anhquy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 16: Trình bày sự cần thiết phải xây dựng đoàn kết quốc tế theo tư tưởng HCM? Liên hệ thực tiễn VN hiện nay

Trả lời

1. Sự cần thiết phải xây dựng đoàn kết quốc tế theo tư tưởng HCM

a. Thưc hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

- Người đã xuất phát từ chính thực tiễn phong trào GPDT trong nước: phong trào yêu nước cuối thế kỷ thứ 19 ko thành công là do nhiều nguyên nhân một trong số đó là do chưa hướng ra bên ngoài, phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20 thất bại là do đã biết hướng ra ngoài nhưng mang tư tưởng cầu viện. Tóm lại là phải có sự hướng ra bên ngoài nhưng hướng đúng

- thực chất của đoàn kết quốc tế là nhằm tập hợp lưc lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù chung

+ Sức mạnh dân tộc VN là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của CNYN và ý thức tự lực, tự cường dân tộc;sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do...Sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước

- Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng HCM rất rộng lớn. Đó là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung; đoàn kết với nước Nga xô viết, với liên xô và sau này mở rông ra tất cả các nước XHCN; đoàn kết với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới; đặc biệt là đoàn kết với nhân Lào và Campuchia, hai nước cùng cảnh ngộ với VN

- Như vậy, theo HCM, thực hiện đại đoàn kết dân tộc phỉa gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng VN, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên hết sức quan trọng giúp cho cách mạng VN đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên CNXH

b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng

- HCM chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nc chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại doàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc kg phải chỉ vì thắng lợi cuả CM mỗi nc mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu CM của thời đại

- Người cho rằng, Đ phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: Chủ nghĩa yêu nc triệt để kg thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng

- Theo HCM muốn tăng cường đoàn kết quốc trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các ĐCS phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỉ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh...Những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới

- Thắng lợi của cách mạng VN là thắng lợi của tư tưởng HCM: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.Nhờ dương cao ngọn cờ CNXH, VN đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động đựoc sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đai, làm cho sức mạnh dân tộc được nâng lên gấp bội, chiến thắng đc những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt

2. Liên hệ thực tiễn VN hiện nay

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, 40 năm qua, Đảng ta luôn phát huy chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao cả, thủy chung, làm hết sức mình để góp phần quan trọng xây dựng tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản và công nhân, giữ gìn và củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đồng thời, tăng cường xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế trong tình hình mới, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã đề ra và thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại "độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Nước ta đã chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, các quan hệ chính trị - kinh tế đan xen.

Thực tiễn hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới cho thấy, từ chỗ Việt Nam bị Mỹ áp dụng chính sách bao vây cấm vận, đến nay nước ta đã tham gia hợp tác ngày càng sâu, toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các lĩnh vực kinh tế then chốt như thương mại, dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và toàn cầu; thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và cả 5 nước ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của hàng trăm tổ chức quốc tế; có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài; gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thiết lập được quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Bên cạnh đó, tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc; tham gia giải quyết những vấn đề của khu vực và thế giới; xác định quan hệ ổn định với các nước láng giềng, nước lớn; giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan... Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực; tăng cường sức mạnh quốc gia để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã và tiếp tục mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đây vừa thể hiện mong ước cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người đi xa, vừa là sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong tăng cường xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, cần coi trọng cả ở ba tầng nấc: các nước có chung biên giới; các nước trong khu vực Đông Nam Á; các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là hết sức chú trọng các nước "láng giềng gần" như Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Đối với các nước trong khối ASEAN, việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác càng làm cho bạn hiểu rõ và tin cậy Việt Nam hơn; đồng thời, thông qua đó để cùng nhau đóng góp tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột: Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng An ninh và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội.uốc và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro