lỗ tai giảm ồn 3 – 14dB ( tần số 10 – 100Hz ) , dùng băng tẩm mỡ giảm ồn 18dB , bông len tẩm sáp giảm ồn 30 dB , hoặc có thể dựng các bao ốp tai .v.v.

2.

    

Chống tác hại của rung động :

Để làm giảm tác hại của rung động ở chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho phép có thể thực hiện theo một số cách sau :

+ Thiết kế các thiết bị rung động mới , hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động , từ xa .v.v.

+ Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm việc .

+ Nghiên cứu phương pháp mới đúc bê tông .

+ Sử dụng các dụng cụ chống rung động cá nhân .

VD :

 

@ Với thợ đổ bê tông dùng phương pháp đổ bê tông tự động , máy có gắn đầm rung bên trong , người thợ không phải làm trực tiếp .

 

@ Với phòng làm việc gần nơi đặt máy lớn , rung động của máy có thể phát triển qua móng và nền đất vào nơi làm việc . Biện pháp giảm rung động bằng cách cách ly chỗ làm việc Khái nguồn rung động :

  

áp dụng mạch cách âm lấp khe hố móng rung động bằng amiăng rời . Hoặc có thể làm khe rung động rộng khoảng 10cm , trong đó lớp cách âm là không khí .

     

                                   

3

                       

1

                                                         

300 - 500

                                                                                                        

2

          

                          

Sơ đồ móng với mạch cách âm .Móng

        

Cát .

Chú thích :

                   

1. Móng

           

2. Cát

          

3 . máy rung động .

            

2

                                                                         

                                              

4

                                                                               

3

                        

1

          

                                            

Sơ đồ móng với khe cách rung .

Chú thích

:

          

1. Tấm lút làm từ

 

phít tẩm bi tum .

                  

2. Móng máy rung

 

,

  

3 . Khe cách âm

   

,

   

4. Móng nhà .

  

Một yêu cầu quan trọng là chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn nhiều so với chiều sâu đặt móng nhà .

@ Thay liên kết cứng của Móng máy với nền nhà bằng liên kết lò xo , lớp đệm đàn hồi ( cao su , amiăng , sợi bi tum )

                             

Sơ đồ liên kết mềm giữa móng máy và nền .

 

@ Một trong những biện pháp tích cực để giảm rung động nữa là thay biện pháp đổ bê tông truyền thống hiện nay bằng các cách đổ mới như đổ bê tông điều khiển từ xa , hoặc dùng bê tông với cách đổ các chất phụ gia và vữa riêng .v.v.

                                                    

CHƯƠNG 9 .

                         

CHIẾU SÁNG TRONG XÂY DỰNG .

                

ß

1. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHIẾU SÁNG ĐẾN VỆ SINH

                                        

VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .

  

Chiếu sáng hợp lý trong nhà xưởng , nơi làm việc , trên các công trường , trong xí nghiệp là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh , đảm bảo an toàn lao động , nâng cao năng suất lao động .

 

Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người LĐ phải nhìn căng thẳng thường xuyên làm tăng mệt mỏi, chậm phản xạ thần kinh , giảm thị lực , có thể gây mất an toàn trong sản xuất .

Có 3 hình thức chiếu sáng :

   

tự nhiên , nhân tạo , hỗn hợp

 

.

 

@ Anh sáng mặt trời có ảnh hưởng tác dụng sinh học tốt với cơ thể , vì vậychiếu sáng tự nhiên là hình thức hợp vệ sinh nhất .

Năng lượng nhìn thấy được được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng : gọi là quang thông –

 

là công suất bức xạ ánh sáng .

    

Đặc trưng cho điều kiện vệ sinh chiếu sáng người ta có Khái niệm độ rọi

 

E :

                                                 

               

Trong đó :

   

           

E độ rọi

 

( là mật độ quang thông đổ trên một bề mặt xác định ) .

   

            

F quang thông

   

;

    

S diện tích bề mặt được chiếu sáng .

      

Trong quá trìnhnhìn , vai trò quyết định là phần quang thông phản chiếu từ bề mặt được chiếu sáng tới mắt người .

 

Đại lượng quang thông phản chiếu bởi bề mặt tới mắt người gọi là độ chói bề mặt ( đơn vị độ chói là nít )

 

Để ttổ chức chiếu sáng hợp lý không chỉ đảm bảo đủ độ rọi bề mặt mà còn phải đáp ứng được yêu cầu : ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như trong toàn bộ trường nhìn , không có hiện tượng chói , loá , không có bóng đen và sự tương phản lớn và cuối cùng hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế .

 

                                   

ß

2. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN .

Có thể đưa ánh sáng vào nhà bằng :

+ Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh áng trên cao .

+ Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường ngoài .

+ Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên .

Đặc điểm của ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong phạm vi rất lớn phụ thuộc vào thời gian trong ngày , theo mùa trong năm , theo thời tiết . Trong một thời gian ngắn độ chiếu sáng tự nhiên có thể thay đổi vài lần . Do vậy độ chiếu sáng tự nhiên trong phòng không nên đặc trưng bằng đại lượng tuyệt đối ( độ rọi , độ chói ) như với chiếu sáng nhân tạo . Sự chiếu sáng tự nhiên trong phòng có thể đặc trưng bằng đại lượng tương đối – cho biết độ chiếu sáng trong phòng tối hơn , hoặc sáng hơn

 

độ chiếu sáng bên ngoài khoảng bao nhiêu lần :

                                          

          

Trong đó :

                             

e

   

Độ chiếu sáng tự nhiên

 

;

    

                    

E t

 

Độ rọi bên trong phòng

  

;

                

E t

 

Độ rọi bên ngoài .

                                 

ß

3. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO .

Trong các trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ tthì phải thiết kế và sử dụng chiếu

 

sáng nhân tạo . Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung , cục bộ và kết hợp .

Trong điều kiện sản xuất để ánh sáng phân bố đều nên tổ chức chiếu sáng chung hoặc kết hợp , không nên tổ chức chiếu sáng cục bộ , vì sự tương phản giữa chố chiếu sáng quá và tối làm cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất LĐ , hoặc có thể gây chấn thương .

Nguồn chiếu sáng có thể là đèn dây tóc , đèn huỳnh quang , đèn đặc biệt và đèn hồ quang điện .

Trong các loại đèn tthì đèn không có chao không có lợi vì một nửa quang thông không được sử dụng chiếu sáng .

 

Hiện nay đèn có chao được sử dụng nhiều . Đèn có chaođược phân làm 3 loại : chiếu thẳng , phản chiếu , khuyéch tán . Tuỳ theo yêu cầu nơi cần chiếu sáng mà lựa chọn loại chao thích hợp .

   

Đèn dây tóc gây ra độ loá cho mắt , ảnh hưởng quá trìnhlàm việc . Vì vậyđèn huỳnh quang ngày càng sử dụng rộng rãi trong SX ở các Phân xưởng , xí nghiệp đặc biệt nơi cần phân biệt màu sắc , nơi cần độ chính xác cao .

 

Đèn huỳnh quang có ưu điểm phân tán ánh sáng tốt , ít chói hơn đèn dây tóc vài lần , xoá được sự cách biệt gữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên , tiêu thụ điện năng ít hơn , phát quang tốt , sử dụng được lâu hơn . Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm : chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh , kết cấu phức tạp , hay bị nhấp nhỏy với mạng điiện xoay chiều .

Có thể tính được độ rọi tại một điểm A nào đó

 

: bằng phương pháp điểm

                                       

O

          

  

                                                     

I

     

                                        

                          

H

                                 

O /

                          

900-

        

A

                                                         

L

                             

Tính độ rọi bằng phương pháp điểm .

Độ rọi trên mặt phẳng ngang :

                 

  

Độ rọi trên mặt phẳng đứng

 

:

        

  

Trong đó :

  

E n

Độ rọi trên mặt phẳng ngang .

                  

E d Độ rọi trên mặt phẳng đứng

 

.

         

   

Trị số được xác định theo đường cong phân bố ánh sáng .

         

  

Góc chiếu từ nguồn

 

sáng tới điểm A .

         

H Khoảng cách vuông góc từ nguồn sáng tới mặt phẳng ngang .

         

L

 

Khoảng cách từ điểm O /

 

( tia vuông góc trên mặt phẳng ) tới điểm A .

                    

Khi

              

0 0 <

 

  

<

 

45 0

          

:

         

E n > E d

                    

Khi

 

             

45 0 <

 

  

<

 

90 0

          

:

       

E n <

 

E d

Khi điểm A được chiếu sáng bởi nhiều bóng đèn tthì độ rọi sẽ là tổng độ rọi khi tính cho từng đèn riêng .

                                    

ß

4. ĐÈN PHA CHIẾU SÁNG

 

.

    

Ơ

trên công trường khi thi công vào ban đêm để chiếu sáng các khu vực xây dựng , diện tích kho bãi lớn , không thể bố trí các đèn chiếu thường trên bề mặt chiếu rộng được , lúc này ta nên dùng đèn pha chiếu sáng .

Đèn pha rải ánh sáng có chùm ánh sáng rộng nhờ bộ phận phản chiếu bằng kính tráng bạc hình parabol nên Nó được sử dụng để chiếu sáng các diện tích rộng , kho bãi , chiếu sáng mặt đứng .

 

Khi cần tạo độ rọi có quang thông phân bố đều trên diện tích lớn đèn pha phải đặt trên các trụ cao . Có thể lợi dụng các công trìnhcao sẵn cố như dàn giáo ,trụ tháp cần trục .v.v.

 

Khi mức tiêu chuẩn chiếu sáng không cao , chiều rộng công trìnhkhông lớn có thể dựng đèn pha dây tóc công suất 300 W – 500 W .

                                           

          

PHẦN III .

                                 

KỸ THUẬT AN TOÀN .

                                                  

CHƯƠNG 10 .

                    

NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                                  

THIẾT KẾ THICÔNG.

          

          

ß

1 .NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                              

THIẾT KẾ KỸ THUẬT THICÔNG.

   

Trong các điều kiện phát triển của ngành ký thuật xây dựng hiện nay , khi các biện pháp thi công xây lắp không ngừng được cải tiến , hoàn chỉnh tthì vấn đề bảo hộ lao động phải được nghiên cứu thiết kế đồng thời với thiết kế thi công . Thực tế cho thấy nhiều tai nạn xảy ra do lỗi trong thiết kế kiến trúc , kết cấu , thi công , thiếu biện pháp bảo hộ lao động .

 

Người thiết kế phải lường trước những yếu tố nguy hiểm và có hại có thể phát sinh trong thi công , để lập KHBHLĐ , ngăn chặn các trường hợp tai nạn xảy ra . Điều quan trọng nhất trong thiết kế thi công là phải đề ra được biện pháp thi công tối ưu . Với biện pháp này yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo an toan trong lao động .

   

Cô Sử để có thể thiết kế được những giải pháp kỹ thuật hợp lý , đề phòng tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp

 

là :

1.

    

Phương pháp tính toán có liên quan đến :

+ Xác định độ bền , độ ổn định của kết cấu, của thiết bị phụ tùng máy móc XD ( tĩnh học ) .

+ Tác dụng của tải trọng va chạm và ổn định động ( động học ) .

+ Chiếu sáng hợp lý ( KT chiếu sáng )

+ Tác dụng của môi trường lưu động

 

( khí động học ) .v.v.

 

2.

    

Phương pháp khảo sát thực nghiệm :

    

Quan sát có hệ thống các quả trìnhthi công xây dựng trên công trường , chú ý tới biện pháp an toàn LĐ , chú ý đến điều kiện LĐ nói chung :

+ Tình trạng vệ sinh trên công trường .

+ Các quá trìnhthi công XD tiên tiến .

+ Tổ chức chỗ làm việc .

+ Chế độ LĐ và nghỉ ngơi .

+ Tình trạng thẩm mỹ trong SX .

+ Sự liên quan tương hỗ trong quá trỡng SX .

    

Mục

 

đích của phương pháp này là tham quan , khảo sát thực tế , tiến hành tuyển chọn các giải pháp KT và tổ chức hợp lý nhất về an toàn LĐ và bệnh nghề nghiệp .

Trong đồ án thiết kế kỹ thuật thi công và trong các biện pháp tổ chức thi công phải nghiên cứu kỹ và có biện pháp an toàn trong các công tác sau :

@ Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới , chú trọng khi đào hố sõu .

@ Thi công nhà cao tầng từ

 

6m trở lên – dựng dáo thi công , hệ thống chống đỡ ô văng , làm hàng rào và mái che bảo vệ .

@ Thi công bê tông trên cao , trên các công trìnhđặc biệt , nơi áp dụng phương pháp sấy điện .

@ Thi công lắp ghép kột cấu và thiết bị kỹ thuật , chú trọng tới các kết cấu nặng , kích thước cồng kềnh , chọn phương pháp treo buộc , tháo dỡ kết cấu an toàn , tổ chức chỗ làm việc trên cao .

@ Biện pháp an toàn cho các tuyến đi lại , giao thông vận chuyển trên công trường , chú ý các tuyến đường giao nhau , hệ thống dây cáp điện , hệ thống đường ống hoặc hào tãnh cấp thoát nước .

@ Bố trí hợp lý các máy móc , bảo đảm sử dụng , vận hành an toàn , theo dõi đường đi của cần trục , sửa chữa ngay các chỗ hư hỏng , rào ngăn vùng máy hoạt động .v.v

@ Biện pháp đề phòng tai nạn về điện nói chung , thực hiện việc nối đất , nối không cho các máy móc thiết bị , sử dụng thiết bị tự động

 

an toàn trên máy hàn điện , rào ngăn treo biển báo nguy hiểm .

@ Làm hệ thống chống sét trên công trường , đặc biệt các công trìnhcao như ống khói , tháp trụ .v.v.

@ Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy chung trên công trường , những nơi dễ phát sinh cháy : nhà cửa kho tàng , kho nhiên liệu .v.v có đầy đủ dụng cụ phòng cháy .

Trong tất cả các dạng công tác trên đều có thể có nguy cơ gây mất an toàn LĐ . Cần phân tích kỹ quá trìnhthi công từng công việc , có biện pháp tổ chức và kỹ thuật phự hợp , đảm bảo an toàn LĐ trong thi công .

                    

ß

2 . NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                                        

TIẾN ĐỘ THI CÔNG .

 

Khi lập tiến độ thi công phải căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công , khả năng , thời gian cung cấp nhân lực , máy móc , nguyên vật liệu thi công .v.v để quyết định thời gian thi công , đồng thời phải đảm bảo an toàn LĐ cho mỗi dạng công tác , cho toàn bộ quá trìnhthi công trên công trường .

Khi lập TĐTC cần chú ý các điều sau để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra :

 

@ Trìnhtự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ Sử điều kiện kỹ thuật đảm bảo độ bền vững , độ ổn định của từng bộ phận và của toàn bộ công trình. VD : khi lắp dàn thép phải lắp đồng thời các thanh giằng để đảm bảo ổn định không gian cho kết cấu , hoặc lắp dầm cầu chạy khi cột là cột BTCT tthì phải chờ BT chèn chân cột đạt cường độ .v.v

 

 

@ Xác định kích thước các đoạn , tuyến công tác hợp lý sao cho mỗi tổ đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca để tránh những thiếu sót khi phải xắp xếp chỗ làm việc cho một lần thay đổi .

 

@ Khi tổ chức thi công xen kẽ ( cùng một lúc , trong cùng một diện tích công tác , tiến hành nhiều công việc ) , không được bố trí các tổ đội làm việc ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một phương đứng , nếu không có sàn bảo vệ chắc chắn

 

. Không được làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục .

 

@ Trong tiến độ nên bố trí thi công theo biện pháp dây chuyền trên các phân đoạn bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ đội , tránh chồng chéo gây trở ngại lẫn nhau và dễ mất an toàn LĐ .

     

                          

ß

3 .NỘI DUNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG

                      

THIẾT KẾ MẶT BẰNG THICÔNGXÂY DỰNG

 

.

  

Khi thiết mặt bằng thi công xây dựng phải xác định những chỗ đặt máy móc thiết bị ( vận chuyển lên cao : thăng tải , cần trục .v.v. ) các kho bãi , lán trại , bãi tập kết cấu kiện , đường xá vận chuyển , các công trìnhtạm , mạng cung cấp điện nước cho công trường .v.v Bố trí mặt bằng thi công XD không những phải chú ý tới dây chuyền SX , theo sự thuận tiện cho thi công mà còn phải chú ý tới vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn LĐ . Trong thiết kế mặt bằng thi công phải nghiên cứu trước các biện pháp bảo hộ LĐ sau :

1.

    

Thiết kế các phòng phục vụ sinh hoạt cho người LĐ (

 

ăn uống , nghỉ ngơi , tấm rửa vệ sinh , y tế , phòng bảo vệ .v.v ) phải dựa vào tiêu chuẩn quy phạm để tính toán diện tích hợp lý , đủ sử dụng , không lóng phí . Các công trìnhtạm có tính chất tạm thời nên thiết kế theo kiểu tháo lắp hoặc di chuyển được . Khu vệ sinh phải bố trí cuối gió , xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m .

2.

    

Tổ chức đường vận chuyển trên công trường hợp lý . Chiều rộng đường 1 chiều : 4m , đường hai chiều 7m . Tránh bố trí giao nhau trên các luồng vận chuyển , chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt phải đảm bảo có thể thấy rõ cách 50m , độ dốc tại chỗ giao nhau không > 5% .

3.

    

Thiết kế chiếu sáng cho chỗ làm việc về ban đêm cần đảm bảo đủ ánh sáng ( theo yêu cầu chiếu sáng trìnhbày ở chương 6 )

 

4.

    

Rào chắn các Vòng nguy hiểm : Trạm biến thế , kho VL dễ cháy , dễ nổ , khu vực xung quanh dàn giáo các công trìnhcao , khu vực hoạt động của cần trục .v.v

5.

    

Thiết kế biện pháp chống ồn ở nơi mức ồn

 

lớn

   

( máy nghiền đá , xưởng gia công gỗ )

 

.

6.

    

Trên mặt bằng phải chỉ rõ hướng gió , đường qua lại di chuyển cho xe cứu hoả , biện pháp thoát người khi cháy xảy ra , các nguồn nước chữa cháy , đường đi tới các nguồn nước chữa cháy .

7.

    

Những nơi đặt kho phải bố trí nơi bằng phẳng , thoát nước tốt , đảm bảo độ ổn định của kho . Các vật liệu xếp chồng , đánh đống cần xắp xếp đúng quy cách tránh xô đổ bất ngờ gây tai nạn LĐ .

Các kho hở có thể trang bị cơ giới :

+ Boong ke , cầu cạn , hầm , VL rời có thể trang bị cần trục vận chuyển và bốc dỡ VL

+ Kho gỗ có thể bố trí cần trục các loại để bố dỡ hàng

 

.

+Kho kim loại có thể bố trí cần trục tự hành bánh xích , bánh lốp

Các nguyên vật liệu , thành phẩm , bán thành phẩm trên công trường phải bố trí gọn gàng , đúng nơi quy định , thuận tiện cho bốc dỡ , gần đường giao thông , gần nơi SX, không để bừa bãi gây cản trở giao thông và tai nạn lao động .

 

Chiều cao các VL xếp chồng quy định như sau :

+ Đá hộc , ngãi cao < 1,5m –

 

Gạch xây xếp nằm không quá 25 hàng – Gỗ tròn không quá 3 lớp – Sắt thép không quá 1,5m . Các vật liệu tròn dễ lăn trượt như gỗ cây , đường ống phải có cọc chống giữ

 

và rằng buộc chắc chắn .

+ Các cấu kiện bê tông đúc sẵn quy định xắp xếp như

 

sau : tấm pa nen sàn xếp thành đống từ

 

10 – 12 lớp , chiều cao < 2,5m . Khối bê tông móng , tầng hầm xếp 4 lớp cao < 2,25m . Panen tường để trong các giá khung theo phương đứng , dầm và cột không cao quá 2m , giữa các lớp có gỗ kê 60* 60 , 100*100 , gỗ kê phải cùng nằm trên một mặt phẳng đứng .

8.

    

Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trìnhcao , các công trìnhđứng độc lập như ống khói , trụ đèn pha .v.v.

                                                        

                                                        

CHƯƠNG 11 .

                

KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG .

                                          

                                           

ß

1. KHÁI NIỆM CHUNG .

 

  

Điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trên các công trường XD . Điện được dùng gần như trong tất cả các công việc : chạy máy , chiếu sáng , sấy bê tông .v.v. Tác dụng cuả điện là rất lớn nhưng cũng phải thấy rằng hầu hết các công việc sử dụng điện đều có thể xảy ra tai nạn về điện .

Thiếu hiểu biết về điện , không tuân theo các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn về điện đều có thể gây mất an toàn . Một đặc điểm cần chú ý là các tai nạn về điện thường không có dấu hiệu gỡ xuất hiện để báo trước cho ta nhận biết ( nghe , nhìn ) . Chỉ khi tiếp xúc với dòng điện ( tai nạn đx xảy ra rồi ) mới phát hiện được . Vì vậyphải có biện pháp an toàn đầy đủ trước khi tiến hành thi công và biện pháp đó phải được thực hiện theo đúng quy trìnhquy phạm an toàn về điện đó vạch ra .

1. Các Khái niệm cơ bản về an toàn điện .

 

a.

    

Điện trở của người :

Cơ thể con người là một vật dẫn điện . Dòng điện đi qua vật dẫn điện nhiều hay ít tuỳ thuộc vào điện trở của nó . Điện trở của người thay đổi trong phạm vi 600 – 400.000 ôm , phụ thuộc vào :

·

    

Tình trạng sức khoẻ , tuổi tác . Người trẻ khoẻ , không có bệnh tật điện trở lớn hơn nhiều so với người già yếu , bệnh tật .

·

    

Các bộ phận trên cơ thể , lớp da đặc biệt là lớp trai sừng có điện trở lớn nhất .

Nếu mất lớp da điện trở chỉ còn 600 – 800 ụm .

·

    

Tình trạng da

 

bị ướt

 

,

 

người bị ướt , đứng ở chỗ có nước , người có mồ hôi tthì điện trở giảm nhiều .

·

    

Diện tích và áp xuất tiếp xúc càng lớn tthì điện trở người cũng tương ứng giảm đi .

·

    

Thời gian dòng điện tác động lên cơ thể càng lâu tthì điện trở của người càng giảm vì da càng Nóng , mồ hôi ra càng nhiều và vì những biến đổi điện phân trong cơ thể .

·

    

Điện áp đặt vào cơ thể người ảnh hưởng rất nhiều đến điện trở của người . Điện áp tăng lên , điện trở của người giảm xuống .

b.

    

Tác động của dòng điện đối với cơ thể người

 

:

Theo tính chất tác dụng phân ra :

 

sự tác động nhiệt , hoá và sinh học .

·

    

Tác động về nhiệt :

 

Khi cơ thể va chạm vào các bộ phận mang điện , ngay ở chỗ tiếp xúc dòng điện có thể gây bỏng , cháy , còn với điện cao áp , ngay cả khi chưa tiếp xúc mà chỉ đến quá gần bộ phận có điện cao áp có thể bị bỏng cháy do phóng điện hồ quang .

·

    

Tác động về hoá :

 

Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động điện phân , phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể , đặc biệt là máu .

 

·

    

Tác động về sinh học :

 

Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động kích thích các tế bào làm co giật các cơ bắp , đặc biệt các cơ tim và phổi . Có thể làm ngừng hoạt động của tim và phổi . Nếu dòng điện qua não sẽ phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh trung ương .

c.

     

Hậu quả

 

của dòng điện gây ra

 

:

Mức độ nguy hiểm của dòng điện phụ thuộc vào các thông số đặc trưng : Cường độ dòng điện , tần số và loại dòng điện , đường dòng điện đi qua người và các yếu tố làm giảm điện trở của người khi bị chạm điện như phân tích ở trên .

·

    

Cường độ dòng điện : Cường độ dòng điện càng lớn tthì mức độ nguy hiểm càng lớn cho cơ thể con người .

                       

Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người .

Cường độ dòng

điện

 

(mA )

Dòng điện xoay chiều

tấn số ( 50 – 60 ) Hz

Dòng điện 1 chiều

0,6 – 1,5

2 – 3

5 – 7

8 – 10

20 – 25

50 – 80

90 – 100

Bắt đầu tê ngãn tay

Ngún tay tê rất mạnh

Bắp thịt tay co lại và rung

Tay khó rời vật mang điện , nhưng có thể rời được , tay đau .

Tay đau tăng lên , không thể rời vật mang điện .

Hô hấp bị tê liệt , tim đập mạnh

Hô hấp bị tê liệt , quá 3 giõy tthì tim bị tê liệt và ngừng đập .

Không có cảm giác .

Không có cảm giác .

Đau như kim châm,thấy nóng .

Nóng tăng lên rất nhanh .

Nóng tăng lên , bắt đầu có hiện tượng co quắp .

Rất Nóng , các bắp thịt co quắp

khó thở .

Hô hấp bị tê liệt .

Qua trên ta thấy :

+ Dòng xoay chiều có cường độ dòng điện ( 10 – 15) mA , dòng 1 chiều ( 50 – 80) mA Đó nguy hiểm vì nạn nhân khó tự tách mình ra Khái nguồn điện . Từ ( 20 – 25 ) mA với dòng xoay chiều ,

 

80 mA với dòng một chiều đó gây tê liệt tim mạch , có thể dẫn đến chết người .

·

    

Tần số dòng điện :

 

Qua nghiên cứu tần số dòng điện xoay chiều 50Hz là nguy hiểm hơn cả . Tần số càng cao tthì càng ít nguy hiểm . Khi tần số > 100 kHz dòng điện không gây giật mà chỉ gây bỏng .

·

    

Đường dòng điện đi qua :

 

Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào đường dòng điện đi qua : tay qua tay , tay qua chân , chân qua chân .

Nguy hiểm

 

nhất là dòng điện đi từ tay phải xuống chân , vì dòng điện sẽ chạy qua tim . Khi dòng điện chan qua chân sẽ ít nguy hiểm hơn vì dòng điện qua tim nhỏ .

3.

    

Phân loại nơi sản xuất theo mức độ nguy hiểm về điện :

Nơi sản xuất được chia thành 3 nhóm theo mức độ nguy hiểm về điện :

@ Nơi ít nguy hiểm : nơi khô ráo , độ ẩm nhỏ hơn 75% , nhiệt độ không quá 30 0 C , không có bụi dẫn điện , nền sàn làm bằng VL cách điện .

@ Nơi nguy hiểm : nơi có độ ẩm

 

> 75% , nơi độ ẩm có thể bão hoà , nhiệt độ > 30 0 C

+ Trong không khí có bụi dẫn điện .

+ Nền sàn dần điện :

 

Bê tông cốt thép , kim loại , đất .v.v

@ Nơi rất nguy hiểm :

  

nơi

 

rất ẩm

 

,

 

độ ẩm thường xuyên 100% .

+ Trong không khí thường xuyên có hơi , khí , bụi hoạt tính

 

.

+ Nơi có hai hay nhiều hơn các yếu tố nguy hiểm .

      

ß

2. PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP TIẾP XÚC VỚI MẠNG ĐIỆN

                          

VÀ TRỊ SỐ DÒNG ĐIỆN ĐI QUA NGƯỜI .

 

1. Chạm vào hai pha khác nhau .

                                                                           

         

1

                                                                                 

   

                                                                                      

2

                                                                    

                 

3

                              

Người chạm vào hai pha trong mạng điện .

Với bất kỳ mạng điện nào nguy hiểm nhất là trường hợp người đồng thời chạm vào hai hai pha khác nhau , điện áp đặt vào người có trị số lớn nhất , dòng điện đi qua người sẽ là :

       

                         

                                     

Trong đó :

 

Ud , Up

  

điện áp dây và điện áp pha .

                   

In Trị số dòng điện đi qua người .

                    

Rn Điện trở của người .

Trường hợp này thường xảy ra ở mạng hạ áp , do sửa chữa không cắt điện , do sự cố .v.v.

2. Chạm vào một pha của mạng có trung tính cách ly .

                    

                                                                                                           

   

1

                                                                                    

U 1- 2

                  

2

                                                                                   

U2 - 3

     

U1- 3

                                 

                                                                             

3

                                                                        

Rn

          

R3

     

R2

      

R1

               

               

Người chạm vào 1 pha trong mạng 3 pha với trung tính cách ly .

Người chạm vào 1 pha coi như

 

mắc song song với điện trở cách điện của pha đó và nối tiếp với các điện trở cách điện của hai pha khác .

Dòng điện đi qua người sẽ là :

       

                           

Trong đó :

 

Ud ,

   

điện áp dây

     

;

      

In Trị số dòng điện đi qua người .

    

Rn Điện trở của người ;

 

Rc d Điện trở cách điện của mạng nối với đất .

     

Dòng điện đi qua người phụ thuộc rất nhiều vào điện trở của người Rn và

  

Rc d điện trở cách điện của mạng nối với đất .

3. Chạm vào một pha của mạng

 

trung tính nối với đất .

                    

                                                                                                 

             

1

                                                                                                              

2

                                                                                                              

3

          

                 

R0

                                        

R n

          

               

               

Người chạm vào 1 pha trong mạng 3 pha với trung tính cách ly .

Trong trường hợp này điện áp của các pha so với đất khi chế độ làm việc của mạng đối xứng bằng điện áp pha và trị số dòng điện đi qua người sẽ là :

                           

                        

Trong đó :

            

Up

   

điện áp

 

pha

      

;

      

In Trị số dòng điện đi qua người .

                       

R0

 

Điện trở tính toán

 

của cọc nối đất lấy bằng 4 ôm .

4.

    

Điện áp bước :

Nếu một điểm nào đó của mạng điện chạm đất , dòng điện sẽ rò vào trong đất tạo ra một “ trường điện rò “ .

Bất kỳ một điểm nào đó của đất trong vùng trường điện rò sẽ xuất hiện điện áp . Người đi vào vùng này giữa hai chân sẽ có sự chênh lệch điện áp , dòng điện sẽ truyền qua người từ chân này qua chân kia . Do đó điện áp bước là hiệu số điện áp của các điểm trên mặt đất cách nhau một khoảng bằng bước chân người .

Trị số điện áp tại một điểm cách chỗ chạm đất một khoảng

 

X sẽ là :

                                           

        

Trong đó :

                 

I X trị số dòng điện ;

 

P d điện trở suất của đất .

                                                                                                         

1

                               

                                                                           

2

                                                                                                          

3

                                                                    

                                         

                                                                           

               

                           

U b

                                                   

Điện áp bước .

  

Diện tích của Nó là :

                   

 

Trị số dòng điện đi qua người sẽ là :

                  

                      

ß

3 . CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP

                                

PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN .

1.

    

Nguyên nhân tai nạn điện .

@ Tiếp xúc với các bộ phận mang điện : dây điện trần không có vá bọc , mối nối dây điện hở , đặt dây điện dây cáp trên mặt đất .v.v.

@ Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ gây tai nạn

 

. Do chất cách điện bị hở không thực hiện nối đất .v.v.

@ Do điện áp bước , người đi vào vùng có dòng điện rò vào trong áp đất , nước .

@ Do phóng điện hồ quang .

@ Khi sửa chữa điện không cắt điện lại không sử dụng các thiết bị , dụng cụ bảo đảm an toàn .

@ Không nắm vững phương pháp cấp cứu tai nạn điện .

2.

    

Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện .

a.

    

Đề phòng tiếp xúc va chạm các bộ phận mang điện :

·

    

Đảm bảo cách điện tốt . Các thiết bị , đường dây phải đảm bảo cách điện tốt , không xuất hiện dòng điện rò . Lâu ngày vá bọc , chất cách điện bị giảm yếu

 

có thể bị rò điện vì vậycần kiểm tra thường xuyên để thay thế kịp thời .( một năm 1- 2 lần K.tra ).

·

    

Bao che ngăn cách các bộ phận mang điện , tránh cho người va chạm vào những chỗ như cầu dao , cầu chảy , các thiết bị đóng cắt , các đầu nối dây .v.v phải được che kín . Trạm biến áp , trạm đóng cắt , trạm phân phối điện phải được rào ngăn cẩn thận , các đường dây trần phải mắc cao tối thiểu 3,5m trên đường có người qua lại và 6m khi đường có xe máy qua lại .

·

    

Không được đặt dây điện , dây cáp trên mặt đất , sàn nhà , phải đặt trên giá cao , tránh cho người dẫm đè lên khi qua lại .

·

    

Sử dụng điện áp an toàn . Những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp nhỏ để nếu người có va chạm phải cũng hạn chế được tai nạn chết người .

·

    

Đề phòng tai nạn bất ngờ . Tại các nguồn cấp điện như trạm đóng cắt điện , cầu dao , công tắc ổ cắm .v.v. phải có biển báo : VD : “ Cấm đóng điện , có người đang làm việc “ và canh phòng cẩn thận .

b. Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận của thiột bị điện lúc bình thường không có điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ do chạm vá hoặc sự cố khác .

   

·

    

Nối đất bảo vệ . Ap dụng cho mạng điện ba pha có trung tính cách ly nhằm làm giảm điện áp chạm

 

.

  

Khi thiết bị có nối đất tthì dòng điện lớn không quá 10A , cực nối đất với điện trở tính toán nhỏ ( 4 ôm ) đảm bảo hạ điện áp chạm đến trị số an toàn

 

U =

 

10. 4 = 40 V .

 

Mặt khác trong trường hợp tiếp xúc như thế người được coi là mắc song song với cực nối đất .

·

    

Nối không bảo vệ .

Ap dụng khi mạng 3 pha , 4 dây với dây thứ tư

 

là dây trung tính đó nối đất .

Dựng dây dẫn nối thân kim loại của máy với dây trung tính . Trường hợp có sự cố ( thủng cách điện ) , xuầt hiện dòng điện trên thân máy tthì lập tức một trong các pha sẽ gây ra ngắn mạch , sẽ làm cháy cầu chì hoặc bộ phận tự động sẽ cắt điện Khái máy .

·

    

Cắt điện bảo vệ . Cắt điện bảo vệ được áp dụng cho cả mạng cách điện với đất và mạng có dây trung tính nối đất để đảm bảo an toàn hơn khi thiết bị xảy ra sự cố

 

(chạm vá ) . Nguyên tắc làm việc là : trong mạng có một bộ công tắc đóng mở nguồn cấp điện được nối với cuộn dây bên trong là lõi thép , khi có dòng điện rò với một trị số được ấn định trước đi qua cuộn dây lõi thép sẽ như một nam châm điện

 

hút công tắc và kéo công tắc về vị trí mở và thiết bị được cắt điện .

c. Đề phòng tai nạn do điện áp bước .

Khi có dây điện bị đứt , một đầu dây rơi xuống đất , ruộng .v.v. mọi người phải chánh xa , không được đến gần . Nếu có điều kiện thông tin kịp thời để cắt nguồn điện là tốt nhất . Một biện pháp làm giảm nguy hiểm điện áp bước là thực hiện san bằng điện thế , bằng cách dùng nhiều cọc nối đất được nối với nhau bằng thanh dẫn với mục đích làm giảm nhỏ điện áp bước ở gần mỗi cọc nối đất .

d.

    

Đề phòng bị phóngg điện hồ quang

 

.

Khi làm việc dưới đường dây tải điện cao áp nhất thiết phai tuân thủ các khoảng cách an toàn theo quy định sau :

Điện áp

[

kV

]

6 - 15

15 - 35

35 - 100

100 - 300

Khoảng cách ( m )

2

3

4

5

e.

     

Sử dụng các dụng cụ bảo vệ .

 

Phân ra dụng cụ bảo vệ chính và phụ trợ .

·

    

Dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với những phần dẫn điện trong thời gian lâu . Với các thiết bị có điện áp > 1000 V các dụng cụ này là : sào cách điện , kìm cách điện , kìm đo điện , thiết bị chỉ điện áp .

·

    

Dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không không đảm bảo an toan Khái điện áp tiếp xúc mà phải dùng kết hợp với các dụng cụ chính khác , các dụng cụ này như : găng tay , ủng cao su , bục , thảm cách điện .v.v .

f.

      

Cấp cứu người bị điện giật .

Theo kinh nghiệm các trường hợp bị điện giật nếu cấp cứu kịp thời tthì khả năng cứu sống khá cao . Khi cấp cứu việc đầu tiên là nhanh chống tách nạn nhân ra khổi vật mang điện : mở cầu dao , cầu chì , công tắc . Nếu các bộ phận này quá xa tthì có thể dựng búa , dao , rìu có cán gỗ chặt đứt dây điện . Nếu không thể cắt được điện người đi cứu chỉ có thể túm vào quần áo khô của nạn nhân để lôi ra . Nếu nạn nhân bị dây điện quán vào người có thể dùng sào gỗ hoặc tre khô để hất dây điện ra . Chú ý để người cứu không bị điện giật lây cần cho người cứu đứng trên tấm ván khô , ghế gỗ , đi guốc , dép cao su . Cần có biện pháp tránh để người nạn nhân không bị ngã , rơi từ trên cao xuống . Sau khi đó tách nạn nhân Khái vật mang điện , nạn nhân còn thở , tim còn đập tthì để nạn nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh , thông thoáng , nới rộng quần áo cho dễ thở và máu dễ lưu thông , nhưng phải giữ ấm , không để nạn nhân bị cảm lạnh . Nếu nạn nhân đó thở mạnh , ngắt quãng , hoặc đó ngừng thở , tim ngừng đập tthì phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo ngay tại nơi xảy ra tai nạn , không mang đi đâu xa , không chờ y tế đến .

                           

Đ .

4 . ĐỀ PHÒNG TĨNH ĐIỆN .

   

1.

    

Khái niệm .

Tĩnh điện phát sinh do sự ma sát giữa các vật cách điện ( điện môi ) với nhau hoặc giữa vật cách điện và vật dẫn điện .

Các trường hợp phát sinh tĩnh điện :

+ Sự va đập , ma sát của chất lỏng cách điện với thành bể , thành ống dẫn khi chảy tràn hay chuyên chở .

+ Do các hạt nhỏrắn cách điện ma sát trong quá trìnhnghiền nhỏ hoặc vận chuyển .v.v

+ Khi ma sát đai truyền động lên trục quay ( dây curoa ) .

Trong những trường hợp phát sinh tĩnh điện nó có thể đạt tới thế hiệu cao ( 20 – 50 )

 

kV , nó có thể phát sinh tia lửa điện gây cháy các chất lỏng , chất khí dễ cháy gây mất an toàn trong sản xuất .

  

2.Các biện pháp đề phòng tĩnh điện .

·

    

Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách nối đất các thiết bị sản xuất , bể chứa ống dẫn , nối dây xích sắt từ téc chở xăng dầu cho quệt đất .

·

    

Tăng độ ẩm không khí trong các phòng có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% hoặc làm ẩm các vật trong phòng

 

( phần lớn các vụ nổ tĩnh điện gây ra do độ ẩm không khí thấp và dẫn điện kém )

·

    

Với dây curoa

 

( coi như máy phát điện tĩnh điện vĩnh cửu với điện áp rất cao ) tốt nhất phải nối đất các phần kim loại

 

.

 

Còn đai da tthì bụi lớp dầu dẫn điện đặc biệt

   

( graphit ) lên bề mặt ngoài trong lỳc máy nghỉ .

* Để truyền tĩnh điện tích luỹ trên người bằng cách làm sàn dẫn điện , đi dày dẫn điện đế có đóng đinh thép .v.v.

                                      

Đ

5 . BẢO VỆ CHỐNG SẫT .

 

1.

    

Khái niệm .

Sét là hiện tượng phóng điện tĩnh điện trong khí quyển giữa đám mây dông mang điện tích với đất hoặc giữa hai đám mây mang điện trái dấu nhau . Tĩnh điện khí quyển xuất hiện là do sự ma sát của hơi nước và các hạt nước ở trong các lớp khí quyển ẩm ở dưới thấp cũng như ở trong các đám mây ở trên cao . Khi các hạt nước di chuyển trong đám mây chúng sẽ tích điện , đám mây sẽ trở thành phần tử mang điện tích đó . Khi đám mây mang điện tích dương di chuyển , do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện trên

 

mặt đất sẽ xuất hiện điện tích âm .

 

Nếu sự tích điện cứ tăng dần , khi đạt tới trị số cực hạn ( 20 – 30 kV/cm ) sẽ xuất hiện phóng điện phát ra ánh sáng chói loà tia chớp và âm thanh cực lớn .

Một vài tính chất đặc trưng của dòng điện sét :

+ Cường độ dòng điện đạt tới 200.000 A .

+ Điện áp hàng trâm triệu vôn , nhiệt độ tia chớp ( 6000 – 10.000 ) 0 C , chiều dài tia chớp từ ( 100 – 1000 ) m .

2.

    

Tác dụng và hậu quả của sét .

a.

    

Tác dụng sơ cấp ( sét đánh trực tiếp ) .

·

    

Tác dụng nhiệt : Dòng sét có nhiệt độ rất lớn , khi phóng vào các VL cháy được như tranh tre , gỗ , kho nhiên liệu có thể gây lên đám cháy lớn .

·

    

Tác dụng cơ học . Do nhiệt độ cao làm không khí bị đốt nóng chớp nhoáng , dón nở nhanh gây ra sóng xung làm phá huỷ , gây đổ cây cối , công trình, trụ tháp , ống khói cao .

·

    

Tác dụng về điện . Đối với người và súc vật , sét nguy hiểm trước hết như một nguồn điện áp cao , dòng lớn nên khi bị sét đánh trực tiếp thường bị chết ngay . Trong một số trường hợp sét không đánh trực tiếp nhưng cũng gây nguy hiểm cho người , súc vật đi vào do điện áp bước . Ngoài ra đối với vật dẫn điện kéo dài như đường ray , đường dây điện thoại , ống nước .v.v mang điện áp cao từ xa tơi gây nguy hiểm cho người và các vật dễ cháy nổ .

b.

    

Tác dụng thứ cấp :

·

    

Cảm ứng tĩnh điện . Do tác dụng của đám mây dông mang điện lên các côngtrìnhtrên mặt đất nối đất không tốt làm cách ly với đất , làm tích luỹ trên đó điện tích trái dấu , có thể đạt tới một trị số đủ lớn phát sinh tia lửa điện .

·

    

Cảm ứng điện từ . Khi sét phóng vào dây dẫn sét , đường ống , dây điện nằm trên ngôi nhà hay gần đó , sẽ gây ra một từ trường lớn và sức điện động . Nếu như tất cả các phần kim loại không nối liền nhau ( khép kín ) , ở chỗ hở có thể xuất hiện sự phóng điện phát sinh tia lửa điện .

3.

    

Bảo vệ chống sét .

Biện pháp bảo vệ là làm thu lôi chống sét .

Thu lôi gồm : phần thu sét , dây dẫn sét , cực nối đất .

@ Phần thu sét :

 

Có thể là thanh sắt mài nhọn đầu

 

gọi là

 

kim thu sét , dây thu sét , lưới thu sét

 

, hiện nay có kim thu sét hình cầu .

Kim thu sét , dây thu sét thường được đặt trên trụ độc lập hoạc trên trụ đặt trên công trình. Lưới thu sét làm bằng thép đường kính ( 6 – 10 ) mm với ô lưới ( 5*5 ) m được treo trên mái công trìnhcần báo vệ , Nó được nối với các cọc nối đất .

@ Dây dẫn sét :

   

Làm bằng các thanh thép , dây thép có tiết diện > 100mm 2

 

và được nối các cọc nối đất .

@ Cọc nối đất :

    

Có thể là thép tròn , thép ống , thép góc . Điện trở chung nối đất lấy không quá 4 ôm

 

.

·

    

Vòng bảo vệ của thu lôi :

@ Một cột thu lôi ;

                              

0,2 h

          

            

h

                                                                

r x

                                                      

                                                        

                                                                                                                    

2/3 h

                                                                           

                    

h x

                                                  

0,75h

           

1,5h

                                                                             

                                                            

rrr

     

Vòng bảo vệ ở

              

độ cao h x

   

                                                                   

r x

                                                    

r

                                          

Vòng bảo vệ của một cột thu lôi .

Một cột thu lôi sẽ tạo ra xung quanh Nó một Vòng bảo vệ . Vòng bảo vệ của một cột thu lôi là một hình Nón , đường sinh là đường gãy khúc ,

 

vúi đáy là hình tròn bán kính

   

r = 1,5h .

    

h Chiều cao cột thu lôi

 

.

    

h x chiều cao công trìnhđược bảo vệ

 

;

 

r x bán kính bảo vệ ở độ cao công trình.

Bán kính bảo vệ được xác định theo công thức :

                                  

r x = 1,5 ( h – 1,25 h x )

              

Khi

               

       

  

r x = 0,75 ( h – h x )

              

Khi

                 

@ Vòng bảo vệ có hai cột thu lôi :

                                                       

CHƯƠNG 14 .

                          

KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGỪA

                     

TAI NẠN NGÃ CAO TRONG

 

XÂY DỰNG .

                        

                              

ß

1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN NGÃ CAO .

1.

    

Các trường hợp ngã cao :

Các trường hợp ngã cao xảy ra thường rất đa dạng , qua nghiên cứu có thể rút ra được những nhận xét sau ;

·

    

Tai nạn ngã cao xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây , lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , lắp đặt cốt thép , đổ bê tông , lắp ghép kết cấu xây dựng và thiết bị , công tác hoàn thiện .v.v .

·

    

Ngã cao thường xảy ra khi CN làm việc ở xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình( côngxôn , lan can ) , ngã cao khi làm việc trên mái , nhất là mái dốc , mái lợp bằng VL ròn dễ vì ( ngúi , phibro xi măng )

·

    

Ngã cao xảy ra ở các vị trí khi CN đi tới nơi làm việc ( leo trèo trên tường , trên các kết cấu lắp ráp , trên dàn giáo , trên dầm .v.v. ) . Ngã khi đứng làm việc trên thang , ngã khi sàn thao tác bị đổ , gãy . Ngã khi làm việc ở vị trí chờnh vênh không đeo dây an toàn .

·

    

Ngã cao không chỉ xảy ra với công trìnhlớn mà còn xảy ra khi thi công các công trìnhnhỏ , Phân tán .

·

    

Ngã cao ở các độ cao khác nhau

 

: 5m – 23,5 % , 5 – 10 m – 25,8 % , trên 10m – 51,6 % .

2.

    

Những nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao :

a.

    

Nguyên nhân về tổ chức :

·

    

Bổ trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao , sức khoẻ không đảm bảo ( phụ nữ có thai , người có bệnh tim , huyết áp , tai điếc , mắt kém .v.v ) , công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trìnhkỹ thuật , kỷ luật LĐ và nội quy an toàn lao động .

·

    

Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn .

·

    

Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt , dây an toàn .

b.

    

Nguyên nhân về kỹ thuật :

·

    

Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như các loại thang , các loại dàn giáo

 

( giáo ghế , giáo cao , giáo treo … ) để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong quá trìnhthi công trên cao .

·

    

Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo an toàn gay ra sự cố tai nạn , do những sai sót đó vi phạm mang tính riêng biệt hoặc trung hợp của 4 khâu :

 

thiết kế , chế tạo , dựng lắp , tháo dỡ , sử dụng .

@ Nguyên nhân do sai sót thiết kế :

 

Xác định sư đồ tải trọng tính toán không đúng với điều kiện làm việc thực tế . Các chi tiết cấu tạo và liên kết không phù hợp với khả năng gia công chế tạo .

@ Sai sót do gia công chế tạo :

 

Vật liệu sử dụng kém chất lượng , gia công không chính xác theo kích thước thiết kế , liên kết kết cấu không đảm bảo .

@ Sai sót trong dựng lắp , tháo dỡ : Không đúng kích thước khoảng cách theo thiết kế

 

( các cột theo 2 phương dọc ngang , chiều cao giữa các tầng

 

) . Cột dàn dáo đặt nghiêng gây lệch tâm tải trọng thẳng đứng dẫn tới vượt quá trị số ứng suất cho phép ; không bố trí đủ các điểm neo dàn giáo vào công trình; dàn giáo đặt trên nền đất yếu gây ra lún ; khi dựng lắp dàn giáo CN không mang dây an toàn ; vi phạm trìnhtự lắp và tháo dỡ .

@ Vi phạm trong quá trìnhsử dụng dàn giáo :

 

Chất VL quá nhiều , tập trung đông người trên sàn công tác gây quá tải . Không thường xuyên kiểm tra tình trạng dàn giáo để sửa chữa , thay thế kịp thời các bộ phận hư hỏng .

       

ß

2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.

    

Hạn chế , giảm công việc làm trên cao .

Cần nghiên cứu thay đổi biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng , nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành thi công ở dưới thấp . Có thể nêu một số biện pháp cụ thể sau :

 

a. Nâng cao chất lượng sản xuất , gia công các cấu kiện lắp ghép .

+ Bảo đảm kích thước các sản phẩm chế tạo chính xác để tránh phải đục , đẽo , kê kích cấu kiện ở trên cao trong quá trìnhcẩu lắp chúng vào vị trí thiết kế .

 

+ Xử lý cấu kiện cho hoàn chỉnh ở bên dưới trước khi cẩu lắp kết cấu : đục ba via , xử lý mặt bê tông rỗ , tấy ri , sơn các chi tiết kết cấu .

b. Nghiên cứu thay đổi mối liên kết ướt bằng mối liên kết khô trong các công trìnhlắp ghép KCBTCT đúc sẵn . Như vậy sẽ tránh được khâu lắp đặt , tháo dỡ ván khuôn , đổ bê tông ở trên cao .

   

Tổ hợp ván khuôn cốt thép thành các linh kiện , bán thành phẩm , dựng cần trục cẩu lắp vào vị trí thiết kế . Như vậy công nhân sẽ chỉ thực hiện các công tác trên phần lớn ở dưới đất .

c.

     

ứng dụng các thiết bị treo buộc có khoá bán tự động để tháo dỡ kết cấu ra Khái móc cẩu nhanh chóng , công nhân có thể đứng dưới đất , an toàn hơn .

d.

    

Tổ chức thi công hợp lý sao cho công nhân thay đổi vị trí làm việc ít nhất trong một ca khi làm việc ở trên cao . Hạn chế tai nạn .

Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa tích cực theo phương châm “ Muốn tránh ngã cao tthì hạn chế làm việc trên cao “ .

2./ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn , phòng ngừa ngã cao :

a./ Biện pháp tổ chức :

+ Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn ( Sức khoẻ , huấn luyện an toàn lao động ) .

+ Thường xuyên kiểm tra , giám sát ATLĐ trên cao .

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân ( quần áo , dày dép , mũ , dây an toàn .v.v.)

b./ Biện pháp kỹ thuật :

+ Trang bị các phương tiện làm việc trên cao đảm bảo ATLĐ ( thang , ghế , giáo , sàn công tác , giáo treo )

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngã cao cụ thể từng trường hợp .

                  

ß

3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO .

1.

    

Biện pháp tổ chức :

a./ Yêu cầu đối với người làm việc trên cao :

    

@ Tuổi , sức khoẻ :

+ Tuổi từ 18 trở lên .

+ Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do y tế cấp .

+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm .

+ Phụ nữ có thai , bệnh tim , điếc , mắt kém , không được làm việc trên cao .

+ Có giấy chứng nhận đó được huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ

  

( Giám đốc xác nhận

 

).

+ Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân .

+ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật LĐ .

+ Nhất thiết phải mang dây an toàn tại những nơi quy định .

+ Cấm đùa nghịch khi đang làm việc ở trên cao , leo trèo qua lan can an toàn .

+ Không được đi dép lê , đi guốc khi LV ở trên cao .

+ Trước và trong khi làm việc ở trên cao : không được uống rượu bia , hút thuốc lào .

+ Công nhân phải có túi cá nhân đựng đồ nghề , cấm vứt , ném dụng cụ đồ nghề , hoặc bất cứ thứ gỡ từ trên cao xuống .

+ Lúc tối trời , mưa to , dông bão , giú từ cấp 5 trở lên không được làm việc trên giáo cao , ống khói , đài nước , tháp , trụ , dầm cầu .v.v.

b./ Thực hiện giám sát , kiểm tra ATLĐ khi làm việc trên cao .

+ Cán bộ Kỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên ATLĐ .

+ Trước khi làm việc phải kiểm tra AT vị trí làm việc của công mhân : dàn giáo , sàn

 

công tác , thang , lan can .v.v.

+ Kiểm tra phương tiện ATLĐ : dây an toàn , mũ

 

, dầy dép .v.v. Khi thấy hư hỏng phải sửa chữa ngay hoặc dừng làm việc .

+ Khi đó nhắc nhở mà công nhân không thực hiện , vẫn vi phạm tthì phải kỷ luật : phê bình , cảnh cáo , chuyển sang làm việc ở công tác khác .v.v.

2./ Biện pháp kỹ thuật :

a./ Yêu cầu chung khi làm việc trên cao :

+ Tuỳ theo dạng công tác mà chọn dàn giáo cho phự hợp .

+ Nơi nào không có sàn công tác , dàn giáo , hoặc không có lan can , phải trang bị dây an toàn .

+ Đảm bảo cho CN lên xuống giữa các tầng nhà , các sàn công tác an toàn , phải cố thang lên xuống .

+ Mặt sàn công tác không được trơn trượt , phải tạo độ nhỏm cho mặt sàn công tác .

b./ Yêu cầu đối với phương tiện LV trên cao :

@ Yêu cầu chung :

+ Để AT phải có dàn giáo ( thang , dáo ghế , dáo treo , sàn treo , giáo cao .v.v.) tạo cho CN chỗ làm việc thuận lợi . Nên sử dụng dàn giáo định hình chế tạo sẵn

@ Dàn giáo phải đáp ứng yêu cầu :

+ Vững chắc , không trơn trượt , khe hở < 10mm .

+ Sàn công tác ở độ cao

1,5m so với mặt nền , mạt sàn phải có lan can an toàn , lan can cao cao

1m , phải có 2 thanh ngang .

+ Lên xuống giữa các tầng giáo khi cao

 

12m có thể dựng thang tựa , cao

12m phải dựng lồng cầu thang riêng .

+ Với các giáo cao phải có hệ thống chống sét .

+ Cấm không tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang góc > 700 và < 450 . Khi đặt thang trái với quy định trên phải có người giữ thang và chân thang phải chèn chắc chắn .

+ Chân giáo phải kê ván lót chống lún , trượt , không kê bằng gạch đá bỗ vụn .

+ Giáo cao phải được neo chắc chắn vào công trình, không neo dàn giáo vào bộ phận công trình kém ổn định .

+ Ván lát sàn công tác dày

 

3cm không mối mọt , phải khít .

+ Các lỗ hổng ở sàn công tác phải có lan can bảo vệ 3 phía , giữa sàn công tác và công trìnhđể khe hở < 5cm .

                     

ß

4.

 

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGÃ CAO

                   

      

TRONG MỘT SỐ DẠNGCÔNGTÁC .

1./ Công tác xếp dỡ , vận chuyển

 

:

+ Nên dùng cơ giới hoá trong công tác xếp dỡ hàng hoá .

+ Không xếp bất kỳ vật gỡ vào các bộ phận công trìnhchưa ổn định , không xếp quá tải trọng cho phép đó chỉ dẫn .

+ Đường đi lại , vận chuyển trên sàn công tác phải có lan can bảo vệ cao

 

1m , chắc chắn .

+ Cấm vận chuyển hàng bằng xe đẩy hoặc cáng trên cầu thang hoặc thang dốc .

+ Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển .

+ Công nhân đón VL trên cao phải đeo dây an toàn .

2./ Công tác xây , trát

 

:

+ Trước khi xây tường phải xem xét lại tình trạng Móng , phần tường đó xây trước , kiểm tra việc xắp xếp VL trên sàn công tác .

+ Khi xây chiều cao

1,5m phải bắc giáo xây .

 

Khi dàn giáo cao

2m phải chuyển VL bằng cẩu chuyển . Cấm vẩn chuyển gạch bằng tung , nộm lên cao

2m .

+ Cấm không đứng trên tường xây để xây , đi lại trên mặt tường , đứng trên mái để xây . Cấm tựa thang vào tường gạch mới xây để lên xuống .

+ Cấm xây tường cao quá hai tầng nhà khi chưa có sàn bên dưới hoặc sàn tạm .

+ Lanh tô , ô văng và các cấu kiện đúc sẵn phải đặt và cố định theo đúng thiết kế thi công .

+ Khi xây ống khói cao

3m phải có sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ

 

( 2 – 3 ) m .

+ Khi trát ở trên cao đồng thời ở hai hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian .

3./ Công tác bê tông cốt thép :

a./ Công tác ván khuôn :

+ Ván khuôn , cột chống , dàn giáo phải theo đúng yêu cầu TKTC.

+ Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng , phải cố định chắc chắn tầng dưới mới lắp tiếp tầng trên .

+ Cần trục vận chuyển lên cao tránh không được va chạm vào các kết cấu ván khuôn

 

đó lắp dựng

+ Lắp dựng ván khuôn

 

treo ,ván khuôn

tự mang công nhân phải đeo dây an toàn

+ Lắp dựng hệ thống ván khuôn cho kết cấu vòm vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ

+ Hệ thống ván khuôn treo phải được liên kết vào các kết cấu đó ổn định chắc chắn và bền vững ,ván khuôn không chuyển vị đu đưa .

+ Trước khi đổ bê tông phải kiềm tra tình trạng của ván khuôn , nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay .

Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc , thiết bị nâng .v.v .

b./ Cốt thép

Lắp dựng cốt thép trên cao , cốt thép dầm , tường , vách ngăn độc lập phải có sàn công tác rộng

³

0,8m bố trí ở một bên của ván khuôn .

+ Khi cắt bá các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn , bên dưới phải có rào ngăn , biển cấm .

+ Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lút ván rộng

 

³

40 cm , cấm qua lại trực tiếp trên khung cốt thép .

+ Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép .

+ Khi cẩu chuyển các khung cốt thép , lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra mối hàn , mối buộc.

c./ Bê tông

 

+ Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật cần kiểm tra ván khuôn cốt thép đó lắp đặt kiểm tra ván khuôn dàn giáo – kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận .

+ Khi dùng cần trục chuyển vữa bê tông đến nơi đổ lúc tháo bê tông ra khoảng cách đáy thùng đựng đến nơi đổ

 

£

1m.

+ Thi công bê tông kết cấu nghiêng

 

³

30 o công nhân phải có dây an toàn .

+ Khi đổ bê tông ở bộ phận k/c cao

 

³

1,5 m , ở trên sàn công tác phải có lan can , thành chắn bảo vệ .

+ Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ kỹ thuật cho phép ( BT đủ cường độ ổn định ) . Tháo dỡ ván khuôn phải theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế , luôn luôn đề phòng VK rơi hoặc dàn giáo , kết cấu chống đỡ bị sụp đổ .

+ Cấm chất ván khuôn đó tháo dỡ lên sàn công tác , hay ném xuống từ trên cao , cần chuyển ngay xuống đất hay mặt sàn nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi quy định .

d./ Công tác làm mái :

+ Chỉ được làm các công việc trên mái sau khi kiểm tra kỹ tình trạng vì kèo , xà gồ , cầu phong litô..v...v...

+ Công nhân làm việc trên mái phải có dây an toàn – cần có thang gấp đặt qua bê mái để đi lại an toàn khi dốc

³

250 .

+ Xếp vật liệu , đồ nghề trên mái phải có biện pháp chống lăn , trượt theo mái dốc.

+ Cấm đi trực tiếp trên mái lợp phibro XM hoặc BT bọt mà phải có ván lát.

+ Các tấm lợp xếp tới đâu phải liên kết vào vì kèo ( xà gồ ) ngay trước khi nghỉ việc .

+ Khi trời có sương mù , gió

³

cấp 6, mưa rào không làm việc trên mái.

e./ Công tác lắp ghép :

* Yêu cầu chung

:

+ Công tác lắp ghép cần tiến hành theo trìnhtự nhất định , phù hợp với thiết kế thi công lắp ghép từng bộ phận riêng biệt của ngôi nhà hay của công trình.

+ Công nhân làm việc trên cao phải đeo dây an toàn.

+ Khi lắp ghép , sử dụng các dụng cụ điện , hơi nén , cắt đục lỗ hàn .v.v. phải có sàn công tác .

+ Cấm mọi người đứng dưới cấu kiện đang lắp ghép hoặc trong phạm vi hoạt động của cần trục .

+ Trong quá trìnhlắp ghép phải đảm bảo cho người lái nhìn rõ các khâu múc , buộc vật cẩu , tuyến nâng hạ vật vào vụ trí lắp .

+ Trường hợp bị khuất phải có người chỉ huy tín hiệu .

+ Khi tiến hành cẩu lắp phải theo sự chỉ huy tín hiệu thống nhất . Các công nhân tham gia lắp phải nắm vững tín hiệu đó .

+ Trước khi nâng hạ vật phải kiểm tra lại vật cẩu dây treo , móc buộc , bộ phận gia cường đề phòng vật cẩu bị biến dạng bị rơi .

+ Trong quá trìnhlắp ghép cấu kiện có trọng lượng lớn phái có dây neo , Hãm vật cẩu , không để đu đưa hoặc ba chạm .

+ Chọn thiết bị treo buộc kết cấu phự hợp với hình dạng , trọng lượng vật cẩu , khả năng tháo móc dễ dàng trong lắp ghép kết cấu .

+ Khi đang cẩu chuyển không được sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của vật cẩu .

+ Cấm bám vào vật cẩu khi cẩu chuyển .

+ Cấm đứng trên bộ phận kết cấu lắp ghép chưa cố định chắc chắn . Cấm với tay đón vật cẩu còn lơ lửng trên cao hoặc kéo vật cẩu khi còn lơ lửng .

+ Cấm xếp tạm vật cẩu lên sàn công tác vượt quá tải trọng cho phép của sàn .

+ Không ngừng việc khi chưa lắp kết cấu vào vị trí ổn định . Cấm để kết cấu treo lơ lửng .

 

+ Chỉ lắp phần kết cấu bên trên khi đó cố định xong các bộ phận kết cấu của phần dưới theo quy định của thiết kế .

b./ Lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép .

  

+ Khi lắp ghép nhà khung , cố định tạm cột bằng khung dẫn , dây chằng , nêm . Chỉ được lắp các tấm sàn , tấm mái khi đó cố định chắc chắn các dầm , dàn đảm bảo ổn định và bền vững .

+ Khi thao tác múc cấu hoặc thao tác liên kết kết cấu phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Khi lắp ghép k/c tấm lớn phải dùng các thanh chống xiên , thanh giằng chéo , giằng ngang để cố định tạm cho kết cấu trước khi hàn chi tiết liên kết .

+ Chỉ được lắp ghép tầng sàn phía trên khi đó cố định chắc chắn tầng sàn phía dưới .

+ Các ban công , ô văng khi đó đặt đúng vị trí thiết kế phải cố định tạm bằng cột chống trước khi cố định hẳn . Khi thao tác cố định kết cấu này công nhân phải đeo dây an toàn .

c./ Lắp ghép kết cấu thép :

+ Trước khi lắp k/c thép công nhân phải được tâp dượt thành thạo thao tác và kiểm tra tình trạng máy múc thiết bị .

+ Khi lắp ghép kết cấu thép kích thước lớn phải được gia cường bằng các giằng , chống , neo .v.v đảm bảo ổn định khi cẩu lắp .

+ Việc lắp ghép kết cấu thép phải tiến hành theo đúng trìnhtự thi công để đảm bảo ổn định bền vững của k/c trong tất cả các giai đoạn của lắp ghép phù hợp thiết kế kết cấu

 

và tổ chức thi công .

+ Các thanh giằng cố định tạm thời phải lắp cùng lúc với lắp kết cấu chính .

+ Khi hàn , tán đinh , vặn bu loong phải có sàn công tác chắc chắn .

+ Đi lại từ dàn kèo này sang dàn kèo khác phải có sàn công tác rộng

 

³

50 cm . Có lan can bảo vệ cao

³

1m .

+ Cấm đi lại trên các giằng chống gió , thanh chéo , xà gồ , thanh cánh thượng .v.v.

Chỉ đi lại trên thanh cánh hạ khi có dây cáp căng dọc theo dàn để móc dây an toàn .

@ Chỉ được tháo móc cẩu Khái kết cấu lắp ghép khi đó liên kết theo Yêu cầu sau :

+ Đối với cột có ít nhất 4 bu loong neo ở các phía

 

hoặc giữ

 

bằng dây neo , dây giằng

+ Đối với giàn kèo dùng dây giằng để giữ cho đến khi lắp xong các xà gồ , thanh giằng với các dàn đó lắp đặt và cố định trước đó .

+ Đối với dầm cầu chạy và dàn đỡ kèo cần lắp ngay các bu loong với số lượng ít nhất là

 

50 % bu

 

loong thiết kế , đẻ đảm bảo an toàn .

+ Đối với kết cấu tán đinh dùng bu loong với số lượng ít nhất là

 

20 % số lỗ theo chu vi .

+ Các thang treo kim loại phải có vũng cung bảo vệ bên ngoài cho công nhân lên xuống .

d/ Lắp ghép kết cấu gỗ :

+ Chỉ được lắp ghép kết cấu gỗ

 

khi đó kiểm tra sửa chữa những khuyết tật phát sinh

trong v/c – Cần

 

thiết phải xiết bu lụng nộo chỗ bị hỏng tránh kết cấu Khái bị ép vì chỗ treo buộc hay lót đệm .

+ Khi cẩu kết cấu gỗ cần treo buộc đúng cách , chỉ tháo dỡ thiết bị treo buộc khi đó lắp kết cấu đúng vị trí và liên kết chắc chắn vào gối đỡ .

+ Với kết cấu dài , mảnh ( dàn kèo ) nên dùng đòn treo cứng tránh cho kết cấu bị cong vênh do mất ổn định .

+ Trước khi đóng rui mè , hệ giằng cố định vì kèo phải được chống đỡ tạm .

+ Công nhân làm trên cao phải có sàn công tác và đeo dây an toàn .

e/ An toàn khi tháo dỡ k/c .

+ Tháo dỡ k/c

 

công trìnhphải thực hiện đúng thiết kế thi công .

+ Khi tháo dỡ kết cấu

 

phải có biện pháp phòng tránh các phần kết cấu thình lình sập đổ .

+ Cấm tiến hành tháo dỡ đồng thời kết cấu ở hai tầng trở lên trên cùng một phương đứng , khu vực tháo dỡ cần được ngăn chặn , treo biển báo nguy hiểm , cấm người qua lại ( không phận sự ) .

+ Tháo dỡ kết cấu cheo leo phải có thang hoặc giáo ghế , phải có biện pháp an toàn cụ thể . .

CHƯƠNG 16 .

              

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG ĐÀO HỐ SÂU .

                               

ß

1. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN .

Thi công đất thường có khối lượng lớn , tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra tai nạn . Có các nguyên nhân chủ yếu sau :

1./ Sụp đổ đất khi đào hố sâu ( < 3m ) , vì đào hố hào sâu thành thẳng đứng chiều sâu vượt quá giới hạn cho phép

 

không có gia cố .

+ Đào hố mái dốc không đủ ổn định .

+ Gia cố chống đỡ không đúng kỹ thuật , không ổn định , vi phạm quy tắc an toàn khi tháo dỡ hệ chống đỡ .

2./ Đất đá lăn rơi từ trên bê xuống hố , hoặc đá lăn theo vách Nói xuống người làm việc bên dưới .

3./ Người ngã khi làm việc ở mái dốc quá đứng do không đeo dây an toàn .

4./ Bị nhiễm

 

hơi độc ( CO2 , NH3 , CH4 ) xuất hiện bất ngờ ở hố sõu .

5./ Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi nổ mìn .

                       

ß

2 . CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN .

1./ Đảm bảo sự ổn định của hố đào .

a./ Khi đào với thành thẳng đứng .

Đất có độ ẩm tự nhiên , kết cấu không bị phá hoại , không có nước ngầm , chỉ cho phép đào thành thẳng đứng không cần gia cố với chiều sâu hố đào hạn chế theo quy phạm :

+ Đất cát và sái

£

1m .

+ Đất á cát

 

£

1,25 m .

+ Đất á sét

 

và sét

£

1,5 m .

+ Đất cứng

 

£

2 m .

+ Khi hố sâu > giới hạn trên phải đào theo mái dốc , dật cấp , phải chống đỡ v.v.v. theo các biện pháp kỹ thuật đó học .

@ Chiều sâu tới hạn của hố đào thành đứng có thể tính theo công thức của Xụcụlốp xki :

                                             

                        

( m )

Trong đó :

 

Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                  

Dụng trọng của đất

 

( 2t/m 3 )

                  

  

Góc ma sát nội của đất .

                  

C

 

Lực dính kết của đất ( t/m

 

2 ) .

Hoặc có thể áp dụng công thức của Gs Sưtôvích :

                                                

      

Trong đó :

  

Hth Chiều sâu tới hạn hố đào ( m ) .

                  

Dung trọng của đất

 

( 2t/m 3 )

                  

C

 

Trị số trung bình lực dính kết của đất ( t/m

 

2 ) .

                                   

+ Đất cát

 

:

 

C = 0,2

                                   

+ Đất lẫn thực vật

 

C = 0,5

                              

     

+ Đất á cát

 

:

 

C = 1,5

                                   

+ Đất á sét

 

:

 

C = 5

                                   

+ Đất sét

 

:

 

C = 8,5

                 

m Hệ số ổn định ( m = 1,5 – 3 )

2./ Biện pháp phòng ngừa người ngã :

+ Công nhân xuống phải có thang leo , cấm trèo trên các thanh văng chống .

+ Khi làm việc trên mái dốc có h > 3m

 

, > 45 o hoặc bề mặt mái dốc trơn trượt , độ dốc > 30 o công nhân phải đeo dây an toàn .

+ Hố đào phải có rào ngăn , ban đêm phải có đèn báo hiệu .

3./ Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc :

Trước khi CN xuống làm việc ở hố sâu , giếng khoan , đường hầm , phải kiểm tra không khí bằng đèn thợ má ( VD : có khí CO 2 đèn lập loè và tắt , nếu có khí CH 4 tthì đèn sẽ cháy sáng )

+ Khi phát hiện có khí độc dưới hố đào phải đình chỉ ngay công việc , tìmnguyên nhân và tìmbiện pháp triệt nguồn phát sinh khí độc , giải toả đi bằng máy nén khí , bằng quạt .v.v. Nếu cần phải làm ở hố sâu tthì phải mang mặt nạ phòng độc , bình dưỡng khí và phải cố người bên trên theo dõi hỗ trợ .

3./ Biện pháp phòng ngừa tai nạn khi nổ mìn :

+ Sử dụng loại mìn ít nguy hiểm , kinh tế nhất , đó được cơ quan nhà nước cho phép sử dụng .

+ Giữ thuốc nổ quá 1 ngày đêm phải có bảo quản ở kho riêng , an toàn .

+ Khu vực kho thuốc nổ phải để xa khu người ở , xa khu sản xuất , có hàng rào bảo vệ

+ Cần phải tính toán lượng thuốc nổ và liều lượng thuốc nổ , số lượng mìn cựng nổ để đảm bảo an toàn : tức là cần chú ý công suất nổ mìn .

+ Trước khi nổ mìn : xung quanh khu nổ mìn bán kính 200 m phải có rào ngăn người qua lại

 

và phải có người cảnh giới . Các đường qua lại phải có biển cấm qua lại . Khoảng cách an toàn có thể tính toán như sau :

                                                      

Trong đó :

          

RA Khoảng cách an toàn

 

( m )

                             

q Lượng thuốc nổ ( kg )

    

KA : Hệ số phụ thuộc vào tính chất thuốc nổ , điều kiện và đặc tính công phá .

Có thể lấy bán kính an toàn với người gần đúng như sau :

                            

                           

  

( m )

+ Sau khi nổ mìn công nhân điều khiển nổ mìn phải quan sát Vòng nổ để xử lý mìn câm .

                                                   

                                                

  

Phần IV.

                        

KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY .

Chương 18 :

      

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÁY VÀ NỔ .

                                        

ß

. KHÁI NIỆM CHUNG .

      

Trong các điều kiện bình thường , cháy là một quá trình ô xy hoá hay là một phản ứng hoá học giữa chất cháy ( chất bị ỗy hoá : dầu , khí , than ) với chất ô xy hoá ( như không khí , ô xy ) .

       

Tuy nhiên trong một số điều kiện nào đó khi không có ô xy , các chất như axêtylen , clorua nitơ và các hợp chất khác khi bị nén mạnh có thể gây nổ , khi đó vật chất sẽ bị Phân tích kốm theo sự toả nhiệt và ngọn lửa .

     

Đối với sự cháy , phản ứng hoá học không những chỉ xảy ra giữa chất cháy với ô xy , mà một số chất có thể cháy trong môi trường không có ô xy như hyđrô và một số kim loại có thể cháy trong môi trường khí clo , đồng , trong hơi lưu hoàng , manhêdi trong khí cacbônic .v.v.


 

ß

.2. Lí THUYẾT CỦA QUÁ TRèNH ( ễ XY HOÁ KHI CHÁY ) BỐC

   

                                                 

                        

            

                                    

Sơ đồ quá trìnhbốc cháy của các chất .

     

Quá trìnhbốc cháy của các chất khí , lỏng , rắn xảy ra tương đối giống nhau và gồm các giai đoạn sau : ô xy hoá bốc cháy và cháy ( H. vẽ ) . Theo mức độ tích luỹ nhiệt do kết quả của phản ứng ô xy hoá khí và hơi , tốc độ phản ứng tăng dần dẫn đến sự bốc cháy và xuất hiện ngọn lửa .


   

Trong giai đoạn đầu nhiệt độ tăng từ

  

tđ đến

 

to chậm vì nhiệt lượng phải tiêu hao để đốt nóng và phân tích vật chất . Khi đạt đến nhiệt độ bắt đầu ô xy hoá to nhiệt độ sẽ tăng nhanh vì

 

ngoài nhiệt lượng do gia nhiệt từ bên ngoài còn do nhiệt lượng tạo ra do phản ứng ô xy hoá . Ta tưởng rằng khi hỗn hợp đó được đốt nóng đến nhiệt độ bắt đầu ôxy hoá to là đủ , không cần tiếp tục gia nhiệt nữa mà nó sẽ tự đốt nóng do nhiệt lượng toả ra của phản ứng ô xy hoá . Nhưng thực tế tthì không xảy ra như thế , bởi vì cựng một lỳc với sự gia nhiệt và sự toả nhiệt của phản ứng ô xy hoá còn có sự truyền nhiệt từ hỗn hợp ra môi trường ngoài . Cho nên khi tốc độ ô xy hóa

 

chậm , nhiệt lượng truyền đi vượt nhiệt lượng táa ra tthì sự tự đốt nóng sẽ không diễn ra . Tốc độ phản ứng ô xy hóa phụ thuộc vào sự gia nhiệt từ bên ngoài . Nhiệt độ

 

hỗn hợp càng cao quá trìnhô xy hoá xảy ra trong hỗn hợp càng nhanh và do đó nhiệt lượng toả ra trong một đơn vị thời gian càng nhiều .

                      

Sơ đồ biến đổi nhiệt độ trong chất cháy theo thời gian .

Hỗn hợp được đốt nóng đến lúc nhiệt lượng do phản ứng ô xy hoá bằng nhiệt lượng truyền ra môi trường bên ngoài , khi khắc phục được sự cân bằng đó , phản ứng ô xy hoá có khả năng tự tăng nhanh và đạt được trị số làm bốc cháy hỗn hợp cháy . Như vậy , nhiệt độ của hỗn hợp khi nhiệt lượng táa ra do phản ứng ô xy hóa bằng nhiệt độ truyền ra môi trường bên ngoài

 

gọi là nhiệt độ bốc cháy , nó được ký hiệu tb trên đường cong . Ơ nhiệt độ bốc cháy ngọn lửa vẫn chưa xuất hiện , nó xuất hiện khi nhiệt độ hỗn hợp cao hơn tb tức là t,b gần với nhiệt độ cháy tc . Nhiệt độ bốc cháy không phải là đại lượng cố định cho cùng một chất mà thay đổi phụ thuộc vào tốc độ phản ứng ô xy hóa và các điều kiện truyền nhiệt : áp suất , nồng độ hỗn hợp , thể tích bình chứa , nồng độ ô xy trong không khí .v.v.

                         

ß

. 3 . ĐIỀU KIỆN VÀ HÌNH THỨC CHÁY .

1.

    

Điều kiện cháy :

Chất cháy :

      

Hầu như tất cả các chất cháy ở thể rắn , lỏng , khí đều là các hợp chất hữu cơ gồm các thành phần chính là các bon ( C ) , hyđrô ( H ) và ô xy ( O ) .

     

Thành phần các chất và tỷ lệ của chúng trong hợp chất ( hỗn hợp ) có ý nghĩa quan trọng đối với quá trìnhbốc cháy ( tốc độ cháy ) .

Chất ôxy hoá :

       

Chất ô xy hoá có thể là không khí , ô xy nguyên chất , clo , flo , lưu huỳnh , các hợp chất mang ô xy ,

     

kali pecmanganat ( KM nO4 ) ,

    

amụn nitrat

( NH4NO3 ) , kali clorat ( KClO3 ) , axit ntric ( HNO3 ) , đó là những chất trong điều kiện nung nóng sẽ thoát ra ô xy .

Chất ôxy hoá :

Mồi gây cháy có thể là tia lửa trần , tia lửa điện , hồ quang điện , tia lửa sinh ra do ma sát va đập , những hạt than cháy đá . Chúng là những mồi lửa phát quang . Ngoài ra còn có những mồi gây cháy không phát quang hay còn gọi là mồi ẩn . Mồi gây cháy không phát quang : mồi ẩn có thể là nhiệt toả ra do các quá trìnhhoá học , sinh hoá , nén đoạn nhiệt , ma sát , hoặc do tiếp xúc với bề mặt nóng của thiết bị

Sự bắt cháy của hỗn hợp cháy chỉ có khả năng xảy ra khi lượng nhiệt cung cấp cho hỗn hợp cháy đủ để làm cho phản ứng cháy bắt đầu , tiếp tục và lan rộng ra . Như vậy không phải bất kỳ một mồi gây cháy nào cũng có thể gây cháy . Muốn gây cháy đũi hái mồi gây cháy phải có đủ năng lượng tối thiểu . Những mồi cháy khác nhau có nhiệt độ ngọn lửa cháy khác nhau .

Vd : Nhiệt độ ngọn lửa diêm

 

750 o

 

-

 

860 o , đèn dầu hoả 780 o – 1030 o , mẩu thuốc lá cháy đá là 700 o – 750 o .v.v.

2.

    

Hình thức cháy :

Cháy hoàn toàn :

Cháy hoàn toàn diễn ra khi có đủ lượng không khí , các sản phẩm tao ra không có khả năng tiếp tục cháy :

VD :

                               

C + O2

 

®

CO2

                                    

2H2 + O2

®

2H2O

                          

           

4P + 5O2

®

2P2O5

Cháy không hoàn toàn :

 

Diễn ra khi thiếu không khí , các sản phẩm tạo ra

 

như

 

CO

 

, Axêton ( RCOR ) , Anđêhyt ( RCOH ) có tính độc và có khả năng tiếp tục cháy và nổ .

         

ß

. 4 . SỰ BÙNG CHÁY , BẮT CHÁY , BỐC CHÁY VÀ TỰ CHÁY .

Để hiểu rõ vấn đề này ta hãy xem ví dụ sau :

Lấy một ống bơ sắt đổ đầy rượu hoặc cồn vào , đưa ngọn lửa đến gần , rượu sẽ bốc lửa , khi đưa ngọn lửa ra xa , sau một thời gian ngắn lửa rượu sẽ tắt . Hiện tượng này gọi là sự bùng cháy . Nếu ta đun nóng ống bơ cho rượu nóng lên , sau đó lại đưa ngọn lửa đến gần , rượu lại bốc lửa , sau khi đưa ngọn lửa ra xa , lửa vẫn tiếp tục cháy cho đến khi hết rượu . Hiện tượng này gọi là bắt cháy . Cũng ống bơ rượu như vậy , bây giờ ta đốt nóng ở dưới , rượu sẽ đun nóng dần , đến một lúc nào đó rượu trong ống sẽ bốc lửa không cần phải đưa ngọn lửa bên ngoài đến gần trực tiếp . Hiện tượng này gọi là bốc cháy .

Ngoài hiện tượng trên ta còn tháy có trường hợp đống than to để lâu ngày tự nhiên bị cháy ,

  

hoặc đống vải dẻ lau chùi dầu mỡ đắp đống để ngoài trời nắng cũng có thể bị cháy mà không cần có mồi lửa .v.v.

Có thể giải thích các hiện tượng trên như sau :

Về bùng cháy :

Ơ nhiệt độ không khí bình thường hơi rượu bốc lên hỗn hợp với không khí thành một hỗn hợp cháy .

 

Khi đưa ngọn lửa đến gần , nó sẽ bốc thành ngọn lửa xanh , yếu và tắt nhanh . Ơ nhiệt độ này chỉ cháy hỗn hợp hơi rượu và không khí , bản thân rượu không cháy .

Sau khi đưa ngọn lửa ra xa ngọn lửa tắt . Nhiệt độ này là nhiệt độ bùng cháy của rượu . Nhiệt độ bùng cháy là nhiệt độ thấp nhất .

Về bắt cháy :

Khi ta đun nóng ống bơ , rượu bị nóng lên dần và bốc hơi liên tục , luôn luôn tạo thành hỗn hợp cháy với không khí , nên ta thấy rượu tiếp tục cháy cho đến hết . Do đó nhiệt độ bắt cháy là nhiệt độ khi đó chất cháy bị bắt lửa và tiếp tục cháy khi đó bá mồi lửa đi .

Về bốc cháy :

Bốc cháy là sự xuất hiện do sự đốt nóng hỗn hợp cháy khi không có tác dụng trực tiếp của ngọn lửa . Do sự đốt nóng tốc độ phản ứng ôxy hoá sẽ tăng nhanh , đến khi nhiệt lượng toả ra trong một đơn vị thời gian vượt nhiều tốc độ truyền đi sẽ dẫn tới sự bốc cháy .

Về tự cháy :

Tự cháy là sự xuất hiện khi không cần có nhiệt lượng từ bên ngoài ( tác động của mồi gây cháy ) mà do nhiệt lượng của quá trìnhhoá học ( ôxy hoá ) ; lý học ( hấp thụ ôxy ); sinh học ( sự hoạt động của tế bào vi khuẩn ) diễn biến ngay trong chất đó . Như vậy quá trìnhtự gia nhiệt của vật chất kếtthúcbằng sự cháy gọi là tự cháy . Nhiệt độ tương ứng tại đó vật chất bị cháy gọi là nhiệt độ tự cháy . Nhiệt độ tự cháy càng thấp , chất đó càng dễ cháy . Tự cháy còn khác bốc cháy ở chỗ là Nó có thể bắt đầu ngay cả ở nhiệt độ bình thường ( 10 – 20 ) 0 C .

 

            

ß

. 5 . ĐẶC TRƯNG CHÁY NGUY HIỂM CỦA CÁC CHẤT .

1.

    

Cháy các hỗn hợp hơi khí với không khí :

Trong môi trường SX và sinh hoạt các loại hơi khí có thể tạo ra các hỗn hợp cháy nổ nguy hiểm . Nồng độ của chúng ở trong hỗn hợp có thể biến đổi trong mộy phạm vi rất rộng .

Nồng độ thấp nhất của hơi , khí trong không khí có thể bốc cháy ( nổ ) gọi là nồng độ giới hạn cháy ( nổ ) dưới .

Nồng độ cao nhất của hơi , khí trong không khí vẫn có thể còn bốc cháy ( nổ ) gọi là nồng độ giới hạn cháy ( nổ ) trên .

Giữa nồng độ giới hạn dưới và trên gọi là khoảng nổ .

VD :

                                                    

Nồng độ dưới %

     

Nồng độ trên %

                                  

Amôniăc :

                  

15,5

                        

27

                                 

Xăng

      

:

                    

0,76

                      

5,4

                             

    

Ben zen :

                     

1,14

                      

6,75

     

Nồng độ giới hạn bốc cháy ( nổ ) của hỗn hợp không khí không phải là đại lượng cố định mà nó thay đổi phụ thuộc vào : áp suất ban đầu , nhiệt độ của hỗn hợp , công suất của mồi gây lửa , sự có mặt của các khí trơ .v.v.

+ Ap suất giảm tthì khoảng cháy nổ thu hẹp , trong một số trường hợp áp suất thấp tthì cháy nổ không thể xảy ra được .

+ Tăng nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp sẽ tăng khoảng cháy nổ .

 

Tăng kích thước hoặc nhiệt độ của mồi gây lửa cũng làm tăng khoảng cháy nổ . Nếu thêm vào tạp chất trơ khoảng cháy nổ sẽ thu hẹp .

Như vậy đặc trưng cháy nguy hiểm của các chất khí là : nhiệt độ bốc cháy và khoảng cháy , tức là nồng độ giới hạn của sự bốc cháy .

Nhiệt độ bốc cháy càng thấp càng nguy hiểm .

2.

    

Cháy các chất lỏng :

Đặc trưng cháy nguy hiểm của các chất lỏng cháy là nhiệt độ bốc cháy , khoảng cháy nhiệt độ bùng cháy và bắt cháy .

Nhiệt độ bốc cháy của đa số các chát lỏng cũng nằm trong phạm vi nhiệt độ giới hạn như của chất khí . Cũng như chất khí chất lỏng cũng có nhiệt độ bốc cháy dưới và nhiệt độ bốc cháy trên .

VD :

                                                    

Nhiệt độ dưới C 0

     

Nhiệt độ trên C 0

                                  

A – xờ - tụn

 

:

             

- 20

     

                   

+ 6

                                 

Xăng

    

:

                     

- 36

                         

- 7

                                 

Dầu lửa chạy máy :

      

+ 4

                       

+ 35

3.

    

Cháy các chất rắn :

     

Đặc trưng cháy nguy hiểm của các chất rắn cháy là nhiệt độ bốc cháy và bắt cháy .

 

Nhiệt độ bốc cháy của đa số các chát rắn cũng nằm trong phạm vi nhiệt độ giới hạn như của chất khí . Cũng như

 

chất lỏng , chất rắn cũng có nhiệt độ bốc cháy dưới tương ứng với từng loại cụ thể :

VD :

                                                    

Nhiệt độ bốc cháy C 0

   

                                 

Phụtpho :

                              

287

          

                                

Gỗ thông

 

:

                           

236

      

                              

Vải sơn cao su :

                        

308

                               

Vải sơn clovinin :

                    

380

4.

    

Cháy , nổ bụi :

Bụi của các chất cháy và bụi trong khói lò rất nguy hiểm về cháy . Bụi lắng trong các thiết bị máy múc , công trìnhcó thể cháy âm ỉ và bốc cháy . Bụi lơ lửng trong không khí có thể tạo thành các hỗn hợp nổ nguy hiểm .

Bụi càng nhỏ , bề mặt riêng càng lớn tthì nhiệt độ bốc cháy càng thấp .

Đặc trưng cháy nguy hiểm của bụi là nhiệt độ bốc cháy của bụi lắng và nồng độ giới hạn dưới của sự bốc cháy . Nồng độ giới hạn nổ dưới của đa số hỗn hợp bụi không khí là ( 2,5 – 30 )g / m3 .

Chương 19 .

      

NGUYÊN NHÂN CÁC ĐÁM CHÁY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA .

                             

ß

.1. NGUYÊN NHÂN CÁC ĐÁM CHÁY .

Trong SX và sinh hoạt luôn luôn có các chất cháy , ô xy trong không khí và mồi gây cháy . Tuy nhiên khả năng cháy chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện thích hợp .

Khi khả năng phát sinh ra cháy bị loại trừ

 

đó chính là các điều kiện an toàn chống cháy , tức là khi đó :

@ Thiếu một trong các điều kiện cần thiết cho sự cháy .

@ Tỷ lệ của chất cháy và ôxy trong hỗn hợp không nằm trong giới hạn cháy .

@ Mồi gây cháy không đủ công suất và thời gian tác động của nó không đủ để làm hỗn hợp bốc cháy .

Nguyên nhân các đám cháy có thể do vi phạm các quy định an toàn về phòng cháy trong các khâu thiết kế , lắp đặt , vận hành , sử dụng , bảo quản thiết bị .v.v.

Sau đây là nguyên nhân các đám cháy thường xảy ra :

1.

    

Không thận trọng khi dựng lửa :

   

@ Bố trí các quá trìnhsản xuất có lửa như hàn điện , hàn hơi , lò đốt , lò sấy , lò nung , lò nung chảy .v.v. ở môi trường không an toàn hoặc gần nơi có vật liệu cháy dưới khoảng cách an toàn .

  

@ Dùng lửa để kiểm tra sự dò rỉ hơi khí cháy hoặc xem xét các chất lỏng dễ cháy trong các đường ống , bình chứa .

  

@ Bỏ khôngtheo dõi bếp đun ga , dầu , than củi , rơm rạ .v.v. nấu nưíng với ngọn lửa quá to làm bốc tạt ngọn lửa cháy lan sang các vật xung quanh .

  

@ Hong , sấy vật liệu , đồ dùng , quần áo , giấy tê trên các bếp than , bếp điện .

  

@ Ném vứt tàn

 

đóm , tàn diêm , thuốc lá cháy dở vào nơi có vật liệu cháy như rơm , rác , vỏ bào mùn cưa .v.v hoặc nơi cấm lửa .

  

@ Đốt củi nương rẫy làm cháy rõng .

  

@ Do đốt pháo , trẻ em nghịch lửa .

2.

    

Sử dụng , dự trữ , bảo quản nguyên vật liệu , nhiên liệu , vật liệu không đúng :

@ Các chất khí , lỏng cháy , các chất rắn có khả năng tự cháy trong không khí ( phốt pho trắng ) không chứa đựng trong bình kín .

@ Xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần nhau giữa các chất có khả năng gây phản ứng hoá học toả nhiệt khi tiếp xúc ( dây dầu mỡ vào van bình ôxy ) .

@ Bố trí , xếp đặt các bình chứa khí ở gần những nơi có nhiệt độ cao ( bếp , lò ) hoặc phơi ngoài nắng to có thể gây cháy , nổ .

@ Vôi sống để ở nơi ẩm ướt , hắt , dột bị nóng lên đến nhiệt độ cao gây cháy các vật tiếp xúc .

3.

    

Cháy xảy ra do điện :

@ Quá tải do sử dụng thiết bị điện không đúng với điện áp quy định , chọn tiết diện dây dẫn , cầu chì không đúng với công xuất phụ tải , ngắn mạch do chập điện . Khi quá tải , thiết bị bị đốt quá nónglàm bốc cháy hỗn hợp cháy bên trong , cháy chất cách điện , vỏ bị quá nóng làm cháy bụi bám vào hoặc cháy vật tiếp xúc .

@ Do tiếp xúc không tốt ở mối nối dây , ổ cắm , cầu dao .v.v. phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ trong môi trường cháy nổ .

@ Lóng quờn khi sử dụng các thiết bị sinh hoạt như bếp điện , bàn là , que đun nước gây cháy các dụng cụ bên cạnh và cháy lan sang công trình.

4.

    

Cháy do ma sát , va đập :

Cắt , tiện , phay bào , mài rũa , đục đẽo .v.v. .. do ma sát va đập biến cơ năng thành nhiệt năng . Dùng que sắt cậy nắp thùng xăng gây phát sinh tia lửa làm xăng bốc cháy

5.

    

Cháy do tĩnh điện :

Tĩnh điện phát sinh có thể do đai chuyền ( curoa ) ma sát lên bánh quay , khi chuyên rót , vận chuyển các chất lỏng không dẫn điện trong các thùng ( stec ) đường ống bằng kim loại bị cách ly với đất , khi vận chuyển các hỗn hợp bụi không khí trong đường ống .v.v. Do vậy các ôtô stec chở xăng phải có dây xích sắt thả quệt xuống đất để đề phòng tĩnh điện .

 

                                

ß

. 2 . CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG

 

CHÁY .

1.

    

Biện pháp ngăn

 

ngừa không cho đám cháy xảy ra :

a . Biện pháp về tổ chức :

Tuyên truyền , giáo dục , vận động CBCNVvà toàn dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của nhà nước , điều lệ nội quy an toàn phòng cháy bằng các hình thức như nói chuyện , huấn luyện , chiếu phim triển lóm về phòng cháy và chữa cháy .

b . Biện pháp về kỹ thuật :

Ap dụng đúng đắn các tiêu chuẩn , quy phạm về phòng cháy khi thiết kế , xây dựng

 

nhà cửa và lắp đặt các thiết bị công nghệ phòng và các thiết bị vệ sinh công nghiệp ( thông gió , chiếu sáng , hút thải hơi khí độc .v.v. )

c. Biện pháp an toàn về vận hành :

Sử dụng bảo quản thiết bị máy múc , nhà cửa công trình, nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu trong SX và trong sinh hoạt không để phát sinh cháy .

e.

     

Các biện pháp nghiờm cấm

 

:

Cấm dùng lửa , cấm đánh diêm , cấm hút thuốc ở những nơi cấm lửa hoặc gần chất cháy . Cấm hàn điện hàn hơi ở các phòng cấm lửa . Cấm tích nhiều nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu .v.v. và các chất dễ phát sinh cháy .

2.

    

Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng

 

:

Biện pháp này chủ yếu là thuộc về thiết kế quy hoạch , kiến trỳc , kết cấu trong xây dựng : Phân Vòng xây dựng , Phân nhóm nhà cửa , công trìnhtheo đúng mức độ nguy hiểm cháy trong khu vực nhà máy , XN , khu dân cư .

VD : Công trìnhcó nguy cư cháy nổ bố trí cuối hướng gió , ở chỗ thấp , cuối dòng chảy của sụng ... sử dụng VL không cháy , khó cháy ; bảo đảm khoảng cách chống cháy ; trồng cây xanh ; đắp đê ngăn cách .

3.

    

Biện pháp thoát người và cứu tài sản :

Bố trí đúng đắn các lỗ cửa , cửa , đường thoát người ; làm cầu thang thoát người bên ngoài , bố trí đúng đắn các thiết bị máy móc trong gian SX , đồ đạc , giường tủ trong nhà ở , có biện pháp hạn chế ảnh hưởng của đám cháy đến quá trìnhthoát người như hành lang , cầu thang chống khói , đường thoát , bố trí ánh sáng trên đường thoát , lối đi .

4.

    

Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả :

Bảo đảm hệ thống báo cháy nhanh và chính xác , hệ thống báo cháy tự dộng , hệ thống thông tin liên lạc nhanh .Tổ chức các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và thành thạo nghiệp vụ , luôn luôn són sàng ứng phú kịp thời khi có hoả hoạn .

+ Thường xuyên đảm bảo có đầy đủ các phương tiện và dụng cụ chữa cháy , các nguồn nước dự trữ tự nhiên hay bể nước chứa dự trữ .

+ Đảm bảo đường xá đủ rộng để xe chữa cháy có thể đến gần đám cháy , đến các nguồn nước .

 

Chương 20 .

    

CÁC CHẤT CHỮA CHÁY , DỤNG CỤ , PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY .

                             

ß

.1. CÁC CHẤT CHỮA CHÁY .

Các chất chữa cháy có nhiều loại khác nhau : ở thể lỏng ( nước , dung dịch nước muối ), thể khí hoặc bọt khí . Mỗi chất chữa cháy đều có phạm vi sử dụng và hiệu quả riêng . Tuy nhiên tất cả các chất chữa cháy đều có yêu cầu cơ bản sau :

 

@ Có hiệu quả cao , tiêu hao ít trên một đơn vị diện tích .

 

@ Tìmkiếm dẽ dàng và rẻ tiền .

 

@ Không gây độc , nguy hiểm với người sử dụng và bảo quản .

 

@ Không làm hư hỏng các thiết bị chữa cháy và các thiết bị đồ đạc được cứu chữa .

 

1.

    

Nước :

Nước là chất chữa cháy rẻ tiền và phổ biến nhất . Nước là chất thu nhiệt lớn . Khi tưíi nước vào chỗ cháy , nước sẽ bao phủ bề mặt cháy hấp thụ nhiệt độ chất cháy xuống dưới mức nhiệt độ bắt cháy . Nước bị nóng và bốc hơi làm giảm lượng khí và hơi cháy , làm loóng ôxy trong không khí , làm cách ly không khí với chất cháy , hạn chế quá trìnhôxy hoá , do đó làm đình chỉ đám cháy . Tưíi nước vào đám cháy có thể thực hiện bằng cách phụt mạnh vào đám cháy hoặc phun đưíi dạng mưa để dập tắt đám cháy .

 

Dùng phương pháp phụt mạnh để dập tắt đám cháy của các chất rắn , thể tích lớn , đám cháy trên cao , xa . Dùng phương pháp tưíi dưới dạng mưa có tác dụng tăng bề mặt tưíi , làm giảm lượng nước tiêu thụ , áp dụng để chữa cháy các chất như than , vải giấy , phụtpho , các chất rời rạc .v.v.

+ Không dùng nước chữa cháy các thiết bị có điện , các kim loại có hoạt tính hoá học như : K , Ca , Na , Đất đèn .

+ Không dùng nước chữa cháy các chất lỏng dễ cháy mà không hoà tan với nước như xăng , dầu háa vì nước có tỷ trọng lớn hơn sẽ chìm xuống dưới mất tác dụng bao phủ bề mặt cháy .

+ Có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng dễ hoà tan với nước như axêtôn , một số loại rượu .v.v. cũng có thể dùng nước chữa cháy cho các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy > 60 0 C ( ma dỳt ) .

2.

    

Hơi nước :

Hơi nước dùng để chữa cháy chỉ có hiệu quả ở chỗ không khí ít thay đổi , hoặc trong buồng kín , đám cháy ngoài trời nhưng diện tích nhỏ . Nồng độ hơi nước ở trong không khí làm tắt lửa vào khoảng 35 % ( theo thể tích ) .

Dùng hơi nước chữa cháy cho các xưởng gia công gỗ , buồng sấy , trên tàu thuỷ .v.v.

3.

    

Dung dịch

 

nước muối

 

:

Để tăng cường thu nhiệt của nước người ta dùng các chất hoá học hoà vào nước để được dung dịch muối nặng . Các loại dung dịch muối được dùng phổ biến là amôniăc , natri hiđrôcacbônat . Muối rơi vào bề mặt cháy sẽ tạo ra một màng cách ly , hấp thụ thêm một lượng nhiệt của chất cháy để phân tích chúng , đồng thời làm thoát ra một lượng khí trơ , làm tăng hiệu quả dập tắt đám cháy .

4.

    

Bọt chữa cháy :

Các bọt chữa cháy phổ biến là bọt hoá học và bọt hoà không khí . Tác dụng chủ yếu của bọt chữa cháy là cách ly hỗn hợp cháy với vùng cháy , làm lạnh vùng cháy . Bọt chữa cháy chủ yếu dùng chữa cháy xăng dầu , chất lỏng cháy , các hầm tàu , tuy nen , hầm nhà . Cầm dùng bọt chữa cháy để chữa cháy thiết bị có điện , chữa cháy kim loại , đất đèn và đám cháy có nhiệt độ cao > 1700 0 C .

a)

    

Bột hoá học được tạo thành bởi 2 thành phần chủ yếu :

+ Phần “A “ :

 

alumin sunfat

 

Al2(SO4)3 .

+ Phần “ B “ :

 

natri bicacbụnat NaHCO3 .

Khi chữa cháy dung dịch A sẽ chến lẫn dung dịch B tạo thành bọt theo phản ứng :

                            

Al2(SO4)3 + 6H2O – 2Al(OH )3 + 3H2SO4

                            

H2SO4 + 2NaHCO3 – Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Khi xảy ra phản ứng hoá học alumin hiđrôxit tạo ra các màng máng và nhờ có CO2 mà tạo thành bọt . Bọt có tỷ trọng 0,11- 0,22g/cm3 nên có khả năng nổi trên bề mặt chất lỏng . Thành phần của bọt có khoảng 80% bọt khí CO2 , 19,7% nước , 0,3% chất tạo bọt do đó nó có thể dập tắt đám cháy cho các chất lỏng như xăng , dầu , các chất lỏng dễ cháy khác .

b)Bọt hoà không khí là loại bọt được tạo thành bằng cách khuấy trộn không khí với dung dịch tạo bọt .

VD :

+ Chất tạo bọt

P

O

- 1 của LX cũ gồm các chất : dầu hoả , keo xương , cồn êtylen , sut ăn da .

+ Chất tạo bọt

P

O

- 6 của LX cũ gồm : máu da súc có sừng , sut ăn da , 10% dung dịch axit sunfuaric , sunfua sắt và fllorua natri .

c) Từ năm 1968 nước ta đó SX được bọt hoà không khí BN – 70 được chiết từ một loại quả có nhiều ở miền Bắc nước ta . Thành phần chủ yếu của bọt này là Sabonin và nhựa quả chiếm 90% , các chất làm bền bọt , chống thối , độ bền của bọt có thể đạt 20 phút

5.

    

Bột chữa cháy :

Các chất bột khô chữa cháy là các chất rắn trơ dưới dạng bột : kali cacbônat , natri cacbônat ,

 

natri hyđrôcacbônat , cát khô .

Tác dụng chữa cháy của chúng là bao phủ chất cháy bởi một lớp có độ dày nhất định , ngăn cách vùng cháy với chất cháy , cản trở ôxy không lan vào vùng cháy . Các loại bột dùng để chữa các chất cháy không dùng nước như kim loại kiềm và kiềm thổ rất hiệu qủa .

6.

    

Các loại khí :

Các loại khí dùng chữa cháy là khí trơ gồm có : khí cácbonic , nitơ , agon , hêli , hơi nước và những không khí không cháy khác .

Tác dụng chữa cháy của các loại khí này là pha loóng nồng độ cháy , ngoài ra nó còn có tác dụng làm lạnh , hạ thấp nhiệt độ cháy cản trở quá trìnhcháy làm tắt đám cháy .

VD : Khí CO2 phun ra dưới dạng tuyết có nhiệt độ – 78 0 C .

7.

    

Các chất halogen:

Các chất halogen dùng để chữa cháy có hiệu quả rất lớn . Tác dụng chủ yếu của nó là ức chế cháy . Ngoài ra halogen còn có tác dụng làm lạnh đám cháy . Các chất halogen dễ thấm ướt vào vật cháy nên thường dùng để chữa cháy các loại như

 

bông , vải , sợi .v.v Các chất halogen đưa vào vùng cháy nó sẽ được phân huỷ , sản phẩm phân huỷ sẽ tiếp tục tham gia vào phản ứng cháy làm thay đổi chiều của phản ứng cháy : từ phản ứng toả nhiệt sang phản ứng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ bốc cháy có thể dập tắt đám cháy .

                       

ß

. 2 . DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY .

1.

    

Phân loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy :

Phương tiện dụng cụ chữa cháy cơ giới gồm loại di động , loại cố định .

Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy di động gồm : các loại xe chữa cháy , xe chuyên dùng , xe thang , xe thông tin , xe ánh sáng , xe chỉ huy .v.v.

 

Loại phương tiện , dụng cụ chữa cháy cố định gồm : hệ thống phun bọt , hệ thống nước chữa cháy , hệ thống phun bọt , khí tự động .v.v.

2.

    

Xe chữa cháy , máy bơm

 

chữa cháy

Xe chữa cháy bao gồm nhiều loại như xe chữa cháy , xe thông tin và ánh sáng , xe phun bọt hoà không khí , xe rải vũi , xe thang và xe phục vụ .

Xe chữa cháy có các trang thiết bị chữa cháy như lăng , vũi , dụng cụ chữa cháy , nước , thuốc bọt chữa cháy , ngăn ngồi chiến sỹ , bơm ly tâm . Bơm có công suất 90 – 300 mó lực , lưu lượng phun nước 20 – 25 l/s , áp suất trung bình 8 – 9 at , khối lượng nước mang theo (900 – 4000 ) l .

3.

    

Phương tiện chữa cháy và báo cháy tự động :

Phương tiện báo cháy tự động dùng phát hiện cháy từ đầu và báo địa điểm cháy vè trung tâm . Có các loại máy báo cháy sau :

@ Máy báo cháy bằng nhiệt : Máy sẽ làm việc khi nhiệt độ nơi đặt máy tăng .

@ Máy báo cháy bằng khói hoặc bằng ánh sáng : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có khói hoặc ánh sáng .

@ Máy báo cháy tổng hợp : Máy sẽ làm việc khi nơi đặt máy có cả khói và ánh sáng .

4.

    

Phương tiện chữa cháy thụ sơ:

Để dập tắt đám cháy có thể dùng sức người với các dụng cụ như xô thùng múc nước tưíi dập lửa , dùng xẻng hất cát vào vật cháy , dùng bao tải ướt chùm kín đám cháy nhỏ . Dụng cụ chữa cháy thụ sơ còn bao gồm các bình chữa cháy : bình bọt , bình chứa CO2 .

a)

    

Bình bọt hoá học :

Nó gồm hai bình : bình sắt bên ngoài đựng dung dịch natri cacbônat dung tích 8- 10 l, bình thuỷ tinh bên trong đựng dung dịch alumin sunfat dung tích ( 0,45 – 1 ) l

 

, vỏ bình chịu được áp suất 20kg/cm2 . Khi có cháy xách bình tới chỗ cháy , dốc ngược bình cho 2 dung dịch hoá chất trộn lẫn nhau sinh bọt và tạo thành áp suất , mở khoá hướng vũi phun vào đám cháy , bọt sẽ phun ra dập tắt đám cháy . Bình này dựng chữa cháy cho các chất lỏng .

b) Bình bọt hoà không khí :

Bình bọt hoà không khí gồm 2 bộ phận chính là vỏ bình đựng dung dịch tạo bọt và bình thép đựng không khí . Ap suất vỏ chịu tối đa 15kg/cm2 , áp suất bình nén khí

 

chịu tối đa 250 kg/cm2 . Khi có cháy chỉ cần mở van bình khí nén cho không khí chến lẫn với dung dịch để tạo bọt để chữa cháy .

b)

   

Bình chữa cháy bằng khí CO2 :

Vỏ bình làm bằng thép dày chịu được áp suất 250kg/cm2 . Khi có cháy phải đưa bình tới chỗ cháy một tay cầm loa phun hướng vào đám cháy , cách tối thiểu 0,5m , tay kia mở van bình khí CO2 sẽ được phun vào đám cháy , dập tắt đám cháy .

    

Nhưng chúng ta phải nên ghi nhớ một điều “ Phòng hoả hơn cứu hoả “ . Đó chính là phương châm của chúng ta trong SX và sinh hoạt .

                                                                            

Hà nội - thỏng 2 – 2000 .

                  

                            

                                             

Ths – Gvc : Lờ công Chính .

 

                          

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro