Chương 2: Lập thân vì thiên hạ Hồi 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đám quan sai sợ tới mức tè cả ra quần kêu lên:

- Cứu mạng.

Rồi cả đám đế giày bôi mỡ ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Tên sư gia thấy thuộc cấp chạy trốn cũng kinh sợ:

- Xong rồi, xong rồi!

Hắn quát to một tiếng rồi cũng tìm đường mà chạy.

Đạo tặc quát:

- Không được chạy! Lão tử còn chưa giết đã tay!

Hắn vừa truy đuổi vừa chém giết, máu tươi bắn đầy tường, dưới mặt đất tay chân cùng xác người la liệt.

Trong phòng giam không còn một bóng người. Đám hắc y nhân thấy lũ quan sai đã hốt hoảng bỏ chạy, không nhịn được cười lớn rồi bỏ đi.

Tên đạo tặc nọ đang tính rời đi, thấy Lư Vân còn đứng bất động thì hắn buông Cự phủ, quay sang cười nói:

- Tiểu huynh đệ đi nhanh đi! Chúng ta trở lại sơn trại. Về sau mọi người ăn uống no say lại được chia tiền bạc, sẽ không còn phải lo lắng gì nữa.

Lư Vân vẫn ngỡ ngàng đứng yên bất động.

Tên đạo tặc hắc hắc cười:

- Tiểu huynh đệ nghĩ thoáng một chút đi. Nếu ngươi cố chấp không đi. Đợi đến khi lũ quan sai quay lại, người còn có thể thoát khỏi nơi này hay chăng?

Lư Vân sửng sốt thầm nghĩ: - Đúng vậy! Đợi lát nữa đám quan sai trở lại, ta biết phải làm sao bây giờ?

Trong lòng sợ hãi, hắn muốn theo đám thổ phỉ nhưng vừa cất bước thì lại nghĩ: 

- Ta… Lư Vân ta là đường đường chính chính sao có thể nhập đạo tặc được chứ? Ta đọc đủ thứ thi thư đê rồi đắm mình trong đọa lạc, xuống hoàng tuyền sao có thể đối mặt với tổ tiên phụ mẫu?

Nghĩ đến đây hắn liền dừng lại.

Tên đạo tặc kia đã mất kiên nhẫn, cau mày mắng:

- Rốt cuộc ngươi có đi hay không? Ta không thể chờ ngươi thêm được nữa.

Nói xong liền bước đến định lôi Lư Vân đi. Lư Vân kinh hãi vội lùi lại, xua tay nói:

- Ta… Ta không thể làm thổ phỉ.

Tên đạo tặc mắng to:

- Tổ bà tên tiểu tử nhà ngươi, còn nhỏ đã học đòi cái tính cổ hủ ngoan cố.

Một gã hắc y nhân đứng bên khuyên giải:

- Tiểu tử này không có phúc khí, không cần miễn cưỡng. Trước mắt chuyện thoát thân mới là quan trọng. Đừng làm cho đại ca lo lắng.

Thấy Lư Vân nhất quyết không đi, đạo tặc nọ đành phải thở dài một tiếng, liền theo đồng bọn rời đi.

Lúc này quan sai và thổ phỉ đều không còn, Lư Vân thầm nghĩ: - Hiện tại ta nên làm gì bây giờ? Nên vượt ngục hay ở lại chỗ này?

Nếu vượt ngục lại phạm thêm tội bỏ trốn, chỉ sợ suốt đời này không giải oan được. Nhưng nếu lưu lại chỗ này, chỉ sợ ngày mai quan huyện sẽ dụng tâm hãm hại, có thể bị nhục hình đến chết.

Đang do dự chợt thấy vài tên cai ngục thò đầu ra với vẻ hoảng sợ:

- Cướp ngục đã đi hết chưa?

Lư Vân đang muốn trả lời chợt thấy tên sư gia vội vàng đi vào trong lao, ôm đầu kêu:

- Xong rồi! Xong rồi! Đám đạo tặc bỏ trốn hết, chúng ta lấy gì để trả lời với huyện lão gia đây?

Đám đạo tặc này xuất thân từ Song Long trại Giang Đông, gây án vô số chính là trọng phạm của triều đình. Huyện thái gia muốn thăng quan tiến chức phải trông vào công trạng lần này. Ai ngờ miếng ăn dâng tới miệng còn mất, phạm nhân đã tẩu thoát, chắc chắn sẽ bị trách phạt nặng.

Lại nghe một gã cai ngục nói:

- Khởi bẩm sư gia, đám cường đạo chưa thoát toàn bộ. Trong lúc liều mình chiến đấu, may mắn chúng ta còn bắt lại được một tên. Mời sư gia coi qua.

Tên quản gia trở nên hồ hởi:

- Ở nơi nào? Mau áp giải hắn lên.

Ngục tốt nọ chỉ về hướng Lư Vân, cười nói:

- Khởi bẩm sư gia, tất nhiên là tên tiểu tử kia.

Lư Vân kinh hãi, xua tay lia lịa:

- Không phải ta… Không phải ta…

Nhìn thấy vẻ mặt cợt nhả của đám thủ hạ, tên sư gia giận dữ quát:

- Toàn một lũ tham sống sợ chết, còn dám đứng đó phóng rắm!

Đám cai ngục liếc mắt nhìn nhau, sắc mặt xấu hổ.

Lư Vân còn đang vỗ ngực tự trấn an thì một tên cai ngục đã nói nhỏ vào tai lão sư gia:

- Đám tặc nhân nghênh ngang rời đi, nếu chúng tha không tìm kẻ gánh tội thay thì làm sao gánh vác nổi đây!

Lão sư quản giật mình thầm nghĩ: - Lời này cũng có lý. 

Lập tức phân phó:

- Tiểu tử này đúng là đồng mưu. Các ngươi phải trông chừng hắn cẩn thận.

Lư Vân nghe vậy kinh hãi, hồn siêu phách lạc kêu thảm thiết:

- Oan uổng quá mà!

Đám cai ngục mừng rỡ kêu lên:

- Đúng rồi! Tiểu tử này đúng là mưu ma chước quỷ, báo hai chúng ta tốn sức chín trâu hai hổ mới bắt giữ được.

Nghe đám cai ngục nói hưu nói vượn khoe khoang đủ điều, tên gia sư cũng nổi nóng:

- Các ngươi còn đứng đó phóng rắm, không mau bắt người lại cho ta.

Hắn cũng hiểu rằng, tri huyện lão gia mà biết chuyện này thì thế nào cũng nổi trận lôi đình, liền vội kêu thủ hạ bắt người. Vừa có thể vừa giữ thể diện nha huyện lại vừa đoái công chuộc tội.

Nhìn thấy mọi người rời đi, Lư Vân sầu thảm ngơ ngác ngồi xuống thầm nghĩ:

- Xong rồi, đời ta thế là xong rồi…

Ban đầu huyện quan dụng tâm giá họa cho hắn, tuy tội danh không nhẹ nhưng chưa đến nỗi bị xử tử. Nhưng lần này phạm tội đồng lõa với đạo tặc cùng cướp ngục, trọng tội như vậy chỉ có con đường lăng trì xử tử.

Hai mắt Lư Vân đẫm lệ, tâm thần hoảng loạn: - Sớm biết như vậy, vừa rồi không cự tuyệt đạo tặc kia.

Còn đang nỉ non khóc lóc chợt nhìn thấy cửa lao chưa đóng, bên ngoài chỉ có một lão lính già trông coi, có lẽ đám quản ngục khinh thường một thư sinh văn nhược như hắn nên cũng không quá coi trọng việc trông coi. Lư Vân suy nghĩ thật nhanh: 

- Nha môn quả thật quá tội lỗi rồi, ta không đi còn đợi đến lúc nào nữa.

Nghĩ đến đây hắn vội chạy ra bên ngoài lao phòng.

Lão quản ngục thấy hắn chạy đi liền rút đao ra, kề vào cổ hắn nói:

- Ngươi… Ngươi muốn làm gì?

Lão ngục tốt này không phải ai khắc, chính là người tốt đã thiết đãi Lư Vân bữa cơm ngày đại niên.

Lư Vân quỳ rạp xuống đất, giọng khẩn khoản nói:

- Lão trượng, người thả cho ta đi! Nếu không ta chỉ còn đường chết.

Lão ngục tốt có vẻ không đành lòng, thở dài:

- Nhưng ta… Ta không thể thả cho ngươi đi. Ngươi hãy mau vào bên trong đi.

Nói xong lão vung binh khí trên tay, không muốn thả người.

Lư Vân tràn đầy nước mắt:

- Lão trượng, người cũng biết bọn họ vu cáo hãm hại ta. Nếu hôm nay ta quay vào trong chính là đi vào Quỷ Môn Quan!

Nói xong, hắn liền chạy ra bên ngoài.

Lão ngục tốt vung đao chặn đường nói:

- Không được! Ngươi đi rồi thì ta nhất định phạm trọng tội.

Lư Vân không để ý tới, cúi đầu che mặt lại chạy thẳng ra ngoài. Lão quản ngục quát to một tiếng:

- Chạy đi đâu!

Sau đó vung đao bổ tới Lư Vân. Chẳng qua chiêu này hữu khí vô lực, Lư Vân tuy không biết võ nhưng có thể nhẹ nhàng né tránh, sau đó lao ra ngoài cửa.

Mắt thấy Lư Vân chạy mất, lão quản ngục quỳ rạp xuống đất khóc ròng nói:

- Ngươi chớ có đi! Ngươi trốn đi thì toàn bộ già trẻ lớn bé nhà ta sẽ mất mạng! Ô… ô…

Lư Vân đứng ở cửa, quay đầu nhìn lão cai ngục, nhớ tới bữa cơm tết đoàn viên, hắn biết lão này tâm địa không xấu. Bản thân chạy trốn sẽ hại đến toàn bộ người trong gia đình lão. Lư Vân không đành lòng nên có điểm do dự.

Lão cai ngục quỳ rạp dưới đất, khóc lớn khẩn cầu:

- Vị đại ca, xin hãy thương xót cho lão đầu tử đáng thương này! Đừng có chạy trốn…

Lư Vân thở dài thầm nghĩ:

- Thôi thôi! Lư Vân ta cô độc vô thân vô cố, nếu có chết thì cũng chỉ mất một cái mạng. Lão ngục tốt còn cả toàn gia. Ai! Đại trượng phu há có thể vì mạng sống của mình mà hại người?

Lư Vân xoay người trở lại, nâng lão cai ngục đứng dậy rồi hòa nhã nói:

- Lão trượng đừng khóc! Ta không trốn nữa!

Lão cai ngục mừng rỡ rung giọng nói:

- Ngươi… Ngươi thực sự không đi?

Lư Vân gật đầu:

- Đúng vậy! Ta không thể đi…

Lời còn chưa dứt, đột nhiên lão ngục tốt rút một thanh trủy thủy từ trong giày đâm tới Lư Vân.

Lư Vân cả kinh, vội đưa tay đẩy mạnh lão cai ngục ra.

Lão ngục tốt té xuống mặt đất, chỉ nghe lão đứt quãng nói:

- Đồ vong ân… Phụ nghĩa. Ta… Ngày đó… Ta cho ngươi một con cá ăn tết… Ngươi… Ngươi lại đối xử với ta như thế.

Dứt lời liền thấy lão bất động như chết.

Lư Vân nâng lão cai ngục dậy, chỉ thấy trên ngực lão đang cắm trủy thủ. Rõ ràng khi lão trượt chân đã tự ngộ thương bản thân. Trong lòng Lư Vân áy náy thầm nghĩ:

- Lão nhân này tâm địa không xấu! Chỉ vì thân trong nha môn nên không thể không như thế! Ai… Lư Vân ơi Lư Vân. Lão chính là vì ngươi mà phải chết.

Hắn đứng ngây ra một lúc, thở dài rồi lao ra khỏi nha môn.

Chạy trốn một mạch, may mà không gặp quan sai nào. Lúc này Lư Vân đang chạy bộ trên đường, chỉ thấy hai bên đèn đuốc sáng trưng náo nhiệt. Không ngờ hiện lại là đêm Nguyên Tiêu. Muốn vàn đèn lồng tranh hoa được treo lên lộng lẫy và huy hoàng.

Lư Vân thân trong hiểm cảnh, nào có tâm tình thưởng lãm. Hắn rẽ vào một hẻm nhỏ mà chạy, chạy ra ngoại thành liền kiếm một miếu hoang đổ nát nghỉ tạm. Ban đêm gió lạnh rét căm, Lư Vẫn giống như chim sợ cành cong. Mỗi khi gió thổi cỏ lay, cành cây xào xạc, hắn lại bị hù cho sắc mặt trắng bệch. Lúc nào cũng sợ hãi quan sai đuổi tới.

Hôm sau khi trời còn chưa sáng, Lư Vân liền rời khỏi miếu chạy tới bến đò. Nơi này ở lâu một khắc thì càng nguy hiểm, chỉ có nhanh chóng rời khỏi Sơn Đông mới may mắn giữ được mạng.

Đi tới bến đò, lúc này dù là ngày tết nhưng vẫn rất tấp lập. Lư Vân nghĩ thầm: 

- Ta không có đồng nào, nếu muốn rời khỏi Sơn Đông chỉ có cách xuôi thuyền về nam. 

Đường thủy này thật là ẩn mật, có thể lẩn tránh quan phủ. Cho dù có đuổi bắt có khó tra ra được.

Lư Vân hỏi các nhà đò xem có cần ngư phu phụ việc hay không, chẳng qua đám người đều hờ hững như không nhìn thấy. Hắn vẫn không từ bỏ, thấy một lão lái đò ngồi ăn trên đất thì tiến đến nói:

- Vị đại ca, ngươi có cần thêm nhân thủ chăng?

Lão lái đò buông bát đũa xuống đánh giá Lư Vân, lạnh lùng trả lời:

- Ngươi muốn tìm việc?

Lư Vân vội đáp:

- Tại hạ muốn tìm một việc, mong đại ca toàn thành cho.

Lão lái đò ngáp một cái nói:

- Cái gì mà tại hạ với là tại thượng, ngươi nói chuyện thật là khó hiểu.

Hắn liếc nhìn Lư Vân nói:

- Tại sao khắp người tiểu tử ngươi đầy vết thương. Là bị chó điên cắn sao?

Lư Vân cười ngượng thầm nghĩ: - Nói cho cùng đám quan sai tàn bạo đến cực điểm, so sánh với chó điên cũng không khác mấy

Lập tức cười nói:

- Đại ca nói đúng. Đêm qua ta gặp gỡ một đàn chó điên, bọn chúng liên tục truy cắn đến nỗi ta bị tổn thương thế này.

Lão lái đò bán tín bán nghi, chỉ ừm một tiếng nói:

- Được rồi! Nhìn tiểu tử ngươi khá khỏe mạnh, có thể làm được mấy việc khổ cực.

Hắn đứng lên nói:

- Theo như quy củ của ta, thường ngày ngươi phải khuân vác hàng hóa. Bây giờ nước đang cạn, ngươi chèo thuyền. Mỗi tháng một quan tiền, thấy thế nào?

Công việc phu thuyền xưa nay thường khổ cực. Lư Vân thấy công việc của lão lái đò của vô cùng hà khắc, nhịn không được nhíu mày. Lão lái đò quát:

- Tiểu tử ngươi còn muốn cò kè mặc cả sao? Làm thì gật đầu, không thì lăn đi chỗ khác.

Lư Vân thở dài một tiếng. Chỉ có nhận công việc này mới có thể rời khỏi Sơn Đông, vội vàng gật đầu:

- Chấp nhận, chấp nhận. Mỗi tháng một quan.

Lão lái đò cười nói:

- Là ngươi tự đáp ứng, đừng nói ta cay nghiệt.

Lập tức kéo Lư Vân xuống thuyền. Hắn cũng chỉ cầu rời khỏi chỗ này, liền cúi đầu đi theo.

Không lâu thì thuyền liền rời bến. Lư Vân rất sợ có quan lính tới bắt, chỉ tránh trong khoang thuyền không dám thò đầu ra. Cho đến khi thuyền rời xa mới yên lòng.

Không qua mấy ngày, con thuyền đã rời khỏi Sơn Đông mà hắn đã sinh trưởng từ nhỏ.

Đoạn đường này không còn quan sai truy theo, thương thế bị tra tấn cũng chậm rãi bình phục. Lư Vân nghĩ bản thân chỉ là tên tiểu tốt nên quan huyện cũng không phí sức đuổi bắt, tám phần đã quên hắn rồi, coi như là đại hạnh trong bất hạnh. Mỗi ngày liền theo người chèo thuyền làm việc, vận chuyển hàng hóa. Dần dần hắn cũng quên mất mình là trọng phạm.

Chẳng bao lâu nửa tháng đã trôi qua. Lúc này Lư Vân đang nằm trên mạn thuyền ngắm trăng sáng. Xa xa là màn sương mờ ảo mông lung. Đêm dài u tĩnh chỉ có sóng nước vỗ nhẹ vào thân thuyền.

Lư Vân nhớ tới thi khảo không đạt, vận rủi kéo tới khiến hắn phải lưu lạc đến đây, nhất thời thương hại cho thân thế bản thân, đột nhiên nghĩ tới câu thơ trong bài Lữ dạ thư hoài của Đổ Phủ:

Phiêu phiêu hà sở tự?

Thiên địa nhất sa âu.

(Làn nhàn ngày tháng luân lưu

Đất trời cao rộng cánh chim chập chờn) (1)

Hắn như ngây dại, không biết lần xuống phương Nam này thế nào.

Một ngày chiếc thuyền đi tới chỗ nước cạn, thuyền không chèo được mà chỉ có thể kéo. Lão lái đò quát:

- Mọi người lên bờ cho ta, chuẩn bị làm việc.

Lư Vân cùng đám người đi lên bờ, lão lái đò mướn hơn hai mươi người, xem ra việc này rất nặng nhọc, chỉ vài người trên thuyền không đủ làm việc.

Chợt nghe lão lái đò mắng:

- Tổ bà nó! Mấy lão đầu cùng tiểu hài này là ai mướn cho ta thế, mau mau đuổi đi.

Lư Vân nhìn chắm chú, chỉ thấy lão lái đò gầm lên chỉ vào mấy lão nhân tiểu đồng, mắng chửi không ngớt.

Một gã phụ thuyền cười nói:

- Đáng chết! Đáng chết! Tiểu nhân không nhìn rõ. Để tiểu nhân đuổi bọn chúng đi.

Hắn lập tức quát:

- Lăn đi! Việc này các ngươi không làm nổi đâu.

Đám người hoảng sợ kêu lên:

- Không thể nào! Chúng ta đã làm cho các ngươi mấy ngày. Các người đuổi đi thì chúng ta lấy cái gì kiếm cơm đây.

Nhìn thấy đám lão nhân với mấy tiểu hài tử liều mạng van xin. Lư Vân cũng đến xin lão lái đò. Chẳng qua đối phương tức giận mắng:

- Đám phế nhân này không có nửa điểm sức lực, giữ làm được cái gì? Muốn làm thì giảm nửa tiền!

Lư Vân nghe hắn nói cay nghiệt nhất thời tức giận, nhưng thầm nghĩ mình cũng chỉ là tên giúp việc quèn, lời nói há lại có trọng lượng? Chỉ có thể thở dài quay mặt làm ngơ.

Lúc này trời đông giá rét, nhưng ngay cả những hài tử vẻ mặt cũng rất kiên nghị. Lão lái đò ra lệnh một tiếng:

- Kéo nào!

Lão vung roi da lên vụt vào trên người một tráng hán.

Thoáng chốc mọi người cao giọng hát:

- Một hai ba kéo nào, kéo nào! Kéo nào! Kéo đến hai tay nát vụn, phụ nữ có chồng lại tái giá! Kéo nào, kéo nào! Kéo cho máu thịt đầm đìa kiếp sau miễn đầu thai!

Tiếng ca tung bay trên sông làm cho mọi người tăng thêm nhiệt huyết.

Lư Vân dùng hết sức kéo, lúc này da bàn tay đã rách nát. Hắn thấy vài lão nhân mặt đã khô quắt lại thầm nghĩ: 

- Nếu ta nhàn hạ chẳng phải mấy lão nhân này càng cố sức?

Lúc này hắn tung ra toàn bộ sực lực, mồ hôi hòa lẫn huyết nhục đầm đìa, mới hiểu được đạo lý của câu hát “kiếp sau miễn đầu thai”.

Một canh giờ trôi qua, chiếc thuyền đã được kéo ra khỏi chỗ cạn. Đoàn người kéo thuyền hoan hô kêu lên:

- Qua rồi! Qua rồi!

Mọi người xong việc đều ngồi xuống sưởi ấm. Lư Vân mệt mỏi ngã xuống, thở gấp nói:

- Sống thế này thực chẳng phải là người! Mỗi ngày mà cứ làm thế này chắc sống không nổi.

Một lão nhân lắc đầu nói:

- Lời này của ngươi chưa hẳn là đúng! Chỉ cần mỗi ngày có công việc làm là tốt rồi! Hai năm qua sinh ý không tốt. Hai ba ngày mới có được một bữa cơm, ăn cũng không đủ no.

Lư Vân thấy lão tuổi cao hỏi:

- Lão trượng đã làm được bao lâu rồi.

Lão nhân cười nói:

- Hơn năm sáu chục năm rồi.

Lư Vân lộ vẻ không đành lòng nói:

- Trong nhà lão trượng còn có ai không?

Lão nhân kia nói:

- Không còn ai! Chỉ có mình ta.

Một gã hán tử thấy Lư Vân kinh ngạc liền cười nói:

- Lão già này coi như tốt số! Sống qua năm mươi rồi nên cám ơn trời đất. Ta cho ngươi biết a, cái này gọi là chết sớm rồi sớm được hồi sinh!

Lư Vân than thở trong lòng, liền nghĩ:

- Ta đọc sách thánh hiển để làm gì? Không phải hi vọng tạo phúc cho nhân gian sao? Đám người kia đáng thương như thế… Nhưng ta có thể giúp họ được những gì?

Hắn không đỗ khoa thi, chỉ là thư sinh bần hàn giống như bọn họ, có năng lực gì mà giúp đỡ chúng sinh? Hắn đành thở dài trở lại thuyền, rầu rĩ chìm vào giấc ngủ.

-------

Chú: (1) Lữ dạ thư hoài

Tế thảo vi phong ngạn

Nguy tường độc dạ chu

Tinh thuỳ bình dã khoát

Nguyệt dũng đại giang lưu

Danh khởi văn chương trứ

Quan ưng lão bệnh hưu

Phiêu phiêu hà sở tự

Thiên địa nhất sa âu

Bản dịch của Nguyễn phước Hậu

Mượt mà bờ cỏ gió hiu

Thuyền con một lá cô liêu đêm dài

Đồng xa trải dưới sao trời

Trăng rơi cỡi sóng tơi bời nước tuôn

Lẫy lừng để tiếng văn chương

Quan già cáo bịnh về vườn nghỉ hưu

Làn nhàn ngày tháng luân lưu

Đất trời cao rộng cánh âu chập chờn.

Nguồn: http://4vn.eu/forum/showthread.php?81772-Tan-vo-hiep-Anh-Hung-Chi-Tac-Gia-Ton-Hieu-Quyen-IV-Chuong-3-Nguon-4vn-eu&page=7#ixzz1wRkJptLB

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro