XI SALÒ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Feliciano, liệu hơi thở cậu ấy còn bập bùng mãi; đốm lửa sớm tàn ấy?

---

Ludwig đẩy cánh cửa gỗ nhẹ nhàng nhất có thể, một tay đỡ lấy Feliciano từ những bậc thang ọp ẹp cũ nát của căn hầm rượu; mong rằng ông anh điên sẽ không nghe thấy tiếng động của cánh cửa khỉ gió này. Hắn thở phào, làn âm nhạctrên đây thể đã nuốt chửng âm thanh cót két của cánh cửa rồi. Vẫn nhộn nhịp, biển người cuồng điên nhảy múa. Vẫn hào nhoáng, ánh đèn chùm lênh láng trên rượu nồng. Hắn chỉnh lại chiếc áo khoác thoáng còn xộc xệch của cậu trai người Ý; mỉm cười. Những đầu ngón tay vẫn còn vương vấn mãi giây phúc nồng nàn đê .

- Này Ludwig! Này Feliciano! Nãy giờ hai đứa biến đi đâu thế? Hai đứa có nghe tiếng máy bay ném bom không? Lại đây mà xem ai này!- Hắn nghe Gilbert gào miệng từ một góc bàn gần cửa vào. Tay ngoắc ngoắc trên không trung, gã vẫy vùng như một con cá ngừ mắc cạn. Biển người con ngừ điên, Ludwig thoáng nghĩ và chợt bật cười với chính sự khôi hài ngớ ngẩn của mình. Còn hắn thì trông như một nhúm tảo lềnh bềnh giữa biển, hắn gật gù nghĩ; viên thiếu úy nắm lấy tay Feliciano mà lướt qua dòng người màu mè nhộn nhạo.

- Ai thế Gilbert?

- A! Toris!- Feliciano mừng rỡ gọi, những ngón tay thoát khỏi lòng bàng tay hắn để vẫy chào kẻ lạ mặt. Tay bắt mặt mừng, Feliciano không giấu nổi niềm vui vào trong lồng ngực khấp khởi. Kẻ lạ mặt xem chừng rất dễ tính, Ludwig nhướng mày nhìn, một kẻ với khuôn mặt sáng sủa với mái tóc dài ngang ót nom khá lãng tử. Anh ta ăn mặc khá tử tế đấy chứ; một bộ vest may tay.

- Đây là Toris Laurinatis, cái tay mà anh bảo rằng đã bao trọn Nostalgie đấy, nhớ chứ? Tay này nói chuyện với Felciano rất hợp, tưởng đâu là bạn bè lâu ngày không gặp cơ. Anh ta là một tay buôn, là người bạn cũ của Feliks. Thật tiếc, Feliks chẳng còn ở đây để gặp anh ta nữa. Đúng là đời mà. Tôi xin lỗi, Toris. - Gilbert giới thiệu kẻ lạ mặt, đầu lắc nguầy nguậy tỏ vẻ tiếc thương. Gã vỗ vai Toris; chia buồn.

- Ôi thôi nào Gilbert, tôi phải thực sự rất cảm ơn anh vì đã gìn giữ lấy quán Nostalgie của Feliks. Nó còn hào nhoáng thế này cũng nhờ vào phước của anh cả.- Toris cười, mái đầu ngiêng nghiêng; tay chỉnh lại vạt áo. Bất ngờ, anh quay đầu sang nhìn viên thiếu úy đứng lừng lững phía sao Feliciano. Đôi mắt thoáng đoãng của anh bất chợt e dè, dò la bộ quân phục Đức Quốc Xã của hắn; thoáng lùi người về sau.

- À Toris, để tôi giới thiệu tên này cho anh. Tên thiếu úy này là em ruột tôi, thằng nhãi này là Ludwig. Nó trông như thế chứ khô cong như nắm đất ấy, anh không cần phải lo. Gì chứ tên thiếu úy này t-

- Anh đừng lo, Toris. Ludwig rất tốt, rất tốt lành. Anh ấy trái ngược hoàn toàn những tên Đức Quốc Xã đáng sợ khác.- Feliciano nhanh nhảu chộp lấy những ngón tay cuộn lại của hắn, kéo hắn đến gần Toris. Cậu đưa mắt dõi theo cái chau mày tỏ khó chịu của hắn; đôi môi nhoẻn cười.

Hắn thở dài, hắn biết hắn chẳng thể cau có tức giận khi nhìn thấy nụ cười lấp liếm trên môi cậu trai người Ý của hắn. Rồi hắn đưa tay, bắt lấy bàn tay kính trọng chìa ra của Toris. Hắn khẽ gật đầu; một lời chào xúc tích:

- Xin chào, Laurinatis. Cảm ơn anh vì đã giúp đỡ anh trai tôi.- Là một cú bắt tay chắc nịch đến bất ngờ. Đoạn, hắn quay sang thì thầm với Feliciano, tỏ vẻ bực dọc.- Lần sau, em đừng nói tôi khác với những tên Đức Quốc Xã kia-

- Em sợ bọn Gestapo núp lùm sao? Sao phải sợ bọn ruồi nhặng ấy chứ? - Gilbert trợn mắt khó chịu. Hắn gắt bởi sự úp mở của thằng em gã, làm đách phải sợ bọn cắn lén thế? Gã nhìn Ludwig trưng đôi mắt sắp rớt khỏi hốc, thằng nhãi này nổ như một trái bóng bay bị chích chỉ một câu móc họng trêu tức. lúc này trông như sẽ nhảy xổ vào choảng với ta. Lắm lúc, gã thấy lo cho thằng em kiến lửa của gã. sẽ ra sao nếu chỉ biết cáu bẳn lên?

- Anh im được rồi đấy, Gilbert!

- Thôi đi, Ludwig.- Feliciano vội kéo cánh tay sắp vung lên của Ludwig sát ghì vào người mình. Những ngón tay lẩy bẩy siết, Feliciano thều thào với hắn.- Thôi đi, là lỗi của em.

Nhìn Feliciano lúng túng và bối rối, hắn khựng lại rồi thở dài mệt mỏi. Ôi trời, hắn ngán ngẩm hạ tay; ngả người về phía sau ghế. Ánh mắt mệt mỏi dò la bầu không khí vần vũ nhạc của Nostagie; dưới gầm bàn, hắn khẽ ôm ấy lấy bàn tay bồn chồn của Felciciano. Ánh đèn chùm phết dài trên gò má bất mãn của vị thiếu úy. Đúng ông anh điên thèm sống nhưng không ngán chết, điếc không sợ súng . Hắn nhướng mày nhìn tay buôn, kẻ đang cảm thấy bối rối đến kì quặc. Khóe môi hắn cố tạo một nụ cười thiện cảm:

- Tôi xin lỗi, Laurinatis, vì khiến anh phải chứng kiến trận cãi nhau vớ vẩn thế này. Hãy giới thiệu một chút về anh chứ nhỉ, vì tôi đây không được rõ về anh lắm.

- Ồ, vâng. Tên tôi thì anh đã biết rồi đấy. Tôi là một thương gia người Lithuania. Gọi là dân Lithuania chính cống nhưng cũng lâu rồi tôi chưa về lại chốn ấy. Tôi đi đó đây, bán buôn hầu hết các mặt hàng. Và phải rồi, anh cứ gọi tôi là Toris.

- Tất cả các mặt hàng sao, Toris? Là gồm những gì thế?

- Chỉ là những món hàng vặt vãnh thôi, tựa như quần áo vải vóc, thuốc lá. Có những hôm sẽ buôn luôn cả súng cũ và đạn thừa; bán buôn tại chợ đen nữa.

- Thương gia là như vậy sao?- Hắn gật gù xoa cằm, bất chợt nhớ về những ngày tháng hắn sang đến tận Thụy Sĩ để bán vài món hàng cho các cụ.- Cậu đã đi đến những đâu?

- Phải rồi, anh đến Ý chưa?- Feliciano nhanh nhảu hỏi, gò má hây hây háo hức.

- Cậu đến từ đâu?

- Salò, Rome.

- À Salò, tôi biết chỗ đấy.

Ludwig biết Salò, khá đằng khác. Salò; Cộng hoà Xã hội Ý, nơi Mussolini dựng chính phủ bù nhìn của Đức Quốc Xã từ năm 43, tức năm ngoái. Việc Feliciano một resistenza, lại sốngtrong nanh cọp như thế, ràng rằng cậu ấy không phải loại dễ xơi. Hắn vừa mới rời khỏi Salò cách đây không lâu, chắc mẩm tầm ba tháng trước. Salò là một bãi tha ma ở vùng Bắc Ý, là một bãi tha ma không lối thoát. Sẽ vàn từ ngữ để diễn tả về Salò, nhưng chẳng từ ngữ nào phù hợp hơn từ 'địa ngục trần ai'. Phải, hắn gật gù. Hắn nhớ rõ toán lính bước sầm sập trên đường và những chiếc xe tăng FIAT 3000, hình như mẫu 21, chạy trên nền đất vương vãi xương máu tơi bời. Chưa bao giờ hắn cảm thấy tiếng Ý lại khó nghe đến nhường ấy. Là tiếng gào thét, là tiếng nguyền rủa, là tiếng đánh đập, và bóp lấy cả vùng trời là tiếng đạn xé phăng không trung. Một bức tranh nghệ thuật của Phát Xít, một tác phẩm đẹp đến bốc mùi. Một bức tranh vấy màu máu đỏ, một bức tranh với những đường cọ xám xịt hung hãn, một bức tranh thấm nhũn nước mắt, một bức tranh điểm chấm bởi những đôi mắt trợn ngược trắng hếu, một bức tranh nhuốm màu lấm lem của khốn khổ. Hắn phát nôn bởi tuyệt tác này. Như một bức bích họa khổng lồ, nó in hằn ở trong tâm trí kẻ đã chứng kiến. Và dù có cố gắng bôi xóa đi, nó vẫn luôn mãi tồn tại. Nói cho phải, tuyệt tác Salò của Phát Xít thực chất một bức bích khảm, chứ không phải một bức bích họa đơn thuần. Hắn nghĩ về Feliciano; trong bức bích khảm ấy, cậy ấy phải trôi về nơi nào, hở một resistenza?

Viên thiếu úy Đức Quốc Xã rung đùi; rung đùi là một trong những hành động khó thấy ở hắn, trừ phi hắn vô tình biểu lộ sự bồn chồn của mình. Hắn lại đưa tay xuống gầm bàn, thoáng vuốt ve những ngón tay nhảy múa vì hưng phấn của Feliciano.

- Em là dân Salò?...Vậy với em, Salò như thế nào? - Hắn mong chờ vào một câu trả lời vui vẻ với một khuôn miệng ngập tràn hồi tưởng hạnh phúc của cậu trai người Ý.

- Salò, đấy là nơi em đã được sinh ra, là nơi em đã được đi học, là nơi em đã được sống...như một con người.- 'Như một con người', con thú khốn khổ ấy đã phải thốt lên chua xót.- Em bị đày đi chính là vừa lúc Mussolini dựng chính quyền và lấy Salò làm thủ đô cho Cộng Hòa Salò....Cũng thật đau đớn khi phải thấy căn nhà của mình bị vấy bẩn như vậy.

Feliciano biết cậu nói sử dụng sai ngôn từ: 'bị vấy bẩn'? Gestapo có thể không cổ cậu ngay tắp lự ấy chứ. Nhưng quả thực Salò của cậu đã hóa đục ngầu vì bọn Phát Xít. Cậu nhớ cảnh săn mồi của đám chó săn từ Đức Quốc lên những người dân hoảng loạn. Gìa có, trẻ có. Nam có, nữ có. Nào ai thoát khỏi ấy. Cậu đưa đôi mắt đau khổ xuống, những ngón tay thôi nhảy múa trong lòng bàn tay hắn. Cậu cảm nhận được đầu ngón tay hắn khẽ xoa lên mu bàn tay cậu; Đừng lo, tôi đangđây với em.
Ludwig không sợ Gestapo. Hắn chỉ đơn thuần ghét phải đụng độ với bọn cảnh sát ngầm ấy; hắn không muốn vướng vào những rắc rối ngớ ngẩn. Nhưng nếu bọn Gestapo mà dám chạm vào cậu trai người Ý của hắn, hắn thề với Chúa lòng lành trên cao kia, hắn sẽ không ngần ngại giết chết bọn chúng; một con tử vẫn còn loang máu quanh mõm với những móng vuốt sắc lẹm của sẵn sàng .

Hắn hất cằm về phía Toris, anh làm ơn nói cái chó gì đấy đi!

Toris một kẻ tinh ý. Anh thấy rõ sự bực dọc đến thẫn thờ của viên thiếu úy nhấm nhổm an ủi một kẻ bán hoa yêu dấu của hắn ta. Một đám người lạ; một hội điển hình thu nhỏ.

- Salò thì tôi chưa đến, nhưng tôi đến Milan, Venice rồi, và cả Florence nữa. Ý là một quốc gia tráng lệ. Thật tuyệt vì tôi được đặt chân đến. Người Ý rất dễ mến, hầu hết ở vùng nào cũng thế. Feliciano, cậu thấy tôi nói có phải không?

- Họ rất dễ thương là đằng khác, đặc biệt là các cô gái.- Cậu trai nguời Ý cười tít mắt.- Nhưng tôi lại là trường hợp đặc biệt của người Ý; là một kẻ mè nheo dễ ghét.

- Không có đâu, Feliciano! Em ổn cực, dễ mến lắm!

- Cảm ơn Gilbert.

Và họ nói, và họ cười. Rượu nồng tràn môi, tiếng hát rộn ràng vòm họng và ánh đèn chùm chải lại mái tóc rối.
Ludwig không thích chui rúc ở những chốn xa hoa kiểu này, nhưng hắn thích tiếng cười bỡn cợt như thường lệ của Gilbert, và hắn tích đôi mắt biết cười của Feliciano nhảy múa dưới nền nhạc hoang dại của Nostalgie. Bởi đó là bầu không khí dễ chịu; tuy đinh tai bởi tiếng nhạc mở lớn, nhưng thà rằng hắn bị khóa lại nơi đây còn hơn thân thể vấy bấy nhầy với ruột gan kẻ thù ngoài sa trường. Hắn hít vào bầu không khí nồng nàn ấy như thể đây sẽ là lần cuối vậy; chẳng điều gì có thể nói trước được tương lai của hắn.
Liệu mọi thứ sẽ mãi tồn tại thế này, những giây phút êm đềm nhất cuộc đời? Liệu kẻ hắn được nhìn lần cuối trước khi được khất về là Feliciano? Feliciano, liệu hơi thở cậu ấy còn bập bùng mãi; đốm lửa sớm tàn ấy?

- Vậy anh đến Đức bao giờ chưa?

- Chưa, nhưng sắp rồi. Ngày mai ngày mốt gì đấy tôi sẽ rời khỏi Kraków để đến Đức, thế nên đây là bữa tối cuối của tôi ở Ba Lan này.

- Anh sẽ đến đâu? Lộ trình thế nào? Mà tôi bảo này, đừng đến Berlin và Munich vào lúc này, đặc biệt là Berlin. - Gilbert quàng vai Toris; ngà say, gã dặn dò. Cái giọng lè nhè khó nghe của gã cứ bám mãi nơi màng nhĩ của hắn. Nhưng ông anh điên ấy nói đúng, Berlin đang dần mất kiểm soát; tiến đến chốn lưu đày hỗn loạn không nên.

-Tôi dự là sẽ đến Thụy Sĩ và sẽ đi ngang qua Đức.

- Vậy tôi chỉ anh lộ trình an toàn hơn việc phải đâm đầu vào Berlin.- Gã húng hắng ho rồi hớp một họng tràn nước trắng. Gã lôi một cuốn sổ ra khỏi túi quần. Chẳng ai có thể ngờ được trên người của gã mang những gì, kể cả những kẻ thân thiết với gã như Ludwig hay Lara. Gã lật cuốn sổ và gỡ mảnh giấy được gấp vuông nhỏ. Vuốt thẳng mảnh giấy ố bé tí, gã đặt nó xuống mặt bàn: một tấm bản đồ Châu Âu chỉ to hơn lòng bàn tay Feliciano chút đỉnh. Vẽ vài đường thẳng nhỏ với cây bút của Toris, gã đưa cho anh ta.- Cứ theo lộ trình tôi vạch ra mà đi, tôi hứa anh sẽ không mắc phải các khó khăn trên đường: Sau khi rời khỏi Kraków, anh sẽ đến Dresden thay vì đến Berlin, rồi anh sẽ đến vùng Bavaria. Cố gắng tránh khỏi Munich, bởi nếu xúi quẩy thì anh sẽ bị đươc nghe lên tàu chở qua Vienna hoa lệ để đến trại tập trung thiên đường Auschwitz ngay. Anh biết đấy, việc anh sống sót khỏi Milan, Venice và Florence là điều may mắn đến kì lạ. Anh đi theo viền biên cảnh của Bavaria để đến Thụy Sĩ. Phải rồi, tôi sẽ cho anh một địa chỉ để anh tạm trú khi anh còn ở phía Tây Bắc Bavaria, đó là địa chỉ của một nguời bạn Thụy Sĩ của tôi. Tôi biết, nực cười thật, một anh chàng Thụy Sĩ sống ở Đức. Cậu ta cũng là dân buôn đấy.

- Gilbert, là địa chỉ của Basch và Lara ấy à?

- Phải phải, họ là những kẻ hiếu khách; thế nên Toris, cậu không cần phải lo. Tôi sẽ cho cậu một tấm thư để đưa họ, phòng khi họ thắc mắc cậu là ai. Và thật tiếc phải để cậu thấy một Bavaria ngộp khói. Bavaria đã từng rất đẹp.

- Tôi chắc chắn rằng Bavaria rất đẹp.

- Ôi chao, em muốn được nhìn thấy bầu trời xanh ở Bavaria quá đi mất! - Feliciano chớp mắt; quay ngoắt về phía Ludwig, nháy máy rồi cười khanh khách . Hắn nhìn khuôn mặt mơ màng của cậu trai nguời Ý; hắn muốn chỉ cho cậu xem bầu trời xanh ở Bavaria.

- ...Sau này khi hết chiến tranh, tôi sẽ dẫn em đến ngắm bầu trời xanh của Bavaria.

- Anh sẽ cõng em đến đấy chứ? Em sẽ hát cho anh nghe!

- Tôi sẽ cõng em, đến bất cứ nơi nào em muốn. Và dù lưng tôi mỏi mệt, tôi sẽ vẫn giữ em mãi trên lưng mình.

Feliciano cười xoà khi nghe Ludwig nói trong cơn ngại ngùng chớm nở. Cậu thỏa mãn trong chính tiếng cười khúc khích của mình; và còn viên thiếu úy kia? Hắn cũng thỏa mãn vô cùng trong chính cung lònh của mình; mặc kệ Gilbert và Toris tỏ ra khó hiểu. Dưới gầm bàn, đôi tình nhân đồng giới đan những ngón tay mãnh liệt vào nhau; quấn quít.
Ludwig trân trọng giây phút này, nhưng tấm trí hắn vẫn xoay mòng trong lo lắng. Nhưng hắn chẳng còn lo lắng về chính mình như trước nữa. Hắn lo về cậu trai nguời Ý. Liệu rồi cuộc đời của Feliciano sẽ bị guồng quay của chiến tranh quay về đâu?

Tiếng Junker 88 lại giục giã trên vùng trời Kraków đục ngầu. Giăng mờ trên làn môi cay, hắn mấp máy. Tệ thật, là linh cảm rất xấu.

---

- Cậu nghe tôi rồi chứ, cậu Schmidt? Chúng ta dời ngày thanh lý toàn bộ khu tập trung Do Thái để di chuyển đến trại Plascow, dời sớm lên thêm hai ngày.

- Thưa sếp, nhưng chẳng phải vậy nghĩa là còn bốn ngày nữa thôi sao? Nhưng chúng ta chưa báo cho họ...

- Họ thông qua rồi, mới vài tiếng trước. Nói chung, cậu không cần phải lo nhiều.

- Vậy còn nguời Do Thái? Họ đã biết ngày bị dời chưa?

- Đám cặn bã đó không cần phải lo. Tại sao chúng ta phải lo về mấy cái mạng bèo ấy!?

- Vậy hóa ra cuộc thanh lý này lại-

- Phải, là bí mật. Sự thay đổi ngày tháng này là bí mật. Tôi mong là cậu biết giữ kín miệng, đặc biệt là với thiếu úy Ludwig Beilschmidt.

- Nhưng thưa, tại sao?

- Cậu không cần biết, đó không phải là vấn đề của cậu. Cậu rõ chứ?

-Thưa,...vâng.

Kraków; Cuộc thanh trừng.

---

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro