Ánh sáng,huỳnh quang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-những chất có khả năng phát lân quang sáng lên trong bóng tối sau khi chiếu sáng chũng 1 lúc. chúng là những ăc quy đặc biệt tích năng lượng ánh sáng.Những chất phát lân quang tốt có thể phát sáng trong vài giờ.

+ các chất sulfua của những kim loại kiềm và kiềm thổ rất có khả năng này, chúng rất nhạy với ánh sáng trông thấy.

+PbS thì phát sáng dưới tác dụng của tia Rơnghen và bức xạ phóng xạ.

+đồng thời ta có thể chọn màu sáng bằng cách thêm vào một số kim laoij nặng. vd : các vết đồng tạo ra sự phát sáng lục vàng, các vết bạc tạo sự phát sáng chàm, các vết mangan tạo ra sự phát sáng da cam...

Trước hết vấn đề mà bạn đang đề cập liên quan tới tính chất huỳnh quang của vật liệu. Nó là phát xạ thứ cấp (nghĩa là muốn có huỳnh quang thi phải chiếu sáng một nguồn khác, sẽ nói sau), không phát nhiệt khi hoạt động, còn gọi là ánh sáng lạnh. Tuỳ vào thời gian sống của quá trình phát quang (nghĩa là phát sáng trong thời gian bao lâu) mà người ta có tên gọi khác nhau. Đối với vật liệu có thời gian phát quang lâu (thường vài phút đến hàng giờ) thì được gọi là vật liệu lân quang. Hiện tượng lân quang quan sát thấy trong bóng tối được gọi là dạ quang (dạ = đêm). Để có thể có lân quang, trước hết ta phải chiếu sáng (có thể là đèn pin, laser hoặc ánh nắng mặt trời...) vào vật liệu. KHi ấy các điện tử trong chất lân quang sẽ chuyển sang trạng thái kích thích (do hấp thụ năng lượng tứ đèn). Sau khi ngừng chiếu sáng, các điện tử này sẽ phục hồi về trạng thái cơ bản, đồng thời phát ra bức xạ (ánh sáng) thứ câp. Để quan sát được ánh sáng thứ cấp này tất nhiên ta phải để vào bóng tối, cho dễ quan sát. Quá trình này giảm theo hàm e mũ, với hệ số thời gian được gọi là thời gian phân rã hay thời gian sống. Nếu hệ số này nằm trong khoảng vài phút đến vài giờ thì đó chính là lân quang, như đã nói ở trên. Như vậy, sau một khoảng thời gian bằng hệ số phân rã này, số điện tử kích thích sẽ trở về trạng thái co bản hết và do đó hiện tượng phát sáng ko còn nữa. Nếu muốn có lân quang/dạ quang tiếp, ta lại phải lặp lại quá trình trên. Câu hỏi thứ nhât của bạn đã được giải thích. 

rả lời 2 câu hỏi của BlueStar93 trong bài viết ngày 2/5/2010 9h44PM

Để hiểu rõ tại sao vật lân quang sáng trở lại, bạn cần biết bản chất vật lý của hiên tượng này như thế nào.

Theo tài liệu từ nguồn Wipipedia cho thấy:

1/ Trong phân tử của chất lân quang, các electron thường nằm ở trạng thái lượng tử cân bằng bền có mức năng lượng và spin xác định. Gọi là trạng thái cơ bản.

2/ Khi có dòng photon (ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn pin) chiếu vào, electron trong chất lân quang hấp thụ năng lượng của photon, nhẩy lên trạng thái năng lượng cao hơn, một số giữ nguyên giá trị spin, một số có giá trị spin thay đổi. Đây là trạng thái kích thích.

3/ Quá trình phát quang trở lại là quá trình các electron ở trạng thái kích thích nhẩy về trạng thái cơ bản. Năng lượng của electron được giải phóng dưới dạng photon (ánh sáng). Song, quá trình trở về trạng thái cơ bản diễn ra chậm (vài phút cho đến vài giờ) do electron có spin giá trị khác nhau.

* Về ảnh hưởng của chất lân quang với sức khoẻ con người: Hoàn toàn không ảnh hường đến sức khoẻ con người nếu chất lân quang là những sản phẩm để trang trí như: bức tượng, ngôi sao... hoặc các dụng cụ điện như contac điện... Song, trong quá trình sản xuất, người công nhân nhiễm chất lân quang dưới dạng bột qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng thì rất ảnh hưởng đến sức khoẻ.

AUG7

-Nếu nó đôc hại vậy thì tại sao ai cũng vẫn sử dụng dạ quang?

Có nhiều loại đá phát dạ quang koo độc, ko phải là tất cả đều độc. Hơn nũa hằng ngày chúng ta còn tiép xúc với nhièu loại vật liêug độc hơn rất nhiều (như là các linh kiện làm LED, PC), còn có cả As... Nhưng chúng ta vẫn dùng. Đó thuộc về vấn đề an toàn trong công nghệ, có nhiều cách để khống chế. Điều này lí giải vì sao hàng TQ rất rẻ trong khi cua Nhật, Mỹ, EU lại rất đắt (cùng 1 mặt hàng), vì các nhà SX của TQ ko quan tâm tới vấn đề xử lý độc hại...

Ánh sáng lỏng

Vào những dịp lễ hội hẳn bạn thấy người ta bán những chiếc vòng phát sáng với đủ các màu sắc trông thật đẹp mắt. Bạn có muốn tự mình chế tạo một chiếc vòng như vậy không? Thí nghiệm này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên tắc làm ra những chiếc vòng như vậy đấy.

Ứng dụng hiện tượng quang hóa, ta có thể tạo thành một hỗn hơp lỏng phát sáng khi trộn hai chất vào nhau. Tùy theo chất tạo màu, ta có thể thu được nhiều màu khác nhau như đỏ, da cam, hồng, vàng, xanh lá cây, xanh da trời sẫm, xanh da trời nhạt. Có nhiều phản ứng quang hóa rất đẹp, khán giả xem sẽ rất thích.

Sommaire

 [masquer] 

1 Dụng cụ và hóa chất

2 Quy trình tiến hành thực nghiệm

3 Giải thích

4 Những điều cần ́lưu ý

1 Dụng cụ và hóa chất

Cốc thủy tinh 100 mL

Cân chính xác

Tủ lạnh

Đũa thủy tinh

Đũa thủy tinh

Luminol (5-amino-2,3-dihydrophtalazine-1,4-dione) 

Natri hydroxit NaOH dạng viên 

Kali sắt cyanua K3[Fe(CN)6] 

Nước oxy già đặc 30% (= 130 thể tích) 

Các chất phát quang màu (xem bảng dưới đây)

2 Quy trình tiến hành thực nghiệm

Đổ dung dịch C vào một ống đong có chứa sẵn dung dịch A (không chứa phẩm màu), ta thu được màu xanh da trời.

Màu thu được khi dung dịch A có chứa fluoresceine.

Chuẩn bị 1 L dung dịch A :

Hòa tan 40 g natri hydroxit trong 1 L nước cất, khuấy dung dịch nếu thấy cần thiết.

Thêm 4 g luminol (bột màu nâu), khuấy cho đến tan hoàn toàn.

Chuẩn bị dung dịch B :

Hòa tan khoảng 40 g kali sắt cyanua trong 1 L nước cất.

Cất giữ hai dung dịch A và B ở nơi lạnh và tối (tủ lạnh) để dùng cho các thí nghiệm sắp tới. Hai dung dịch này có thể giữ được dài ngày nếu ta tuân thủ đúng các điều kiện. (Nhớ dán nhãn và các lọ để tránh nhầm lẫn và xảy ra tai nạn, nhất là nếu bạn cất các dung dịch này trong tủ lạnh gia đình !).

Ngay trước khi tiến hành thí nghiệm :

Nếu ta muốn tiến hành n thí nghiệm (ví dụ n màu khác nhau), chuẩn bị n cốc thủy tinh và cho vào mỗi cốc 50 mL dung dịch A. Tùy theo màu muốn làm mà thêm vào mỗi cốc phẩm màu tương ứng.

Phẩm màuMàu|Không có gì

Xanh da trời

Fluorescéine

Vàng

Xanh méthylène

Xanh da trời đậm

Mercurescéine

Đỏ

Éosine Y

Da cam

Rhodamine B

Hồng

Đổ (n*50) mL dung dịch B vào một cốc thủy tinh. Ngay trước khi tiến hành thí nghiệm, thêm vào đó đúng n*0,5 mL nước oxy già đặc, ta thu được dung dịch C. Lắc đều dung dịch này.

àm tối phòng, rồi chia đều dung dịch C ra n cốc thủy tinh các dung dịch mang màu (mỗi cốc 50 mL)

Quan sát :

Các quang phổ khác nhau thu được (màu).

Cường độ ánh sáng giảm dần theo thời gian.

Không có sự thải nhiệt trong quá trình phát quang.

Một số bọt khí nhỏ xuất hiện trên thành bình thủy tinh.

Ánh sáng sẽ tắt nhanh nếu dung dịch không lạnh.

3 Giải thích

Bị oxy hóa trong môi trường kiềm, luminol giải phóng nitơ để tạo thành một phân tử ở trạng thái kích thích, trạng thái không bền (ký hiệu bằng dấu sao). Phẩn tử này sẽ trở về trạng thái cơ bản bằng cách phát ra một photon (ánh sáng), tương tự như trong thí nghiệm những ngọn lửa có màu và những bàn tay phát quang. Photon phát ra có bước sóng nằm trong vùng khả kiến. Vì thế, chúng ta nhìn thấy ánh sáng có màu.

Cường độ ánh sáng giảm dần theo thời gian vì chất tham gia phản ứng bị tiêu thụ dần dần. Nếu tất cả các phân tử luminol phản ứng cùng một lúc, ta sẽ thấy một chớp sáng. Cường độ ánh sáng giảm dần có thể dùng để nghiên cứu động học (tốc độ) của phản ứng.

Phản ứng này là một quá trình phát quang chứ không phải một quá trình phát nhiệt. Đó là lý do vì sao không có nhiệt phát ra. Ánh sáng phát ra từ phản ứng này còn gọi là ánh sáng lạnh để phân biệt với ánh sáng nóng phát ra từ bóng đèn điện.

Những bọt khí bám trên thành cốc là khí nitơ thoát ra.

Với dung dịch lạnh, phản ứng kéo dài lâu hơn là so với dung dịch ở nhiệt độ phòng. Thực ra, phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao.

4 Những điều cần ́lưu ý

Nước oxy già  đặc và natri hydroxit  có thể gây bỏng nặng.

Nhớ làm tối phòng để ánh sáng phát ra thêm “hoành tráng” nhé !

3 cốc thủy tinh đựng luminol (dung dịch A) và phẩm màu (fluorescéine, xanh méthylène, mercurescéine) và dung dịch chất oxy hóa C trong cốc nhựa.

Sau khi thểm dung dịch C vào cốc đầu tiên. Cường độ ánh sáng giảm dần trong một phút.

1. Dung dịch phát quang màu đỏ

Bạn hãy cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10g NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:

Cl2 + H2O2 ---> 2HCl + O2

Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng màu đỏ. Nếu bạn muốn có một không gian sáng tỏ, bạn chỉ việc hướng dòng khí clo lên bề mặt dung dịch.

2. Dung dịch huỳnh quang

Lấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố. lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.

3. Dung dịch phát sáng trong bóng tối

Lấy 1g hidroquinon và 5g potat hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.

Khi mắt đã quen với bóng tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.

Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).

4. Chiếc bình phát sáng

Trộn 200g K2SO4 với 81,5g Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.

Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600C, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1 tiếng rưỡi). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ. Thật là “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.

Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.

Giải thích: Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.

1. Dung dịch phát quang màu đỏ

Bạn hãy cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10g NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:

Cl2 + H2O2 ---> 2HCl + O2

Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng màu đỏ. Nếu bạn muốn có một không gian sáng tỏ, bạn chỉ việc hướng dòng khí clo lên bề mặt dung dịch.

2. Dung dịch huỳnh quang

Lấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố. lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.

3. Dung dịch phát sáng trong bóng tối

Lấy 1g hidroquinon và 5g potat hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.

Khi mắt đã quen với bóng tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.

Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).

4. Chiếc bình phát sáng

Trộn 200g K2SO4 với 81,5g Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.

Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600C, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1 tiếng rưỡi). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ. Thật là “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.

Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.

Giải thích: Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.

1. Chuẩn bị

Vật liệu: chai nhựa 1,5 lít chứa gần đầy nước lọc, một ít thuốc tẩy javel.

Nơi lắp đặt: mái nhà bằng tôn hoặc thép mỏng.

2. Lắp ráp

Bước 1: Cắt một mảnh tôn nhỏ có diện tích 30cmx30cm (loại tôn thẳng hay lượn sóng tùy thuộc mái nhà nơi lắp đặt).

Bước 2: Cắt trên tấm tôn một vòng tròn nhỏ có đường kính nhỏ hơn khoảng 2cm so với đường kính lớn nhất của chai nhựa. Để cắt chuẩn, bạn nên chuẩn bị một miếng cắt mẫu hình tròn.

Bước 3: Cắt nhiều đường rãnh dài khoảng 2mm ở phía trong vòng tròn này rồi bẻ các mảnh (tạo từ các đường cắt) vuông góc hướng lên trên.

Bước 4: Lồng tấm tôn vào chai nhựa từ trên xuống dưới sao cho 1/3 thân chai ở phía trên. Gắn nhựa dẻo hoặc keo chống thấm vào phần các mảnh tôn nhỏ ôm lấy thân chai.

Bước 5: Đổ nước lọc gần đầy vào chai rồi sau đó cho khoảng 10ml thuốc tẩy javel vào. Vặn chặt nắp chai.

Bước 6: Trét keo phủ kín nắp chai để hạn chế nước bốc hơi và bảo quản nắp chai.

3. Gắn lên mái nhà

Bước 1: Cắt một hình vuông nhỏ trên mái tôn sao cho có thể đặt chai nhựa vào. Hình vuông này có diện tích nhỏ hơn diện tích mảnh tôn rời có gắn chai nhựa.

Bước 2: Đặt mảnh tôn có gắn chai nhựa lên mái nhà, dùng keo dán kín để mái nhà không bị rỉ nước khi trời mưa.

Bước 3: Dùng sáu đinh tán ghim mảnh tôn có gắn chai nhựa dính chặt vào mái nhà giúp chai vững chắc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bluesky