ANS_015

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 15: Tại sao gọi n~ người theo tư tưởng tự do kt hiện đại là trường phái tự do ktế mới. Hãy cm nhận định trên từ quan điểm của trường phái tự do kt mới đã học.

Từ những năm 30 của TK 20 trở về trước là thời kì của chủ nghĩa tự do cũ, gồm trường phái cổ điển và tân cổ điển. Từ những năm 30 của TK 20 đến nay là thời kì của chủ nghĩa tự do mới gồm lí thuyết nền kt thị trường xã hội ở CHLB Đức, chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa trọng tiền- chủ nghĩa trọng cung ở Mỹ, Chủ nghĩa giới hạn mới ở Áo và Thụy điển..Những người thuộc trường phái tự do ktế mới chính là những ng mang tư tưởng tự do ktế hiện đại.

Chủ nghĩa tự do cũ và tự do mới có những điểm giống và khác nhau. Sự giống nhau của 2 trường phái đó là đều ptích nền ktế thị trường TBCN, đều phát triển lí luận trên quan điểm tự do, coi trọng vai trò tự do kinh doanh., tự do cạnh tranh, niềm tun vào cơ chế tự điều tiết của thị trường trong phát triển ktế. Cả 2 đều phân tích tự do kinh doanh của cá nhân bằng cách đối lập với vai trò của nhà nc.

Còn về sự khác nhauc ủa 2 trường phái này có 2 đặc điểm"

Thứ nhất, trường phái tự do cũ tuyệt đối hóa vai trò của cơ chế thị trường, coi thị trường tự giải quyết đc mọi vấn đề ktế, tự tạo ra sự cân bằng cung cầu, sự vận hành của cơ chế thị trường đối với nề kt là lí tưởng k có khuyết tật gì. Quan điểm này nổi bật trong lí thuyết " Bàn tay vô hình" của A.Smith. Còn chủ nghĩa tự do mới, mặc dù đề cao vai trò của cơ chế thị trường nhưng đã thấy được tác động tiêu cực k mong muốn do thị trường sinh ra nên đã k còn tuyệt đối hóa vai trò của thị trường như Cn tự do cũ.

Thứ 2, do tin tưởng vững chắc vào cơ chế thị trường nên Cn tự do cũ phản đối sự can thiệp của nhà nc vào ktế ( chẳng hạn A.Smith cho rằng: " sự hài hòa của tự nhiên tồn tại trong thế giới ktế, khiến cho chính phủ can thiệp vào hầu hết vấn đề, vừa k cần thiết vừa k mong muốn" ). Trái lại Cn tự do mới đề nghị nhà nc cần can thiệp vào nền kt thị trường. Theo tư tưởng cơ bản. coq chế thị trường có sự điều tiết của nhà nc ở mức nhất định với khẩu hiệu " thị trường nhiều hơn. Nhà nc can thiệp ít hơn".

Có thể thấy rõ sự khác nhau giữa 2 trường phái này qua những quan điểm của trường phái tự do ktế mới.

Lý thuyết "Nền kt thị trường xhội" được hình thành và phát triển ở CHLB Đức sau chiến tranh TG thứ 2. Những đại biểu chủ yếu là W. Euskens, W. Ropke, Muther, Armack. Tư tưởng cơ bản là đảm bảo được tự do thị trường, tự do cạnh tranh. K có những khống chế của độc quyền, bảo vệ bất khả xâm phạm sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống ktế TBCN, nhà nc can thiệp nền kt ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo công bằng xh, họ đề cao vai trò của cơ chế thị trường nhưng đồng thời cũng thừa nhận, mặc dù cơ chế thị trường mang lại những hiệu quả tối ưu cho các hđộng ktế nhưng nó cũng tác động đến xh và mang lại những kết quả k mong muốn. Theo các nhà ktế Đức, nhà nc cần can thiệp vào nền kt thị trường, song sự can thiệp đó chỉ cần thiết ở những nơi cạnh tranh k có hiệu quả or cạnh tranh bị đe dọa. Họ nêu 2 ng tắc:

Một là nguyên tắc hỗ trợ nhằm bảo vệ và khuyến khích các yếu tổ cơ bản của nền kt thị trường xhội. Với nguyên tắc này chính phủ cần phải đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và mở của thị trường, ổn định tiền tệ. thúc đẩy bảo vệ sở hữu tư nhân, đảm bảo công bằng và an toàn xã hội.

2 là, nguyên tắc tương hợp với thị trường. Chính phủ phải có các chính sách toàn dụng nhân lực, tăng trưởng ktế, chính sách chống chu kỳ và c/s thương mại.

Nền ktế thị trường xhội Đức đỏi hỏi nhà nc phải có sức mạnh nhưung chỉ can thiệp ở mức độ cần thiết và phải tuân thủ càng nhiều càng tốt hệ thống thị trường. Những nguyên tắc hoạt động này hoàn toàn khác với vai trò của nhà nc trong thể chế ktế thị trường tự do.

M.Friedman ( 1912-2006) là nhà ktế học người đứng đầu trường phái trọng tiền hiện đại của Mỹ-trường phái Chicago. Lý thuyết tiền tệ của M.F cũng như lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mỹ có 2 nội dung: 1 là ứng xử của ng tiêu dùng và thu nhập; 2 là lý thuyết chu kù tiền tệ và thu nhập quốc dân. Trong lý thuyết thứ 2, M.F đưa ra khái niệm " tính ổn định cao của cầu tiền tệ" và cho rằng mức cung tiền tệ có tính chất k ổn định và nó phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của các cơ quan quản lí tiền tệ và của hệ thống dự trữ liên bang FED. Từ đó đề nghị nhà nc phải chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời ký ptriển. Trong thời ký khủng hoảng kt, nên tăng khối lượng tiền tệ, còn trong thời kỳ hưng thịnh nên giảm mức cung tiền tệ. Tuy nhiên, M.F cũng khẳng định rằng nền ktế TBCN là 1 hệ thống tự điều chỉnh, hoạt động dựa trên quy luật ktế vốn có của nó. Do đó cần phải dựa vào thị trường và nhà nc k can thiệp quá đáng vào ktế.

Trường phái trọng cung ra đời ở Mỹ năm 1980 với các đại biểu như A.Laffer, T.Winniski, N.Ture, P.C. roberto. Sự phát triển của trường phái này nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm con đường tăng trưởng và duy trì năng suất lao động. để nền ktế ổn định nhịp độ tăng trưởng cần kích thích tăng cung. A.Laffer cho rằng cần kích thích tăng cung nhà nc cần có chính sách ktế tạo điều kiện làm cho các doanh nhân tăng cầu đầu tư, áp dụng khoa học kí thuật tăng nsuất lao dodọng tao ra sp mới, kích thích sức cầu tăng lên. Đồng thời nhà nc cần cắt giảm thuế để tăng cung, tức là kích thích tính tích cực của con ng tăng sp tăng lợi nhuận thúc đẩy nền ktế.

Như vậy quan những quan điểm trong chính sách ktế của các nc theo trường phái tự do mới, ta thấy rằng những người theo tư tưởng tự do ktế hiện đại đều tuân theo 1 quan điểm: phát triển nền ktế với sự kết hợp của bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình, trong đó sự điều tiết của nhà nc chỉ ở 1 sự nhất định. Thị trường nhiều hơn, nhà nc ít hơn. Chính vì thế mà những người theo tư tưởng tự do kt hiện đại được gọi là trường phái tự do mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#teddy