anh va meo vat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Về mặt nội dung ôn tập chúng ta nên ôn theo các trọng tâm sau:

 Về ngữ âm:

Phân biệt các chữ cái giống nhau được phát âm khác nhau.Ví dụ: ‘o’ trong từ ‘hot’ được đọc /ɒ/, trong từ ‘police’ được đọc là /ə/, trong từ ‘cold’ được đọc là /əu/, trong từ ‘son’ được đọc là /۸/ và trong từ ‘more’ được đọc là /ɔ:/.‘c’ trong từ ‘cat’ được đọc là /k/, trong từ ‘cinema’ được đọc là /s/, trong từ ‘special’ được đọc là /∫/ hay trong từ ‘science’ thì là âm câm.Các chữ cái khác nhau có thể có cách đọc giống nhau:Ví dụ: ‘a’ trong từ ‘arrive’, ‘e’ trong từ ‘marvellous’, ‘i’ trong từ ‘possible’, ‘o’ trong từ ‘today’, ‘u’ trong từ ‘success’ đều được đọc là /ə/.‘d’ trong từ ‘educate’, ‘g’ trong từ ‘age’, ‘j’ trong từ ‘job’ đều đọc là /dʒ/.Lưu ý một số quy tắc đánh dấu trọng âm như:Danh từ có đuôi ‘tion’, ‘sion’, hay ‘cian’ và tính từ có đuôi ‘ic’ thì trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.Ví dụ: ‘operation’/ɒpə’rei∫n/, ‘decision’ /di’siʒn/, ‘mathematician/ /mæθəmə’ti∫n/, ‘historic’ /his’tɒrik/, …

Về từ vựng:

Danh từ : đếm được, không đếm được, danh từ số ít, danh từ số nhiều.Lưu ý: Một số từ có hình thức số nhiều nhưng động từ đi kèm luôn ở ngôi thứ ba số ít và không dùng được mạo từ ‘a’ hoặc ‘an’ trước những từ như ‘news’(tin tức), một số bệnh: ‘mumps’ (bệnh quai bị), ‘measles’(bệnh sởi) hoặc một số lĩnh vực: ‘physics’ (môn vật lý), ‘mathematics’ (môn toán);

Một số danh từ như ‘information’ (thông tin), ‘furniture’ (đồ đạc) và ‘equipment’ (trang thiết bị) là danh từ không đếm được nên không có hình thức số nhiều.Mạo từ: a, an, the‘a’ được sử dụng đứng trước một danh từ đếm được số ít hoặc một từ có âm bắt đầu là một phụ âm còn ‘an’ được sử dụng đứng trước một danh từ đếm được số ít hoặc một từ có âm bắt đầu là một nguyên âm như:a cat, a lovely cata girl, an honest girl (honest /’ɒnist/: chữ ‘h’ câm nên từ này có âm bắt đầu là nguyên âm /ɒ/)Đại từ: đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, đại từ bất định ‘one’ và ‘ones’, …

Lưu ý: đại từ sở hữu thay thế cho một tính từ sở hữu và danh từVí dụ:This is my book. That is yours. (yours = your book)This is a friend of mine. (mine = my friends)Động từ : động từ khuyết thiếu, trợ động từ, động từ thường: nội động từ, ngoại động từ, động từ ở dạng nguyên thể và danh động từ.Một số động từ như ‘remember’, ‘forget’, ‘regret’, ‘mean’, ‘stop’, ‘try’, ‘go on’ có thể theo sau bằng động từ nguyên thể có ‘to’ hay danh động từ nhưng có nghĩa khác nhau.Giới từ: giới từ chỉ vị trí và giới từ chỉ sự chuyển động, …

Sau giới từ dùng danh từ hay danh động từLưu ý: ‘at night’ nhưng ‘on Friday night’Trong cấu trúc ‘get/be used to’ hoặc ‘look forward to’ thì ‘to’ là giới từ nên sau nó phải dùng danh từ hoặc danh động từ:VD: He was not used to driving on the left when he was in England.I’m looking forward to hearing from you.Tính từ: các loại tính từ, vị trí của tính từ

Ví dụ: Tính từ đứng sau động từ nối và các động từ cảm giác (be, become, seem, appear, feel, taste, sound, look)Trật tự của tính từ có thể được viết tắt SASCOM tương ứng với trật tự sau:Kích cỡ (Size) + Tuổi (Age) + Hình dạng (Shape) + Màu sắc (Colour) + Nguồn gốc (Origin) + Chất liệu (Material)Trạng từ: cấu tạo trạng từ (thường là tính từ thêm đuôi ‘ly’)Liên từ: Một số kết hợp cần lưu ý:Either + A + or + B + động từ được chia theo ‘B’Neither + A + nor + B + động từ được chia theo ‘B’Not only + A + but also + B + động từ được chia theo ‘B’VD: Neither John nor I am correct.Not only they but Jane was also there at that time.A + (along/together) with + B + động từ chia theo ‘A’

A + as well as + B + động từ chia theo ‘A’A + accompanied by + B + động từ chia theo ‘A’VD: The captain, as well as the coaches, was disappointed with the team.Sự khác nhau trong cách dùng từ ‘although’, ‘though’, ‘even though’ và ‘despite’, ‘in spite of’:(Even) though/ Although + một mệnh đề, một mệnh đề.VD: Although it rained heavily, he still went to school yesterday.In spite of/ Despite + cụm danh từ, một mệnh đề.VD: In spite of the heavy rain, he still went to school yesterday.

Về ngữ pháp:

Thời thì của động từ: chú ý sự khác nhau giữa thời hiện tại hoàn thành và thời quá khứ đơn; thời tương lai đơn và thời tương lai gần.Câu điều kiện: câu điều kiện loại 1 và loại 2 cùng đưa ra các điều kiện về hiện tại và tương lai nhưng loại 1 thì điều kiện đặt ra có khả năng xảy ra còn loại 2 thì điều kiện đặt ra không hoặc khó có khả năng xảy ra.top9xy.wap.sh. Chủ động và bị động: chú ý sự khác nhau giữa cặp động từ ‘raise’ (ngoại động từ, có nghĩa là nâng lên, nhấc lên) và ‘rise’ (nội động từ, có nghĩa là tăng lên hoặc mọc lên); ‘lay’ (ngoại động từ, có nghĩa là đặt, để cái gì) và ‘lie’ (nội động từ, có nghĩa là nằm).

Lời nói gián tiếp: khi động từ dẫn ở các thời quá khứ thì động từ ở lời nói gián tiếp được lùi một thời so với lời nói trực tiếp, các đại từ và trạng từ chỉ thời gian và địa điểm cũng có những sự thay đổi.

Câu điều kiện loại 2 và loại 3 trong lời nói gián tiếp giữ nguyên thời so với lời nói trực tiếp.So sánh tính từ và trạng từ: những tính từ và trạng từ có sự thay đổi không theo quy tắc như ‘good’ hoặc ‘well’ chuyển thành ‘better’ (so sánh hơn) và ‘best’ (so sánh cao nhất; hay ‘bad’ hoặc ‘badly’ chuyển thành ‘worse’ (so sánh hơn) và ‘worst’ (so sánh cao nhất).Mệnh đề quan hệ: ‘that’ có thể được dùng để thay thế ‘which’ hoặc ‘who’ trong mệnh đề quan hệ hạn định nhưng lại không được dùng để thay thế trong mệnh đề quan hệ không hạn định.Đảo ngữ: với ‘only’, ‘not until’, ‘seldom’, ‘hardly’, ‘no sooner’ như trong một số ví dụ sau:Only by taking a taxi could we get there on time.Not until she came did I know the truth.

Về mặt kỹ thuật:

  Làm bài thì các em nên chú ý các điểm sau:

Làm nhiều bài tập luyện để có kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức.Cấu trúc đề vẫn thường là 50 câu trắc nghiệm cho các phần như sau:+ Ngữ âm (5 câu)+ Từ vựng và Ngữ pháp (25 câu)+ Đọc hiểu (10 câu): 5 câu đọc và chọn câu trả lời về bài đọc; 5 câu chọn từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài văn)+ Viết (10 câu): 5 câu chữa lỗi sai; 5 câu hoàn thành câu bằng một mệnh đề hay một cụm từ, hay chọn một câu hoàn chỉnh từ những từ cho sẵn, hay chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho)

Nên đọc kỹ đề bài để có định hướng tốt cho phần làm bài.

Khuyên là nên dùng bút chì 2B để tô kín một đáp án lựa chọn cho mỗi câu hỏi tương ứng luôn vào (Các bạn nhớ nè, chỉ nên dùng bút 2B, bút chì 2B là bút chì chuẩn, phù hợp để thi nhất)

Phiếu trả lời để tránh nhầm lẫn khi chuyển đáp án từ nháp sang Phiếu trả lời và tiết kiệm được thời gian. Có một số học sinh còn tô chưa đúng kỹ thuật như tô quá mờ, không kín ô hoặc tô hơn một đáp án nên bị mất điểm do máy chấm không nhận dạng được câu trả lời.Hãy tự tin rằng dù đề khó hay dễ mình chắc chắn sẽ hoàn thành bài thi với tất cả các đáp án được tô kín đúng theo quy định.Tự tin bước vào phòng thi giúp thí sinh đạt được kết quả cao nhất có thể. Kết quả sẽ là tổng hợp của khả năng và ‘may mắn’.Thời gian làm bài là 60 phút.

Trung bình mỗi câu hỏi có 1,2 phút để hoàn thành. Học sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi nào đó.Cũng như các môn thi khác, câu nào dễ các em nên làm trước, câu nào khó hoặc còn phân vân câu trả lời thì có thể ghi số câu hỏi vào nháp để quay lại làm sau, tránh để bị sót câu trả lời.Không nên hoang mang khi có một số câu hỏi liên tiếp có cùng đáp án hoặc A, hoặc B, hoặc C hay D. (Do tráo bài tự động nên những trường hợp như vậy có thể xảy ra)Nên dành khoảng 5 phút soát lại toàn bộ bài trước khi hết giờ.

cách học nhóm

Học nhóm, đặc biệt là học nhóm từ xa là một cụm từ không còn quá xa lạ đối với nhiều bạn học sinh. Các bạn cũng đã từng quen với việc học nhóm online trên Hocmai.vn, nhưng ít ai biết tận dụng thời gian học nhóm cho thật hiệu quả.

Nhiều bạn nghĩ rằng: Học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.

Thực chất của việc học nhóm là để mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Đây chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho các bạn trong cuộc sống sau này.

Học nhóm có thể áp dụng đối với những môn nào?

Nếu bạn học thật sự nghiêm túc thì tất cả các môn từ xã hội học đến các môn khoa xã hội học chúng ta đều có thể học nhóm. Đối với các môn nằm trong diện...học thuộc lòng, hình thức học nhóm có vẻ đơn giản hơn, vì những con chữ đã được phơi bày ra trước mắt, việc còn lại của bạn chỉ là nuốt chúng vào bộ nhớ và trả bài lại cho lũ bạn. Sau đó bạn sẽ làm công việc ngược lại với từng thành viên trong nhóm. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp thu bài rất tốt, vì bạn sẽ nghe chúng nó trả đi trả lại một bài học thật nhuần nhuyễn và điều đó sẽ khắc sâu vào bộ nhớ của bạn hơn là khi bạn ngồi một góc ở nhà lẩm bẩm một mình.

Còn với các môn Toán - Lý - Hoá thì đòi hỏi trong nhóm phải có một thành viên "nhỉnh" hơn các thành viên còn lại một tẹo. Vì nếu như ai cũng như nhau thì khi gặp một bài toán khó, sẽ có vô số những cặp mắt ngơ ngác nhìn nhau, vò đầu bức tóc rồi cả nhóm sẻ quyết đinh vẽ một..trái bí thật to vào bài giảng mất thôi! Hầu hết khi học nhóm với các môn này, trong nhóm phải có ít nhất một XY thông minh và tận tình nào đó để giảng giải từng chi tiết cho các cô bạn của mình.

Trước hết, xác định trách nhiệm của bản thân

Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…

Hãy hoàn thành tất cả các bài tập có thể, dàn ý bài học thuộc và các bài đọc tham khảo, đối với các môn xã hội.

Trình bày những gì mình đã chuẩn bị và biết đặt ra các câu hỏi.

Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ.

Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp.

Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn.

Để việc học nhóm thật hiệu quả

Nếu như cho rằng học nhóm phải toàn những người có sức học “ngang ngửa” nhau thì thật là sai lầm.www.top9xy.wap.sh Phải có người nhỉnh hơn một chút, như thế việc giải quyết các bài tập khó, các vấn đề phức tạp sẽ trở nên thuận lợi hơn. Mỗi người đều có một thế mạnh riêng và phải biết phát huy thế mạnh ấy của mình. Thông thường một nhóm gồm 3 – 5 người, cũng có thể hơn. Để tiến hành các hoạt động của nhóm, thành viên nên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.

Chú ý đúng giờ 

Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau. Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nên mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội.

Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó. Mỗi người nên suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết riêng sau đó sẽ trao đổi, thảo luận cùng cả nhóm.

Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.

Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học, làm tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề, tăng thêm chi tiết để cân nhắc.

Bạn đã học nhóm chưa?

Học nhóm giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình của mình, khiến bạn tự tin hơn rất nhiều. Học nhóm cũng là cách để bạn thắt chặt thêm tình đoàn kết với mọi người. Nhưng nhớ đừng thể hiện cái “Tôi” thái quá, luôn thể hiện tinh thần khiêm tốn, học hỏi, không kết thúc học nhóm sẽ là sự ganh ghét, bài xích lẫn nhau.

Học nhóm online 

Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn bè ở khắp nơi. Vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả. Hãy chuẩn bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả để nâng cao thành tích học tập cũng như sự đoàn kết giữa bạn bè.

Học thuộc đơn giản

Học thuộc đối với một số bạn đôi khi trở thành nỗi ám ảnh hay một cực hình, hãy cùng thử một số kinh nghiệm học thuộc hay nhé

Khám phá ra được "bí kíp", hẳn bạn sẽ không còn chán nản mệt mỏi trước những trang Sử dài ngoằn hay những bài Địa khô khan.

Cốt lõi vấn đề không phải nằm ở chỗ "tại sao học hoài không thuộc", mà là "liệu thời điểm này có đủ lý tưởng cho việc học bài hay không". Nói một cách đơn giản, ngoài việc tập trung học, bạn còn cần những điều kiện khác nữa. Hãy bắt đầu từ những việc tưởng chừng như "không liên quan" ấy.

Chia vụn thời gian

Lật giở quyển tập, bạn thấy có 15 trang cần học, nhưng bạn chỉ có đúng hai giờ đồng hồ. Thế là bạn cho rằng mình không thể "nhét nổi vào đầu" => bạn nản chí => bạn học nhưng bị chi phối => bạn không thuộc => bạn không muốn học thuộc nữa.

Do đó, nếu được giáo viên giao 7 bài, thì thay vì ngồi học một lượt, hãy cắt nhỏ kiến thức và nhấm nháp từng chút, theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".top9xy.wap.sh. Không ràng buộc về thời gian sẽ khiến bạn thêm hào hứng và ít khi nào muốn từ bỏ.

Học qua loa - học lướt - học kĩ

Ban đầu, hãy đọc toàn bộ nội dung cần học, nắm ý chính.

Tiếp đến, với mỗi ý lớn, hãy suy nghĩ vấn đề theo cách riêng.

Sau đó bắt đầu học từng chi tiết, lúc này bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với khả năng tiếp thu của mình. Đơn giản, bạn đã học 2 lần trước đó.

Liên tưởng, tập trung

Với mỗi ý, hãy tự mường tượng ra nội dung và diễn đạt theo cách riêng. Tuy nhiên, đừng quá "suy diễn" để tránh việc sa đà.

Khi học thì tạm thời dẹp bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tránh tất cả những thứ có thể "cám dỗ":Máy tính điện thoại, mp3...', dĩ nhiên đôi khi cần máy tính để hỗ trợ việc học tập khi cần, nhưng đừng sa đà mất tập trung vào cái khác nhé, vì thường đang tiện trên máy nên bạn hay chểnh mảng lắm, và nghe nhạc thì bạn có thể nghe nhạc không lời, sẽ tăng hiệu quả đấy, giúp hoạt động cả bán cầu não phải)

Học có động lực!

Ví dụ, hãy đề ra mục tiêu sẽ xung phong trả bài và "ẵm gọn" điểm 10.

Hoặc bạn hãy cá cược với ai đó. Nếu bạn học bài thuộc không vấp chữ nào, bạn sẽ được ăn kem chẳng hạn. Vừa thú vị, vừa có ích.

o0o

Thử áp dụng những cách "học lạ" này xem, kết quả cải thiện rõ rệt trong một thời gian ngắn đấy! Quan trọng là sự kiên trì và ý thức phấn đấu của bạn

Chúc các bạn thành công! :)

Chiến lược ôn thi

Mùa thi đến trở thành nỗi lo lắng và ắm ảnh của bất kỳ sinh viên nào, nhất là trong kỳ đầu tiên nơi giảng đường đại học. Đề thi sẽ không còn giống hệt sách giáo khoa như ở phổ thông và quá trình ôn thi cũng không phải là việc ngồi học thuộc lòng bài giảng nữa. Vậy làm thế nào để đạt được điểm cao trong các kỳ thi như vậy?

Với bài viết này, mong rằng sẽ đem lại cho bạn những gợi ý chiến lược ôn thi hiệu quả.

1) Ôn tập những gì?

Hãy viết ra danh sách những chủ điểm có thể đưa ra trong kỳ thi. Sau đó lập ra một sơ đồ những thứ bạn định sẽ ôn tập. Sẽ là không thực tế nếu bạn ôm đồm tất cả chi tiết các bài học, coi chừng tẩu hỏa nhập ma nhé :D . Khi học, hãy chọn lọc chủ đề cần ôn tập hãy chú ý:

Có những mảng kiến thức chủ chốt nào mà đề thi năm nào cũng ra?

Mỗi bài thi có khoảng bao nhiêu dạng bài?

Có những loại câu hỏi nào các năm trước đã ra mà năm nay vẫn có khả năng tiếp tục ra lại?

Điểm nhấn mạnh của khóa học là gì?

Bạn thích thú và học khá môn nào nhất?

2) Thời gian ôn tập?

Hãy ước lượng xem bạn cần bao nhiêu ngày để học một môn. Nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa phải để mang lại cảm giác vui sướng khi thực hiện được mục tiêu đó. Nếu đặt mục tiêu quá cao bạn sẽ dễ bị thất vọng và chán nản, không nên nhé. Hãy thưởng cho mình mỗi khi làm tốt công việc.

Nên đầu tư nhiều thời gian vào những môn bạn học yếu hơn.http://top9xy.wap.sh. Hãy chia môn học đó thành nhiều phần nhỏ để dễ giải quyết. Việc tránh né chỉ làm bạn học kém hơn môn đó.

Luôn luôn nhớ rằng bao giờ quá trình ôn thi cũng có 3 giai đoạn: học, hiểu và tự kiểm tra. Hãy phân bố thời gian hợp lý cho mỗi giai đoạn.

Kế hoạch ôn tập của bạn nên được sử dụng một cách linh hoạt. Có những môn bạn có thể hoàn thành trước kế hoạch hoặc cần thêm thời gian cho những môn khó, nhiều bài tập. Hơn nữa, hãy nhớ nghỉ ngơi và thư giãn giữa các môn học.

3) Ôn tập như thế nào?

Bạn càng trực tiếp tác động và học tập môn học, làm cho nó thành kiến thức của bạn và liên hệ nó với kiến thức cũ thì môn học càng có ý nghĩa và dễ nhớ đối với bạn. Chiến lược PQRST sau đây sẽ rất có ích cho bạn:

Đầu tiên hãy xem qua tài liệu, tập trung vào các bảng biểu, tiêu đề, tóm tắt và kết luận để có được cái nhìn tổng thể (preview).

Đặt ra câu hỏi (questions) hoặc những điểm quan trọng mà bạn hy vọng tìm ra câu trả lời trong bài đọc.

Đọc (read) tài liệu có chọn lọc và gạch ra giấy những ý chính.

Tóm tắt (summarise) ý chính bằng cách liệt kê những từ khóa, lập biểu đồ, sơ đồ, gắn kết ý trong bài với các nguồn khác.

Tự kiểm tra (test) bằng cách trích ra hoặc xem lại bài tóm tắt ngay sau khi đọc tài liệu hoặc sau những ngày giải lao.

hy hy... ghép lại thành PQRST đó :)

Tạo sơ đồ hình cây có thể giúp bạn tiếp cận bài học ở nhiều góc độ khác nhau còn những ghi chép trong vở giúp bạn tư duy một cách tuyến tính. Hãy làm cho quá trình học trở nên dễ nhớ và sinh động bằng cách sử dụng các loại bút màu, bút đánh dấu và các từ khoá và hình vẽ.(sơ đồ tư duy)

4) Tự kiểm tra, đánh giá.

Dùng các giấy nhắc nhở tóm tắt lại các con số và sự kiện quan trọng. Đặt chúng ở chỗ dễ nhìn nhất hoặc dán lên tường xung quanh phòng bạn. Hãy luôn chuẩn bị mt tập nhé

Thu thập và tập trả lời những câu hỏi của các kỳ thi trước. Có thể lúc đầu bạn cảm thấy lo lắng vì chưa biết phải làm thế nào. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và xem xét mối quan của những câu hỏi với kiến thức đã học. Chúng thuộc phần nào, chương nào, dạng bài tập nào, v.v... Sau đó liệt kê ngắn gọn những điểm bạn còn yếu hoặc chưa hiểu rõ. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra chỗ hổng kiến thức và chủ động tìm ra câu trả lời thay vì thụ động nhồi nhét một mớ kiến thức trong sách.

Hãy tập trả lời các câu hỏi trong điều kiện như ở phòng thi. Nếu có thể, bạn hãy nhờ bạn bè hoặc thầy cô đặt ra câu hỏi và chấm điểm cho bạn. Nhiều sinh viên ngại khâu tự kiểm tra này vì sợ đạt kết quả thấp. Tuy nhiên, thà biết được sự thật này và tìm cách khắc phục còn hơn là bị điểm kém sau kỳ thi chính thức!

5) Động lực học tập.

Suy cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là bạn có muốn ôn thi tốt hay không. Có nhiều sinh viên cho rằng ôn thi chỉ là nghĩa vụ còn kết quả ra sao không quan trọng. Muốn có kết quả cao, bạn cần cố gắng hết sức và đặt mục tiêu để phấn đấu. Hãy nhớ rằng thi cử mang lại lợi ích và kết quả không cho ai khác mà là cho chính bạn! Chà! Nếu có động lực, đặc biệt là cảm hứng cao, thì thôi rồi, không biết kết quả sẽ thế nào đây :o

Chúc bạn ôn thi thật tốt nha!

Ghi bài bằng sơ đồ

Tóm tắt ngắn gọn để đọc cho dễ hiểu và dễ nhớ nhé

Đầu tiên: bạn nên đọc bài mới trước khi đến lớp để tìm ra một số từ mang nội dung chính của bài học còn gọi là từ trung tâm hay từ khoá.

khi vào tiết học, căn cứ vào lời giảng của giáo viên, bạn chọn lại những từ khoá trên cơ sở những từ khoá đã chuẩn bị.

Tiếp theo: bạn chỉ cần gạch các mũi tên ghi các ý xung quanh từ khoá ấy, mỗi ý được phát triển thành một nhánh.

Ví dụ khi học về tiểu sử của một nhân vật tên John thì các từ trung tâm sẽ là năm sinh, nơi sinh, công việc, tính cách...Ở từ trung tâm năm sinh, ta có thể phát triển thành một nhánh có thêm nhiều ý khác,

ví dụ như thời gian đó có sự kiện lịch sử gì đặc biệt không? (Chẳng hạn John sinh năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc và sự kiện ấy có ảnh hưởng gì đến công việc, tính cách của ông), top9xy.wap.sh. với từ trung tâm là tính cách ta cũng có thể phát triển thành từng nhánh nhỏ, mỗi tính cách là một nhánh...

Lưu ý nè:

Bạn nên sử dụng từ ngữ thật ngắn gọn, thậm chí là các kí hiệu, hình ảnh theo qui ước riêng của mình khi chép bài bằng sơ đồ.

Sử dụng màu sắc để làm nổi bật những ý cần nhấn mạnh. (lí do thì chắc bạn biết rồi đó, để kích thích bán cầu não phải hoat động)

Khi cần thiết, mỗi nhánh, bạn có thể vẽ bằng một màu khác nhau.

Bạn hãy thực tập phương pháp vẽ sơ đồ này bằng cách vẽ lại sơ đồ các bài học trong sách giáo khoa trước khi vẽ sơ đồ theo lời giảng của thầy cô trong lớp.

Đây cũng là một hình thức của sơ đồ tư duy đó, sẽ giúp bạn hiểu bài sâu, và nhớ lâu hơn, túm lại, khi thành thạo, bạn học sẽ hiệu quả và nhẹ nhàng hơn rất nhiều

Học ít nhưng hiệu quả

Bạn có muốn học ít mà lại hiệu quả không? chắc có lẽ đó là điều mà ai cũng mong muốn, Các bạn học sinh ngày nay thường có xu hướng học lấy số lượng, học đi học lại rất nhiều nhưng khi đi thi lại vẫn không làm được bài đó, dưới đây là một số kinhh nghiệm của riêng bản thân tôi, học ít mà chất lượng. Bốn bước…thôi nhé!!! Nhưng quan trọng là bạn phải chịu khó áp dụng nó

Bước 1: Tập viết đề cương khái quát

Viết đề cương ôn tập tổng quát cho mỗi môn, đi từ tổng thể đến chi tiết. Cố gắng viết thật rõ ràng chuyên đề gì, chương mấy, mục mấy… Đảm bảo khi xem lại bạn sẽ nhớ và có những khái quát chủ yếu về chuyền đề đó. Từ tổng quát cơ bản bạn sẽ liên tưởng đến các phần nhỏ liên quan

Bước 2: Đã từng ít nhất đọc sách giáo khoa về chuyên đề đó

Bạn hãy cố gắng có thói quen đọc bằng mắt, lướt qua các chương mục đã được học bằng cách lại các phần đó trong sách giáo khoa hoặc vở ghi về chuyên đề đó,top9xy.wap.sh. sẽ tạo cho các bạn mộtt kí ức về nó.

Bạn sẽ cảm thấy khó khăn vì bạn có rất nhiều tài liệu quá dày để tham khảo, số lượng trang lớn sẽ làm bạn không thể nắm bắt ý đầy đủ. Vậy tốt nhất bạn có thể đọc bài giảng môn học hoặc vở học được ghi chép đầy đủ mà chúng mình photo được từ bạn bè. Hãy cố gắng đọc toàn bộ sách giáo khoa để hiểu bản chất cơ bản. Luôn kết hợp nhuần nhuyễn phương pháy đọc hiệu quả sau đây: đọc lướt, đọc hiểu và đọc có chọn lọc

Bước 3: Lọc ra các câu hỏi có liên quan tới đề cương ôn tập

Hãy tự mình soạn các câu hỏi đề cương hoặc nội dung ôn tập theo phương pháp soạn hiểu, có nghĩa là đề cương này này bạn làm hoàn toàn dựa trên cơ sở theo ý hiểu của bản thân. Cố gắng trình bày khái quát, ngắn gọn nhưng đủ ý, nọi dung không bị biến đổi, nó sẽ giúp các bạn khắc sâu. Nội dung của đề cương dựa trên cơ sở là sự kết hợp giữa sách giáo khoa, vở ghi chép ở lớp và sách tham khảo (nếu có).

Bước 4: Học bài và ôn bài trên cơ sở đề cương đã tạo lập

Để có được bước 4 này thì bạn phải chắc chắn đã làm để cương về chuyên đề đó, dảm bảo đã nắm được cơ bản nội dung ôn tập và điều quan trong là cóp ý chí quyết tâm học. Chứ làm đề cương xong bỏ đó vì chán, vì lười không muốn ôn lại thì… thôi tốt nhất dừng ngay từ bước 1 cho đỡ tốn thời gian. Hãy bắt đầu ôn lại những kiến thức qua đề cương mình tự soạn. Chắc chắn bạn sẽ học hiểu nhanh hơn và nắm chắc được nội dung của chuyên đề đó một cách dễ dàng hơn, thòi gian cũng tiết kiệm đáng kể hơn. Vì bạn không còn tốn thời gian lật hết trang nọ đến trang kia để xem cái này ở chỗ nào, cái kia ở đâu nữa. Học khoa học và logic hợp lý sẽ có lợi cho bản thân rất nhiều.

Bây giờ bạn có thể yên tâm, cứ làm đến bài tập nào chỉ cần xác định nó nằm trong chuyên đề nào, mở đề cương xem lại là hoàn toan có thẻ giải được luôn, không cần sách nọ vở kia, mở ra mở vào nữa. Không phải lo học chay, học gạo nữa mà vẫn có kết quả cao.

Kết: Một số nội dung trong 4 bước này được tạo nên dựa trên các nghiên cứu khoa học, lấy đó làm nền để phát triển.

Chúc bạn học ngày càng tốt!

Ôn thi ĐH

Trích lời Thầy Nguyễn Thượng Võ : "Tôi vẫn nói với học sinh, ra HN ôn thi, các em mất ba điều: tiền bạc, thời gian và sức lực thì các em phải moi cho được ba điều: Kiến thức cơ bản, cách trình bày và tốc độ làm bài."

Kiến thức cơ bản ở đâu?

Để đạt điểm cao, trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản ở đâu, thì đó là ở trong sách giáo khoa (SGK).

Tôi đi ôn thi nhưng vẫn khuyên các học trò: Các em không cần đến các lò mà vẫn có thể đỗ được. Không cần mua sách gì cao siêu, chỉ cần mua đúng SGK của nhà nước, đặc biệt là 3 cuốn sách bài tập (SBT) Toán, lớp 10, 11, 12.

Tại sao lại là sách bài tập toán? Là vì đề thi ĐH có tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy cần có ông thầy tổng kết lại cho.

Nếu không có thầy thì cứ sách bài tập mà làm, lầm tất cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi ĐH. Trong SBT có cả đáp số, mình làm xong thấy sai thì có thể đối chiếu, tự tìm ra cái sai. Bí quá có thể hỏi các thầy giáo ở địa phương, tôi tin là các thầy đều có thể giải thích được.

Hai đề năm 2003 về tính giá trị lớn nhất nhỏ nhất còn cũng y hệt dạng đề trong SGK, con số còn không lẻ bằng SGK. Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn SGK. Vì sao HS vẫn không làm được, vì coi thường SGK.

Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu Tích phân của khối B khó hơn khối A.

Tất nhiên, cũng có những câu của đề khối A ra khó hóc búa để tìm HS giỏi. VD đề khối A năm vừa rồi có thể có câu 5 được 1 điểm để chọn HS giỏi.

Một kinh nghiệm là đừng quá chú tâm vào câu quá khó, đừng có tham bát bỏ mâm. Thà cứ làm tốt tất cả các câu còn lại đi, để được 9 điểm cũng đã đủ đỗ.

Cách trình bày: Sử dụng giấy nháp đúng lúc, đúng chỗ

Những tính toán lặt vặt đừng có làm vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp, Một bài thi chỉ 6-8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trong hoàn cảnh trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số, dễ gây ức chế cho người chấm bài.

Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho anh khi anh thay số vào cả.

Hoặc như khi giải phương trình bậc hai, anh không cần phải tính delta trong giấy thi, làm luộm thuộm, dài dòng. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và điền kết quả.

Khi vẽ hàm số, tôi vẫn dạy học sinh vẽ chính xác không cần chú trọng bằng vẽ đẹp.

Tốc độ làm bài: Làm luôn ra giấy thi

Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng hết những điểm vẫn thấp. Đó là vì khi anh làm bài trên giấy nháp thì anh tập trung, khi anh chép ra bài thi, đầu đầu óc bắt đầu “lỏng”, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi.

Thậm chí có em vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức hạn chế giấy nháp. Hạn chế giấy nháp để tăng tốc độ làm bài.

Ví dụ giải phương trình bậc hai, anh không cần ghi các bước tính ra, hoàn toàn có thể tính ra nháp rồi viết vào vừa sạch đẹp.

Một điều nữa tôi muốn nói, đó là các bạn đừng xao động tâm lý vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ tôi thấy các tin đồn đó là chính xác cả.

Tuần cuối cùng trước khi thi không học thêm ở đâu hết, không làm bài tập, anh phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối. Chúng tôi đi chấm bài, cái sợ nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch ngay.

Cái thứ hai là sợ lạc đề, văn lạc đề, sử lạc đề toán cũng có lạc đề vì anh không đọc kỹ đầu bài. VD: Tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có 1 tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Chính vì HS không đọc kỹ đề nên mới nhầm

Sau khi phát đề, đừng có cắm đầu làm ngay, hãy dùng 5 phút phát đề để đọc kỹ, gạch ra những ý chính, những từ quan trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Người ta hỏi tính diện tích thì gạch từ diện tích, khoảng cách thì gạch chân từ khoảng cách…để tránh bị nhầm.

Câu dễ làm trước câu khó làm sau. Đừng tỏ vẻ ta đây có "răng cứng" mà làm "phần xương" nhất trước, đến khi xong thì đã hết cả thời gian mà làm câu nạc rồi. Câu nào dễ, HS nên làm ngay vào giấy thi, chỉ tính ra nháp cái lặt vặt thôi.

www.top9xy.wap.sh

Dấu cộng trừ nhân chia phải hết sức cẩn thận. Rõ ràng. Căn, logarit…nên viết ra đằng sau, con số viết lên đằng trước. Đơn giản thế này, viết căn hai nhân 3, chỉ cần anh kéo dài dấu căn một chút, sẽ thành căn của hai nhân ba. Vì vậy nên viết ba lên trước, thành ba nhân căn hai thì anh có kéo dấu căn dài đến bao nhiêu cũng không sợ.

Trong bài thi, HS vẽ hình elíp, hình tròn đừng nên dùng compa, dễ bị rách giấy. Nên dùng thước có khoét sẵn hình tròn và hình elíp. Kích thước to nhỏ không quan trọng vì nó phụ thuộc vào việc mình đặt. Vẽ tay nhiều khi hình elip trông giống… củ khoai.

Sử dụng máy tính, trừ khi dùng thật thành thạo hãy sử dụng vào việc tính những hàm phức tạp. Có những người tính bằng máy tính xong lại phải tính bằng tay vì không tin tưởng vào kết quả đó, vừa mất thời gian vừa gây ức chế tâm lý.

Tiếp nữa là đừng dùng hai thứ mực, đừng dùng bút xoá vì như vậy có thể coi là đánh dấu bài. Nếu viết sai, các em cứ gạch đi viết lại.

4 điều cần cho thí sinh đi thi

Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp đã đến gần. Những kinh nghiệm và định hướng được tổng hợp dưới đây sẽ là những điều rất cần thiết cho HS trước khi vượt “vũ môn”.

Nên tự học trước khi thi:

Sau nhiều năm học tập, HS cần có thời gian tự học để củng cố, nắm vững kiến thức, biến những điều đã học ở trường thành tri thức của mình. Luyện thi cấp tốc tại các lò luyện có thể tiếp cận nhiều thông tin nhưng dễ bị thụ động theo giáo án của giáo viên, bị tác động bởi trong môi trường ồn ào, xa lạ và sẽ mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi tới giờ học, rồi nghe những điều đã biết...

Tự học trước khi thi sẽ giúp bạn tập trung tâm trí, thời gian để ôn bài, bổ sung lỗ hổng kiến thức, phát hiện tìm tòi nhiều điều hay, tìm ra phương pháp làm bài khoa học. Tự học giúp bạn ghi nhớ kiến thức từng bài, từng phần một cách dứt điểm, lâu bền, sâu sắc và lô gíc, giúp thí sinh đi thi làm bài chính xác, ngắn gọn, sáng tạo, đạt điểm cao.

Để tự học có hiệu quả, cần có thái độ tự học nghiêm túc, có kỷ luật, nỗ lực hoàn thành mọi bài học theo kế hoạch đặt ra, luôn cầu thị, không tự bằng lòng với kiến thức đã có; biết sắp xếp thời gian hợp lý cho từng ngày, từng môn học; mỗi ngày nên học cả 3 môn thi và dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp. Đừng lãng phí thời gian tán gẫu và những lo lắng không cần thiết.

Tự học phải toàn diện, không coi nhẹ bỏ qua nội dung nào, biết đầu tư thích đáng cho vấn đề trọng tâm; tổ chức hợp lý các hành động tự học, phối hợp các phương pháp tự học, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi buổi học để nhận thức được vấn đề mới tiếp thu, vấn đề rộng hơn, sâu hơn.

Chủ động, tự tin và nghiêm túc khi dự thi.

HS phải chủ động vào vốn kiến thức, không học tủ, học lệch, không làm “phao” để quay cóp, không trông chờ, ỷ lại vào người khác và càng không nên “ném tiền qua cửa sổ” lo lót chạy chọt để rồi “tiền mất tật mang”.

Để tạo thế chủ động, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, thí sinh cần tập trung ôn luyện cho thật tốt; không hoang mang, lo ngại khi gặp thông tin mới lạ, không để tâm vào những đánh giá thiếu cơ sở của người khác về mình, càng không nên tin vào những lời đồn đại, bói toán. Không quá coi trọng đến việc phải thi và phải đỗ ngay vào ĐH, CĐ vì trên thực tế có rất nhiều con đường tiến thân và cũng có rất nhiều cơ hội để học lên cao.

Chuẩn bị chu đáo, an toàn cho chuyến đi thi:

Thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết trước khi đi thi. Ngoài những giấy tờ, đồ dùng thiết yếu cho chuyến đi thi như: CMND, giấy báo thi, bút, thước, máy tính& thí sinh nhớ mang theo màn chống muỗi, đồng hồ báo thức và thuốc bổ để giữ sức khoẻ. Thí sinh ở xa đi thi bằng xe ca, tàu hoả cần chú ý cất giấy tờ và tiền cẩn thận để không bị mất cắp lúc đông người hoặc khi ngủ quên.

Nên thăm dò trước địa điểm thi để bố trí phương tiện, thời gian đi thi cho hợp lý; chủ động gặp thanh niên tình nguyện có mặt ở nhiều địa điểm công cộng để được hướng dẫn tìm nơi trọ, nơi ăn uống, sinh hoạt an toàn phù hợp; tìm trọ trong KTX hoặc trọ gần nơi thi, không nên trọ nơi quá đông người để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tâm lý.

Trong thời gian đi thi, thí sinh cần ăn đủ chất, không nên ăn uống ở các hàng quán tạm bợ ven đường vì những nơi này thường tranh thủ bán hàng trong vài ngày thi nên giá đắt và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cần có phương pháp làm bài nhanh, chính xác và khoa học:

Để bài thi hoàn thành kịp thời, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài, thí sinh cần tư duy làm bài nhanh, đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng bài thi, thí sinh cần đọc kỹ đề thi, suy xét từng câu, từng ý và dành thời gian làm đề cương với đầy đủ các ý, các bước ra nháp trước khi làm bài.

Bài thi cần trình bày lô gích, rõ ràng, sạch sẽ, chi tiết nhưng ngắn gọn để được điểm cao; chú ý làm bài đầy đủ nhưng có sự sáng tạo, độc đáo để được cộng điểm. Làm bài thi lần lượt từ dễ đến khó; Nếu thấy người khác viết được nhiều hơn chớ có sốt ruột làm vội, làm ẩu; vì kết quả cao hay không là ở sự chính xác, đầy đủ, rõ ràng, sáng tạo chứ không phải viết nhiều.

Sau khi làm bài xong, thí sinh nên bình tĩnh xem xét lại toàn bộ bài của mình. Sau khi thi xong môn nào, thí sinh hãy tạm lãng quên để tập trung vào môn thi sau.

Mẹo cai Internet

Đang mùa thi nhưng nick chat lúc nào cũng sáng đèn và tốn thời gian thay avatar, hay bình luận trên mạng xã hội, chơi games hay nhều thứ khác gây lãng phí thời gian của bạn, đặc biệt là trong thời gian ôn thi, thời gian quý báu bị lấy đi đáng kể

Có thể bạn nghiện Internet hoặc không, nhưng nếu nghiện thì nó lại càng thật tai hại, làm sao bạn có tể tập trung học được

Vào mùa thi, bạn nên tắt chức năng thông báo có comment mới trên các trang mạng xã hội vào email. Tránh nhấn like hoặc bình luận khi có bài viết mới trên tường nhà của bạn bè, nếu không bạn rất dễ tốn thời gian ngồi chờ đợi bình luận phản hồi của người khác.

Tạm thời xóa đi các trình duyệt hỗ trợ vào các trang mạng xã hội. Nếu bạn có thói quen liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội thì hãy thông báo với mọi người tạm thời gọi điện, nhắn tin vào di động cho bạn.

Học ôn ở thư viện hoặc phòng tự học ở trường…, những nơi đòi hỏi tính nghiêm túc và tập trung cao, tránh sử dụng đến máy tính và Internet khi không cần thiết.

Nhờ bố mẹ hoặc người yêu, bạn bè thỉnh thoảng hỏi thăm, nhắc nhở bạn về tiến độ ôn thi. Bạn có thể đi dạo, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè,… khi cảm thấy ôn thi mệt mỏi, những hoạt động đó sẽ giúp bạn không bị lệ thuộc vào thế giới ảo. Điều quan trọng nhất là sự tự giác của bạn.

Học trực tuyến cũng là một cách rất hay, nhưng phải đản bảo rằng bạn đủ ducng cảm để không sao nhãng sang vấn đề khác khi ngồi trước máy đầy hấp dẫn, nếu không học online, bạn có thể tham khảo:

Các mẹo giúp cai nghiện internet trong mùa thi:

Xin mách cho các bạn học sinh, sinh viên một số cách cai nghiện internet trong một thời gian ngắn. Rồi trải qua một thời gian dài, các bạn sẽ dần dần "hết nghiện".

1. Khi bắt đầu muốn lên mạng, hãy giữ khoảng cách với cái com-pu-tờ càng xa càng tốt. Hãy kêu anh chị hoặc đứa em sử dụng máy vi tính giùm bạn.

2. Quên chuyện online đi. Gọi điện thoại cho bạn tám chút nào. Hoặc rủ vài đứa hàng xóm cùng đi chơi để giải khuây. Sau khi "xả stress" xong, bạn sẽ còn rất ít thời gian. Do vậy, bạn không còn hứng thú online nữa.

3. Trước khi bạn có ý định vùi đầu vào máy, hãy nhờ ba mẹ mắng bạn thật nặng vào, đe doạ càng nhiều càng tốt. Lúc ấy, bạn sẽ bị "ám ảnh" khi ba mẹ chợt vẽ ra một "viễn cảnh mịt mù" về tương lai sau này của mình. Bạn sẽ hối hận và ngồi lại vào bàn học.

4. Khi có thời gian rảnh, bạn hãy mở máy với một quyết tâm cao độ. Sau đó xoá tất cả các trò chơi cài đặt trong máy, tháo cài đặt Yahoo!Messenger, xoá tất cả nội dung trong blog của bạn, rồi tắt máy (trong đau khổ). Tuy điều này có hơi dã man (biện pháp mạnh cho những ai ghiền nặng), nhưng có như vậy bạn mới tốt hơn được. Dù bạn có thèm online đến cỡ nào, thèm game đến cỡ nào thì khi nghĩ tới thời gian cài đặt lại, bạn sẽ hết muốn lên!

5. Tháo cái modem ADSL, quấn vào một mảnh vải, bỏ vào tủ có khoá, đưa chìa khoá cho ba mẹ giữ. Khi muốn lấy ra phải thông qua phụ huynh, đố ai dám!

6. Khi truy cập mạng, cố tình thao tác thật nhanh để máy. . . bị đứng. Như vậy bạn sẽ dễ dàng "rời khỏi" được cài màn hình vi tính.

7. Mở các trang web chính trị, xã hội, kinh tế và tự ép mình phải đọc hết. Bạn sẽ tắt máy và đi ngủ ngay thôi.

8. Nhờ anh chị vào nick Yahoo của bạn và đổi password. Lúc ấy bạn có muốn tạo nick mới cũng không thể nào ép được các nick trong list cũ. Chỉ còn cách học tập thật tốt để mong anh chị trả lại pass cho mình.top9xy.wap.sh

9. Tháo một bộ phận, thiết bị nào đó liên qua trực tiếp đến máy tính (ví dụ như con chuột, bàn phím, thanh RAM, cặp loa. . . ) và cất vào nhà kho hoặc gửi ở nhà người quen. Muốn lên mạng ư? Chạy cả cây số qua nhà họ và lấy lại nhé!

10. Nếu dự định ra tiệm net, trước tiên hãy lao đầu vào làm việc nhà (điều này đòi hỏi bạn đấu tranh tư tưởng dữ lắm nhé!). Làm việc nhà xong, tiếp tục. . . tập thể dục (chạy bộ tại chỗ, mang vác vật nặng. . . ). Bạn sẽ "hết năng lượng" và lười ra khỏi nhà.

11. Cách đó không hiệu quả? Không sao. Đem thật ít tiền và dặn chủ tiệm net cài đặt thời gian chơi.

12. Và đây là cách tàn bạo nhất dành cho những người quá ghiền: Đập vỡ cái modem hoặc cố tình làm hư nó. "Phụ huynh" thấy thế sẽ "cúp" mạng mãi mãi cho mà xem (ai kêu phá của). Nhờ vậy, bạn sẽ "đoạn tuyệt" được với internet trong một thời gian dài.

13. Nếu tất cả các cách trên đều vô dụng với bạn thì. . . không sao, đợi đến hết học kì, khi biết được chính xác kết quả học tập, bạn sẽ chẳng còn tâm trí đâu để mà "đối diện với máy" nữa (hối hận cũng đã muộn). Đó là liều thuốc hữu hiệu nhất và luôn thành công với tất cả mọi ngư

Nhìn nhận cách học

Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái (câu nói của Henry Brooks Adams)

Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

+ Bản thân

+ Khả năng học của bạn

+ Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng

+ Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học

Mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau đây:

 Có bốn bước cơ bản:

Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những cách Hướng dẫn học khác.

1. Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có

Trước đây bạn đã học như thế nào?

Bạn có:

Thích đọc không? Giải toán?top9xy.wap.sh Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?

Biết cách tóm tắt?

Bạn Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học

Ôn tập kiểm tra?

Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?

Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?

Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?

Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?

Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?

2. Liên hệ với việc học hiện tại

Tôi thích học cái này đến mức nào?

Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?

Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?

Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?

Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?

Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện này để thành công không?

Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?

Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?

3. Cân nhắc quá trình và vấn đề

Tiêu đề bài học là gì?

Các từ khóa bài học có bật ra ngay không?

Tôi có hiểu không?

Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?

Tôi có biết các vấn đề liên quan không?

Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?

Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa chảng hạn) hay không?

Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?

Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?

Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?

Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?

Tôi có dừng lại và tóm tắt không?

Tôi có dừng lại và xem nó có logic hay không không?

Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)

Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?

Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?

Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?

4. Cùng nhìn lại

Tôi đã học đúng cách chưa?

Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?

Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?

Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?

Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?

Tôi đã thành công?

Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!

Thức ăn giúp hoc tốt

Để có sức khỏe dẻo dai và khả năng hoạt động trí óc tốt cho bạn, tùy thuộc nhiều vào việc sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm ăn vào, kể cả cách chế biến và cách phối hợp các loại thực phẩm với nhau. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết trong việc tăng sức khỏe cũng như phát triển trí não, hỗ trợ tốt cho việc học tập quan trọng của bạn:

Chất bột đường

não sử dụng một lượng lớn đường (khoảng 20%) để hoạt động, tuy nhiên cần chọn loại bột đường hấp thu chậm (ngũ cốc thô, trái cây không quá ngọt như bưởi, táo…) để đường trong máu luôn ổn định, ngược lại, những loại đường hấp thu nhanh (có trong bánh kẹo, nước ngọt…) dễ làm đường huyết dao động. Không nên ăn bánh kẹo ngọt lúc đói mà chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính để không làm đường huyết tăng vọt.

Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6)

là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh, hai chất này rất dễ bị thiếu do cơ thể không thể tổng hợp được mà phải đưa vào từ thức ăn với tỷ lệ ngang nhau. Omega-3 có trong các loại cá béo biển sâu như: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá saba… Omega-3 rất dễ bị thiếu hụt, nên ăn cá ít nhất ba-bốn lần trong tuần. Omega-3 tập trung nhiều ở đầu cá; ăn cá hấp hoặc nấu canh tốt hơn cá chiên. Omega-6 có trong các hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hướng dương, mè và dầu thực vật.

Phospholipid

Có nhiều trong lòng đỏ trứng và nội tạng động vật, giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh, thúc đẩy sự truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não bộ. Nghiên cứu cho thấy, người có dây thần nhiều bao myelin đó, khả năng tư duy sẽ tốt hơn rất nhiều, đương nhiên việc học của bạn cũng nhờ thế mà tỉ lệ thuận.

Acid amin: đặc biệt là Tryptophan-acid amin thiết yếu tạo ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin giúp não thư giãn - nhưng cơ thể không thể tổng hợp được mà phải đưa vào bằng thức ăn, có nhiều trong sữa, yaourt, phô mai, thịt, cá, trứng, mè, tảo spirulina…

Vitamin và khoáng chất

giúp các chất trên phát huy tác dụng, đặc biệt là các vitamin nhóm B (trong ngũ cốc thô và các loại rau), vitamin C (trong rau và trái cây tươi), acid folic (trong rau lá xanh đậm), magiê (trong rau xanh và các loại hạt), mangan (các loại hạt, trà), kẽm (trong hàu, hải sản, thịt, cá, các loại hạt), chất chống oxy hóa (vitamin E, C, beta caroten…) giúp bảo vệ tế bào não chống lại sự tấn công của các gốc tự do.

Iốd và sắt:

 là hai vi chất rất cần cho bộ não. Thiếu iốd thì học sinh sẽ thụ động, trì trệ, kém sáng tạo, giảm tiếp thu bài giảng, vì vậy nên sử dụng muối iốd trong chế biến thức ăn hàng ngày. Các em cũng cần ăn đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt (trong huyết, gan, thịt, trứng, cá, rau xanh, các loại đậu thô) để không bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, dễ buồn ngủ trong giờ học. top9xy.wap.sh. Chất sắt từ thịt động vật được hấp thu tốt hơn thực vật. Trái cây giàu vitamin C sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt. Không nên uống trà đặc sau bữa ăn chính sẽ ức chế sự hấp thu chất sắt.

Tóm lại, thức ăn giàu đạm giúp cung cấp các acid amin để tái tạo lại tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh giúp trí não tăng cường hoạt động. Nếu ăn tinh bột nhiều sẽ dễ gây buồn ngủ, trí óc kém linh hoạt. Chất xơ trong rau sẽ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu, vitamin và khoáng chất từ trái cây giúp tạo cảm giác khỏe khoắn, tránh ăn quá no sẽ dễ buồn ngủ. Bữa ăn sáng đầy đủ phải cung cấp từ 1/4 đến 1/3 tổng nhu cầu năng lượng cả ngày cho cơ thể, giúp tăng khả năng tập trung, học mau nhớ, năng động, tích cực tham gia thảo luận, giải quyết các bài tập khó và học tốt đến cả buổi chiều. Nếu bỏ qua bữa ăn sáng sẽ dễ dẫn đến hạ đường huyết, giảm tập trung, mệt mỏi, kết quả học tập và thi cử kém. Riêng bữa chiều tối, để não thư giãn nên ăn ít đạm, nhiều tinh bột. Ngoài ra, vài động tác thể dục giữa giờ hoặc đi bộ một vòng trong giờ giải lao cũng giúp máu lưu thông đến não. Cũng không nên thức khuya, vì ngủ không đủ giấc khiến não bộ luôn trong trạng thái bị kích thích liên tục, dẫn tới năng suất học tập kém. Không nên uống cà phê, nước tăng lực trong mùa thi vì chất cafein sẽ làm tim đập nhanh, mau mệt, tuy không buồn ngủ nhưng đầu óc khó tập trung khi học bài.

Kết: Các bạn hãy quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của chính mình nhé, vì sức khỏ và cả học tập của bạn :) . Chúc bạn sẽ có kết quả tốt hơn

Kinh nghiệm ôn thi

Thành tích: Á khoa ĐH Ngoại thương TP.HCM năm 2011 với 28 điểm; Giải Ba môn Hóa học cấp tỉnh; Giải Nhất vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 chia sẻ:

Tập trung vào một khối thi chủ lực, hiểu bản chất của vấn đề, luyện tập các đề thi, ngủ đủ giấc... là những kinh nghiệm của Á khoa ĐH Ngoại thương TP.HCM 2011 Nguyễn Thùy Linh chia sẻ với các bạn học sinh trước thềm kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012.

Về kiến thức, phương pháp học:

Kì thi ĐH, CĐ 2012 chỉ còn một vài tháng nữa sẽ diễn ra vì vậy các bạn chỉ nên tập trung ôn một khối mà mình xác định là khối chủ lực.

Ôn thi theo từng môn tức là trong một khoảng thời gian nhất định tập trung ôn một môn nào đó theo mục tiêu đã đề ra.

Xác định những dạng nào dễ xuất hiện trong đề thi và nắm thật chắc cách làm những bài tập ấy, không nên để mất điểm vì những sơ suất không đáng có.

Các bạn cũng cần tìm hiểu điểm chuẩn trường định thi thường dao động trong khoảng nào và đặt mục tiêu ôn thi trong khoảng điểm ấy.

Không nên học những dạng bài quá phức tạp hoặc quá sức nếu không cần thiết.

Điều cần thiết lúc này ngoài việc ôn tập là làm đề thi thử. Các bạn có thể làm đề thi thử trực tuyến của Hocmai.vn... Hãy tưởng tượng rằng bạn đang thi thực sự, tạo cho mình tâm lý thoải mái nhưng cũng đừng quên tuân thủ thời gian, quy định của cuộc thi.

Khi tìm hiểu một vấn đề nào đó, cần hiểu bản chất, kiến thức cơ bản, điều đó sẽ giúp các bạn giải quyết được nhiều dạng bài tập khác nhau.

Trong quá trình làm bài tập, bài nào chưa làm ra thì nên ghi lại ở một tập riêng và nhờ bạn bè, thầy cô hướng dẫn giải. Các câu hỏi lí thuyết nếu quên thì mở lại sách giáo khoa ra xem ngay.

Xem các bài tập cần giải như một bài toán đố vui, nhiều lúc suy nghĩ đơn giản thì có thể nhìn nhận vấn đề dễ dàng hơn. Khi học thì nên nhớ các hình ảnh minh họa rất hữu ích cho việc giải bài tập.

Trên lớp nên chú ý nghe thầy cô giảng bài dù là môn gì: Kiến thức các môn thi đại học rất quan trọng nhưng học tốt các môn khác các bạn sẽ thấy dễ dàng vượt qua được kì thi tốt nghiệp THPT và tích lũy được nhiều kiến thức hữu ích cho sau này.

Về ăn uống và nghỉ ngơi:

Các bạn nên nhớ nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, không cần phải quá ép mình ngồi vào bàn học mà hãy tạo hứng thú cho mình để mình tự giác ngồi vào bàn học. Mỗi lần ngồi vào bàn học các bạn sẽ thấy đó là một “chuyến phiêu lưu” thú vị mà ở đó các bạn là trung tâm, là người giỏi nhất. Đôi khi tự khen mình cũng giúp Bạn có thêm động lực để tiếp tục học tập.

Thời gian này nhiều bạn sẽ được bố mẹ quan tâm hơn về đồ ăn, thức uống. Khi học bài thì các bạn cần có sữa và bánh để bổ sung năng lượng nhưng không nên ăn quá no vì dễ gây buồn ngủ hoặc tập trung ăn mà quên mất nhiệm vụ học hành.

Bạn nên đi chơi ít nhưng mỗi lần đi chơi thì lâu hơn. Thời gian bên bạn bè sẽ giúp các bạn được thoải mái giảm bớt áp lực thi cử, cân bằng lại việc học tập. Tuy nhiên các bạn nên nhớ chọn chỗ chơi thật an toàn, vui là 9, an toàn là 10.

↑↑

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bluesky