la mã - hy lạp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

            4. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI

            1. VĂN HỌC

Văn học của Hy Lạp gồm ba thể loại chủ yếu: thần thoại, thơ , kịch

            * Thần thoại Hy Lạp:

            - Hy Lạp có kho tàng truyện thần thọai do nhân dân sáng tạo từ TK VIII – VI TCN  

            - Truyện khai thiên lập địa, truyện về các vị thần, truyện về đời sống xã hội.

            - Nội dung phản ánh nguyện vọng sống của nhân dân trong việc đấu tranh với tự nhiên, cuộc sống lao động…Mặc dù hoang đường nhưng không bị tôn giáo chi phối hoàn toàn.

            - Thần trong thần thọai cũng rất gần gũi với đời sống con người ( yêu, ghét…): Các thần: Apôlô thần ánh sáng; Posiđon thần biển; Đêmêtê là thần lúa; Aphrôđít, thần tình yêu và sắc đẹp, Prôtêmê là thần sáng tạo…trong đó thần Dzớt được người Hy Lạp cổ đại coi là Thần Chủ ( Thần có vị trí cao nhất trong các vị thần )

            * Thần thoại La Mã:

            - La Mã chủ yếu là tiếp thu  kho tàng thần thoại của người Hy Lạp và đổi tên cho phù hợp với địa danh và ngữ cảnh

            * Thơ của Hy Lạp: Nổi tiếng là tập sử thi I-lí-at Ô-đi-xê của nhà văn Hô-me.

µ     I-li-át gồm 15683 câu thơ, phản ánh cuộc chiến tranh gay go giữa người Hy Lạp và người Tơroa ở vùng Tiểu Á.

µ     Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, phản ánh sự chiến thắng trở về của người Hy Lạp.

                        - I-li-át và Ô-đi-xê không chỉ có giá trị về văn học mà nó còn có giá trị về lịch sử.

            *Thời kì sau nhà thơ Hôme, là nhà thơ nổi tiếng Hêdiốt với các tập thơ nổi tiếng : Gia phả các thần; Lao động và ngày tháng…

            Từ TK VII –VI TCN, bắt đầu xuất hiện thơ trữ tình, với nhiều tác giả nổi tiếng

            + Acsilôcút: được coi là người đặt nền móng cho thơ ca trữ tình ở Hy Lạp.

            + Xaphô: đưa thơ trữ tình đạt đến trình độ điêu luyện, được coi là nàng thơ thứ Mười sau chín nàng thơ con của thần Dớt trong truyện thần thọai của Hy Lạp.

            + Anácnêrông: là nhà thơ trữ tình lớn.

            + Panhđa: được coi là nhà thơ trữ tình cuối cùng của Hy Lạp.

            * Thơ ca của La Mã

     - La Mã chịu ảnh hýởng nhiều của thõ ca Hy Lạp.

     - Thời kì phát triển nhất của thõ ca La Mã là thời kì thống trị của Ốctavianút, các nhà thõ nổi tiếng:

            + Viếcghilíut: là nhà thơ lớn nhất của La Mã. Với các tác phẩm: Bài ca người chăn nuôi; Khuyến nông và đặc biệt là tác phẩm Ênếit, làm cho ông trở thành người nổi tiếng.

            + Hôratiút: Tác phẩm tiêu biểu nhất là tập thơ ca ngợi gồm 103 bài.

            + Ôđiviút: tác phẩm tiêu biểu là “Tình ca”, “các ngày lễ”.

            * Kịch Hy Lạp: nghệ thuật kịch bắt nguồn từ hình thức ca múa hóa trang các lễ hội

            - Nghệ thuật kịch có hai loại: Bi kịch và hài kịch

            Bi kịch

            - Etsin là đại biểu tiêu biểu cho thể lọai bi kịch. Ông sáng tác 70 vở kịch, có 5 vở truyền lại đến ngày nay.

                - Hầu hết các tác phẩm, của Ông đều lấy đề tài trong thần thọai Hy Lạp.Nội dung chủ yếu phản ánh xã hội đýõng thời

                 - Etsin là ngýời sáng tác kịch bản đầu tiên, là đạo diễn, nhà cải tiến nhạc cụ… cho nên ông được mệnh danh là cha đẻ kịch của Hy Lạp.

            -  Sô - phô - lơ: Ông được mệnh danh là Hôme của nghệ thuật kịch Hy Lạp.

            - Ông sáng tác 123 vở kịch để lại ngày nay 7 vở, nổi tiếng nhất là vở kịch “Ơđíplàm vua”

•         Ơripít: Ông sọan 92 vở kịch truyền lại ngày nay 18 vở.

            Ông là nhà sáng tác kịch tâm lý xã hội, là bậc tiền bối là thầy của Séch pia. Tiêu biểu nhất là vở Mê-đê.

            Hài kịch

            Hài kịch của Hy Lạp chủ yếu là đề cập đến cuộc sống lặt vặt trong đời sống hàng ngày.

            - Tiêu biểu là nhà sáng tác hài kịch A-rix-to-phan (450-388 tCN). Ông sáng tác 44 vở kịch, để lại ngày nay còn 11 vở. Những vở kịch nổi tiếng: Những kỵ sĩ; đàn ong bò vẽ, đàn chim…

            * Kịch của La Mã

            Ở La Mã có các nhà thơ vừa là nhà sọan kịch.Tiêu biểu: Andronicút; Nơvíut, Eniút, Plantút, Teraxiút.

            - Năm 240  TCN, La Mã bắt đầu diễn kịch, Andrônicút được coi là nhà thiết kế kịch bản đầu tiên.

            2. SỬ HỌC

            * Sử học HyLạp

                 - Trước thế kỉ thứ V TCN, ngýời ta biết đến sử hoòc xa xýa của Hy Lạp là thông qua truyền thuyết và sử thi.

            - Từ thế kỉ thứ V TCN, Hy Lạp mới chính thức có sử học thành văn. Các nhà sử học nổi tiếng:

Hêrođốt: (484-425).

            + Là nhà sử học đầu tiên của Hy Lạp, Ông được mệnh danh là cha đẻ của sử học Hy Lạp và phương Tây. 

            + Các tác phẩm sữ học của ông không chỉ viết lịch sử của một nước (Hy Lạp), mà cả lịch sử của một số nước phương Đông như: Átxiri, Babilon, AiCập…

Tác phẩm sử học quan trọng nhất là “Lịch sử của cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư). Mặc dù các tác phẩm sử học của ông còn nhiều hạn chế, nhưng vẫn được trân trọng, vì có nhiều sử liệu quí.

Tuxiđít (460-395)

            - Là nhà sử học có vị trí quan trọng của Hy Lạp cổ đại

                 - Ông đýợc coi là ngýời viết sử nghiêm túc, các tác phẩm sử học của ông rất có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu: Cuộc chiến tranh pêlôpônedõ.

            - Ông nói viết sử không phải để mong một tiếng khen nhất thời mà để tạo thành một kho tài liệu muôn đời quí báu của loaÌi người.

 Xê-nô-phôn (430-359)

            Với tác phẩm lịch sử Hy Lạp đýợc coi là quan trọng nhất.

Sử học La Mã  

            - Giữa TK V TCN, La Mã đã có tài liệu týõng tự lịch sử.

            - Nền sử học của La Mã thực sự bắt đầu cuối thế kỉ III TCN

                 - Nhà sử học đầu tiên vừa là nhà soạn kịch là Nõ-ví-ut, tác phẩm tiêu biểu là “cuộc chiến tranh Pu-ních”

            - Pha- bi-út, là ngýời đầu tiên viết sử bằng văn xuôi

                 - Ca-tông (234-149): là ngýời đầu tiên dùng văn xuôi La -tinh để viết sử. Tác phẩm tiêu biểu là nguồn gốc

                 - Pô-li-bi-út (205-125): tác phẩm tiêu biểu của Ông là bộ thông sử gồm 40 quyển, viết về lịch sử Hy Lạp và La Mã. Và các nýớc phýõng Đông, Địa trung hải.

            - Titút liviút (59 TCN-17 SCN) là nhà sử học suất xắc nhất của La Mã dýời thời trị vì của Ốctavianút. Tác phẩm lớn nhất của Ông là “lịch sử La Mã từ khi xây thành đến nay”.

            - Taxitút (cuối thế kỉ I đầu II), tác phẩm tiêu biểu là “lịch sử biên niên”, viết về thời kì đầu của đế quốc La Mã. Vạch trần sự thối nát của chính thể chuyên chế.

     - Plutác, tác phẩm quan trọng của Ông là “Tiểu sử so sánh”, vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học.

 Khoa học tự nhiên của La Mã.

            - La Mã thời cổ đại cũng có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng:

            + Pliniút (23-79) là nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã cổ đại. Ông viết rất nhiều tác phẩm y học có giá trị và để lại tới ngày nay

            5. TRIẾT HỌC

            * Triết học duy vật

            - Nếu Ấn Độ là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây.

                 - Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền triết học của nhân loại.

            - Talét là nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, Ông vừa là nhà tóan học xuất sắc. (định lyì Talét). Ông cho rằng nước là yếu tố cõ bản đầu tiên của vũ trụ.

            - Anaximăngđrõ (611-547), ông là nhà triết học duy vật, Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực (chia thanh hai mặt đối lập: khô-ướt; nóng - lạnh và từ sự kết hợp đó mà sinh ra mọi vật, nước, lửa…)

            - Anaximen (585-525), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ là không khí (vạn vật bắt đầu từ không khí và ttrở về với không khí)

            - Hêraclít (540 – 480), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ bắt nguồn từ lửa.

            - Đặc biệt là Ông cho rằng mọi sự vật trong tự nhiên, trong xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, sự đấu tranh và chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. Đây là quan điếm biện chứng đúng đắn và rất tiến bộ.

            Empêđôlơ (490 -430), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ không phải là một yếu tố mà là do 4 yếu tố vật chất tạo thành: đất, nước, lửa không khí. ( người Trung Quốc thì cho là 8 yếu tố)

            - Anaxago (500 – 428), Ông là thầy của Pêliclét, ngýời đứng đầu nhà nýớc Aten (433-429). Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là do nhiều yếu tố tạo thành.

            - Ngòai ra Ông còn là nhà tóan học, nhà thiên văn học, Ông cho rằng ánh sáng của mặt trăng dược nhận từ mặt trời.

             (Trương Hành nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đầu công nguyên )

            - Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại,  cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh.

            - Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học …

            Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại,  cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh.

            - Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học …

            Êpyquya (341 -270), Ông cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành mà phần tử nhỏ nhất là nguyên tử. Nhưng ông hòan tòan không phủ nhận thần.

            - Trong nhận thức thì cảm tính là nguồn gốc sự thật, của sự nhận thức, do đó bản thân cảm giác không có sai lầm, sai lầm là do sự giải thích, phán đóan của con người đối với cảm giác.

Triết học duy tâm

            Về triết học duy tâm thì: Hy Lạp – La Mã cũng có nhiều đại biểu triết học duy tâm nổi tiếng, có tài hùng biện tiêu biểu như:

            Protagôrát (485-410)

                 Đại biểu tiêu biểu đầu tiên cho trường phái triết học ngụy biện, cho rằng nhận thức có tình chất chủ quan. Nhận thức của mỗi con người khác nhau, do đó cài gì mà con ngýời nhận thấy hợp lí thì sự thực nó là hợp lí, đồng thời mỗi sự vật đều có hai mặt, có thể có hai cách phán đóan hợp lí: (ví dụ, người bệnh thì xấu đối với mình nhưng lại tốt đối với thầy thuốc)

            Gióocgiát (487-380)

            Ông cho rằng “tồn tại và không tồn tại”. Vì nếu cái gì tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng.

            Xôcát (469-399)

            - Là nhà triết học ngụy biện lớn nhất của Hy Lạp cổ đại trong phương pháp luận của ông đã phản đối việc học lí thuyết.

            - Về chính trị, ông đã có chủ trương trái với chế độ dân chủ ở Aten cho nên ông bị xử tử.

            Platông (427-327)

            Là nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Nổi bật trong quan điểm triết học của ông là ý niệm và linh hồn bất diệt.

            Arixtốt (384 -322):

            - Là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, Ông uyên bác về nhiều lĩnh vực, được coi là bộ bách khoa tòan thư của Hy Lạp và công lao to lớn khác đó là sáng tạo ra môn Lo-gic học

            - Về triết học ông ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học Đêmôcrít và Platông, cho nên tư tưởng triết học của ông vừa có tính duy vật vừa có tính duy tâm. (nhà triết học nhị nguyên)

- Ngòai ra ông còn có nhiều đóng góp cho nhiều lĩnh vực khác.

                                                 Thời kỳ Hy Lạp hóa, La Mã cũng có các nhà triết học tiêu biểu: Xênéc, Êphích têtút, Maccútôrêliút…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro