Anh Hao Tu tuong HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Anh Hao Tu Tuong Ho Chi Minh

Câu hỏi 1: Vì sao độclập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn đúng đắn con đường phát triển của đất nước ta?

Trả lời:

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc. Chính trong điều kiện đó, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đườngcứu nước. Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Người tìm thấy cơ sở lý luậnchắc chắn cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản. Bác Hồ khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn". "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Tư tưởng đó đã được Đảng ta khẳng định, được cả dân tộc hưởng ứng và đi theo. Đó là sự lựa chọn của lịch sử VN, của toàn dân tộc VN.

Sự lựa chọn này dựa trên cơ sở:

Chỉ có chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người lao động. CNXH xóa bỏ triệt để chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX, là nguồn gốc sinh ra tình trạng người bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân lao độngthoát khỏi đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người toàn diện. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tính tất yếu củathời đại mới đã tạo khả năng và điều kiện để các dân tộc đi lên chủ nghĩa xãhội, đem lại những nhận thức mới trong quan niệm và giải pháp giải quyết vấn đềgiải phóng dân tộc một cách triệt để.

Sức mạnh và thành tựu của chủ nghĩa xã hội, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh nhân loại, tạokhả năng đoàn kết các dân tộc để giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranhhuỷ diệt, buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh chính sách có lợi cho người laođộng; tạo khả năng hiện thực cho các nước lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xãhội.

Trong hơn 7 thập kỷ xây dựng CNXH, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt thành tựu quan trọng: Sự pt mạnh mẽ về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất với quy mô và trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn về vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ một nước Nga nghèo nàn và lạc hậu, sau một thời gian xây dựng đã trở thành 1 cường quốc của thế giới, đạt được bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và quốc phòng hùng mạnh... tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc pt. Hàng trăm nước đã giành được độc lập dân tộc góp phần quyết định vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH.

Thắng lợi của cách mạng VN trong hơn 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn đó.

Nhưng lịch sử loài người đã không đi theo con đường thẳng tắp và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm, thậm chí có những thất bại hoặc thoái trào. Nhưng quan trọng hơnlà từ trong sai lầm, khuyết điểm đó, tìm ra những nguyên nhân, rút kinh nghiệm để đưa phong trào cách mạng tiến lên. Đó mới là một thái độ nghiêm túc, đúng mực.

Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân trực tiếp là ĐCS phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt; chủ nghĩa đế quốc can thiệp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện "diễn biến hòa bình" ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự đổ vỡ đó ko có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về CNXH, không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, bởi vì hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn đang tiếp tụcđứng vững và phát triển. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng đã chỉ rõ: "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là qui luật tiến hóa của lịch sử".

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng còn có khuyết điểm, yếu kém, những vấp váp sai lầm.

Đảng ta đã sớm nhận thức ra những thiếu sót, khuyết điểm và tự nhận khuyết điểm trước nhân dân, đã sửa chữa và sửa chữa có kết quả, đem lại lòng tin của nhân dân với Đảng. Đảng đã khởi xướngvà lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện vì CNXH, với quyết tâm và trí tuệ của toàn Đảng, sự tham gia tích cực của nhân dân, công cuộc đổi mới ởnước ta trong hơn 17 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩaquan trọng, khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn. Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từnhững bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh củacác dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".

Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cả tình hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế, muốn thay đổi căn bản cuộc sốngcủa người lao động từ kiếp nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ, không có conđường nào khác ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mọi con đường khác đềukhông được nhân dân ta chấp nhận. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần kiênđịnh vững vàng với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 2: Phân tích quan điểm cơ bản của HCM vềđại đoàn kết dân tộc. Ý nghĩa của luận điểm

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Trả lời

1) Cơ sở hình thành TT HCM về đại đoàn kết Dtộc

a)Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cố kết cộng đồng Dtộc, đại đoàn kếtDtộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Dtộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào TT, tình cảm, tâm hồn của mỗi con ngườiVN. Đối với mỗi người VN, yêu nước, nhân nghĩa và đoàn kết trở thành 1 tình cảm tự nhiên, 1 triết lý sống, thành phép tư duy và ứng sử chính trị.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương...

Một cây làm chẳng nên non...

Tất cả đã trở thành dấu ấn trong cấu trúc XH truyền thống VN, tạo thành quan hệ3 tầng: gia đình, làng xã, quốc gia. (Nhà- làng- nước). Đây cũng chính là sợi dâyliên kết các giai tầng, các Dtộc trong XH VN. Truyền thống đoàn kết, nhân ái đượcphản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nânglên thành phép đánh giặc, trị nước.

Tập hợp bốn phương manh lệ,

Trên, dưới đồng lòng, cả nước trung sức,

Tướng, sỹ 1 lòng phụ tử,

Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân...

Đó là TT tập hợp lực lượng các Dtộc của các nhà yêu nước trong lịch sử. HCM đãsớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của Dtộc. Người khẳngđịnh "từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôinổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự khó khănvà nguy hiểm, nó nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước..." HCM còn nhấn mạnh phải pháthuy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới "phải giải thích, tuyêntruyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến".

b)Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản là lực lượng lãnhđạo cách mạng phải trở thành giai cấp Dtộc. Mác nêu khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước tiền tưbản, lực lượng công-nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xâydựng khối đại đoàn kết Dtộc, đại đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng"Vô sản toàn thế giới và các Dtộc bị áp bức đoàn kết lại". Chủ nghĩa Mác-Lêninlà cơ sở lý luận qtrọng nhất đối với quá trình hình thành TT HCM về đại đoànkết Dtộc. HCM đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy con đường giảiphóng các Dtộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tậphợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới.

c) Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng

HCM tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống về TT tập hợp lực lượng của cácnhà yêu nước VN tiền bối và các phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các phong trào giải phóng Dtộc thuộc địa, từ đó Người rút ra bàihọc kinh nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh TT về đại đoàn kết của mình. Các phong trào cách mạng VN thực tế vừa hào hùng, vừa bi tráng đã chứng tỏ nếu chỉ có yêu nước thôi thì không đủ để đánh thắng giặc. "Sử ta đã dạy cho ta rằng, khinào dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta dành thắng lợi. "

Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức qui tụ cả Dtộcvào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết Dtộc bền vững thì mới giành thắng lợi. HCM đã thấy hạn chế trong phươngpháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, Bác đã tìm cách sang Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình.

Khi ở nước ngoài, HCM khảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nướcthuộc địa, Bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các Dtộc thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết, chưa có sự lãnh đạo đúng đắn. Trongcác phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, HCM đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung quốc và Ấn độ, với TT là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, cáctôn giáo... nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng.

Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo con đườngcách mạng tháng Mười, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy động lực lượng quần chúng công - nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ. Ngườicho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn.

2) Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh đại đoàn kết Dtộc

a) Đại đoàn kết Dtộc là vấn đề cơ bản có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. TT HCM về đại đoàn kết Dtộc nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng VN. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của Dtộc chống kẻ thù của Dtộc, của giai cấp.

Trong từng thời kỳ của cách mạng, có thể phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng, nhưng đại đoàn kết Dtộc phải là vấn đề sống còn của cách mạng. HCM đã nêu:

"Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi..., đoàn kết là then chốt của thành công". "Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt đẻ ra con cháu đều tốt". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công. "

b) Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

TT đại đoàn kết Dtộc được quán triệt trong mọi đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng VN. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động VN năm 1951, HCM nêu mục đích của Đảng Lao động VN gồm 8 chữ: "đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc". Trước Cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến nhiệm vụ của tuyên huấn là làm sao cho đồng bào hiểu được mấy điều: 1 là, đoàn kết, hai là, làm cách mạng đòi độc lập Dtộc. Sau kháng chiến Bác lại nêu nhiệm vụ của tuyên huấn là để dân hiểu: 1 là, đoàn kết, hai là, xây dựng chủ nghĩa XH, ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Như vậy đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc. Vấn đề đại đoàn kết Dtộc phải xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết Dtộc là 1 chính sách chứ không thể là 1 thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển ~ đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc lập cho Dtộc, hạnh phúc cho nhân dân.

c) Đại đoàn kết Dtộc là đại đoàn kết toàn dân

Dân và nhân dân là khái niệm có nội hàm rộng, chỉ toàn bộ con dân nước Việt, "con Lạc, cháu Hồng", "con Rồng, cháu Tiên". TT đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt: Dtộc thiểu số hay đa số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo... Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể của khối đại đoàn kết Dtộc.

Bác Hồ nêu "Ta đoàn kết là để đấu tranh thống nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đều đoàn kết với họ". Trong khi xây dựng khối đại đoàn kết Dtộc phải tin vào dân, dựa vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân. Mỗi người "ai cũng ít hay nhiều có tấm lòng yêu nước" tiềm ẩn. Cần thức tỉnh lương tri của mỗi con người thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ. Điểm chung để quy tụ khối đại đoàn kết Dtộc là nền độc Dtộc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Đại đoàn kết Dtộc là nền tảng là gốc rễ là nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi của cách mạng VN. Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì "lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết Dtộc là liên minh công-nông, cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận Dtộc thống nhất". "đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác". Về sau HCM mở rộng, "liên minh công-nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân". "trong bầu trời không có gì quý = dân, trong thế giới không có gì mạnh = lực lượng đoàn kết của nhân dân".

Điều kiện để thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân là: phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa, đoàn kết, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người mà có lầm lạc, mà biết lỗi thì đoàn kết với họ, tránh khoét sâu cách biệt. "bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập Dtộc thì dù người đó trước đây chống lại chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ. " "cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần thật thà đoàn kết với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân".

d) Đại đoàn kết phải trở thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết Dtộc là mặt trận Dtộc thống nhất dưới sụ lãnh đạo của Đảng

Khối đại đoàn kết Dtộc phải được giác ngộ về mục tiêu, tổ chức thành khối vững chắc và hoạt đọng theo 1 đường lối chính trị đúng đắn. Và đưa quần chúng vào tổ chức phù hợp với từng giai tầng, từng lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Ví dụ có hội hữu ái, hội công, hội nông, hội phụ nữ, ...

Mặt trận Dtộc thống nhất là nơi qui tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Trong từng thời kỳ mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng đó phải là mặt trận chính trị rộng rãi tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hoà bình, vì mục tiêu của Dtộc

3) Nội dung TT HCM về kết hợp sức mạnh Dtộc với sức mạnh thời đại

a) Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, đặt cách mạng VN trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới. Theo Lênin phải "nhận thức rõ thời đại mà ta đang sống"... "giai cấp nào đang là giai cấp trung tâm của thời đại"... "xây dựng nội dung căn bản của thời đại, phương hướng phát triển chính của thời đại, ~ đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử thời đại ấy".

Thời đại mà HCM hoạt động chính trị đã có nhiều đổi thay nổi bật hai sự kiện qtrọng là:

1 là, CNTBtừ tự do cạnh tranh bước sang độc quyền đã phát triển thành hệ thống và làm xuất hiện hệ thống thuộc địa.

Hai là, thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa XH trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại mở ra mối quan hệ quốc tế giữa các Dtộc làm cho vận mệnh của mỗi Dtộc không tách rời vận mệnh chung của thế giới. Thời đại mà 1 nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc. Bởi vậy mà công cuộc giải phóng các nước và các Dtộc bị áp bức là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Tất yếu khách quan phải liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc để chiến thắng kẻ thù chung.

"Cách mạng An-nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An-nam cả". Tại Đại hội Tua năm 1920, HCM đã phát biểu: "Hôm nay tôi đến đây góp phần cùng các đồng chí vào cách mạng thế giới".

Bác chú ý mối quan hệ giữa cách mạng phương Đông và phương Tây. Người chỉ ra sự cách biệt của các Dtộc phương Đông, do "họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu sự phối hợp hành động và cả sự cổ vũ lẫn nhau". HCM kiến nghị ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản "làm cho các Dtộc hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho 1 liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này chắc chắn sẽ là 1 trong ~ cái cánh của cách mạng vô sản". Tại đại hội V Quốc tế cộng sản, HCM đã phê phán gay gắt giai cấp công nhân và ĐCS ở chính quốc thờ ơ với cách mạng thuộc địa. "Tôi rất buồn vì điều này, giai cấp tư sản đã tiến hơn 1 bước so với giai cấp vô sản. Có thể nói ĐCS Pháp làm rất ít cho thuộc địa". Do đánh giá thấp vị trí của cách mạng thuộc địa và ĐCS chưa làm gì để giáo dục giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, HCM nói "Tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí..." HCM cho rằng nền tảng sức mạnh là ở nhân dân thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc tập trung nọc độc ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa là người thủ tiêu chủ nghĩa thực dân. HCM đã phát triển và vượt xa so với Mác. Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng Dtộc VN theo con đường vô sản.

b) Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập Dtộc gắn liền với chủ nghĩa XH

Để kết hợp sức mạnh Dtộc với sức mạnh thời đại, các ĐCS kiên trì đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu khối đại đoàn kết để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới. Các ĐCS phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làm cho tinh thần yêu nước là 1 bộ phận của tinh thần quốc tế. Nguyễn Ái Quốc kêu gọi "vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, ~ người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức".

Sau cách mạng giải phóng Dtộc giành độc lập, các Dtộc thuộc địa tất yếu đi theo cách mạng XH chủ nghĩa. HCM viết: "trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng Dtộc là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng Dtộc phải phát triển thành cách mạng XH chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. " Phải biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa nghĩa yêu nước XH chủ nghĩa, yêu Tổ quốc gắn liền với yêu chủ nghĩa XH, nhờ đó chủ nghĩa yêu nước có thêm sức mạnh và phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.

Hệ thống XH chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, lực lượng hoà bình hơn hẳn lực lượng chiến tranh thì chủ nghĩa XH là nhân tố quyết định đời sống XH loài người. Các ĐCS dù lớn hay nhỏ đều bình đẳng và độc lập.

c) Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

HCM nêu cao tinh thần "tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính", "muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình đã", "1 Dtộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ Dtộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập". Với TT này khi Người gửi lời kêu gọi tới anh em ở thuộc địa có viết; "Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được = sự nỗ lực của bản thân anh em". Người còn nói "đem sức ta mà giải phóng cho ta, ... họ còn giúp đỡ ~ người anh em mình ở phương Tây trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn"

Muốn tranh thủ sức mạnh thời đại cần phải có 1 đường lối độc lập tự chủ đúng đắn. Kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập Dtộc mình với bốn mục tiêu của thời đại: hoà bình, độc lập Dtộc, dân chủ, chủ nghĩa XH. (liên hệ thực tiễn của VN. )

Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, nhân dân ta không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bác thường nói: "phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc đấu tranh của ta".

d) Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm bạn với tất cả các nước dân chủ".

Trong qúa trình tìm đường cứu nước Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân VN với nhân dân các nước trên thế giới. Bác nói "chính sách ngoại giao của chính phủ VN thì chỉ có 1 điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình" "thái độ của VN đối với ~ nước Á châu là thái độ anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè". Bác sớm có TT đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại "tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường".

HCM dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Láng giềng gần (Trung quốc, Lào, Campuchia), láng giềng xa và các nước Đông Nam Á.

Với trí tuệ thiên tài, với tinh thần quốc tế trong sáng, với đức độ khiêm nhường và thái độ thiện trí, HCM vượt qua mọi trở ngại, từ trong mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp ứng xử sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng phát huy tối đa sức mạnh thời đại và sức mạnh Dtộc đưa cách mạng VN đến thắng lợi trọn vẹn.

PHÁT HUY BÀI HỌC KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ HIỆN NAY

1. Sự nghiệp đổi mới phù hợp với xu hướng thời đại.

2. Vận dụng sáng tạo quan điểm của HCM, phấn đấu vì hoà bình- độc lập- phát triển.

3. Trong hợp tác chú ý giữ gìn bản sắc VH Dtộc; giữ vững định hướng XHCN

Câu 3: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của ĐCS VN?

Trả Lời:

Vận dụng sáng tạo lý luận về Đảng của Mac- Lênin, HCM đã xây dựng thành công Đảng vô sản kiểu mới ở nước ta. HCM có 2 cách thể hiện bản chât giai cấp của ĐSCVN:

* ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân. Người cho rằng:

- Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là đạo quân tiên phong của đạo quân vô sản, là Đảng của giai cấp vô sản.

- Mục đích của Đảng là làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản.

- Thành viên của Đảng: là những người tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình của Đảng và quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng đảng phí, chịu phấn đấu trong 1 bộ phận đảng.

- Đảng có mối liên hệ mật thiết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

- Về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng: có một hệ thống hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương.

* Tại đại hội II của Đảng ( 2/1951), HCM cho rằng: " trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao Động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là đảng của dân tộc VN". Sau đó, trong nhiều bài nói, bài viết của mình HCM nhiều lần nêu rõ vấn đề đó.

HCM khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân VN, tuy số lượng ít so với dân số nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nướcthực hiện những mục tiêu của CM.

Có thể nói rằng, luận điểm của HCM về bản chất giai cấp của Đảng đã định hướng cho việc xây dựng ĐCSVN thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của CMVN

Câu 4: Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về CM giải phóng dân tộc

Trả lời:

Từ 1911-1920, HCM đã khảo sát các cuộc cách mạng lớn trên TG. Năm 1920, lần đầu tiên NAQ đọc được "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dt và thuộc địa" của Lênin, NAQ đã sáng tỏ, tin tưởng và cảm động đến phát khóc "khi ấy ngồi 1 mình trong. . . " Với việc gia nhập quốc tế cộng sản III, NAQ đã từ CN yêu nước đến với CNMLN, từ giác ngộ dt đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. NAQ đã hoạt động lý luận và thực tiễn trong ĐCS Pháp và quốc tế cộng sản.

Năm 1924, NAQ đến Quảng Châu, sáng lập Hội VN thanh niên CM, xuất bản báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động. NAQ xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" 1925, "Đường Kách Mệnh" 1927. Tháng 2/1930, HCM soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Tất cả điều đó hình thành cơ bản tthcm về con đường cách mạng gpdt của VN.

1- CM gpdt muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS.

Sở dĩ các phong trào yêu nước VN cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Khi CNĐQ đã thành một hệ thống TG, 1 mặt, chúng đấu tranh với nhau để giành giật thuộc địa, mặt khác, chúng thống nhất với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của các dt thuộc địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, giai cấp vô sản chính quốc và nhân dân các dt thuộc địa có chúng 1 kẻ thù. CNĐQ như con đỉa hai vòi, 1 vòi bám vào chính quốc, 1 vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh thắng CNĐQ, phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi. Vì vậy, CMVS ở chính quốc phải kết hợp với CM gpdt ở thuộc địa. "CM gpdt muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS, tức là phải theo đường lối M-L".

2- CM gpdt muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

NAQ khẳng định, muốn gpdt thằng công "trước hết phải có đảng cách mệnh. . . đảng có vững cách mệnh mới thành công. . . đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt. . . Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin".

CM gpdt phải có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa gpdt, gpgc, giải phóng con người (Bác phê phán các lãnh tụ yêu nước tiền bối chưa nhận thức được tần quan trọng của chính đảng cách mạng và 1 đường lối chính trị đúng đắn).

3-CM gpdt là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.

CM gpdt là "việc chung của cả dân chúng", phải đoàn kết toàn dân "sỹ, nông, công, thương đều nhất trị chống lại cường quyền". Cốt của liên minh công-nông "công-nông là người chủ cách mạng . . công-nông là gốc của CM".

Mục tiêu của cách mạng gpdt là đánh đổ Đế quốc pháp và đại địa chủ phong kiến giành độc lập dt. Cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân VN đang bị mất nước. Thành lập mặt trận dt thống nhất, để huy động sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh với các giai tầng khác phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công-nông của dt. Trong Sách lược vắn tắt, HCM nêu rõ:"Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt. . . kéo họ đi về phe VS giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chỉ, tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ".

Do nhận thức khác nhau về yêu cầu, mục tiêu của CMVS ở các nước TB phát triển với cách mạng gpdt ở thuộc địa, lại bị chi phối bởi quan điểm tả khuynh của quốc tế cộng sản VI, các đại biểu của quốc tế cộng sản cho rằng NAQ đi theo chủ nghĩa dt mà "quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp". HCM vẫn nhấn mạnh: công-nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ cũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công-nông; ba hạng người ấy là bầu bạn của công-nông". "Trong khi liên lạc giai cấp, phải cận thận, không khi nào nhựng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thỏa hiệp".

4-CM gpdt phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc thắng lợi. Luận cương về phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc gpdt các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước TB tiên tiến". Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của CM thuộc địa. Ngay từ đại hội V quốc tế cộng sản (1924), NAQ đã chỉ rõ: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa. . . "

Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". NAQ đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. "

NAQ nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yyn và tinh thần dt, ngày từ năm 1924, Người đã nói: CM thuộc địa không những không phục thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước". . . "họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa M-L. CMVN đã chứng minh luận điểm của HCM là đúng.

5-CM gpdt phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.

- Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có t/chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không phải là nổi loạn. Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo kiểu cách mạng châu âu. Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng hợp với cách mạng vô sản pháp, phải gắn mật thiết với sự nghiệp CMVS thế giới. Tháng 5/1941, Hội nghị TW8 khóa 1 nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương. . . mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn.

Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, HCM chỉ đạo: Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày.

câu 5: TTHCM về vấn đề dân tộc thuộc địa. câu này trong sách viết rất rõ ràng mà

1. 1. Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc

* Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.

* Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc.

1. 2. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh - là vấn đề dân tộc thuộc địa

* "Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập".

1. 2. 1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

- "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

TRÍCH "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP"

BÁC HỒ ĐỌC TẠI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

NGÀY 2/9/1945

* Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc.

* Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. "Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình...kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước".

* Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

1. 2. 2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập

* Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước.

* Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản...", đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.

1. 2. 3. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

* Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng VN phải trải qua hai giai đoạn: làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Do đó, "giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH...". "yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội".

* Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. "Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro