Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


MỞ ĐẦU

Nho giáo là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc, xuất hiện từ thời cổ trung đại, nó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác trong đó có Việt Nam. Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn minh Trung Quốc cổ trung đại em thấy tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn minh cổ xưa này, đặc biệt là về lĩnh vực chính trị, nghệ thuật. Do đó khi em chọn đề tài: "Ảnh hưởng Nho giáo đến lĩnh vực chính trị, nghệ thuật Trung Quốc thời cổ trung đại" cho tập học kỳ. Lượng kiến thức của em còn hạn chế nên bài làm sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô.

NỘI DUNG

I-Vài nét sơ lược Nho giáo Tư tưởng Nho giáo.

1. Sự phát triển Nho giáo Trung quốc thời cổ trung đại.

Người đặt cơ sở đầu tiên cho phát triển học thuyết Nho giáo là Khổng Tử tên thật Khổng Khâu (551-479 TCN), tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Tiếp theo sau Khổng Tử là Mạnh Tử (371 -289 TCN), (cháu nội ông), ông được coi là người thầy vĩ đại thứ hai kế thừa phát triển học thuyết Nho gia thêm một bước. Khổng Tử và Mạnh Tử có đề xuất những chủ trương chính trị đáng trân trọng là phải thi hành đường lối nhân chính tức là dùng đạo đức để trị nước, song trong thời đại của Khổng Tử các chủ trương của ông chưa được vua các nước chư hầu chấp nhận, còn thời Mạnh Tử do đất nước đang sống vào thời kì loạn lạc, nhiều chiến tranh thôn tính nên tất bị coi viển vông không sát thực tế nên cũng không được các vua chấp nhận.

Giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển Nho Giáo gắn liền với tên tuổi Đổng Trọng Thư Đổng (179 – 104 TCN), người Quảng Xuyên. Có thể nói rằng Đổng Trọng Thư là người đưa Nho gia lên tầm cao trở thành bệ đỡ vững trãi cho chế độ phong kiến. Năm 136 TCN Hán Vũ Đếchấp nhận ý kiến của ông, đã lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật". Từ đời Hán sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ yếu Trung Quốc. Đến đây, học thuyết Nho gia được phát triển thêm một bước, nhất là về tư tưởng triết học và đạo đức.

2) Nội dung tư tưởng của Nho giáo.

Nội dung Nho giáo chủ trương giáo hóa tầng lớp xã hội từ bậc quân vương đến kẻ thứ dân làm cho ai cũng được thấm nhuần đạo học thánh hiền, phát huy tính thiện sẵn có, tự sửa đổi, rèn luyện cho tốt đẹp hơn, người có đạo đức cảm hóa kẻ vô đạo, đem văn minh truyền bá khắp nơi. Nho giáo đề cao tưởng chữ "nhân", chủ trương "lễ" trị, phản đối pháp trị, đề cao tam cương ngũ thường. Tam cương: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Ngũ thường (5 điều phải có trong đời): nhân, nghĩa, lễ, trí, tín bao gồm lòng yêu thương muôn loài vạn vật; cử xử với người công bình theo lẽ phải; tôn trọng, hòa nhã cư xử với người; thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, sai; đúng; việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy", đáng tin cậy. Người phụ nữ theo Nho giáo phải có đủ tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử); tứ đức gồm công - dung - ngôn - hạnh. Hơn nưa, trong Nho giáo rất đề cao người quân tử, quân tử phải tu thân, đạt đạo, có phương cách ứng xử đắn; đạt ba đức "nhân – trí – dũng"; biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài tu thân, người quân tử phải hành đạo (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), cai trị tình người, yêu coi người thân phải làm chức phận.

II-Ảnh hưởng Nho giáo đến chính trị Trung Quốc cổ trung đại.

1.Ảnh hưởng đến đường lối trị nước:

Khổng Tử chủ trương phải dựa vào đạo đức. Theo ông "cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục". Tuy nhiên, Khổng Tử cũng có mặt bảo thủ, ông chủ trương những quy chế, lễ nghi được đặt ra từ thời Tây Chu là không được thay đổi.

Mạnh Tử kế thừa phát triển tư tưởng của Khổng Tử trong việc thi hành đường lối trị nước. Chủ trương quý dân: "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Đồng thời theo ông phải chú ý bảo vệ tính mạng của dân tức là không gây chiến tranh. Kẻ nào gây chiến tranh thì phải xử bằng cực hình. Mạnh Tử rất coi trọng đường lối chính trị thống nhất, biện pháp để thực hiện việc thống nhất không phải là chiến tranh mà là nhân chính. Theo Mạnh Tử, nếu ông vua nào không thích giết người mà thi hành nhân chính thì mọi tầng lớp trong xã hội đều muốn được sống và làm việc trong đất nước của ông vua ấy, do đó ông vua ấy có thể thống nhất được thiên hạ.

Đổng Trọng Thư lại cụ thể hóa tư tưởng của Khổng Tử trong hoàn cảnh lịch sử như: Hạn chế chênh lệch giàu nghèo, hạn chế sự chiếm đoạt ruộng đất; bỏ nô tì; trừ tệ chuyên quyền giết người; giảm nhẹ thuế khóa, bỏ bớt lao dịch; trọng việc giáo dục. Các chủ trương đường lối trị nước đúng đắn, nhân nghĩa, giúp chăm lo cho đời sống nhân dân đến thời Đổng Trọng Thư được đề cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị Trung Quốc.

2.Ảnh hưởng khác đến chính trị

Trung Quốc cổ trung đại được xây dựng là nhà nước với hình thức chính thể là quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm toàn bộ quyền lực trong mọi lĩnh vực. Vua tự xưng mình là thiên tử tức con trời, vì thế mà thần quyền và thế quyền hòa làm một. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tôn quân quyền, theo tư tưởng Nho giáo về tam cương ngũ thường thì bậc bề tôi phải hết lòng phù trợ vua, một lòng trung thành: "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Cương - thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội Nho giáo ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử, góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép trong các triều đại phong kiến. Nho giáo quan niệm nước cần phải có luật pháp thì nước mới nghiêm. Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa Lễ và Hình. Sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức. Pháp luật bảo vệ tuyệt đối các quan hệ, chuẩn mực đạo đức do Nho giáo xây dựng nên trong xã hội hình thành bảo vệ trật tự xã hội theo danh phận, gia đình gia trưởng. Mọi việc phải yên ổn từ gia đình thì mới lo đến làm việc lớn (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của bậc quân tử); gia đình phải có gia pháp. Nhà vua coi đạo đức chuẩn mực để trì trật tự xã hội, không thích giết người mà thi hành nhân tầng lớp xã hội muốn sống làm việc đất nước ông vua ấy, ông vua dễ dàng cai trị, thống thiên hạ.

Các quan hệ pháp luật cũng được bảo vệ rất chặt chẽ, các tội bất trung với vua, tội phản quốc, mưu đồ bất chính đều sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể bị chu di cửu tộc hoặc tam tộc.

Mặt khác, Khổng Tử người sáng lập chế độ giáo dục tư thục Trung Quốc. Khi Nho giáo chiếm được đề cao, trường học được mở ra nhiều hơn với mục đích để uốn nắn nhân cách, bồi dưỡng nhân tài với phương châm "học đôi với hành". Vì thế, thời kỳ này triều đình rất coi trọng phương thức tuyển bổ qua thi cử, tiêu chuẩn tuyển dụng là đề cao đạo đức, hình thức thi tuyển càng ngày càng tiến bộ hơn, được quy định một cách chặt chẽ, bài bản, gồm nhiều cấp thi: thi viện, thi hương, thi hội và thi điện.

III-Ảnh hưởng Nho giáo đến nghệ thuật Trung Quốc cổ trung đại

Ngoài ảnh hưởng đến chính trị, Nho giáo còn có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật Trung Quốc cổ trung đại. Về kiến trúc, để tưởng nhớ, tôn vinh đóng góp của các vị hiền triết vĩ đại đối với đất nước, Trung Quốc xây dựng nhiều chùa, đền thờ Nho giáo thờ Khổng Tử, lăng mộ Khổng Tử, đền thờ Khổng Tử Bắc Kinh, Thượng Hải, đền Nho giáo Nam Kinh. Các đền thờ không chỉ để thờ phụng mà còn đại diện cho kiến thức giáo dục.

Các kiến trúc gia đình Trung Quốc cổ trung đại chịu ảnh hưởng rõ rệt từ Nho giáo như mái nhà thường nhiều tầng tráng lệ, sân vườn hòa hợp với thiên nhiên tạo nhiều dưỡng khí. Các nhà tách ra rõ ràng đại diện cho xã hội có thứ bậc, nhà trung tâm sân tọa bắc hướng nam, dành cho người lớn tuối chủ gia đình, buổi sáng tránh ánh nắng chói (phía Ðông), buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt (phía Tây). Tiếp theo thứ tự gia đình Nho giáo, nhà ngang theo hướng đông tây cho người con, người trẻ tuối gia đình, sau nhà đối diện nhà chính, nhà bốn phía bao quanh. Tuy nhiên, chỉ các công trình xây cho vua, các quan cao mới bề thế, kiến trúc kết cấu công trình thấm đậm tư tưởng Nho giáo, nhà có nhiều cột: cột cái, cột con, nhưng nhà chỉ có một nóc. Màu sắc sử dụng trong xây dựng chỉ các công trình quan trọng của quan lại, vua chúa mới được sơn màu son, vàng. Trong trang trí nhừng công trình quan trọng đó thường sử dụng màu vàng hình ảnh rồng; hầu hết kiến trúc có kết hợp với phong cảnh, thiên nhiên để chỉ sự hòa hợp của con người với thiên nhiên trong Nho giáo.

Về chạm khắc, Nho giáo chú trọng vào nội dung chạm khắc. Ở nhiều nơi người ta tìm thấy chi tiết rồng trúc, rồng mây số chạm khắc đá. Con rồng mây, trúc không chỉ tượng trưng cho vua mà gắn liền với hình tượng người quân tử, rồng hóa trúc hóa mây trải qua nhiều chuyển biến nhân cách, cách đối nhân xử thế. Ở đền thờ Khổng Tử thường có hình ảnh cặp rồng cá để bảo vệ đền, cầu mưa thuận gió hòa,

Về hội họa, nho sĩ thường phải giỏi thư pháp nên nho sĩ và họa sĩ là một. Các nho sĩ khởi sinh phong cách tranh sơn thủy gọi là văn nhân họa (hội họa văn nhân, sĩ đại phu). Một số họa gia nổi tiếng cuối đời Nguyên như: Hoàng Công Vọng, Nghê Tán,...Đời Minh có Thẩm Chu, Đổng Kỳ Xương đời Thanh có Tứ Vương: Vương Thời Mẫn, Vương Giám, Vương Huy, Vương Nguyên Kỳ),... Nội dung tranh ảnh hưởng rõ rệt từ Nho giáo qua hình ảnh tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc). Nho giáo cho rằng: "nhân giả ngạo sơn, trí giả nhạo thủy" hay "nhân giả ngạo sơn, trí giả ngạo thủy" nên các Nho sĩ hay học sĩ thường chọn sống phiêu bạt ẩn dật trước bầu không khí trị, xã hội bất ổn nên thường chuộng tranh đơn sắc, tranh sơn thủy, thường màu mực đen giản dị với mức độ đậm nhạt ẩn mực. Ngoài ra, trong nghệ thuật Trung Quốc ta không thể không nhắc đến thư pháp. Thư pháp dùng để rèn luyện tính tự kiềm chế, nhẫn nại, khuyến khích hoàn thiện người theo Nho giáo.

Về âm nhạc, nhạc là sự hòa hợp các thứ âm thanh mà tạo thành, thể hiện sự rung cảm của lòng người đứng trước ngoại vật. Khi người buồn thì tiếng nhạc bi ai; khi người vui vẻ trong lòng thì tiếng nhạc dồn dập, vui tươi. Ngược lại, tiếng nhạc có thể cảm hóa được lòng người, khiến người nghe rung động theo nó. Thời xa xưa có bậc đế vương là vua Thuấn đã dùng nhạc để cảm hóa dân chúng, khiến dân trở nên lương thiện. Nho giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với nhạc, điều chỉnh cả nhạc, theo đó nhạc cũng phải giữ cái đạo trung dung, dẫu vui cách mấy cũng không làm mất cái chính, mà buồn cách mấy cũng không làm mất cái hòa. Nhạc kết hợp với Lễ của Nho giáo để sửa đổi tâm tính con người cho ngay thẳng, bồi dưỡng tình cảm cho thuần hậu. Con người khi chơi nhạc phải biết cả lễ, phải học nhân đức thì nhạc mới có công dụng, còn không thì chỉ là cái hư văn kiểu cách bên ngoài.

KẾT LUẬN

Nhiều người nghĩ Nho giáo cổ hủ, quá khắt khe, cứng nhắc, lạc hậu nhưng thực tế cho thấy Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn trong xã hội Trung Quốc cổ trung đại và đã góp phần to lớn vào đúc nặn nên diện mạo tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc Trung Quốc. Không chỉ thế, do yếu tố về vị trí địa lí cũng như yếu tố lịch sử, Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam cũng đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc về chính trị, tư tưởng đạo lí,...Như vậy, qua tìm hiểu về nền văn minh Trung Quốc cổ trung đại em đã phần nào cho thấy ý nghĩa quan trọng của Nho giáo trong sự ảnh hưởng của nó đến chính trị, nghệ thuật của Trung Quốc cổ trung đại.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................1

I-Vài nét sơ lược Nho giáo Tư tưởng Nho giáo...........................................1

1) Sự phát triển Nho giáo Trung quốc thời cổ trung đại............................1

2) Nội dung tư tưởng của Nho giáo............................................................2

II- Ảnh hưởng Nho giáo đến chính trị Trung Quốc cổ trung đại...............2

1.Ảnh hưởng đến đường lối trị nước:.........................................................2

2.Ảnh hưởng khác đến chính trị................................................................3

III- Ảnh hưởng Nho giáo đến nghệ thuật Trung Quốc cổ trung .................4

KẾT LUẬN................................................................................................7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Vũ Dương Minh, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o

http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa

PHỤ LỤC

Đền thờ Khổng Tử

0O

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro