ANS_014

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 14: Chỉ rõ sự khác nhau và giông nhau trong quan điểm về vai trò của thị trường và vai trò của nhà nước trong điều tiết ktế của trường phái trọng cầu và trường phái chính hiện đại.

Giống nhau:

Cả 2 trường phái đều phân tích nên ktế thịt rường TBCN, đều đã thấy những thất bại của cơ chế thị trường tự do gây ra những hậu quả như khủng hoảng ktế và thất nghiệp, nên ktế mất ổn định, suy giảm tăng trưởng. Từ đó đêu đề nghị nhà nc cần can thiệp vao nèn ktế thị trường.

Cả 2 đều đề nghị nhà nc phải điều tiết vĩ mô nền ktế nhàm tạo sự cân đối, chống đỡ khủng hoảng, đảm bảo cho nên ktế tăng ttrưởng ổn định: đều coi trọng việc sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để nhà nc thực hiện vai tro ktế của mình.

Khác nhau:

Nếu trong phân tích vai tro ktế của nhà nc, K coi trọng yếu tố tâm lý chủ quan thì P.A.Samuleson quan tâm cả đến ytố khách quan và yếu tố chủ quan dựa trên sự kết hợp ktế học thực chứng và ktế học chuẩn tắc. Pp nghiên cưú của S dựa trên sự kết hợp quan điểm pp luận của các trường phái cổ điển, tân cổ điển, K và tự do mới. Nếu K đề cao vai trò của tổng cầu thì S lại đề cao tính hiệu quả (ktế, xh, mtr) trong điều tiết ktế của nhà nc.

Nếu mục tiêu sự can thiệp của nhà nc vào nên ktế trong lý thuyết của K là tạo sự cân đối, chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp, thì trong học thuyết của S là sửa chữa những thất bại cua thị trường để thị trường hđ có hiệu quả, trong đó chống đỡ khủng hoảng ktế và thất nghiệp mà K nêu ra chỉ là 1 nội dung.

K chưa thực sụ quan tâm phân tích các chức năng của nhà nc trong nền ktế thị trường, trong khi S lại chú ý quan tâm đến vấn đề này và đặt vai trò của nhà nc trong mối quan hệ với cơ chế thị trường để phan tích. S đã chỉ ra các chức năng của nhà nc để thị trường hđ có hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và ổn định ktế vĩ mô. Các chức năng đó ko chỉ nhằm chống khủng hoảng kt, thất nghiệp và chống độc quyền, bảo về cạnh tranh mà còn đảm bảo sự cân bằng xh và khắc phục bất bình đẳng về thu nhập, bảo vệ mt sinh thái, thúc đẩy tăng trưởng kt.

Các công cụ để nhà nc điều tiết nền kt đc K đề nghị là đầu tư của nhà nc, sd ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân, trợ cấp tài chính, đăm bảo tín dụng, lưu thông tiền tệ và hỗ trợ của nhà nc cho các doanh nghiệp, trong đó chính sách tài chính là công cụ chủ yếu để giải quyết các vấn đề ktế. Con S đề nghị phải áp dụng các công cụ như thuế, chi tiêu, lãi suất, thanh toán chuyển nhượng, khối lg tiền tệ và những quy định hay kiểm soát.

Nếu K muốn sd công cụ thuế làm giảm tiết kiệm trong ndân, kích thích tdùng và đầu tư, thì S lại muốn thông qua ccụ này để giảm bớt chi tiêu cnhân để cung cấp nguồn lực cho ctiêu ccộng, điều tiết ccấu của nền kt. Theo S, hệ thông thuế cũng ko khuyến khích 1 số hđ nhất định bằng cách đánh thuế thật nặng và khuyến khích đối với những kvực nào đó bằng cách đánh thuế nhẹ.

Trong lý thuyết của K, chính sách chi tiêu của nhà nc đc tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, mở rộng sức mua của nhà nc thông qua các đơn dặt hàng, trợ cấp tài chính, đảm bảo tín dụng, kích thích đầu tư của tư nhân. Còn trong lý thuyết của S chi tiêu của nhà nc ko chỉ hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp, mà còn trợ cấp tiếu dùng cho những ng có thu nhập thấp, thnah toán chuyển nhượng (bảo hiểm xh và chi phúc lợi) bảo vệ mt sinh thái, sửa chữa những tiêu cực bên ngoài do tđ của cơ chế thị trường.

Khi thực hiện vai trò ktế, lý thuyết của K cho rằng nên mở rộng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực; quy mô khu vực kt nhà nc càng lớn càng có đk chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp. còn lý thuyết của S cho rằng chính phủ phải đưa đưa ra quyết định trong lựa chọn công cộng. ngoài ra, nhà nc đảm nhận sx những mặt hàng có tđ đặc biệt quan trọng đến ktế xh như in tiền, sx vũ khí; còn những mặt hàng khác thì khuyến khích tư nhân đầu tư. S đề nghị hướng hđ đầu tư của nhà nc nên theo ngành, lĩnh vực hơn là quy mô với quan điểm tôn trọng vtro của thị trường và ngăn ngừa, hạn chế những tiêu cực do nó sinh ra.

Lý thuyết của K mới chỉ chú trọng vai trò của nhà nc trong các quan hệ kt đối nội, còn S bên cạnh quan hệ này, nhà nước phải can thiệp vào ktế đồi ngoại do sự phát triển của thương mại, tài chính và các quan hệ ktế qtế khác.

K mới nhận thấy mặt tích cực của Nhà nước trong điều tiết kt, nhưng chưa thấy tác động tiêu cực mà nó có thể có; còn S k chỉ phân tích rõ nét vai trò, mà còn chỉ ra những hạn chế( thất bại) của nhà nc khi can thiệp nền ktế thị trường.

Lý thuyết của K đc ptriển trên quan điểm đề cao vai trò ktế của nhà nc, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường; còn S thì coi trọng cả " 2 bàn tay", tức là cả thị trường và chính phủ đều thiết yếu để nền kt hoạt động có hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#teddy